Tiết 20

Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
(NĂM 42-43)
S: 19.1.2020
D: 3.2.2020

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhận biết và ghi nhớ - Sau khi khởi nghĩa thắng lợi .Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, và những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
2. Tư tưởng: HS hiểu rõ tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc, ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng.
3. Kỉ năng: Rèn luyện kỉ năng đọc và tường thuật diễn biến trên bản đồ
4. Định hướng năng lực hình thành:
-Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt: Đọc và tường thuật diễn biến trên lược đồ
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phương pháp Vấn đáp, trực quan, tích hợp, hoạt động nhóm, luyện tập.
III/ PHƯƠNG TIỆN: Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán, tranh đền thờ HBTrưng
IV/ CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Tranh đền thờ Hai Bà Trưng.
-Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
-Trình bày chính sách cai trị của nhà Hán đối với nước ta từ thế IITCN đến thế kỷ I?
-Nêu nguyên nhân, diển biến, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3. Bài mới:
3.1-Hoạt động khởi động: (2P)
-Mục tiêu: Gợi cho học sinh nhớ kiến thức qua hình ảnh để hình thành kiến thức mới.
-Phương thức: cho HS quan sát hình ảnh, GV đặt câu hỏi. Quan sát tranh và nêu nội dung?

-Dự kiến sản phẩm:
Năm 40 cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã giành lại độc lập cho dân tộc ta. Sau khi đánh tan quân xâm lược Hai Bà Trưng đã làm gì? Hai Bà có giữ mãi được nền độc lập cho dân tộc ta hay không? Những việc làm của Hai Bà đã để lại những bài học gì cho chúng ta?... chúng ta cùng tìm hiểu những điều đó qua bài học hôm nay.
3.2-Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DỤNG CHÍNH

Hoạt động1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? (15P)
Mục tiêu: Tìm hiểu những việc làm của Trương Vương nằm củng cố nền độc lập. Ý nghĩa của những việc làm đó
Phương pháp – KT: Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm đôi


Tổ chức hoạt động:
Cá nhân:
B1: GV cho HS đọc mục I SGK/50, trả lời câu hỏi:
?Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán, Hai Bà Trưng đã làm gì?
Nhóm đôi:
?Những việc làm trên có ý nghĩa gì?
B2: HS đọc sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
B3: HS trong lớp nhận xét, bổ sung
B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
GV: Khẳng định ý chí độc lập của nước ta thoát khỏi sự lệ thuộc…. những việc làm này rất thiết thực, đem lại quyền lợi cho nh/dân, góp phần nâng cao ý thức ch/đấu chống xâm lược.

I.Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập.
-Trưng Trắc được suy tôn làm vua(Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh.
-Phong chức tước cho những người có công. Các Lạc tướng cai quản các huyện.
- Xá thuế, bải bỏ các luật pháp của chính quyền đô hộ.
Khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước tự chủ, độc lập

Hoạt động2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. (16P)
Mục tiêu: Tìm hiểu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Hiểu được khi nào thì “khởi nghĩa”, khi nào thì “kháng chiến”
Giáo dục lòng căm thù giặc, ý thức biết ơn và bảo vệ các di tích lịch sử.
Phương pháp – KT: Trực quan, cá nhân

*Tổ chức hoạt động:
B1: GV dùng lược đồ giới thiệu các đường tiến quân của nhà Hán. Và giải thích rõ Hợp Phố (thuộc Quảng Châu Trung Quốc ngày nay) là một quận thuộc Châu Giao. Tường thuật diễn biến cuộc tấn công xâm lược của quân Hán và cuộc
nguon VI OLET