S: 21.1.2020D:10.2.2020
Tiết 21BÀI 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
TỪ GIỮA THẾ KỈ I- ĐẾN GIỮA THẾ KỈ VI

I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS hiểu từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta tành một bộ phận của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục Hán. Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để.
Kĩ năng:
- Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
Thái độ:
- Khâm phục tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân dân ta.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III.Phương tiện: Tài liệu liên quan đến nội dung bài.
IV. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, lược đồ
HS:Đọc trước bài.
V.Hoạt động dạy học.
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra kiến thức cũ: ? Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42 - 43 )?
Tiến trình dạy học:
Tình huống xuất phát:
- Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức đã học, cuộc khởi nghĩa chống quân Hán của Hai bà Trưng..Sau khi chiếm được nước ta, quân Hán có chế độ cai trị như thế nào? Tình hình nước ta ra sao?
- Phương thức: Hỏi, đáp
- Dự kiến sản phẩm: Trao đổi nhanh câu trả lời của học sinh.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

*Hoạt động 1: HS hiểu chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
*Mục tiêu: Nhận biết nội dung chủ yếu của các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
*Phương pháp: Hoạt động cá nhân
*Tổ chức hoạt động:
B1. HS đọc SGK
B2. GV đặt câu hỏi
Thế kỉ I Châu Giao gồm những vùng đất nào?
Đến đầu thế kỉ III chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là muối và sắt?
Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
B3. HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
B4. GV phân tích, kết luận.
- Sáu quận của Trung Quốc và 3 quận của Âu Lạc ( Giao Chỉ, Cửu Chân , Nhật Nam ).
- Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu
( Trung Quốc ) và Giao Châu ( Âu Lạc ).
- Đầu thế kỉ III nhà đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị phân chia thành ba quốc gia nhỏ là Nguỵ,Thục, Ngô. Trước đây, lạc tướng đứng đầu các huyện là người Việt.
- Thắt chặt bộ máy cai trị.
- Để bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, muối ai cũng phải dùng hàng ngày, sắt: công cụ sản xuất đều bằng sắt, vũ khí đều bằng sắt -> Hạn chế sự phát triển kinh tế nước ta. Hạn chế sự chống đối của nhân dân ta đối với chúng. Ngoài bóc lột bằng thuế chúng còn bóc lột bằng lao dịch: Lao động phục dịch trong nhà các quan lại Hán.
- Cống nạp các sản vật theo yêu cầu của chúng, bắt hàng ngàn thợ khéo đem về Trung Quốc.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK. T53
Bóc lột và đàn áp nhân dân ta một cách tàn bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, đó chính là ngọn lửa bùng nổ các cuộc khởi nghĩa sau này.
- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
-Bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục Hán.
- Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, biến dân ta thành dân Hán, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới, giảm ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
GV: Chính sách cai trị và bóc lột nặng nề của phong kiến Trung Quốc ảnh hưởng mọi mặt đất nước ta
nguon VI OLET