S: 5.2.2020 D: 17.2.2020
TIẾT 22 BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
GIỮA THẾ KỈ I - GIỮA THẾ KỈ VI (TT)

I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS hiểu và biết được cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I - thế kỉ VI tuy chậm chạp nhưng xã hội, văn hóa cũng có biến đổi sâu sắc, do chính sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nhân dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì.
-Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hóa” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán, nghệ thuật của người Việt.
-Những nét chính: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu.
Kĩ năng:
- Làm quen với phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử;
Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc.
- Biết ơn Bà Triệu anh dũng chiến đấu giành độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày diễn biến, sử dụng lược đồ, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
II.Phương pháp:
Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện: Lược đồ, bảng phụ, tài liệu liên quan đến bài.
IV. Chuẩn bị:
GV: tranh ảnh về Bà Triệu (Tranh bà Triệu khi ra quân, đền thờ bà Triệu), bảng phụ sơ đồ phân hóa xã hội/55, bảng phụ trò chơi, tranh ảnh về sự áp bức của nhà Ngô với nhân dân
-Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
HS: Học và chuẩn bị bài.
V. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức;
Kiểm tra kiến thức cũ;
-Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Bài mới:
Tình huống xuất phát:
*Mục tiêu: HS nhớ lại những chính sách bóc lột, đàn áp nặng nề của nhà Hán đối với dân ta từ thế kĩ I đến thế kĩ VI. Để thấy được đó cũng chính là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
*Phương thức: Cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời: Ngoài ra nhà Hán còn có những chính sách đàn áp bóc lột nào đối với dân ta nữa?

//
HS quan sát, nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
*Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh trên là cho thấy dân ta tìm sản vật quý để cống nộp. ngoài ra dân ta phải nộp nhiều loại thuế và bị đồng hóa.
Tuy bị bóc lột, kìm hãm nền kinh tế nước ta vẫn phát triển. Từ sự phát triển về kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội, văn hóa. Vậy xã hội, văn hóa nước ta có những chuyển biến gì ? Vì sao lại nổ ra khởi nghĩa Bà Triệu? bài học hôm nay cô sẽ cùng các em trả lời ...
Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Hoạt động 1:Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
*Mục tiêu: Nhận biết được sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc.
*Phương thức: hoạt động nhóm
*Tổ chức hoạt động:
B1.
1.HS quan sat sơ đồ phân hóa xã hội Quan sát sơ đồ, cho biết sự phân hóa xã hội nước ta thời kì bị đô hộ, có điểm gì khác so với thời Văn lang –Âu Lạc ?
GV: chiếu cả hai sơ đồ phân tích sự phân hóa .
?Qua đó, em nhận xét gì về sự phân hóa xã hội ở nước ta ?
Gọi học sinh chú ý từ `` Chính quyền đô hộ -> hết.
2.Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta?
?Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì? Kết quả việc đồng hoá này như thế nào?
3.?Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao
B3: Hs báo cáo kết quả
B4. HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở
nguon VI OLET