Ngày soạn: 01/10/2011

Ngày giảng: 05/10/2011

Sinh viên thực hiện: Hoàng thị Bài

Lớp: Sư phạm Mỹ thuật k4a

 Tiết 23, bài 23: Vẽ theo mẫu

CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT

(Vẽ đậm nhạt)

 

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
  1. Kiến thức

- Học sinh biết cách trình bày mẫu, hiểu được cấu trúc, cách vẽ đậm nhạt và tả được chất liệu của vật (thô- nhẵn bóng).

 2. Kỹ năng

 - Vẽ được hình gần giống mẫu.

 -   Rèn luyện kỹ năng phân tích mảng, vẽ nét tạo đậm nhạt. Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học về cách vẽ đậm nhạt.

 3. Thái độ

 - Học sinh có ý thức hơn trong việc tìm hiểu vẻ đẹpcủa vật thông qua hình khối, đường nét nà tính tích cực trong quan sát.

 B. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

  SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh

 - SGK, vở ghi, vở vẽ.

 - Bút chì, tẩy.

 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn dịnh tổ chức lớp (1 phút).

 - Kiểm tra si số.

 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút).

 - Kiểm tra đồ dùng học tâp.

1

 


 

3. Giảng bài mới (3 phút).

 Trong gia đình, mỗi chúng ta đều có những vật dụng đơn giản được sử dụng hàng ngày như: ấm, chén, bát, đĩa…Trông nó là những vật dụng đơn giản nhưng nó lại mang vẻ đẹp của đường nét, hình khối.

 Để giúp các em cảm nhận đươc chúng và vẽ được chúng thì bài học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng chuyển sang một bài mới đó là:

  Vẽ theo mẫu: CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT

 

THỜI GIAN

NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

8 phút

1.Quan sát và nhận xét.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Giáo viên bày mẫu.

- Yêu cầu học sinh lên bày lại mẫu

- Giáo viên nhận xét mẫu

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu

? Giữa ấm và bát vật nào đậm hơn?

? Hướng ánh sáng chiếu từ đâu là mạnh nhất?

?Trên mẫu bao gồm có bao nhiêu sắc độ đậm nhạt?

? Em thấy trên ấm phần nào đậm nhất và phần nào nhạt nhất? Và vật được làm bằng chất liệu gi?

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh.

* Tóm lại:

- Dây là mẫu có khung hình chữ nhật đứng.

Ấm có hình chũ nhật đứng.

Gồm có 4 phần : Cổ ấm, vai ấm, thân ấm, vòi ấm.

Vai ấm có hình chóp cụt, thân ấm hình trụ, vòi cong không đều.

? Cái bát gồm có bộ phận nào? Nêu đặc điểm.

- Gồm miệng bát, thân bát, chân bát.

- Miệng bát hình bầu dục, thân hình chóp cụt, chân bát hình trụ.

 

 

 

 

-Học sinh lên bày lại mẫu.

 

- Ấm đậm hơn bát.

- Ánh sáng chiếu từ cửa sổ là mạnh nhất.

- 3 sắc độ: Đậm, trung gian, nhạt.

- Phần khuất so với hướng ánh sáng. Vật được làm bằng sứ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gồm có 3 phần: Miệng bát, thân bát và chân bát.

1

 


 

 

 

5 phút

2. Cách vẽ

* Hoạt động 2: Hương dẫn học sinh cách vẽ.

? Dựa vào hiểu biết của bản thân, Em hãy cho biết có bao nhiêu cách tiến hành một bài vẽ?

-  Giáo viên treo các bước vẽ lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhấn mạnh 3 vấn đề:

+ Hướng nét gạch theo cấu trúc của vật để tạo khối.

+ Độ đậm nhạt: Đủ và đúng.

+ Trong quá trình vẽ phải so sánh thường xuyên giữa vật mẫu và bài vẽ.

 

 

- Học sinh trả lời

 

- Gồm 4 bước:

+ Quan sát, nhận xét

+ Dựng khung hình chung và xác định tỉ lệ.

+ Dựng hình chi tiết.

+ Lên đậm nhạt và hoàn thiện bài vẽ.

20 phút

3. Thực hành

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành

- Giáo viên cho học sinh vẽ bài.

- Giáo viên nhắc nhở học sinh không được vẽ nét thẳng bằng thước kẻ.

- Chú ý phần phác hình của học sinh: nhẹ và dứt khoát.

 

 

- Học sinh làm bài thuực hành vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát.

- Lưu ý chỉ được sử dụng bút chì đen.

 

1

 


 

- Quan sát giúp đỡ học sinh tự tin, tự nhiên trong khi vễ các mảng.

 

 

5 phút

4. Nhận xét

* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của học sinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh: Nhận xét về nội dung đã học ở phần đầu.

- Chon 3 bài, cho học sinh nhận xét về:

+ Bố cục

+ Tỉ lệ giữa các phần của 2 vật.

=> Kết luận: Bố cục…; đặc điểm…; Tỉ lệ 2 vật và các phần.

 * Như vậy, qua bài học này cô mong rằng các em sẽ hiểu biết hơn về vẻ đẹp của cái ấm tích và cái bát. Trông nó là vật dụng đơn giản nhưng trong hội họa nó có thể tạo thành môt tác phẩm đẹp về cả hình khối và đường nét.

 

 

- Học sinh nhận xét bài ở trên bảng.

- Quan sát bài vẽ của bạn.

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá bài, nhận xét chung về toàn bộ bài vẽ.

   

 D. DẶN DÒ (2 phút)

 - Về nhà tìm chọn hai vật mẫu khác nhau, tự bày mẫu và vẽ nó.

 - Xem nội dung bài bài 25.

1

 

nguon VI OLET