Tuần: 03 Ngày soạn: 19/ 09/ 2020
Tiết: 03 Ngày dạy: 21/ 09/ 2020
ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ: + NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH
+ CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC

I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hát thuộc bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ và thể hiện được sắc thái tình cảm ở 2 đoạn a và b của bài hát .
- HS có hiểu biết về 4 thuộc tính của âm thanh và các ký hiệu ghi cao độ trong âm nhạc.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể, hát hòa giọng và lĩnh xướng.
- Luyện tập kỹ năng nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
3. Thái độ:
- Hướng dẫn HS thể hiện sắc thái tình cảm qua bài hát.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
- Diễn giải - thực hành.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan )…
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, thanh phách.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: KT đan xen trong quá trình giảng dạy.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
Tiết trước chúng ta đã được học bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Để các em hát chính xác hơn, có sắc thái hơn bài hát này hôm nay cô sẽ cùng các em tiếp tục ôn lại bài hát này. Đồng thời trong bài học hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em biết được các thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc thông thường qua nội dung nhạc lí.

b.Tiến trình dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

HĐ 1: HDHS ôn tập bài hát (10’)
- GV hướng dẫn - HS luyện thanh
- GV chỉ định - HS trình bày
- GV nhận xét sửa sai
- GV yêu cầu kiểm tra nhóm - HS thực hiện
HĐ 2: HDHS tìm hiểu về thuộc tính và các ký hiệu âm nhạc (30’)
- GV chỉ định 2 HS đọc.
- GV giới thiệu về thuộc tính của âm thanh: GV đọc nhạc bài Làng tôi gồm tám nhịp đầu tiên, để minh họa về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. Khi giới thiệu đến thuộc tính nào, GV phải nhấn mạnh tính chất của thuộc tính đó trong lúc đọc nhạc.
- GV đặt câu hỏi và điều chỉnh câu trả lời cho đúng:
+ Bốn thuộc tính âm thanh là gì?
- HS trả lời, không xem sách.
- GV kết luận: Cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc.
- GV trình bày các kí hiệu âm nhạc: Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải ghi chép bằng văn bản. Do đó, các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá son và nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Các ký hiệu ghi cao độ: Gồm 7 tên nốt:
Đô - Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si

- Hãy cho biết khuông nhạc là gì?
HS: - Khuông nhạc gồm 5 đường kè sonh song và cách đều nhau , tạo thành 4 khe được tính thứ tự từ dưới lên. Ngoài ra còn có những đường kẻ phụ ở trên và dưới.

- GV minh họa bằng khuông nhạc
* Các kí hiệu âm nhạc
: Phụ trên

Dòng
Phụ dưới

GV cho HS minh hoạ bảng phụ ghi khoá nhạc và diễn giảng : khoá nhạc là 1 kí hiệu để xác định tên nốt trên khuông. Có 3 loại khoá: Khoá Sol, Fa, Đô. Thông dụng nhất là khoá Sol (Bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2, nên tất cả các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt Sol)

GV hướng dẫn - HS tập viết
HS thực hiện. Tập kẻ khuông nhạc, tập viết khoá son và viết tám nốt nhạc trên khuông.




I/ Ôn tập bài hát:
Tiếng chuông và ngọn cờ




II/ Nhạc lí:
1. Những thuộc tính của âm thanh:
a. Cao độ:
- Độ cao thấp của âm thanh
b. Trường độ:
- Độ dài ngắn của âm thanh
c. Cường độ:
- Độ mạnh nhẹ của âm thanh
d. Âm sắc:
- Tính chất riêng biệt của từng loại âm thanh










2. Các ký hiệu
nguon VI OLET