Tiết 39

Bài 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427 ) T3
III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
(CUỐI NĂM 1426 ĐẾN CUỐI NĂM 1427)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.:
-Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn: Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
-Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Lòng yêu nước, đoàn kết nhân dân, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
2. Kĩ năng:
-Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
-Lập niên biểu và tường thuất được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ.
3. Thái độ:
- GD lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi,...
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở giai đoạn cuối phản công giành thắng lợi..
+ Tường thuật diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên Lược đồ.
+ Lập niên biểu những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
II.PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập.…
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
-HS1.Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425?
-HS2.Trình bày kế hoạch tiến công ra Bắc của Lê Lợi?
3.Bài.mới: 3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát tranh: Ải Chi Lăng, hình ảnh Trận Chi Lăng. HS trả lời một số câu hỏi gợi ý liên tưởng đến nội dung bài học: Những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở giai đoạn phản công giành thắng lợi.
2. Phương thức:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

//

+ Những hình ảnh trên cho em biết điều gì?
+ Từ cuối 1426 quân Minh có âm mưu gì?
+ Nghĩa quân Lam Sơn đã đối phó như thế nào?
+ Những hoạt động chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối1426- cuối 1427 diễn ra như thế nào?
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời: Có thể HS trả lời được một số ý về diễn biến chính giai đoạn phản công giành thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối 1426-cuối 1427. Điều đó tạo cho HS đứng trước tình huống có vấn đề để tìm hiểu bài học.
- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sau khi mất vùng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, quân Minh cố thủ trong thành Đông Quan đồng thời tăng viện binh mở cuộc phản công lớn với âm mưu giành thế chủ đông. Quân Lam Sơn đẫ lợi dụng địa hình, địa thế, tập trung lực lượng tiêu diệt viện binh địch, đưa dịch vào thế bị động rồi tiêu diệt chúng. Những diễn biến chính của hoạt động nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1426 – cuối 1427 diễn ra như thế nào?
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của thầy và trò
Nội Dung

 Hoạt động nhóm
Mục 1. Trận Tốt Động, Chúc Đông. ( Cuối 1426)
Mục 2.Trận Chi Lăng – Xương Giang.( Cuối 1427).
Mục 3.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
* Mục tiêu: Lập niên biểu và tường thuất được diễn biến của cuộc khởi nghĩa lam Sơn trên Lược đồ từ cuối 1426 – cuối 1427- Giai đoạn phản công diệt viện và giải phóng đất nước.
-Hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Phương thức:
nguon VI OLET