S: 10.2.2020 D: 20.2.2020
Tiết 43: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428- 1527)(T3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ.
- Hiểu được sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, nền kinh tế thời Lê Sơ phát triển mọi mặt.
- Biết được sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân, đời sống các tầng lớp khá ổn định.
- Chế độ giáo dục thời Lê rất được coi trọng.
- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, kinh tế thời Lê Sơ.
- Nhận xét được thời Lê Sơ, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thưường xuyên; pháp luật có điều khoản tiến bộ, đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi của dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển. Trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đều có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu. Đây là thời kì cường thịnh của quốc gia Đại việt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận, kĩ năng vẽ sơ đồ.
- Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình xã hội, kinh tế theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.
3.Tư tưởng:
- Bồi dưỡng tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho HS
4. Năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,
- Năng lực chuyên biệt: so sánh, liên hệ, rút ra bài học
II. CHUẨN BỊ.
1.GV:
+ Bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
+ Sơ đồ trống về các tầng lớp xã hội thời Lê Sơ.
2. HS: Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, kể chuyện…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ, tham khảo tài liệu liên quan, tranh ảnh
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động:

*Mục tiêu: Cho HS đọc đoạn thơ liên quan đến sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử để nắm được những hiểu biết của HS về vấn đề liên quan đến bài học.
*Phương thức: Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
+ Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện lịch sử đó mà em biết:
“ Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
( Theo : Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

*Dự kiến sản phẩm:
+ Gv cho học sinh thảo luận theo cặp, phát biểu.
+ HS khác bổ sung.
+ Gv dẫn và nêu vấn đề vào bài mới.
3.2.Hoạt động hình thành kiến thức:
III.TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC.
Hoạt động 1: Tình hình giáo dục và khoa cử.
*Mục tiêu:HS nắm được tình hình giáo dục và thi cử thời Lê Sơ.
*Phương thức: gợi mở vấn đáp, hợp tác…
*Tổ chức hoạt động:
B1:Đọc sgk.
? Nhà Lê đã có những chính sách gì trong việc thi cử, học tập?

?Trường Quốc Tử Giám được xây dựng từ khi nào?Dưới triều nào.

?Để khuyến khích học tập, kén chọn người tài nhà Lê đã làm gì?
?Nội dung thi cử, học tập như thế nào?
?Vì sao nhà Lê tôn sùng đạo nho?
H:Thảo luận :Trọng người hiền tài có học thức. Ai muốn làm quan đề phải qua thi cử .
G: Cho H quan sát H45 bia tiến sĩ, hiện còn 81 bia tiến sĩ.
? Trên bia người ta ghi những gì?
Tên, tuổi, năm đỗ đạt, khoá thi.
G: Thời Lê tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy
nguon VI OLET