Tiết 49
Bài 23: KINH TẾ-VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII
NS: 15.2.2020
NG: 11.3.2020

I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là Đàng Trong.
Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học - nghệ thuật của ông cha ta, đặc biệt là văn học dân gian.
2.Kỹ năng:
Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam. Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI - XVIII.
3.Tư tưởng: Tôn trọng, có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác trong học tập, giải quyết vấn đề.
- Năng lực:
- Phân tích, so sánh để thấy được sự khác nhau giữa kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Đọc được địa danh trên bản đồ, phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
II.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, phân tích so sánh, rút ra nhận xét.
III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập.…
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
Em hãy nêu hậu quả của 2 cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, Trịnh - Nguyễn?
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI-XVII ?
3.Bài.mới: 3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
Mục tiêu: GV cho HS quan sát tranh nắm được các địa danh
Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Em hãy cho biết nội dung của bức tranh.
+ Những hình ảnh đó gợi cho em biết được địa danh nào ở của nước ta vào thế kỉ XVII?
+ Em có hiểu biết gì về sự của địa danh này?
- HS quan sát, trả lời
Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Hình ảnh này là phủ Gia Định, được ra đời vào năm 1698 do Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam. Phủ Gia Định nay là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.
- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đây là một trong những biện pháp nhà Nguyễn để mở rộng thêm những vùng đất mới để phát triển nông nghiệp. Ta sẽ tìm hiểu nội dung đó qua bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
DỰ KIẾN SẢN PHẨM (NỘI DUNG)

HĐ1: Tình hình kinh tế nông nghiệp thế kỉ XVI- XVIII .
Mục tiêu: Biết trình bày tổng quát kinh tế nông nghiệp nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII .
HTHĐ: Hoạt động cá nhóm.
TG: 20 Phút


Tổ chức hoạt động:
-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhóm 1+ 2: Đảng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không? Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào? Kể tên một số vùng nhân dân gặp khó khăn? (Chúa Trịnh không chăm lo khai hoang, tổ chức đê điều- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.- Nông dân không có ruộng cày cấy nên: Mất mùa đói kém xảy ra dồn dập - Nhiều người bỏ làng đi nơi khác)
Nhóm 3+ 4: ở Đàng Trong chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì? (Chúa Nguyễn ra sức khai thác
nguon VI OLET