Tuần 31 Ngày soạn: 27/03/2015
Tiết 60 Ngày dạy: 02/04/2015

CHƯƠNG X: VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
BÀI 50: VI KHUẨN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Có tình yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to các dạng vi khuẩn.
2. Học sinh:
- Ôn tập về soạn đề cương ôn tập. Chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng

6A1
……………..
……………………………………

6A2
……………..
……………………………………

6A3
……………..
……………………………………

6A5
……………..
……………………………………

2. Kiểm tra 15 phút
2.1 Mục đích kiểm tra:
2.1.1: Kiến thức:
- Nêu được các bậc phân loại thực vật.
- Nêu được nguồn gốc cây trồng.
- Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người.
- Biết được các loài cây có hại cho sức khỏe của con người.
- Nêu được tính đa dạng của thực vật.
- Nêu được khái niệm thực vật quý hiếm.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình – khá.
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%.
2.3 Đề kiểm tra:
* Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng (A,B,C,D) 1 câu trả lời đúng:
Câu 1: Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng núi thường có không khí trong lành vì .............. có khả năng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn.
A. lá cây.
B. thân cây.
C. rễ cây
D. ngọn cây
Câu 2: Thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và và cacbonic trong không khí là nhờ:
A. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí oxi và nhả ra khí cacbonic nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại.
B. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại.
C. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí oxi và nhả ra khí cacbonic.
D. trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi.
Câu 3: Nhờ đâu mà thực vật có khả năng giữ đất, chống xói mòn ?
A. Nhờ thực vật có khả năng hấp thu một số khí độc.
B. Nhờ bộ rễ ăn sâu vào đất.
C. Nhờ bộ rễ có khả năng giữ đất và thân, lá cây cản bớt sức nước chảy khi mưa lớn.
D. Nhờ lá cây có khả năng cản bớt sức nước chảy khi mưa lớn.
Câu 4: Cây trồng có nguồn gốc từ: A. cây dại
B. cây trồng
C. sẵn có.
D. thượng đế sinh ra. Câu 5: Bậc phân loại thực vật được chia như sau:
a. ngành – lớp – bộ - loài – chi – họ
b. ngành – bộ - lớp – họ - chi – loài.
c. ngành – lớp – họ - bộ - chi loài.
d. ngành – lớp – bộ - họ - chi – loài.
Câu 6: Các chất hữu cơ do thực chế tạo ra có ý nghĩa gì?
A. Cung cấp nguyên liệu cần cho hô hấp của các sinh vật
B. Cung cấp thức ăn cho động vật và con người
C. Cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất của con người.
D. Cung cấp khí oxi cho sinh vật hô hấp. Câu 7: Trong các cây sau, cây nào có hại cho sức khỏe của con người ?
A. Cây cà phê.
B. Cây lúa.
C. Cây thuốc phiện.
D. Cây bàng.
Câu 8: Lúa ……………. ………………
Tên sinh vật phù hợp trong dấu chấm lần lượt là ?
A. Bò ; Trâu.
B. Hổ ; Trâu
C. Bò ; Thỏ
D. Bò ; Hổ
Câu 9: Thế nào là thực vật quý hiếm ?
A. Là thực vật có số lượng nhiều.
B. Là thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và số lượng ngày càng ít đi
nguon VI OLET