Tiết PPCT :7
Ngày dạy :28-09-2011
Bài : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT





I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : HS hiểu biết thêm một số kiến trúc về mĩ thuật thời Trần
2. Kĩ năng : Củng cố và cung cấp thêm 1 số kiến thức về mĩ thuật thời Trần
3. Thái độ : HS trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung
II CHUẨN BỊ :
a Giáo viên :
_ Tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Trần
b Học sinh :
_ Xem nội dung SGK, xem tranh SGK
_ Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Trần
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:Phương pháp vấn đáp,thảo luận nhóm, diễn giải
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức : KDHS
2. Kiểm tra bài cũ :
_ GV kiểm tra bài vẽ Tranh phong cảnh.
GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vài nét về công trình kiến trúc thời Trần
_ GV đặt câu hỏi :
+ Kiến trúc thời Trần được thể hiện thông qua những loại hình nào ?
_ GV cho HS thảo luận nhóm (2 phút)
? Tháp Bình Sơn thuộc loại hình kiến trúc nào ? Được xây dựng ở đâu ? Nêu đặc điểm cấu trúc, hình dáng, trang trí của tháp ?
_ HS trả lời :
_ GV kết luận :Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam, được xây dựng khéo léo, chạm khắc công phu tạo hình chắc chắn với chất liệu bình dị mà đứng vững hơn 600 năm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
* Tìm hiểu về khu lăng mộ An Sinh
? Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào ? Xây dựng ở đâu ?
? Nêu đặc điểm về kích thước, bố cục, trang trí trên lăng mộ ?
_ GV nhận xét, bổ sung : khu lăng mộ được xây dựng ở rìa sát chân núi (Quảng Ninh ngày nay)

* Hoạt động 2 : Giới thiệu một vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí
_ GV đặt câu hỏi :
? Trần Thủ Độ là ai ? Ông có công lao gì với vương triều Trần ? (là Thái Sư – là người uy dũng, quyết đoán, người góp phần dựng nên vương triều Trần, có vai trò quan trọng trong chiến thắng quân Mông cổ 1258)
? Mô tả đặc điểm tượng Hổ lăng Trần Thủ Độ ?
_ GV bổ sung : thông qua hình tượng con hổ, nghệ nhân xưa đã nắm bắt, lột tả được tính cách, vẻ đường bộ, lẫm liệt của thái sư Trần Thủ Độ
_ GV hướng dẫn HS xem một số hình ảnh SGK để giới thiệu về chùa Thái Lạc
? Nội dung diễn tả chủ yếu của các mảng chạm gỗ là gì ?
? Bố cục của các bức chạm như thế nào?
_ GV phân tích mở rộng bức chạm “ Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa”
_ GV kết luận : Qua bức chạm khắc ta thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của cha ông ta đã đạt đến trình độ cao về bố cục và cách diễn tả
I Kiến trúc :
1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
- Tháp có mặt bằng hình vuông càng lên cao càng nhỏ dần
- Cấu trúc :
+ Lòng tháp là khối trụ bằng gạch mỏng
+ Lõi phía trong của cột trụ để rõng tạo sự thông thoáng
+ Phía ngoài ốp kín bằng gạch vuông có trang trí
- Trang trí bằng hoa văn khá phong phú

2. Khu lăng mộ An Sinh : (Quảng Ninh)
- Kích thước tương đối lớn
- Bố cục đăng đối, quy tụ vào một điểm ở giữa
- Trang trí : các pho tượng gắn vào thành bậc hoặc lắp đặt như 1 cảnh chầu thờ cúng người đã mất
II. Điêu khắc
Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình)
Kích thước gần như thật, thân tròn, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao => tính cách vị chúa sơn lâm =>vẻ uy nghi của Trần Thủ Độ




2. Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên)
Các hình chạm sắp xếp cân đối nhưng không đơn điệu, buồn tẻ








4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
_ GV đặt câu hỏi :
Câu 1: Hãy miêu tả hình dáng, cấu trúc, trang trí của tháp Bình Sơn ?
TL: - Tháp có mặt bằng
nguon VI OLET