Phòng GD&ĐT Đam Rông                                                                      Trường THCS Đạ M’rông

 

 

Tuần 4                                                                                                     Ngày soạn:  08/09/2010

Tiết  8                                                                                                      Ngày dạy:    10/09/2010

BÀI 11:    SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG

I.MỤC TIÊU:         Sau bài này HS phải:             

1. Kiến thức:

                         Nêu được khái niệm sản xuất giống cây trồng, quá trình sản xuất hạt giống

                         Biết được các cách nhân giống vô tính và cách bảo quàn hạt giống.

2. Kĩ năng:   

                        Rèn luyện quan sát, so sánh, phân tích tranh ảnh, sơ đồ, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:   

                       Vận dụng cách giâm, chiết, hay ghép để nhân giống cây ăn quả tại gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:            

                        Sơ đồ 3 /SGK26 phóng to; Bảng phụ.

2. HS:            

                        Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’):       7A1…../…..                                       7A2……/……..

2. Kiểm tra bài cũ(5’):

        Vai trò của giống trong trồng trọt? Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Để sản xuất giống cây trồng , người nông dân thường áp dụng những phương pháp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

b. Các hoạt động chính:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt(10’)

-GV: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

- GV: Sản xuất khác chọn tạo giống như thế nào?

 

 

- GV: Giới thiệu về các phương pháp sản xuất giống cây trồng.

- GV: Giới thiệu sơ đồ 3 SGK/26 Giải thích về các khái niệm.

- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm 3 phút, cho biết:

+ Quy trình sản xuất giống bằng hạt tiến hành trong mấy năm?

+ Nội dung công việc cụ thể trong từng năm?

- GV: Nhận xét

- GV: Hạt nguyên chủng và hạt giống SX đại trà khác nhau như thế nào?

- GV: SX giống bằng hạt thường áp dụng cho những loại cây nào?

 

-HS: Tạo ra nhiều hạt giống, cây con phục vụ gieo trồng.

-HS: Chọn tạo giống là tạo ra giống mới. SX giống là tăng số lượng của giống và duy trì chất lượng.

- HS: lắng nghe.

 

 

 

- HS: Quan sát

 

- HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi vở.

- HS: Hạt nguyên chủng có chất lượng cao hơn, số lượng hạn chế hơn.

- HS: Cây ngũ cốc, cây họ đậu và cây lấy hạt khác.

I. Sản xuất giống cây trồng        

1. SX giống cây trồng bằng hạt.        

                  (SGK)

 

-Thường áp dụng cho các cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt khác.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính.(10’)

-GV: Giới thiệu về nhân giống vô tính Yêu cầu HS quan sát hình 15,16,17, thảo luận nhóm 3 phút, mô tả các quá trình: Giâm cành, ghép mắt, chiết cành?

- GV: Sửa sai( nếu có).

- GV: Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá?

 

- GV: Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilong bó kín bầu đất?

-HS:  thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV thông qua tranh và liên hệ thực tế các em đã làm.

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước, giữ cho hom giống không bị héo.

- HS: Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.

2.. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính.

+ Giâm cành

+ Ghép mắt

+ Chiết cành

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách bảo quản hạt giống.(10’)

- GV: Hạt giống tốt nhưng không biết bảo quản sẽ có những ảnh hưởng gì?

- GV: Muốn bảo quản tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện nào?

-GV: Giảng giải  về nguyên nhân gây ra hao hụt về số lượng, chất lượng hạt giống trong quá trình bảo quản.

- HS: Chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm.

- HS: Trả lời và ghi vở.

 

 

-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

III. Bảo quản hạt giống cây trồng.

- Hạt giống phải đạt chuẩn.

- Nơi cất giữ phải đảm bảo các điều kiện bảo quản.

- Phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt.

4. Củng cố (6’):         

                                   Đọc phần ghi nhớ SGK/27.

                                   Ôn bài tại lớp và nêu lại nội dung chính của bài.

5. Dặn dò(2’):          

                                 Học bài cũ.

                                  Xem trước bài mới: Sâu bệnh hại cây trồng.

 

GV: Lê Anh Linh                                                                                                                   Trang 1

 

nguon VI OLET