1. Tên tình huống: SỬ DỤNG HỢP LÝ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG ĐỂ GÓP

PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Mục tiêu giải quyết tình huống:

  Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào SỬ DỤNG HỢP LÝ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG ĐỂ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG tốt hơn.

Điện năng – Nguồn năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày.

Trong sản xuất, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, phục vụ tất cả mọi lĩnh vực, có mặt khắp mọi nơi: Điện có thể dùng để sản xuất hàng hóa trong các ngành công nghiệp như dệt may, cơ khí, các nhà máy sản xuất…, trong nông nghiệp như sản xuất thức ăn vật nuôi, các máy móc nông nghiệp…, trong dịch vụ như truyền thông, viễn thông, in ấn…, trong quốc phòng an ninh, khám và điều trị bệnh….

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, điện được dùng để thắp sáng, xem tivi, nghe nhạc, quạt mát, máy lạnh, nấu cơm, đun nước…

Chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ điện rất cao, kèm theo đó chi phí phải trả rất lớn và sự thiếu điện ngày càng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Trong thập kỷ qua, nhu cầu về năng lượng của châu Á tăng hàng năm ở mức hai con số, trong 10 năm tới, nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi. Dự báo vào năm 2025, châu Á sẽ chiếm hơn 50% trong tổng nhu cầu phát triển về điện. Điều này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khai thác than ở châu Á.

 Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này để sản xuất ra điện có thể còn hết trước thế giới một vài chục năm, an ninh năng lượng đang trở thành vấn đề cấp bách.

 Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo đến trước năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 12% - 20% năng lượng, đến năm 2050 lên đến 50% - 60%, chưa kể điện hạt nhân. Trong lĩnh vực điện năng, chúng ta hiện chủ yếu dựa vào nhiệt điện (34%) và thuỷ điện (64%) - Thuỷ điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết, nếu phát triển quá lớn chưa thể lường trước những biến đổi về dòng chảy tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

 Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng? Đây không phải chỉ là trách nhiệm của ngành điện mà còn là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và của mỗi quốc gia.

Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng phí. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý, an toàn và tiết kiệm là một biện pháp rất quan trọng

Ở các trường học và gia đình hiện nay việc sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt vẫn còn đang có nhiều lãng phí nên hàng tháng phải trả số tiền rất cao và hàng năm vẫn còn thiếu điện trầm trọng. Vậy làm thế nào để nêu cao ý thức sử dụng điện an toàn và tiết kiệm?

3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:

- Việc sử dụng điện hợp lý vào mục đích chính đáng như: Dùng điện để phục vụ cho công tác giảng dạy của các thầy cô giáo và học tập của học sinh: chiếu sáng các phòng học, sử dụng máy vi tính, sử dụng quạt mát…; Sử dụng để đun nước, nấu cơm, xem tivi, tủ lạnh, quạt mát…tại các gia đình.

- Việc sử dụng điện lãng phí như: Ra khỏi phòng không tắt quạt, không tắt bóng điện, trời lạnh bật quạt và mặc áo ấm, mở ti vi không có người xem, bật điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh suốt ngày đêm, bật bóng điện phòng tắm, phòng vệ sinh nhưng không có người sử dụng… Chính vì vậy lượng điện tiêu thụ rất cao và hàng tháng phải trả số tiền rất lớn.

- Sử dụng điện không đúng mục đích, không đảm bảo an toàn: Dùng điện lưới để kích cá, làm nhà gần đường dây cao áp, trạm biến thế, chơi đùa leo trèo cột điện, thả diều đá bóng gần trạm biến áp, đường dây điện đi qua…

4. Giải pháp giải quyết tình huống:

  Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào SỬ DỤNG HỢP LÝ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG ĐỂ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Môn Giáo dục công dân: Tuyên truyền, vận động các bạn học sinh trong trường có ý thức tiết kiệm khi sử dụng điện. Bởi vì tiết kiệm chính là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.

Giáo dục ý thức tự giác sử dụng điện hợp lý, an toàn vì tự giác là chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không gây thiệt hại cho bản thân và cho người khác. Biết sắp xếp công việc của bản thân cho phù hợp để có hiệu quả cao.

Nếu sử dụng lãng phí điện thì nguồn điện sẽ thiếu hụt đặc biệt trong mùa nắng nóng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Hàng năm nền kinh tế của nước nhà thiệt hại do thiếu điện lên đến hàng trăm tỉ đồng (Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ).

Môn Vật lý:

Cho chúng ta biết được phần lớn điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện. Điện năng được tạo ra từ các dạng năng lượng sơ cấp khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm hoạt động là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ của các máy phát điện.

Trong pin và ắc quy điện tạo ra là dòng điện một chiều.

Điện sản xuất từ các nhà máy điện là dòng điện xoay chiều, điện năng được chuyển đổi từ năng lượng hóa.

Điện năng được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong kim loại. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện lớn) thường được dùng là đồng và nhôm. Để có điện đến được từng nơi tiêu thụ, hộ gia đình phải qua hệ thống truyền tải điện năng, các hệ thống trạm biến áp.Cũng như là kết quả của quá trình nghiên cứu, trí tuệ và công sức của biết bao nhà khoa học, kỹ sư, công nhân nên mỗi chúng ta phải có ý thức sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.

Môn Địa lý:

Để tạo ra điện năng cần phải có nguồn nước (thủy điện), cần than đá, khí đốt dầu mỏ…(nhiệt điện), đây là nguồn tài nguyên không tái sinh và đang ngày càng cạn kiệt. n cạnh đó các nhà máy điện cũng là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống con người: Gây ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất, thay đổi môi trường sinh thái nguồn nước..(thủy điện), thải ra bụi, khỉ thải độc CO­2, CO, SO2, NOx, CH4….gây hiệu ứng nhà kính (nhiệt điện) gây ô nhiễm môi trường.

  Khói và khí  thải các nhà máy nhiệt điện;  Sạt lở đất, hạn hán, phá rừng do nhà máy thủy điện

    Môn Hóa học:

Điện năng còn được sản xuất từ các nhà máy điện nguyên tử. Các nhà máy điện điện hạt nhân hiện nay thực tế phổ biến là nhà máy nhiệt điện, chuyển tải nhiệt năng thu được từ phản ứng phân huỷ hạt nhân thành điện năng. Đa số là thực hiện phản ứng dây chuyền có điều khiển trong lò phản ứng phân huỷ hạt nhân với nguyên liệu ban đầu là đồng vị U235, sản phẩm thu được sau phản ứng thường là pluton, các nơtron và lượng năng lượng nhiệt lớn. Trong quá trình sản xuất và sử lí chất thải hạt nhân vẫn chứa đựng các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu để rò rỉ các chất phóng xạ. Thảm hoạ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraina năm 1986, nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 là một thí dụ.

Ở Việt Nam hiện nay đang xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Bình Thuận.

 

Môn Công nghệ:

Ngoài các dạng năng lượng trên điện năng còn được tạo ra từ các nguồn năng lượng như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…Đây là nguồn năng lượng sạch và vô tận trong thiên nhiên. Nguồn năng lượng mà thế giới đang hướng tới để thay thế cho các nguồn năng lượng đang ngày càng bị cạn kiệt.

Cung cấp cho chúng ta một số biện pháp sử dụng điện an toàn, hợp lý và tiết kiệm (Môn Công nghệ lớp 8) cũng như cách sử dụng, bảo quản trang phục phù hợp, các biện pháp trồng cây xanh, trồng rừng để bảo vệ môi trường (Môn Công nghệ lớp 6, lớp 7).

Môn Tin học:

Các thông tin trên mạng về các giải pháp an toàn tiết kiệm điện năng. Nêu cao ý thức sử dụng máy vi tính đúng mức để tránh lãng phí điện năng cũng như để đảm bảo sức khỏe tránh các bệnh về mắt…

5.  Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

 Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức, không phung phí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác”

Đúng vậy, tiết kiệm điện là sử dụng điện một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả và không lãng phí. Điện năng không phải là dạng năng lượng tự nhiên vô tận mà điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện từ các dạng năng lượng hóa thạch trong tự nhiên, nguồn năng lượng này đang ngày càng cạn kiệt trong khi đó nhu cầu sử dụng điện năng của con người phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng. Để tạo ra được nguồn điện năng là cả quá trình nghiên cứu, trí tuệ và công sức của biết bao nhà khoa học, kỹ sư, công nhân và bên cạnh đó điện năng cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Nên mỗi chúng ta phải có ý thức sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm.

Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng mỗi chúng ta phải nêu cao ý thức sử dụng điện đúng mục đích, sử dụng điện khi có nhu cầu chính đáng. Để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng chúng ta cần phải hiểu:

Thế nào là tiết kiệm điện năng?

Tiết kiệm điện năng là sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay; hay với máy điều hòa không khí, chỉ nên cài nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.

Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.

Hạn chế đến mức thấp nhất nhu cầu sử dụng các loại đồ dùng điện có công suất cao trong các giờ cao điểm như: Sử dụng để là quần áo, bơm nước, lò sưởi...

Không sử dụng lãng phí điện năng ví dụ như: Khi nghe nhạc thì không xem phim, không bật điều hòa nhiệt độ hay bình nóng lạnh suốt ngày đêm, bình nóng lạnh chỉ nên bật trước khi sử dụng khoảng 15 - 30 phút sau đó tắt đi trước khi tắm để đảm bảo an toàn và tránh lãng phí điện, điều hòa chỉ nên để ở nhiệt độ 240C đến 260C khi sử dụng và tắt trước khi ra khỏi phòng khoảng 10 -15 phút, ra khỏi phòng nhớ tắt điện ngay....

Sử dụng điện năng được sản suất từ các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường (Năng lượng gió, năng lượng mặt trời...).

Tiết kiệm điện năng mang lại những lợi ích gì?

- Tiết kiệm tiền cho gia đình, nhà trường và xã hội.

- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện cho gia đình bạn và thế hệ con cháu của bạn.

- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.

- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại đến hệ thống cung cấp điện do quá tải.

- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất phát triển kinh tế.

- Giảm bớt khí thải và chất gây ô nhiễm môi trường. Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường - chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Có tác dụng bảo vệ môi trường.

Đầu tư cho thiết bị tiết kiệm điện năng thực sự là một sự đầu tư có tầm nhìn xa và thể hiện trách nhiệm với quốc gia, với xã hội và môi trường sống của chúng ta, là hành động tích cực bảo vệ màu xanh trên trái đất cho chúng ta sau này.

Các khái niệm về năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo hiện nay:

Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt theo thời gian.

Năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng vô tận như sức gió (phong năng), năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, sức thủy triều và năng lượng thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch và rất thân thiện với môi trường cần phải được tận dụng khai thác để dần dần thay thế nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.

Những con số bạn nên biết để xem lượng điện năng tiêu thụ của gia đình mình cũng như trường mình sử dụng mỗi tháng:

- Nếu bật/tắt tivi 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó bằng điều khiển từ xa thì điện năng tiêu hao là 5,4 kWh/ tháng.

- Nếu tắt điều hòa 12.000 BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được 21kwh/tháng.

- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả thêm khoảng 2kwh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp nhất.

- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750 W 10h/tuần thì số điện bạn phải trả là 30 kwh/tháng.

- Nếu bật/mở radio trong 3h bạn mất 1,35 kwh/tháng; dùng máy tính có màn hình 17 inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn phải trả là 9,5 kwh/tháng.

- Tiết kiệm 8% điện năng tiêu thụ đồng nghĩa với việc bạn dùng điện không phải trả tiền một tháng trong năm.

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong trường học :

Sử dụng đèn chiếu sáng: Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện, tắt đèn chiếu sáng khi ánh sáng trong phòng đã đảm bảo không cần đèn. Tắt điện hoàn toàn khi không còn bạn nào trong lớp hoặc khi ra về.

Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các bóng đèn compact có hiệu suất phát quang cao:

Sử dụng quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Rút phích cắm ở quạt sau mỗi lần sử dụng. Khi ra ngoài hoặc tan học phải tắt quạt ngay.

Sử dụng máy tính: Chỉ được sử dụng khi học bài, làm việc hoặc khi tra cứu thông tin, xong công việc phải cắt điện.

Cần có các pano, áp phích nhắc nhở thực hiện sử dụng điện tiết kiệm như:

   

 

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình:

Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau:

1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện:

Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.

 

2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học:

Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.

3. Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình:

Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 60C. Với chế độ đông lạnh thì để - 150C đến -180C. Cứ lạnh hơn 100C là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.

Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 200C. Cứ cao hơn 100C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.

Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.

Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Là quần áo vào những giờ thấp điểm, tập trung là đồ trong 1 lần để tiết kiệm điện và là theo nguyên tắc là ủi những đồ mỏng trước, đồ dày sau để tránh sun vải, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để là những đồ mỏng còn lại mà không phải tốn điện. Sử dụng quần áo bằng chất liệu tổng hợp và bảo quản trang phục tốt để hạn chế việc giặt là.

Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.

Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.

Bóng đèn: Bóng đèn sợi đốt được thay thế bằng những bóng đèn tiết kiệm điện compact; đèn huỳnh quang T10 thay bằng đèn tuýp gầy T5, T8 để tiết kiệm điện năng mà vẫn đảm bảo độ chiếu sáng.

 

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:

 

Điện là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và sinh hoạt gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất ít trả tiền điện hơn nhưng vẫn hưởng được đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái mà mọi người mong muốn khi sử dụng điện.

Điện năng không phải là vô tận mà nó có hạn, nếu sử dụng quá mức điện năng sẽ làm cho các nhà máy điện không đủ khả năng cung cấp dẫn đến tình trạng mất điện. Mà bạn thấy đấy mất điện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống con người. Không chỉ vậy sử dụng lãng phí điện năng đồng thời là đang tiêu hao tiền của chúng ta.Vậy ngay từ bây giờ hãy luôn tiết kiệm điện năng.

Tiết kiệm điện không chỉ thực hiện khi có nhu cầu sử dụng điện mà còn là quá trình mua sắm và lựa chọn thiết bị điện từ ban đầu trước khi sử dụng đó là lựa chọn những sản phẩm có chứng nhận Energy Star (sử dụng công nghệ tiết kiệm điện) hoặc có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; Mặt khác, cũng với chính thiết bị điện đó nếu chúng ta sử dụng  vào những giờ bình thường, giờ thấp điểm thì sẽ tiết kiệm điện hơn là sử dụng những giờ cao điểm (từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày).

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện không phải chỉ là trách nhiệm của ngành điện, của quốc gia mà là trách nhiệm chung của mỗi chúng ta. Hơn ai hết chúng ta là những học sinh hãy biết vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế cuộc sống, hãy biết sống tiết kiệm sử dụng một cách hợp lý, đúng mức, không phung phí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình, của bố mẹ và của người khác. Tiết kiệm điện để không lãng phí tiền của gia đình, nhà trường, không lãng phí tài nguyên của quốc gia góp phần vào bảo vệ môi trường sống trong lành cho mỗi chúng ta. Ngoài ra hãy cùng tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh ở sân trường, vệ sinh môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường…

Bên cạnh đó, hãy là những tuyên truyền viên xuất sắc trong việc vận động mọi người trong gia đình sử dụng điện đạt hiệu quả cao:  Khi các thành viên trong gia đình đều thực hiện tiết kiệm điện, và lợi ích vô cùng to lớn khi cả cộng đồng cùng tham gia thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; Vì vậy cùng hưởng ứng và tuyên truyền vận động mọi người sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thì bạn và tôi đã trở thành những công dân gương mẫu góp phần thực hiện thành công  Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ đã ban hành.

Rất đơn giản để thực hiện chúng có phải không các bạn? Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau thực hiện để tiết kiệm tiền hàng tháng cho gia đình mình, cho nhà trường. Chỉ cần mỗi chúng ta để ý đến những hành động nhỏ hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn về sau.

HÃY CÙNG CHUNG TAY – VÌ TƯƠNG LAI BỀN VỮNG


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN

HÃY CÙNG CHUNG TAY – VÌ TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET