TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên

 

Nội dung đánh giá

Các mức độ
đạt được

1

2

3

4

5

 

Thực hiện chương trình giảng dạy, giáo dục

1. Đủ số bài, đủ nội dung từng bài theo yêu cầu phân phối chương trình về giờ lý thuyết, luyện tập, ôn tập…

2. Thực hiện chương trình đúng tiến độ trong bối cảnh cụ thể.

3. Thực hiện dạy thay, dạy bù khi giáo viên nghỉ hoặc bị mất tiết dạy…

4. Thực hiện đủ và đúng tiến độ việc đánh giá học sinh theo phân phối chương trình.

 

 

 

 

 

Chuẩn bị giờ dạy

5. Đủ số lượng giáo án so với qui định chương trình.

6. Chất lượng giáo án (nội dung, hình thức).

7. Chuẩn bị các tư liệu, đồ dùng dạy học.

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra, chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh

8. Thực hiện các qui định trong việc ra đề kiểm tra, thi.

9. Thực hiện các qui định trong việc chấm, trả bài kiểm tra và thi.

10. Thực hiện các qui định về đánh giá, xếp loại học sinh.

11. Quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, dạy học cá thể hóa).

 

 

 

 

 

Tham gia sinh hoạt  chuyên môn

12. Tham gia đầy đủ các sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn và của trường.

13. Sự năng động, tích cực , tự giác trong sinh hoạt chuyên môn.

 

 

 

 

 

 

Thí nghiệm, thực hành, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

14. Thực hiện đủ các tiết thực hành, thí nghiệm, sử dụng đồ dùng, thiết bị  dạy học trong điều kiện hiện có của nhà trường hoặc khắc phục khó khăn tự làm đồ dùng dạy học để thực hiện bài dạy.

15. Chất lượng của việc thực hiện thí nghiệm, thực hành, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học (tác dụng, hiệu quả)

 

 

 

 

 

Hồ sơ sổ sách chuyên môn

16. Đầy đủ các hồ sơ sổ sách theo qui định.

17. Chất lượng (nội dung, hình thức) của các hồ sơ sổ sách.

 

 

 

 

 

Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

18. Tham gia bồi dưỡng thường xuyên, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và tự học nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

19. Kết quả học tập và việc áp dụng trong thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh.

 

 

 

 

 

Tuân thủ qui định dạy thêm, học thêm

20.Thực hiện nghiêm túc các qui định về dạy thêm, học thêm.

 

 

 

 

 

Có 20 tiêu chí làm cơ sở cho đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức độ từ thấp đến cao: 1,2,3,4,5. Cụ thể là:

Mức độ 1: Không thực hiện hoặc kết quả thực hiện ở mức độ kém, có vi phạm ở mức độ nặng, có tính chất cố ý, gây hậu quả xấu nghiêm trọng.

Mức độ 2: Có thực hiện nhưng thực hiện qua loa, mang tính hình thức, kết quả ở mức độ yếu hoặc có vi phạm ở mức độ vừa phải, có thể gây hậu quả xấu nhưng không nghiêm trọng.

Mức độ 3: Thực hiện ở mức độ trung bình. Đảm bảo thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu của công việc theo qui định. Có thể có vi phạm, gây tác hại không tốt nhưng ở mức độ nhẹ.

Mức độ 4: Thực hiện ở mức độ khá. Thực hiện đầy đủ, tích cực các yêu cầu của công việc theo qui định. Có thể có sơ xuất nhỏ, lần đầu và  không gây tác hại nào.

Mức độ 5: Thực hiện ở mức độ tốt. Thực hiện đầy đủ, tích cực, tự giác các yêu cầu hoặc vượt mức các yêu cầu của công việc theo qui định.

Trên cơ sở tự đánh giá của giáo viên, đánh giá của tổ chuyên môn và lãnh đạo trường để xếp loại giáo viên ở các mức sau:

Tốt: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 5, các tiêu chí còn lại ở mức độ 4.

Khá: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 5 và 4, các tiêu chí còn lại đạt ở mức độ 3.

Trung bình: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 3,4 và 5, các tiêu chí còn lại ở mức độ 2.

Chưa đạt yêu cầu: Không đạt được loại trung bình hoặc có tiêu chí đạt ở mức 1.


2. Tiêu chí đánh giá  giờ dạy trên lớp của giáo viên

 

Nội dung đánh giá

Các mức độ
đạt được

1

2

3

4

5

 

 

Nội dung
dạy học

1. Đạt mục tiêu bài học.

2. Nội dung đầy đủ, hệ thống, làm rõ được trọng tâm.

3. Kiến thức chính xác (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị).

4. Mức độ làm chủ môn học, bài học của giáo viên.

5. Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học

6. Giáo viên lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung bài học và đối tượng học sinh

7. Học sinh biết sử dụng phù hợp, hiệu quả các phương pháp học tập bộ môn và thích ứng được các phương pháp dạy học của giáo viên.

8. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động học tập của học sinh thông qua các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

9. Sự phối hợp giữa  hoạt động dạy và hoạt động học nhịp nhàng, hợp lý.

10. Phân phối thời gian (so với kế hoạch dạy học, giữa truyền đạt lý thuyết và luyện tập, giữa các đơn vị kiến thức, giữa thời gian làm việc của thầy và của trò) phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện, đồ dùng dạy  - học

11. Giáo viên khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học sẵn có, tự làm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học (đối với các trường có điều kiện)

12. Việc trình bày bảng, chữ viết, hình vẽ, làm mẫu của giáo viên.

13. Chất lượng diễn đạt của giáo viên.

14. Việc sử dụng phương tiện, đồ dùng học tập của học sinh dưới sự  hướng dẫn của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

Quan hệ trong hoạt động
dạy – học

15. Tác phong sư  phạm, sự tôn trọng, gần gũi, thương yêu học sinh của giáo viên.

16. Sự tôn trọng và hợp tác giữa các học sinh trong hoạt động học tập.

17. Không khí làm việc trong lớp học (sổi nổi, hứng thú, tích cực hay trầm lắng, thụ động, thoải mái tự nhiên hay nặng nề giả tạo…).

18. Xử lý tình huống sư phạm diễn ra trong giờ học.

 

 

 

 

 

 

Kết quả giờ dạy

19. Học sinh hiểu bài, nắm được trọng tâm bài.

20. Khả năng vận dụng trong tình huống học tập cụ thể.

 

 

 

 

 

 

Có 20 tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. Mỗi tiêu chí 1 điểm chia làm 5 mức độ từ thấp đến cao: 1,2,3,4,5. Mỗi mức độ chênh nhau 0,25 điểm. Cụ thể là:

Mức độ 1: 0 điểm; Mức độ 2: 0,25 điểm; Mức độ 3: 0,5 điểm; Mức độ 4: 0,75 điểm; Mức độ 5: 1 điểm.

Trên cơ sở tự đánh giá của giáo viên, đánh giá của những người dự giờ để xếp loại giáo viên ở các mức sau:

- Giỏi: Đảm bảo 2 yêu cầu

+ Đạt từ 17 điểm  đến 20 điểm

+ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 4, mức độ 5.

- Khá: Đảm bảo 2 yêu cầu

+ Đạt từ 13 điểm trở lên

+ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 3 trở lên (trong đó các tiêu chí 1,2,3,4,6,11,17,19 phải đạt mức độ 4 trở lên).

- Trung bình: Đảm bảo 2 yêu cầu

+ Đạt từ 10 điểm trở lên

+ Các tiêu chí phải đạt ở mức độ 2 trở lên (trong đó các tiêu chí 1,2,3,4,6,11,17,19 phải đạt mức độ 3 trở lên).

- Chưa đạt yêu cầu: Các trường hợp còn lại.


3. Tiêu chí đánh giá  công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên

 

STT

Nội dung đánh giá

Các mức độ
đạt được

1

2

3

4

5

1

Tìm hiểu thông tin về học sinh lớp chủ nhiệm và xây dựng kế hoạch giáo dục các đối tượng học sinh.

 

 

 

 

 

2

Xây dựng tập thể lớp học sinh tự quản.

 

 

 

 

 

3

Tổ chức tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần (nội dung, hình thức)

 

 

 

 

 

4

Thực hiện nội dung chương trình chính khóa giáo dục ngoài giờ lên lớp theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

5

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ (theo chỉ đạo chung của nhà trường, do giáo viên chủ nhiệm chủ động tổ chức hoặc giúp học sinh tổ chức).

 

 

 

 

 

6

Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cùng khối…).

 

 

 

 

 

7

Công tác phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình học sinh, chi hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương).

 

 

 

 

 

8

Thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh theo qui định.

 

 

 

 

 

9

Thực hiện hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo về tình hình lớp với hiệu trưởng nhà trường.

 

 

 

 

 

10

Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm

 

 

 

 

 

 


Có 10 tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trung học phổ thông. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức độ từ thấp đến cao: 1,2,3,4,5. Cụ thể là:

Mức độ 1: Không thực hiện hoặc kết quả thực hiện ở mức độ kém, có vi phạm ở mức độ nặng, có tính chất cố ý, gây hậu quả xấu nghiêm trọng.

Mức độ 2: Có thực hiện nhưng thực hiện qua loa, mang tính hình thức, kết quả ở mức độ yếu hoặc có vi phạm ở mức độ vừa phải, có thể gây hậu quả xấu nhưng không nghiêm trọng.

Mức độ 3: Thực hiện ở mức độ trung bình. Đảm bảo thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu của công việc theo qui định. Có thể có vi phạm, gây tác hại không tốt nhưng ở mức độ nhẹ.

Mức độ 4: Thực hiện ở mức độ khá. Thực hiện đầy đủ, tích cực các yêu cầu của công việc theo qui định. Có thể có sơ xuất nhỏ, lần đầu và  không gây tác hại nào.

Mức độ 5: Thực hiện ở mức độ tốt. Thực hiện đầy đủ, tích cực, tự giác các yêu cầu hoặc vượt mức các yêu cầu của công việc theo qui định.

Trên cơ sở tự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, đánh giá của các giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp, của các giáo viên bộ môn dạy lớp (của giáo viên chủ nhiệm được đánh giá), giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và lãnh đạo trường để xếp loại giáo viên ở các mức sau:

Tốt: Có ít nhất 8 trong số 10 tiêu chí đạt ở mức độ 5, các tiêu chí còn lại ở mức độ 4.

Khá: Có ít nhất 8 trong số 10 tiêu chí đạt ở mức độ 5 và 4, các tiêu chí còn lại đạt ở mức độ 3.

Trung bình: Có ít nhất 8 trong số 10 tiêu chí đạt ở mức độ 3,4 và 5, các tiêu chí còn lại ở mức độ 2.

Chưa đạt yêu cầu: Không đạt được loại trung bình hoặc có tiêu chí đạt ở mức 1.

 

1

Trần Thị Tuyết Mai – Trường CBQL Giáo dục TP. HCM

nguon VI OLET