TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

                                        LÊ THỊ VINH

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 1 VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

(QUA THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỊNH,

HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)

 

 

 

 

 

                  TIỂU LUẬN  KHOA HỌC CUỐI KHÓA

 

           Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. Thái Thị Hoài An


 

 

 

 

 

 

 

BÌNH DƯƠNG,  2011

1

 


 

LỜI CẢM ƠN

         Tiểu luận cuối khóa của tôi nay đã hoàn thành. Có được kết quả hôm nay, tôi đã  nhận được nhiều sự đóng góp, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, cơ quan nơi tôi công tác, người thân trong gia đình và các em học sinh.

        Em xin bày tỏ lòng biết ơn  sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Sư phạm trường Đại  học Tây Nguyên, đặc biệt là cô giáo Thái Thị Hoài An đã tận tình dạy bảo, góp ý, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và thực hiện đề tài.

         Tôi xin gửi lời cảm ơn  tới Ban Giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tân Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của những tài liệu mà trong quá trình  thực hiện đề tài tôi đã sử dụng.

         Với năng lực có hạn, lại là lần đầu tiên viết tiểu luận nên  kinh nghiệm thiếu. Mặt khác, nơi công tác chưa phải là nơi hoàn toàn thuận lợi, việc tìm kiếm các nguồn thông tin còn gặp khó khăn, nên dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong  được sự đóng góp  ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

                                                               Xin chân thành cảm ơn!

                                                        Bình Dương , Ngày 8 tháng 9 năm 2011

                                                                          Người thực hiện

                                                                           Lê Thị Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


MỞ ĐẦU

 

  1. Lý do chọn đề tài

         Theo quan điểm của khoa học giáo dục thì quá trình học tập của học sinh về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh. Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp, đối với học sinh tiểu học thì giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp phổ biến nhất. Theo Luật giáo dục ban hành năm 2005, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường.

         Xuất phát từ thực trạng của quá trình dạy học ở địa phương, chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận với tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt của học sinh (đa số là học sinh con em ở ngoài Bắc, Miền Trung và con em ở Miền Tây tời làm công nhân tạm trú tại địa phương) còn gặp nhiều khó khăn. Với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt trở thành một thức “ngoại ngữ” sau tiếng mẹ đẻ. Một trong những khó khăn thường gặp là hiện tượng học sinh viết sai chính tả, kéo theo việc nghe sai và nói sai. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình nhận thức của học sinh.

        Vì vậy, chúng tôi là những người đang công tác tại một vùng có nhiều đối tượng có vấn đề về chính tả mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1 qua khảo sát tình hình thực tế ở một trường tiểu học, nơi chúng tôi trực tiếp giảng dạy.

 2. Mục đích nghiên cứu

         Tìm hiểu những lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1 trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó giải thích nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp hạn giúp học sinh chế lỗi chính tả.

   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 1 và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đề xuât giải pháp khắc phục.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

1

 


Chỉ rõ những lỗi chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải.

Chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất các biện pháp khắc phục.

         5. Phương pháp nghiên cứu

        Khi tiến hành nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin thông qua các hoạt động: trao đổi, chuyện trò, quan sát, khảo sát trên bài kiểm tra viết, ...để phân tích và so sánh từ đó rút ra nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiến hành tìm kiếm tài liệu tham khảo, đọc và khai thác các tài liệu này cùng với việc tham khảo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp kết hợp với việc nghiên cứu các tình huống mắc lỗi về chính tả của học sinh thông qua việc quan sát, nói chuyện với học sinh và dự giờ của đồng nghiệp cùng với việc tổng hợp những kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

         - Phương pháp điều tra

         - Phương pháp thống kê

         - Phương pháp so sánh đối chiếu

 

 

1

 


Chương 1.

Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 1(Qua khảo sát tại Trường tiểu học Tân Định, Bến Cát, tỉnh Bình Dương)

  1.1. Vài nét về chữ viết tiếng Việt và chính tả tiếng Việt

 1.1.1. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt

         Tiếng Việt là một ngôn ngữ âm tiết tính. Trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Chữ viết tiếng Việt, một chữ viết ghi âm với nguyên tắc chính tả thuần tuý ngữ âm học, không phản ánh một cách phát âm tự nhiên thực tế tồn tại của tiếng Việt hiện đại. Đối chiếu với phát âm của tiếng địa phương miền Bắc, mà trung tâm là Hà Nội, thì phát âm mà nói phản ánh có thêm đến năm loại âm tiết: những âm tiết có phụ âm đầu viết bằng TR-, viết bằng S-, viết bằng R- và những âm tiết có vần –ưu, -ươu. Những âm tiết này đều có trong phát âm của những phương ngữ khác, với sự khu biệt tr-ch-, s-x-, r-d-/gi-, -ưu–iu, -ươu–iêu. Có thể nói rằng chữ viết của tiếng Việt phản ánh phát âm tiết tiếng Việt một cách tổng hợp, nghĩa là phản ánh những khu biệt âm tiết của tất cả các phương ngữ. Về mặt này, chữ viết có tác dụng thể hiện và giữ gìn sự thống nhất của tiếng Việt, vì nó tạo ra một tâm lí khá phổ biến cho rằng phát âm phản ánh trên chữ viết, vốn không tồn tại một cách tự nhiên trong thực tế, là phát âm chuẩn thống nhất của tiếng Việt. Chính tả trở thành cơ sở của chính âm. Dần dần, ngày càng có thêm những người có ý thức dựa theo chính tả uốn nắn phát âm phương ngữ của mình cho phù hợp với chữ viết. Nên coi đây là một hiện tượng tích cực.

  1.1.2. Một số kiến thức cần thiết về chính tả tiếng Việt

       1.1.2.1. Vài nét về chữ viết và chính tả tiếng Việt

    Hệ thống ngữ âm và các phát âm chuẩn tiếng Việt hiện nay phát triển theo xu hướng thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn có thể hiểu phát âm chuẩn trên thực tế, phát âm theo cách viết chuẩn thống nhất tức là lấy phương ngôn Bắc làm hệ thống âm chuẩn, bổ sung thêm những yếu tố tích cực của các phương ngôn khác.

         Tiếng Việt không phải là một thực thể nhất dạng mà luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Để bảo đảm thiên chức của mình, công cụ giao tiếp giữa người và người thì ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc và chức năng phải được thống nhất trong cộng đồng. Do vậy chuẩn ngôn ngữ thường có tính ổn định tương đối, tính lựa chọn và tính bắt buộc.

1

 


         Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội. tuỳ thuộc vào cấu trúc nội bộ của từng ngôn ngữ và mỗi quốc gia, mặc dù dựa trên những nguyên tắc chung nhưng vẫn có cách khác nhau trong việc xác định âm chuẩn. Tình hình thực tế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận thuyết về việc lấy hệ thống âm của Hà Nội làm chuẩn.

         Theo nguyên tắc này chuẩn mực ngữ âm rất phù hợp với hệ thống ngữ âm mà chữ quốc ngữ phản ánh, tức là rất phù hợp với chữ viết. Nó sẽ tránh được hiện tượng đồng âm. Chính vì thế, bên cạnh chuẩn phát âm quốc gia chúng ta chấp nhận thêm một khái niệm nữa “chuẩn phát âm địa phương”.

      1.1.2.2. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt

         Tiếng Việt là ngôn ngữ âm tiết tính: cách phát âm được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.

 Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định (tiếng Việt có sáu thanh) khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.

 Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau:

Thanh điệu

Phụ âm đầu

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

 

Trong đó âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong cấu tạo của âm tiết.

 Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ: muốn xác định ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào trong khuôn âm tiết.

       1.1.2.3. Một số kiến thức cần thiết về chính tả tiếng Việt

- Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết

1

 


       + Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm kí hiệu ghi âm đầu của âm tiết.

   + Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của âm tiết.

  + Các chữ cái để ghi âm đệm giữa chúng có sự phân bố rõ rệt.

Ví dụ: O và U

   +   Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u, (o) biểu thị các âm cuối.

- Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm

      Các quy tắc bổ sung đã được xã hội hoá và trở thành thói quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối. Phát hiện từ những trường hợp vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó: K, C, Q

+ K viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm ( bộ phận nguyên âm đôi): e, ê, i. Ví dụ: kính, kiên, kia …

+ C viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm đôi ( bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â; o, ô, ơ; u, ư. Ví dụ : ca, co, cô, cư …

+ Q viết trước âm đệm: u. Ví dụ; quả, quan, quăng …

Riêng trường hợp ka, ghi theo thói quen k vẫn viết trước a.

* G,GH; NG, NGH

+ G, NG viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â; o, ô, ơ; u, ư. Ví dụ: nga, go, gù …

- GH, NGH khi viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi) e, ê, i. Ví dụ: nghe, ghế, nghiêng …

* IÊ, , IA, YA

+ IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên …

+ YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, quyên … hoặc khi mở đầu âm tiết: yên, yết …

+ IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: chia, phía …

+ YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.

* UA, UÔ

- UA viết khi không có âm cuối: của, múa …

1

 


- UÔ viết trước âm cuối; suối, suốt …

* ƯA, ƯƠ

- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa …

- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương …

* O, U làm âm đệm

- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen …

- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết: uống, ong

 Viết O trước các nguyên âm: a, ă, e (hoa, khoăn, toét …)

 Viết U trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (huân, huynh, khuya, nguyên, huê …)

* I, Y làm âm chính

      - I viết sau âm đầu: bi, phi, kì, mì …

      - Y viết sau âm đệm: quy, quynh …

      Khi đứng một mình viết I đối với các từ thuần việt: ỉ eo,  ầm ỉ … Viết Y đối với từ gốc Hán: y tá, ý kiến …

Dựa trên những nhận xét trên đây, có thể rút ra mấy kết luận có ý nghĩa thực tiễn:

Chính tả tiếng Việt có thể nắm một cách có hệ thống với một phương pháp thích hợp, điều này có thể thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn. Hoàn toàn có thể dạy cho học sinh viết đúng chính tả khi học xong cấp trung học cơ sở.

Dạy và học tiếng Việt, trong điều kiện có thể, nên dạy và học lối phát âm phản ánh trên chữ viết, điều này giúp rất nhiều cho việc nắm chính tả.

 1.2. Một số lỗi chính tả của học sinh lớp 1 (Qua khảo sát một số học sinh trường tiểu học Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương)

         1.2.1. Đặc điểm địa phương

Trường tiểu học Tân Định nằm tại trung tâm khu công nghiệp, một địa bàn thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Mặc dù thuộc địa bàn tỉnh Bình Bương, nhưng dân số chủ yếu ở đây lại là người phía Bắc các địa phương thuộc Bắc Trung B như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và c cư dân Nam Trung B và Nam B. Do dân cư  thuộc nhiều đia phương như vậy nên tiếng nói rt đa dạng . Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính tả của học sinh.

1

 


1.2.2. Kết quả điều tra

 Qua thực tế giảng dạy, quan sát và khảo sát vở ghi của học sinh, chúng tôi nhận thấy vở chính tả, vở tập làm văn và các vở khác của các em mắc khá nhiều lỗi chính tả.

         Khi tiến hành thống kê trên bài khảo sát chất lượng đầu năm phân môn chính tả của học sinh lớp 1, với đề bài phần nghe – viết, Kết quả thu được cụ thể như sau:

Lớp

Tổng số

Hs khảo sát

Số lỗi chính tả/bài viết

Ghi chú

Dưới 3 lỗi

Từ 3 đến 5 lỗi

Trên 5 lỗi

1A

43

3

10

30

 

1B

45

7

13

25

 

 

1.2.3. Một số lỗi chính tả thường gặp

1.2.3.1. Lỗi viết sai phụ âm đầu

Có thể liệt kê các lỗi viết sai phụ âm đầu như sau:

Phụ âm đầu

Viết đúng

Viết sai

S/X

Mùa xuân, xinh xinh

Sung sướng, sạch đẹp

Mùa suân, sinh sinh

Xung xướng, xạch đẹp

L-/N-

Năm mới

Làm việc

Lăm mới

Nàm việc

D-/Gi-/R-

Tham gia

Mưa rào

Du lịch

Dung dăng

Ríu rít

Tham da; tham ra

Mưa giào/dào

Giu lịch

Giung giăng/ rung răng

Giếu gít

Ch-/Tr-

Học trò, trâm bầu

Che chở

Học chò, châm bầu

Tre trở

Gh-/G-

Ghe thuyền

Gỗ

Ge thuyền

Ghỗ

S-/R-

Ríu rít

Sẽ

Síu sít

Rẽ

1

 


Qu-/C-/K-

Cũi

Ca

Kéo co

Quĩ

Ka

Céo co

Ng-/Ngh-

Lắng nghe

Nghề nghiệp

Ngộ nghĩnh

Lắng nge

Ngề ngiệp

Nghộ nghĩnh

g-/ng-

Gặp gỡ

Ngặp ngỡ

y-/i-

Yêu thương

Iêu thương

 

 

 

1.2.3.2. Lỗi viết sai âm đệm và âm chính

Âm chính

Viết đúng

Viết sai

-uôi/-ui

Tuổi tác

Tủi tác

-uyên/-uên

Quên

Tuyên ngôn

Quyên

Tuên ngôn

-ơi/-ươi/-ây/-ưi

Đón mời

Xa vời

Áo mới

Cởi mở

Đón mười

Xa vầy

Áo mấy

Cửi mở

-ay/-ây

Say sưa

Bây giờ

Sây sưa

Bay giờ

-ênh/-anh

Bệnh nặng

Bạnh nặng

-ưu/-iu/-iêu

Mưu

Ríu rít

Miu

Riếu rít

-ăn/-ân

Bước chân

Bước chăn

-ân/-ươn

Đánh vần

Đánh vườn

-uôn/-uân

Kết luận

Khuôn thước

Kết luộn

Khuân thước

-oa/-ao

Hóa ra

Háo ra

1

 


-oe/-eo

Sức khỏe

Sức khẻo

-ât/-ăt

Đất nước

Đắt nước

-uân/-ân

Mùa xuân

Mùa xân

-ưng/-ương

Rừng mơ

Rường mơ

-oan/-on

Soạn bài

Sọn bài

-ong/-ông

Con ong

Con ông

 

 

 

1.2.3.3. Lỗi viết sai âm cuối

Âm cuối

Viết đúng

Viết sai

-anh/-ang

Thành nơi gặp gỡ

Thàng nơi gặp gỡ

-anh/-ăn

Thành nơi gặp gỡ

Gánh nặng

Thằn nơi gặp gỡ

Gắn nặng

-on/-ong

Đón mời

Đóng mời

-ich/-inh

Cổ tích, thanh lịch

Cổ tính, thanh lịnh

-iêc/-iêt

Làm việc

Làm việt

-uốc/-uốt

Uống thuốc

Uống thuốt

-ứt/-ức

Sức

Sứt

-au/-âu/-ao

Đau khổ

Chim đậu

Đâu khổ

Chim đạo

-ai/-ay

Hai tay

Thay áo

Hay tay

Thay áo

-inh/-ing

Tỉnh khô

Tỉng khô

-it/-ich

Có ích

Có ít

-uy/-ui

Tùy theo

Tùi theo

-ưu/-iu

Thành tựu

Thành tịu

 

 

 

1.2.3.4. Lỗi viết sai thanh điệu

1

 

nguon VI OLET