TIỂU SỬ NHÀ TOÁN HỌC GUASS
/ GUASS  Carl Friedrich Gauss(1777-1855): Nhà toán học kiệt xuất nhất nước Đức, ngay từ khi 3 tuổi đã tỏ rõ tài năng toán học phi thường của mình. 30 tuổi đã là giáo sư toán học ở trường đại học Gơttingcân(gơttingen) Đức. Năm 1804 ông trở thành thành viên Viện Hàn Lâm khoa học Anh. Những cống hiến to lớn của Gaoxơ bao trùm lên toàn bộ lĩnh vực toán học. Đồng thời ông còn là người mở đầu cho hình học vi phân cận đại. Chính vì Gaoxơ đã làm thay đổi cả bôh mặt của toán học nên thế giới đã công nhận ông là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, và được gọi là "Ông Hoàng cuả toán học"  TẤM BẢNG HỌC TRÒ XẾP DƯỚI CÙNG  Gaoxơ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Đức, lúc nhỏ đã tỏ ra là đứa trẻ có tài năng phi thường về toán học. Lên 3 tuổi đã có đủ trình độ tính toán để sửa những sai sót phát sinh trong quá trình tính lương của cha. Gaoxơ có trí nhớ tốt và tính nhẩm nhanh khó tin được  Trường tiểu học của Gaoxơ có một thầy giáo dạy toán rất giàu kinh nghiệm, ông lại nghiên cứu về tâm lí học lứa tuổi nhi đồng, vì vậy nhà trường thường phân công ông dạy học sinh lớp dưới.  Hôm đó thầy vừa vào lớp là ra bài tập trên lớp cho học sinh: "Hãy tính phép cộng 1+2+3+....+100=?"  Học sinh trong lớp cầm bút lên và lần lượt cộng từng số một. Sau hai phút, Gaoxơ tự tin lên bục giảng đặt tấm bảng nhỏ ghi kết quả bài toán lên bàn thầy giáo rồi chậm rãi trở về chỗ ngồi của mình. Thầy giáo thấy Gaoxơ nộp bài quá sớm liền lẩm bẩm: "Thằng nhỏ này làm sao vậy nhỉ? Sao lại nộp bài nhanh thế?" Các bạn học sinh khác cặm cụi tính toán, mãi đến khi hết giờ mới lục tục nộp tấm bảng con ghi kết quả và tên mình lên bàn thầy giáo. Chồng bảng học sinh xếp ngất nghểu trên bàn thầy. Thầy giáo xem kết quả của mấy học sinh phía trên, bỗng như sực nhớ ra điều gì, ông nhấc chồng bảng con sang một bên lấy chiếc bảng xếp dưới cùng lên xem. Khi con số 5050 viết lên tấm bảng con đập vào mắt thầy thì người thầy giáo đầy kinh nghiệm này bỗng sững sờ, ko dám tin vào mắt mình nữa, lẽ nào mình lại nhìn nhầm! Ông dụi mắt, nhìn lại một lần nữa. Đúng rồi, 5050, sao lại có thể như thế được nhỉ? Năm nào ông cũng ra bài toán này cho học sinh, ông cũng đã từng đưa tiễn biết bao nhiêu học sinh ưu tú, nhưng chưa bào giờ có học sinh nào lại tính được kết quả nhanh đến thế! Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời dạy học của ông, ông rất vui gọi Gaoxơ đến trước bục giảng và dõng dạc hỏi: "Gaoxơ, em hãy nói bằng cách nào em có được kết quả ấy?" Đứng trên bục, Gaoxơ bình tĩnh trả lời thầy: "Em nghĩ, cách tính mà thầy dạy thì đúng rồi nhưng là theo cách ấy thì chậm quá, vì rằng tổng hai số đầu tiên và số cuối, tổng số thứ hai và số thứ hai tính từ cuối lên, tổng của số thứ ba và số thứ ba tính từ cuối lên vv.... đều bằng nhau và bằng 101. Cứ tính như vậy ta sẽ có 50 cặp có tổng 101. Vì vậy ta có tích của 50 nhân 101 bằng 5050 ạ." Cả lớp im phăng phắc. Các bạn rất khâm phục trước tài năng toán học của Gaoxơ. Sau khi tan học, thầy giáo dậy toán đã đem câu chuyện về tấm bảng học trò kia nói với thầy hiệu trưởng, thầy hiệu trưởng cũng hết sức khen ngợi cậu học trò Gaoxơ. VẬT BÁU CỦA HOÀNG TỬ  Lúc nhỏ Gaoxơ thường thích theo cậu để nghe ông kể chuyện. Người cậu hiểu biết chưa bao giờ từ chối yêu cầu của Gaoxơ. Cách kể chuyện hấp dẫn của cậu thường đưa Gaoxơ đến những đất nước xa xôi huyền ảo. Câu chuyện đặc biệt khó quên với cậu là: "Vật báu trên đảo hoang". Trong câu chuyện này có một câu đố lý thú về toán học.  Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một vị Hoàng tử lánh nạn chạy ra một hòn đảo hoang vắng ngoài biển xa. Trên đảo hoang sơ, đất đai cằn cỗi, lác đác vài cây cao mọc khẳng khiu, thỉnh thoảng một đôi con chim, con thú hốt hoảng chạy tới , rồi lại vội vã chạy đi biệt tăm tích.  Hoàng tử quyết định tạm thời ở lại hoang đảo này đợi khi đất nước yên ổn lại dẫn binh mã trở về tổ quốc.  Mấy năm đã trôi qua,
nguon VI OLET