Ngày dạy......................
CHƯƠNG MỘT : Làm quen với máy tính( 5 tiết)
BÀI 1: Người bạn mới của em(tiết 1)
I>MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS làm quen và nhận biết được máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính.
Kỹ năng: Giúp HS làm quen với máy tính.
Thái độ: Giúp HS thích thú, ham học, tò mò và thích khám phá máy tính.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV, đồ dùng trực quan như: các thiết bị của máy tính(bàn phím, chuột, màn hình, thân máy), tranh ảnh về máy tính.
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS

2.Giới thiệu bài: (5 phút)
- GV: Bạn là người cùng ta vui chơi, học hành và cùng ta chia sẻ vui buồn…, vậy các em muốn có người bạn như thế nào?
- GV: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một người bạn mới rất siêng năng, làm đúng, làm nhanh….Đó là người bạn chiếc máy tính.
1.Máy tính giúp em những gì?
2.Theo em hiện nay có bao nhiêu loại máy tính?
GV nhận xét
Máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của em.
3.Giới thiệu máy tính (25 phút)
HĐ1: Có bao nhiêu loại máy tính?
a) Các loại máy tính
Có nhiều loại máy tính khác nhau
Hai loại máy tính thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay
B) Cấu tạo máy tính
HĐ2: Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận?
Máy tính được chia làm 4 bộ phận chính
- GV: Bộ phận thứ nhất là màn hình có cấu tạo và hình dạng giống như màn hình tivi.
- GV giới thiệu cho HS quan sát màn hình.
Màn hình: Hiển thị thông tin
- GV: Bộ phận thứ 2 là bàn phím, trên bàn phím có rất nhiều phím với các kí tự khác nhau.
- GV giới thiệu cho HS quan sát bàn phím.
Bàn phím: Nhập dữ liệu vào máy tính
- GV: Bộ phận thứ 3 là chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện và nhanh chóng, chuột máy tính có hai loại, chuột quang và chuột cơ.
- GV giới thiệu cho HS quan sát chuột máy tính.
Chuột: Điều khiển máy tính thuận lợi và nhanh chóng
- GV giới thiệu cho HS quan sát thân máy.
Thân máy: Gồm nhiều chi tiết tinh vi trong đó quan trọng nhất là bộ xử lí(CPU) được xem là bộ não
Chú ý: Cần giải thích cho HS hiểu hai từ: thông tin và dữ liệu( Dữ liệu được xem là giá để chứa đựng thông tin).
4.Củng cố:(5 phút)
Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính?
Làm bài tập B1, B2 trang 6/SGK.
5. Dặn dò (2 phút)
- Học bài cũ.
- Đọc trước phần 2/ Làm việc với máy tính.


Gọi 2 HS trả lời





Gọi 2 em HS trả lời
Gọi 2 em HS trả lời





HS trả lời

HS quan sát GV và nhắc lại

HS trả lời










HS quan sát và ghi chép













HS trả lời
HS làm bài tập



















Ngày dạy.......................
BÀI 1: Người bạn mới của em (Tiết 2)


I>MỤC TIÊU
Kiến thức: HS nhận biết được máy tính và các bộ phận chính của máy tính, gọi tên các bộ phận chính của máy tính và nắm được các yêu cầu khi sử dụng máy tính.
Kỹ năng: HS biết được một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, ánh sáng, khởi động và thoát máy...
Thái độ: HS thích thú, tò mò, có thái độ nghiêm túc trong giờ học
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy vi tính, SGK, SGV, giáo án
III> HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: (3 phút)
2.Bài cũ: (5 phút)
GV: Máy tính được chia làm bao nhiêu bộ phận chính?
GV:Trong máy tính bộ phận nào quan trọng nhất?
GV nhận xét và cho điểm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT
nguon VI OLET