Trường           Giáo án Tin học khối: 5

Tuần:

Chương 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

 Bài 1: Những gì em đã biết 

A/ Mục đích, yêu cầu:

      - Ôn lại kiến thức đã học trong quyển 2 như: máy tính, các dạng thông tin cơ bản.

      - Học sinh nêu được các thiết bị lưu trữ, chương trình máy tính được lưu đĩa cứng. Học sinh phân biệt được các dạng thông tin.

- Thái độ nghiêm túc, thận trọng khi làm việc với máy tính.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19’

 

 

15’

 

18’

 

5’

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Những gì em đã biết.

- GV: Đặt câu hỏi cho HS trả lời

1) Những gì em đã biết:

- Máy tính là công cụ dùng để làm gì?

- Có mấy dạng thông tin cơ bản?

- Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình do con người viết.

- Chương trình và các kết quả làm việc với máy tính thường được lưu ở đâu?

- Các chương trình và thông tin quan trọng, thường xuyên dùng đến được lưu trên thiết bị nào?

- Em hãy kể tên các thiết bị lưu trữ dùng để trao đổi thông tin?

Kết luận:

1. Máy tính là công cụ xử lí thông tin. Máy tính xử lí thông tin vào và cho kết quả là thông tin ra.

2. Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình do con người viết.

3. Chương trình và các kết quả làm việc với máy tính được lưu trên các thiết bị lưu trữ.

4. Các chương trình và thông tin quan trọng, thường xuyên dùng đến được lưu trên đĩa cứng.

5. Các thiết bị lưu trữ phổ biến được dùng để trao đổi thông tin là đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài B1, B2 của SGK.

Tiết 2

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài B3, B4, B5 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1, T2 của SGK.

    4) Củng cố, dặn dò:

        - Xem trước Bài : Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?. 

    5) Nhận xét:

 

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Tiến hành  thực hành.

 

 

Rút kinh nghiệm:

..............................................................

...................................................................

..............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:

               Bài 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?              

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Biết các khái niệm ban đầu về tệp, thư mục và vai trò của chúng trong việc tổ chức thông tin trên máy tính.được sự phát triển của máy tính.

-         Biết được các biểu tượng của ổ đĩa, tệp, thư mục. Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

-         Thái độ học tập nghiêm túc, có thái độ tích cực sáng tạo.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

33’

 

 

 

 

5’

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?

- GV: Giới thiệu cho HS biết về Tệp và Thư mục.

1) Tệp và thư mục:

- Trong máy tính thông tin được lưu trên các tệp.

Vd:  Tệp văn bản, tệp chương trình, tệp hình vẽ,...

- Các tệp được sắp xếp trong các thư mục.

- Một thư mục có thể chứa những thư mục con.

Vd: Trong thư mục Lop 5 có các thư mục con là 5A, 5B, 5C.

- Gọi HS cho một vài ví dụ về thư mục và thư mục con.

- GV: Giảng về tập tin và cho ví dụ.

- GV: Giới thiệu cho HS biết cách xem Tệp và Thư mục.

2/ Xem các thư mục và tệp:

- Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính, em hãy nháy đúp biểu tượng My Computer. Khi đó một cửa sổ hiện ra, nếu nháy nút Folders, cửa sổ này sẽ gồm hai ngăn và có thể nhìn thấy các đĩa và ổ đĩa có trên máy tính.

- Một cách khác để khám phá máy tính: Nháy nút phải chuột trên biểu tượng My Computer rồi nháy Explore (khám phá) trên danh sách hiện ra sau đó.

* Chú ý: Biểu tượng của thiết bị nhớ Flash chỉ xuất hiện khi nó được cắm vào máy tính.

- GV: Thực hành làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

* Thực hành:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của Thực hành 1 trong SGK.

- Cho HS thảo luận.

- Hướng dẫn cho HS phần thực hành.

Tiết 2

* Thực hành:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của Thực hành 2, 3, 4 trong SGK.

- Cho HS thảo luận.

- Hướng dẫn cho HS phần thực hành.

4) Củng cố, dặn dò:

    - Em hãy nhắc lại cách xem tệp và thư mục?

    - Về nhà thực hành, học bài và làm bài tập.

    - Xem trước Bài : Tổ chức thông tin trong máy tính.

 5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Cho ví dụ.

- HS: Lắng nghe.

 

- HS: Ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................             

....................................................................

...............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:

Bài 3: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

A/ Mục đích, yêu cầu:

-          Hệ thống lại kiến thức của chương.

-         Sử dụng được một số thiết bị lưu trữ. Thực hiện được các thao tác để khám phá các tệp và thư mục trên máy tính.

-         Thể hiện tính tích cưc, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

10

 

 

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Tổ chức thông tin trong máy tính.

- GV: Giới thiệu cho HS cách mở một tệp.

1) Mở tệp đã có trong máy tính:

- Để mở một tệp đã được lưu trên máy tính, em cần nhớ tên thư mục chứa tệp đó. Các bước thực hiện:

+ Nháy chuột trên thư mục chứa tệp cần mở.

+ Nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp cần mở.

- Yêu cầu HS nhắc lại các bước.

- GV: Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

- GV: Giới thiệu cho HS cách lưu kết quả làm việc.

2) Lưu kết quả làm việc trên máy tính:

 * Các bước thực hiện:

+ Nháy vào hình tam giác đen nhỏ trong ô Save in rồi chọn biểu tượng đĩa chứa thư mục em cần lưu kết quả.

+ Nháy đúp trên biểu tượng của thư mục

+ Gõ tên tệp và nháy nút Save.

* Chú ý: Sau khi nháy đúp để mở một thư mục, em có thể mở tiếp các thư mục con bên trong nó.

- GV: Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

- Yêu cầu HS nêu lại các bước lưu tệp.

- GV: Giới thiệu cho HS cách tạo thư mục.

Tiết 2

2) Tạo thư mục riêng của em:

* Các bước thực hiện:

+ Nháy nút phải chuột trong ngăn bên phải của cửa sổ

+ Trỏ chuột vào New

+ Nháy Folder

+ Gõ tên thư mục rồi nhấn phím Enter

* Chú ý: Em có thể đổi tên thư mục bằng cách: Chọn thư mục em cần đổi tên sau đó nháy nút phải chuột chọn Rename.

- Gọi HS nhắc lại các bước tạo thư mục

- Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

- Yêu cầu mỗi HS tao thư mục riêng với tên của mình trong ổ đĩa D:/

4) Củng cố, dặn dò:

   - Em hãy nhắc lại cách vẽ bằng cọ vẽ, vẽ bằng bút chì?

   - Ôn tập lại các thao tác vẽ với các công cụ đã học.

   - Xem trước Chương 2: Em tập vẽ.

 5) Nhận xét:

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

- HS: Lên thực hành.

 

 

 - HS: Ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại các bước.

 

- HS: Thực hành tạo thư mục.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:

Chương 2: EM TẬP VẼ

 Bài 1:   Những gì em đã biết 

A/ Mục đích, yêu cầu:

 - Ôn lại kiến thức về phần mềm đồ họa PAINT đã học, các công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông, công cụ vẽ hình e-líp, hình tròn, các phương pháp để sao chép, di chuyển hình.

- Học sinh sử dụng thành thạo chuột để vẽ hình, sử dụng các công cụ vẽ và các phương pháp vẽ để tạo thành hình đẹp nhất.

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, thể hiện tính tích cực chủ động trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

16’

 

 

 

 

 

 

 

17’

 

 

 

 

 

5’

 

 

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Những gì em đã biết.

- Khi làm việc với máy tính các em đã được làm quen với phần mềm Paint, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.

- Chơi trò chơi : “Ai giỏi hơn?”

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm ghi vào giấy các công cụ vẽ đã được học.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét và bổ sung.

1/ Sao chép, di chuyển hình:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm BT 1,2

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, nêu lại các bước di chuyển, sao chép hình.

- Gọi HS nêu các bước di chuyển, sao chép hình.

Tiết 2

2/ Vẽ hình chữ nhật, hình vuông:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm BT 3, 4

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, nêu lại các bước vẽ hình chữ nhật, hình vuông.

- Muốn vẽ được hình vuông, em phải nhấn thêm phím gì?

3/ Vẽ hình e-líp, hình tròn :

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm BT 5, 6, 7

- Đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, nêu lại các bước vẽ hình elip, hình tròn

- GV : Nhắc lại cách vẽ Đường cong cho HS. 

    4) Củng cố, dặn dò:

    - Em hãy nhắc lại các công cụ vẽ ?

    - Ôn tập lại các thao tác vẽ với các công cụ đã học.

   - Xem trước Bài: Sử dụng bình phun màu.

    5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

- Thảo luận nhóm 4 và trả lời bài tập

 

 

- HS: Lắng nghe

 

- Thảo luận nhóm đôi và trả lời bài tập

 

- HS: Lắng nghe

 

 

 

 

 

- Thảo luận nhóm đôi và trả lời bài tập

 

- HS: Lắng nghe

 

- Trả lời phím Shift

 

- Thảo luận.

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:

Bài 2: SỬ DỤNG BÌNH PHUN MÀU 

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh biết sử dụng công cụ bình phun màu .

- Học sinh sử dụng thành thạo chuột để vẽ hình, sử dụng các công cụ vẽ và các phương pháp vẽ để tạo thành hình đẹp nhất.

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9’

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

23

 

5’

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Sử dụng bình phun màu.

 - GV: Giới thiệu cho HS các bước thực hiện.

1/ Làm quen với bình phun màu:

* Các bước thực hiện:

 - Chọn công cụ Bình phun màu trong hộp công cụ.

 - Chọn kích cỡ vùng phun ở dưới hộp công cụ.

 

 

 

 - Chọn màu phun.

 - Kéo thả chuột trên vùng muốn phun .

- Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.

- Thực hành thao tác mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

* Chú ý: Kéo thả nút trái chuột để phun bằng màu tô, kéo thả nút phải chuột để phun bằng màu nền.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS sử dụng bình phun màu với những kích cỡ khác nhau.

 

 

 

Tiết 2

2/ Dùng bình phun màu trong tranh vẽ:

- Các em có thể dùng bình phun màu để vẽ cái cây thay vì dùng bút chì sẽ sinh động hơn.

- Ngoài ra em có thể dùng bình phun màu để vẽ các quả trên cây hay vẽ các bông hoa.

- Hướng dẫn HS vẽ sông bằng bình phun màu....

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1, T2 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện phun màu?

     - Xem trước Bài: Viết chữ lên hình vẽ.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Nêu các bước.

- HS: Lên thực hành.

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuần:

Bài 3: Viết chữ lên hình vẽ

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Nhận biết công cụ viết chữ lên hình. Biết chỉnh font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ và màu nền cho chữ. Biết biểu tượng trong suốt trong hộp công cụ.

- Học sinh biết các thao tác để viết chữ lên tranh. Học sinh phân biệt được và sử dụng có mục đích hai kiểu viết chữ lên tranh: trong suốt và không trong suốt.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12’

 

5’

 

 

 

 

10

 

20’

 

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước thực hiện phun màu?

Trả lời:  Các bước thực hiện:

 - Chọn công cụ Bình phun màu trong hộp công cụ.

 - Chọn kích cỡ vùng phun ở dưới hộp công cụ.

 - Chọn màu phun.

 - Kéo thả chuột trên vùng muốn phun .

3)     Bài mới: Viết chữ lên hình vẽ.

 - GV: Giới thiệu các bước viết chữ lên hình.

1) Làm quen với công cụ viết chữ:

* Các bước thực hiện:

- Chọn công cụ trong hộp công cụ.

- Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ.

- Gõ chữ vào khung chữ.

- Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc.

- Yêu cầu HS nêu các bước viết chữ.

- Thực hành mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành

- GV: Giới thiệu cho HS cách chọn chữ viết.

2) Chọn chữ viết:

- Trước khi gõ chữ vào khung chữ ta có thể chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ trên thanh công cụ Font.

- Thanh công cụ Font sẽ được hiện ra khi em chọn công cụ và nháy chuột vào vùng vẽ.

- Nếu thanh công cụ Font không xuất hiện thì vào: View->Text Toolbar hoặc nháy chuột phải vào khung chữ và chọn Text Toolbar.

- Thực hành mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

Tiết 2

3/ Hai kiểu viết chữ lên tranh:

- Cũng giống như khi dùng công cụ chọn , khi nháy chuột vào công cụ viết chữ sẽ xuất hiện hai biểu tượng trong suốt và không trong suốt.

- Làm thực hành cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

* Luyện tập:

- Thực hành mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên thực hành.

* Thực hành :

- GV : Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành trang 27 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Em hãy nhắc lại các bước Viết chữ lên hình vẽ?

     - Xem trước Bài 4 : Trau chuốt hình vẽ.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Nêu các bước.

- HS: Thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Thực hành.

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

- HS: Thực hành.

- HS: Luyện tập.

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :

Bài 4: TRAU CHUỐT HÌNH VẼ 

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Nhận biết công cụ nhằm giúp tinh chỉnh hình vẽ: phóng to. Biết cách hiển thị bức tranh dưới dạng lưới. Biết các công cụ nhằm giúp tạo những hình mới do biến đổi hình ban đầu qua một phép biến hình: phép đối xứng trục, phép quay,…

- Học sinh biết các thao tác để phóng to hình. Học sinh biết hiển thị trang dưới dạng lưới để trau chuốt hình vẽ. Học sinh biết xoay hình để tạo hình cho bức tranh thêm phong phú.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7’

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước Viết chữ lên hình vẽ?

Trả lời:  Các bước thực hiện :

- Chọn công cụ trong hộp công cụ.

- Nháy chuột vào vị trí mà em muốn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ.

- Gõ chữ vào khung chữ.

- Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc.

Câu hỏi : Em hãy cho biết khi viết chữ để không làm che lấp phần hình nằm dưới em dùng biểu tượng nào ?

Trả lời : Dùng biểu tượng “Trong suốt” .

3)     Bài mới: Trau chuốt hình vẽ.

- GV: Giới thiệu cho HS cách dùng công cụ phóng to hình vẽ.

1) Công cụ phóng to hình vẽ:

* Các bước thực hiện :

- Chọn công cụ trong hộp công  cụ, con trỏ chuột trở thành hình chiếc kính lúp .

- Chọn độ phóng to 2x, 6x, hoặc 8x ở phía dưới hộp công cụ hoặc nháy chuột vào hình vẽ.

* Các bước thu hình vẽ về kích cỡ thực:

- Chọn công cụ trong hộp công cụ.

- Chọn 1x ở phía dưới hộp công cụ hoặc nháy chuột vào hình vẽ.

 

* Chú ý: Thao tác viết chữ không thực hiện được khi hình vẽ đang được phóng to.

- Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

 

- GV : Giới thiệu cho HS cách hiển thị bức tranh trên nền lưới.

2) Hiển thị bức tranh trên nền lưới:

* Các bước thực hiện:

- Phóng to hình vẽ.

- Vào View->Show Gird.

- Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài thực hành trang 30 của SGK.

Tiết 2

- GV : Giới thiệu cho HS cách lật và quay hình vẽ.

3/ Lật và quay hình vẽ :

* Các bước thực hiện:

- Dùng công cụ chọn để chọn hình

- Chọn Image -> Flip/Rotate…

- Chọn kiểu lật hoặc quay mà em muốn thực hiện

* Có các kiểu lật và quay hình vẽ sau:

   + Flip horizontal : Lật theo chiều nằm ngang.

   + Flip Vertical : Lật theo chiều thẳng đứng.

   + Rotate by angle: Quay một góc 900 hoặc 1800 hoặc 2700.

- Làm mẫu cho HS quan sát, gọi HS lên làm thực hành.

* Luyện tập:

- GV: Hướng dẫn HS luyện tập.

      4) Củng cố, dặn dò:

-         Em hãy nhắc lại các bước phóng to hình vẽ?

-         Xem tiếp Bài 5: Thực hành tổng hợp.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành luyện tập.

 

 

Rút kinh nghiệm:

..............................................................

..............................................................                           

 

 

 

 

 

 

Tuần:

Bài 5: Thực hành tổng hợp

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Biết được các công cụ tinh chỉnh hình, trau chuốt hình thêm mịn và đẹp hơn.

- Học sinh sử dụng thành thao các công cụ đã học để vẽ tranh đẹp hơn.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

19

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35’

 

 

 

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Thực hành tổng hợp.

1/ Nhắc lại:

- Chia lớp thành 4 nhóm chơi trò chơi nêu ra các công cụ vẽ vừa mới học.

- GV: Nhận xét và nêu các kiến thức đã học.

2/ Ôn tập:

- Em hãy nêu các bước sử dụng công cụ bình phun màu?

- Nêu các bước sử dụng công cụ viết chữ lên hình vẽ?

- Nêu các bước sử dụng công cụ phóng to hình vẽ?

- Nêu các bước sử dụng công cụ hiển thị tranh ở dạng lưới?

- Nêu các bước sử dụng công cụ lật và quay hình?

- Nhận xét, nhắc lại kiến thức đã học.

- Yêu cầu HS lên thực hành lại các thao tác đã học.

Tiết 2

3) Thực Hành:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, làm bài thực hành trong SGK và trình bày.

- Nhật xét, hướng dẫn HS làm thực hành

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Xem tiếp Chương 3: Học và chơi cùng máy tính.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Thảo luận và trả lời.

- HS: Lắng nghe.

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Thực hành.

 

 

 

- HS: Thảo luận và tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 

 


Tuần:

CHƯƠNG 3: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH

Bài 1: Học toán với phần mềm Cùng học toán 5

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Sử dụng phần mềm để học và ôn luyện số thập phân, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

-         Sử dụng phần mềm để tự làm bài kiểm tra trên máy tính có đánh giá, sử dụng các thao tác với bàn phím và chuột để giao tiếp với máy tính

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

35’

 

 

 

 

5’

35’

 

 

 

5’

30

 

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Học toán với phần mềm Cùng học toán 5.

- GV: Giới thiệu phần mềm.

1/ Giới thiệu phần mềm cùng học toán 5:

- Là phần mềm giúp em học, ôn luyện và làm bài tập môn toán theo chương trình SGK.

- Em sẽ được học số thập phân, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

- Ngoài ra, phần mềm còn giúp em luyện các thao tác sử dụng chuột và bàn phím.

2/ Màn hình khởi động của phần mềm:

- Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm.

- Để vào chương trình, em nháy chuột tại dòng chữ Bắt đầu trên cánh cổng.

3/ Thực hiện một bài toán:

- Để điền số, em nháy chuột vào các nút số ở góc phải màn hình hoặc gõ các số tương ứng vào.

- Để điền dấu, em nháy chuột vào các dấu tương ứng trên màn hình hoặc gõ trực tiếp vào.

- Nháy chuột lên nút  Kiểm tra kết quả   để xem kết quả đúng hay sai.

- Để làm lại phép tính từ đầu, em nháy chuột lên nút Làm lại từ đầu .

- Để chuyển sang câu tiếp theo em nháy nút Làm bài khác.

4/ Kết thúc ôn luyện:

- Để quay về màn hình chính em nháy nút Đóng cửa sổ.

- Để thoát khỏi phần mềm, em nháy chuột lên nút Thoát khỏi chương trình .

Tiết 2

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

Tiết 3

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

Tiết 4

- Nhắc lại cách luyện tập cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành làm các dạng toán trên màn hình chính.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước bài: Học xây lâu đài bằng phần mềm SAND CASTLE BUILDER.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuần:

                        Bài 2: Học xây lâu đài bằng phần mềm SAND CASTLE BUILDER

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         HS hiểu ý nghĩa và chức năng chính của phần mềm là xây dựng các công trình kiến trúc dựa trên các công cụ và nguyên liệu có sẵn.

-         Thông qua phần mềm em sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và học tập.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

5’

35

 

 

5’

30’

 

3’

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Học xây lâu đài bằng phần mềm SAND CASTLE BUILDER.

- GV: Giới thiệu phần mềm.

1/ Giới thiệu phần mềm:

- SAND CASTLE BUILDER là phần mềm đơn giản nhưng rất hấp dẫn và thú vị với các em nhỏ. Phần mềm sẽ giúp em thiết kế và xây dựng các ngôi nhà, thành lũy, lâu đài nguy nga từ các vật liệu nhỏ, đơn giản. Em sẽ được hoàn toàn tự do trong sáng tạo và thiết kế xây dựng của mình. Thông qua phần mềm em sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và học tập.

  - Phần mềm còn giúp em luyện tập thao tác sử dụng chuột.

- GV: Giới thiệu màn hình làm việc của phần mềm.

2/ Màn hình làm việc chính của phần mềm:

- Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm.

- Nháy chuột lên dòng chữ Play Sand Castle Builder để bắt đầu vào màn hình chính của phần mềm. Để thoát khỏi phần mềm, em hãy nháy chuột lên dòng chữ EXIT.

- Trên màn hình chính là một mặt bằng, đó là nơi em sẽ xây dựng các ngôi nhà, lâu đài. Phía dưới màn hình là hai xô nhỏ: xô bên phải đầy cát và xô bên trái không có cát. Xô đầy cát là nơi chứa các vật liệu để xây nhà, xô còn lại là nơi thực hiện một số lệnh hay dùng trong quá trình làm việc với phần mềm.

- GV: Giới thiệu các công cụ làm việc chính của phần mềm.

3/ Các công cụ làm việc chính:

- Để làm xuất hiện các thanh công cụ vật liệu, hãy nháy chuột lên xô cát bên phải màn hình. Em sẽ thấy xuất hiện một thanh chứa các vật liệu xây dựng như khung nhà, ống khói, cửa sổ, tường, cổng thành,… Đây chính là những vật liệu em cần đưa vào bãi để tạo ra các sản phẩm khác nhau.

- Muốn dùng một vật liệu nào đó hãy nháy chuột lên biểu tượng của nó. Trên thanh công cụ lúc này chỉ xuất hiện loại vật liệu đã chọn nhưng với các kích thước khác nhau. Ở trạng thái này vật liệu đã sẵn sàng để xây dựng.

- Nháy chuột tiếp lên xô cát sẽ làm xuất hiện các thanh công cụ vật liệu khác.

- Muốn ẩn thanh công cụ này hãy nháy chuột lên một vị trí trống bất kì trên thanh công cụ.

Tiết 2

- GV: Giới thiệu các thao tác chính với vật liệu.

4/ Các thao tác chính với các vật liệu:

- Có 6 thao tác:

   + Đưa vật liệu vào bãi: Khi một vật liệu đã ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, em chỉ cần dùng chuột kéo thả các vật liệu này từ thanh công cụ vào bãi. Với mỗi vật liệu sẽ có ba hình tương ứng với ba kích thước khác nhau, em có thể sử dụng bất kì loại nào trong chúng.

    + Di chuyển vật liệu: Nếu đã chuyển được vật liệu vào bãi thì sau đó có thể dịch chuyển vị trí của chúng bằng cách dùng chuột kéo thả các vật liệu này.

    + Thay đổi vị trí trước, sau (trên, dưới) giữa các vật liệu: Nếu hai vật liệu cùng nằm tại một vị trí trên màn hình thì phải có một vật ở phía trước, một vật ở phía sau. Muốn chuyển một vật liệu từ phía trước ra phía sau hoặc ngược lại, em chỉ cần nháy đúp chuột lên vật liệu này.

   + Xóa một vật liệu: Muốn xóa một vật liệu trên bãi hãy kéo thả nó vào xô không có cát, phía dưới bên trái màn hình.

   + Xây dựng lại từ đầu: Muốn làm lại từ đầu, nháy chuột lên xô không có cát, sau đó nháy nút  .

   + Sử dụng lại vật liệu khác: Muốn sử dụng các vật liệu khác, nháy chuột lên xô cát bên phải.

5/ Một số mẫu lâu đài, thành lũy:

- GV: Giới thiệu một số mẫu lâu đài, thành lũy của phần mềm ở trang 50, 51, 52 của SGK.

6/ Kết thúc làm việc với phần mềm:

- Muốn ra khỏi màn hình làm việc chính hãy nháy chuột vào xô không có cát, sau đó nháy chuột vào dòng chữ Exit.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

Tiết 3

- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

Tiết 4

- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tuần:

      Bài 3: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         HS hiểu được các chức năng chính của phần mềm và có thể thao tác thành thạo với trò chơi chính của phần mềm và nhận biết các vị trí khác nhau của hai bức tranh.

-         Giúp HS rèn luyện trí nhớ và kĩ năng quan sát nhanh.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

5’

35’

 

 

 

5’

30

 

3

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Luyện tập nhanh tay tinh mắt với phần mềm The Monkey Eyes.

- GV: Giới thiệu phần mềm.

1/ Giới thiệu phần mềm:

- The Monkey Eyes (Mắt Khỉ) một phần mềm rèn luyện trí nhớ và kĩ năng quan sát nhanh rất thú vị và bổ ích cho các bạn học sinh nhỏ tuổi.

- Nhiệm vụ của em là phải chỉ ra các vị trí khác nhau giữa hai bức tranh. Em cần nháy chuột chính xác lên vị trí khác nhau nằm trên một trong hai bức tranh. Thời gian để suy nghĩ rất ngắn và em phải thật nhanh tay để có thể thắng cuộc.

- Phần mềm còn giúp em luyện tập thao tác sử dụng chuột.

- GV: Giới thiệu cách khởi động phần mềm.

2/ Khởi động phần mềm:

- Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm.

 - Nháy chuột vào vị trí bất kì để vào màn hình chính của phần mềm.

Tiết 2

- GV: Giới thiệu cách bắt đầu bài luyện tập.

3/ Bắt đầu bài luyện tập:

- Để bắt đầu bài luyện nhanh tay tinh mắt, em thực hiện một trong hai cách sau:

   + Nhấn phím F2.

   + Nháy chuột vào hình ngôi sao, chọn Game ->Start New Game.

* Em nhìn thấy gì trên màn hình khi bắt đầu trò chơi?

- Hai bức tranh thật sinh động và rất giống nhau sẽ xuất hiện trên hai ngăn trái và phải của màn hình. Nhiệm vụ của em phải làm lúc này là tìm thật nhanh xem hai bức tranh này có những khác nhau gì và ở vị trí nào.

- Hai bức tranh sẽ có đúng năm vị trí khác nhau. Nếu tìm thấy một vị trí khác nhau giữa hai bức tranh, hãy nháy chuột chính xác lên vị trí vừa tìm thấy.

- Thời gian để em quan sát và tìm ra các vị trí khác nhau giữa hai bức tranh là rất ngắn. Tại vị trí là một đồng hồ cát đếm ngược chỉ ra thời gian còn lại để làm bài luyện này. Thời gian được tính bằng giây.

- Mỗi lần tìm ra được một vị trí chính xác trên màn hình em sẽ được thưởng điểm. Em có thể xem điểm của mình tại vị trí . Nếu tìm được toàn bộ 5 vị trí khác nhau giữa hai bức tranh thì sẽ được thưởng thêm rất nhiều điểm nữa.

- Với mỗi lần khởi động phần mềm, em sẽ chỉ được phép đoán sai năm lần (hay em chỉ được phép có năm lần chơi). Tại vị trí  của màn hình chỉ ra số lượt chơi còn lại. Mỗi lần nháy chuột  sai vị trí em sẽ mất một lượt chơi.

* Các thao tác cần thực hiện:

- Nếu tìm thấy một vị trí khác nhau giữa hai bức tranh, hãy nháy chuột lên vị trí này. Nếu đúng, thanh tiến độ phía dưới màn hình sẽ thể hiện tăng lên một vạch và em được thưởng điểm, ngược lại em sẽ mất một lượt chơi, số lượng biểu tượng sẽ giảm đi 1.

- Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, có thể nhờ sự giúp đỡ cửa máy tính (nhiều nhất 5 lần). Nhấn phím F3 để yêu cầu trợ giúp. Trên màn hình sẽ xuất hiện những hình chữ nhật nhấp nháy, đó chính là những vị trí cần tìm. Phía dưới bên trái màn hình là hình các quả táo , đó là số lần trợ giúp còn lại chưa dùng đến.

- Nếu muốn tạm dừng cuộc chơi (nghỉ giải lao) hãy nhấn phím F4. Hai bức tranh sẽ tạm thời bị che khuất, Nhấn phím F4 để tiếp tục chơi.

-> Nếu tìm thấy hết các vị trí khác nhau trên hai bức tranh trước thời hạn tức là em đã thắng, phần mềm sẽ đưa ra một thông báo chúc mừng và hướng dẫn em mở tiếp hai bức tranh khác. Cứ như vậy em tiếp tục được chơi cho đến khi phát hiện hết các điểm khác nhau của tất cả các cặp tranh có trong phần mềm. Khi đó em sẽ là người chiến thắng tuyệt đối khi đó em sẽ nhận được một lời chúc mừng và được ghi tên trong danh sách những người đã từng tham gia trò chơi này và đạt điểm cao.

- GV: Giới thiệu cách kết thúc trò chơi.

4/ Kết thúc trò chơi:

  - Muốn kết thúc trò chơi em hãy nhấn phím ESC, nếu nhấn phím này trong khi đang chơi thì sẽ xuất hiện hộp thoại và em nháy chuột vào nút Yes để thoát khỏi phần mềm.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

Tiết 3

- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.

Tiết 4

- Nhắc lại quy tắc chơi cho HS.

* Thực hành:

- GV:Hướng dẫn cho HS thực hành.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Chương 4: Em tập gõ 10 ngón.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Lắng nghe.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 

 


Tuần:

Chương 4: EM TẬP GÕ 10 NGÓN

Bài 1: Những gì em đã biết

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt, biết được tác dụng của việc gõ 10 ngón.

- Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Những gì em đã biết.

- GV: Em hãy cho biết cách đặt tay trên bàn phím?

1/ Nhắc lại các quy định gõ bàn phím:

- Sơ đồ bàn phím và quy định các ngón tay phụ trách các phím được mô tả trong hình 66 trang 59 của SGK.

- GV: Em hãy cho biết phím cách dùng để làm gì?

2/ Ý nghĩa và cách gõ phím cách:

- Phím cách là phím dài nhất trên bàn phím. Phím này dùng để gõ dấu cách giữa hai từ trong câu. Giữa hai từ chỉ cần gõ một dấu cách. Phím cách do hai ngón cái phụ trách.

- GV: Em hãy cho biết phím Shift dùng để làm gì?

3/ Quy tắc gõ phím Shift:

- Phím Shift dùng để gõ các kí tự trên và các chữ in hoa. Phím Shift cần được gõ đồng thời với các phím khác trên bàn phím. Phím Shift do hai ngón út phụ trách.

* Chú ý:

- Nếu đèn Caps Lock bật sáng thì hiệu ứng gõ chữ in hoa, in thường bị đảo lại: gõ phím sẽ trở thành chữ in hoa, gõ cùng phím Shift sẽ được in thường.

- Đèn Caps Lock không ảnh hưởng đến quy định gõ các kí tự trên với phím Shift.

* Thực Hành:

- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B1, B2, B3 trang 64 của SGK.

 

Tiết 2

- GV: Giới thiệu cho HS cách dùng tên đã đăng kí để truy cập vào Mario?

4/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:

- Để phần mềm đánh giá được quá trình rèn luyện và học tập gõ bàn phím em cần đăng kí tên truy cập vào Mario.

- Nếu đã khởi tạo tên từ trước và đã dùng Mario để luyện tập thì mỗi lần chạy phần mềm cần nạp tên của mình để Mario theo dõi kết quả học tập. Mỗi lần được khởi động, Mario sẽ tự động nạp tên người dùng gần nhất trước đó.

5/ Ôn luyện:

- Luyện gõ hàng phím cơ sở:

   + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Home Row Only.

   + Nháy chuột tại khung tranh số 2.

   + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.

- Luyện gõ hàng phím cơ sở và hàng phím trên:

   + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Top Row.

   + Nháy chuột tại khung tranh số 2.

   + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.

- Luyện gõ hàng phím cơ sở, hàng phím trên và hàng phím dưới:

   + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Bottom Row.

   + Nháy chuột tại khung tranh số 2.

   + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.

- Luyện gõ các hàng phím và hàng phím số:

   + Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Numbers.

   + Nháy chuột tại khung tranh số 2.

   + Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Thực Hành:

- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B4, B5, B6 trang 64 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

-         Em hãy nhắc lại cách đặt tay trên bàn phím?

-         Xem tiếp Bài: Luyện gõ các kí tự đặt biệt.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Xem sách và trả lời.

 

 

 

 

- HS: Ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 


Tuần:

Bài 2: Luyện gõ các kí tự đặc biệt

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Biết cách gõ các kí tự đặc biệt.

- Vận dụng để gõ các kí tự đặc biệt.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 3

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Luyện gõ các kí tự đặc biệt.

- GV: Giới thiệu cho HS cách các kí tự đặc biệt.

1/ Cách gõ các kí tự đặc biệt:

- Các kí tự thường dùng không phải là chữ cái và chữ số được gọi là các kí tự đặc biệt. Trên bàn phím có hai khu vực chứa kí tự đặc biệt:

    + Khu vực các kí tự đặc biệt nằm trên hàng phím số.

    + Khu vực các kí tự đặc biệt bên phải bàn phím. Tất cả các kí tự đặc biệt này đều do ngón út phụ trách.

2/ Cách kết hợp kí tự đặc biệt với phím Shift:

- Các kí tự đặc biệt trên hàng phím số phải gõ cùng với phím Shift.

- Các kí tự đặc biệt trong khu vực phím bên phải nếu là kí tự trên thì phải gõ cùng với phím Shift bên trái.

 * Thực Hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Word.

 Tiết 2

- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Mario.

3/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:

* Luyện gõ các kí tự đặc biệt mức rời rạc:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Symbol.

- Nháy chuột tại khung tranh số 1.

- Gõ các chữ, số và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Luyện gõ các kí tự đặc biệt mức nhóm:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Symbol.

- Nháy chuột tại khung tranh số 2.

- Gõ các chữ và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Ôn luyện toàn bộ bàn phím:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Keyboard.

- Nháy chuột tại khung tranh số 1.

- Gõ các chữ, số và kí tự đặc biệt xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Em hãy nhắc lại cách gõ các kí tự đặc biệt?

      - Xem tiếp Bài 3: Luyện gõ từ và câu.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 3: Luyện gõ từ và câu

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Biết cách gõ từ và câu.

- Vận dụng gõ từ và câu.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19’

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

10’

 

 

5

 

 

 

2

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Luyện gõ từ và câu.

- GV: Giới thiệu cho HS thế nào là một từ, câu, đoạn văn bản.

1/ Thế nào là một từ soạn thảo, một câu, một đoạn văn bản:

- Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo bao gồm một vài chữ cái viết liền nhau. Các từ soạn thảo viết cách nhau qua dấu cách hoặc các dấu tách câu như dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu chấm than (!),…

- Câu: Một câu bao gồm một hay nhiều từ và thường được kết thúc bởi các kí tự kết thúc câu như dấu chấm (.), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!),…

- Đoạn văn bản: Đoạn văn bản bao gồm một số câu hoàn chỉnh và được kết thúc bằng dấu xuống dòng. Khi gõ văn bản, phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản và xuống dòng.

- GV: Giới thiệu cho HS cách gõ một từ soạn thảo.

2/ Cách một từ soạn thảo:

- Các kí tự (chữ cái) trong một từ soạn thảo cần được gõ nhanh, chính xác và liên tục. Giữa các từ soạn thảo gõ một dấu cách để phân biệt. Không nên dừng tay trong khi đang gõ một từ soạn thảo.

- Sau khi kết thúc một từ soạn thảo, một câu hoặc một đoạn văn bản có thể dừng tay nghỉ để chuẩn bị gõ sang câu hoặc từ soạn thảo tiếp theo.

- GV: Giới thiệu cho HS cách gõ phím Enter.

3/ Cách gõ phím Enter:

- Phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh và xuống dòng. Phím Enter do ngón út tay phải phụ trách.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2 của SGK.

Tiết 2

- GV: Hướng dẫn cho HS luyện gõ với phần mềm Mario.

4/ Luyện gõ bằng phần mềm Mario:

* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Home Row Only.

- Nháy chuột tại khung tranh số 3.

- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở và hàng phím trên:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Top Row.

- Nháy chuột tại khung tranh số 3.

- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Luyện gõ từ tại hàng phím cơ sở, hàng phím trên và hàng phím dưới:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Bottom Row.

- Nháy chuột tại khung tranh số 3.

- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Luyện gõ từ, số tại các hàng phím và hàng phím số:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Numbers.

- Nháy chuột tại khung tranh số 3.

- Gõ các từ và số xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài tập B1, B2, B3 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Em hãy nhắc lại thế nào là từ soạn thảo?

     - Em hãy nhắc lại thế nào là đoạn văn bản?

     - Xem trước Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 4: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Nhớ lại cách đặt tay, quy tắc gõ phím.

- Vận dụng để gõ tất cả các phím

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

3

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.

- GV: Nhắc lại cách gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario

1/ Ôn luyệntoàn bàn phím bằng phần mềm Mario:

* Ôn luyện toàn bàn phím mức rời rạc:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All Keyboard.

- Nháy chuột tại khung tranh số 1.

- Gõ chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ đơn giản:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All Keyboard.

- Nháy chuột tại khung tranh số 2.

- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Ôn luyện toàn bàn phím mức gõ các từ tổng quát:

- Nháy chuột chọn mục Lessons -> Add Keyboard.

- Nháy chuột tại khung tranh số 3.

- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành.

Tiết 2

- GV: Giới thiệu cho HS cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím.

2/ Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím:

- Mục đích chính của việc luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón là khả năng gõ nhanh và chính xác.

- Mỗi khi em hoàn chỉnh một bài luyện tập cụ thể, mario sẽ hiện một cửa sổ thông báo kết quả bài luyện vừa thực hiện trong đó có hai chỉ số đánh giá là WPMTỉ lệ chính xác.

   + WPM – số từ gõ chính xác trong một phút là giá trị chính dùng để đánh giá khả năng gõ bàn phím nhanh và chính xác.

   + Tỉ lệ chính xác được tính bằng tỉ số giữa các kí tự đúng trên tổng số phím đã gõ. Giá trị này được quy định thành tỉ lệ phần trăm. Số này càng cao thì khả năng gõ phím chính xác của em càng tốt.

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B1, B2, B3, B4 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

-         Xem trước Chương 5: Em tập soạn thảo.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Chương 5: EM TẬP SOẠN THẢO

Bài 1: Những gì em đã biết

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo Word, nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng, học sinh biết gõ chữ thường không dấu.

-         Học sinh nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong việc soạn thảo.

-         Có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

 

10’

 

 

 

5’

 

5’

 

 

5’

 

5’

 

 

 

15’

 

 

 

 

 

 

10’

 

3

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Những gì em đã biết.

- GV: Cho HS nhắc lại hình dạng của những biểu tượng dùng để trình bày chữ, các nút lệnh căn lề, các nút lệnh dùng để sao chép văn bản.

- Các nút lệnh dùng để trình bày chữ:

 

- Các nút lệnh dùng để căn lề:

 

- Các nút lệnh dùng để sao chép văn bản:

 

- GV: Cho HS nhắc lại cách trình bày chữ trong văn bản như: Chọn phông chữ, cỡ chữ, trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân.

1/  Trình bày chữ trong văn bản:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài B1, B2 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1 của SGK.

- GV: Cho HS nhắc lại cách căn lề.

2/ Căn lề:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài B3 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T2 của SGK.

Tiết 2

- GV: Cho HS nhắc lại cách sao chép, di chuyển văn bản.

3/ Sao chép, di chuyển văn bản:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài B4, B5 của SGK.

* Chú ý: Em có thể di chuyển một phần văn bản bằng cách chọn phần văn bản đó rồi kéo thả chuột tới vị trí mong muốn.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T3 của SGK.

- Ngoài ra, em có thể thay đổi màu chữ cho đẹp mắt.

* Các bước thực hiện:

- Chọn đoạn văn bản cần đổi màu chữ.

- Nháy chuột ở mũi tên bên phải nút Màu chữ .

- Nháy chuột để chọn màu chữ em muốn.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T4 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Tạo bảng trong văn bản.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Nhắc lại.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Nhắc lại.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 2: Tạo bảng trong văn bản

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết cách tạo bảng trong văn bản.

-         Học sinh biết tác dụng của công cụ tạo bảng trong thực tế để sắp xếp tra cứu các thông tin với nhau.

-         Có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20’

 

14’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

5’

 

 

 

 

 

23’

 

 

5

 

 

 

 

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Tạo bảng trong văn bản.

- GV: Giới thiệu cho HS cách tạo bảng.

1/ Tạo bảng:

* Các bước thực hiện:

- Chọn nút lệnh Insert Table  (chèn bảng) trên thanh công cụ.

- Kéo thả chuột để chọn số hàng và số cột cần thiết cho bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS  làm bài thực hành T1, T2 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS các thao tác trên bảng.

2/ Thao tác trên bảng:

a/ Thao tác trên các hàng của bảng:

* Xóa hàng:

- Đặt con trỏ soạn thảo vào hàng cần xóa.

- Chọn Table -> Delete -> Rows.

* Chú ý: Nếu nhấn phím Delete trên bàn phím thì em chỉ xóa được nội dung của các ô trong hàng chứ không xóa được hàng của bảng.

* Chèn hàng:

- Đặt con trỏ soạn thảo vào một hàng.

- Chọn Table -> Insert -> Rows Above (chèn phía trên).

* Chú ý: Nếu trong bước 2 ở trên, em chọn Table -> Insert -> Rows Below, hàng mới sẽ được chèn vào phía dưới hàng em đã đặt con trỏ soạn thảo.

Tiết 2

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS  làm bài thực hành T3 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS thao tác căn lề văn bản trên bảng.

b/ Căn lề văn bản trong ô của bảng:

* Các bước thực hiện:

- Đặt con trỏ soạn thảo vào nội dung trong một ô của bảng.

- Nháy một trong các nút lệnh , ,   hoặc để căn chỉnh nội dung của ô theo yêu cầu.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS  làm bài thực hành T4, T5, T6 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện tạo bảng?

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện xóa hàng?

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện chèn hàng?

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện căn lề văn bản trong ô của hàng?

      - Xem trước Bài: Chèn tệp hình vẽ vào văn bản.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 3: Chèn tệp hình vẽ vào văn bản

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết cách chèn hình vẽ vào văn bản.

-         Tạo hứng thú rèn kỹ năng soạn thảo và có niềm vui mỗi khi tạo được văn bản cân đối và trang trí bằng những hình ảnh đẹp

-         Có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33’

 

5’

 

 

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước thực hiện tạo bảng?

Trả lời:

* Các bước thực hiện:

- Chọn nút lệnh Insert Table  (chèn bảng) trên thanh công cụ.

- Kéo thả chuột để chọn số hàng và số cột cần thiết cho bảng.

Câu hỏi: Em hãy nêu các bước thực hiện căn lề văn bản trong ô của bảng?

Trả lời:

* Các bước thực hiện:

- Đặt con trỏ soạn thảo vào nội dung trong một ô của bảng.

- Nháy một trong các nút lệnh , ,   hoặc để căn chỉnh nội dung của ô theo yêu cầu.

3)     Bài mới: Chèn tệp hình vẽ vào văn bản.

- GV: Cho HS quan sát đoạn văn trang 89 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS các bước thực hiện chèn tệp hình vẽ vào văn bản.

* Các bước thực hiện:

- Đặt con tr văn bản tịa v trí muốn chèn ảnh.

- Chọn Insert\ picture\ From File..

-> Cửa sổ chèn ảnh hiện ra như hình 74 của SGK, em tìm chọn thư mục chứa ảnh và chọn một ảnh ưng ý để chèn vào văn bản với các bước tiếp theo như hình minh họa.

 

Tiết 2

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành trang 90 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện chèn tệp hình vẽ vào văn bản?

      - Xem trước Bài: Thực hành tổng hợp.

      5) Nhận xét:

 

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Quan sát.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 


Tuần:

Bài 4: Thực hành tổng hợp

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết cách gõ văn bản đơn giản và biết cách sửa văn bản với các phím xóa.

-         Học sinh thành thạo việc sửa chữa, trình bày văn bản đẹp theo yêu cầu.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

 

10

 

 

 

29’

 

 

35

 

3

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2)     Kiểm tra bài cũ:

3)     Bài mới: Thực hành tổng hợp.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước chọn văn bản, trình bày chữ đậm, nghiêng, căn lề, thay đổi phông chữ, cỡ chữ, tạo bảng, chèn hình vẽ vào văn bản.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS  làm bài thực hành T1 của SGK.

Tiết 2

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS  làm bài thực hành T2, T3 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Chương 6: Thế giới Logo của em.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

CHƯƠNG 6: THẾ GIỚI LOGO CỦA EM

Bài 1: Tiếp tục với câu lệnh lặp

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh nhận dạng, cách viết và tác dụng của câu lệnh lặp lồng nhau.

-         Học sinh nhận thức được yếu tố hướng và yếu tố độ lớn trong câu lệnh của rùa.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

 

10’

 

20’

 

9’

 

 

 

15

 

 

 

5’

15

 

3

 

2’

Tiết 1

1)     Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

      3) Bài mới: Tiếp tục với câu lệnh lặp.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại câu lệnh lặp.

1/ Ôn lại câu lệnh lặp:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập B1, B2, B3 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1của SGK.

Tiết 2

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T2, T3 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS biết cách sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau.

2/ Sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập B4 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Thủ tục trong Logo.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 2: Thủ tục trong Logo

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Nhận biết được khái niệm thủ tục trong đời sống.

-         Nắm được các thành phần của một thủ tục trong Logo.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19’

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

25’

 

 

3

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Thủ tục trong Logo.

- GV: Giới thiệu cho HS biết thủ tục là gì?.

1/ Thủ tục là gì?

- Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó.

   - GV: Giới thiệu cho HS thủ tục trong Logo.

2/ Thủ tục trong Logo:

- Nếu gộp các câu lệnh vào một nhóm, đặt tên cho nhóm lệnh này thì em đã viết được một thủ tục trong Logo.

* Chú ý:

- Dùng chữ Việt không dấu để đặt tên cho thủ tục.

- Trong tên thủ tục không được có dấu cách, phải có ít nhất một chữ cái.

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập B1, B2, B3 của SGK.

Tiết 2

 - GV: Giới thiệu cho HS cách viết thủ tục trong Logo.

3/ Cách viết một thủ tục trong Logo:

- Trong Logo, để viết thủ tục Tamgiac1 ta làm các bước sau:

   + Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

   + Gõ lệnh edit “Tamgiac1 rồi nhấn phím Enter.

-> Ta nhận thấy hai từ toend đã được Logo tự động chèn vào để đánh dấu bắt đầukết thúc thủ tục. Sau từ to có một dấu cách, tiếp theo là tên thủ tục Tamgiac1.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2, T3 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Em hãy nhắc lại thủ tục là gì?

      - Xem trước Bài: Thủ tục trong Logo (tiếp).

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 3: Thủ tục trong Logo (tiếp)

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết gọi lại thủ tục trong cửa sổ lệnh.

-         Học sinh biết ghi lại các thủ tục thành một tệp.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

12’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13’

 

 

5’

 

 

 

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:  Em hãy cho biết thủ tục là gì?

Trả lời:

   - Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó.

Câu hỏi:  Trong Logo để viết thủ tục Tamgiac1 ta làm như thế nào?

Trả lời:

- Trong Logo, để viết thủ tục Tamgiac1 ta làm các bước sau:

   + Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

   + Gõ lệnh edit “Tamgiac1 rồi nhấn phím Enter.

3) Bài mới: Thủ tục trong Logo (tiếp).

- GV: Giới thiệu cho HS cách thực hiện một thủ tục.

1/ Thực hiện một thủ tục trong Logo:

  - Sau khi đã viết và ghi lại thủ tục trong bộ nhớ, em có thể thực hiện thủ tục này bằng cách gõ tên thủ tục trong ngăn gõ lệnh.

- Khi đó kết quả thực hiện thủ tục sẽ được hiện trên màn hình chính.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS cách lưu thủ tục trong Logo.

2/ Lưu lại các thủ tục trong Logo:

* Các bước thực hiện:

- Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

- Chọn một tên thích hợp, gợi nh ti công việc hiện tại dùng làm tên tệp, phần mở rộng của tên tệp nên chọn là lgo, theo gợi ý của phần mềm MSG Logo.

- Gõ lệnh SAVE “Tênthtục.lgo và nhấn phím Enter.

* Chú ý:

- Trong một bài học, em thường viết nhiều câu lệnh đơn lẻ và các thủ tục. Nhưng mỗi khi lưu tệp thì chỉ riêng các thủ tục được ghi lại.

- Các thủ tục trong tệp được sắp xếp lại theo vần chữ cái của tên thủ tục.

Tiết 2

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T4 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS cách nạp một tệp để làm việc.

3/ Nạp một tệp để làm việc:

* Các bước thực hiện:

- Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

- Nh lại tên tệp muốn nạp.

- Gõ lệnh LOAD “Tênthtục.lgo và nhấn phím Enter.

* Chú ý:

- Nếu tệp nạp vào có chứa một thủ tục có tên trùng với tên của thủ tục hiện đang có trong bộ nhớ thì thủ tục đang có trong bộ nhớ này bị thay thế bởi thủ tục có trong tệp nạp vào. Hãy cẩn thận!

- Nếu tệp định nạp không nằm trong thư mục ngầm định của Logo, em cần dùng lệnh File -> Load…, sau đó trong cửa sổ Open, em hãy chọn thư mục và tên tệp cần nạp.

- Có thể xem nội dung các thủ tục trong bộ nhớ bằng cách nháy chuột tại nút Edall (Edit All). Cũng có thể bắt đầu viết một thủ tục bằng cách nháy chuột tại nút Edall.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành  T5, T6 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện lưu thủ tục trong Logo?

      - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện nạp một tệp trong Logo?

      - Xem trước Bài: Thế giới hình học trong Logo.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 - HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................


Tuần:

Bài 4: Thế giới hình học trong Logo

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết cách tạo các hình học, thay đổi màu và nét bút trong Logo.

-         Học sinh tiếp tục luyện tập các kỹ năng làm việc với thủ tục trong Logo.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

20’

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

25’

 

3

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: 1. Em hãy cho biết các bước thực hiện lưu thủ tục trong Logo?

Trả lời: 

* Các bước thực hiện:

- Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

- Chọn một tên thích hợp, gợi nh ti công việc hiện tại dùng làm tên tệp, phần mở rộng của tên tệp nên chọn là lgo, theo gợi ý của phần mềm MSG Logo.

- Gõ lệnh SAVE “Tênthtục.lgo và nhấn phím Enter.

2. Em hãy cho biết các bước thực hiện nạp một tệp trong Logo?

Trả lời:

* Các bước thực hiện:

- Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.

- Nh lại tên tệp muốn nạp.

- Gõ lệnh LOAD “Tênthtục.lgo và nhấn phím Enter.

3) Bài mới: Thế giới hình học trong Logo.

- GV: Giới thiệu cho HS cách tạo các hình trang trí.

1/ Tạo các hình trang trí đa dạng:

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2 của SGK.

Tiết 2

- GV: Giới thiệu cho HS các câu lệnh để thay đổi màu và nét bút.

2/ Các câu lệnh để thay đổi màu và nét bút:

- Trước đây, các em đã biết cách thay đổi màu và nét bút bằng cách chọn Set -> PenColor… và Set -> PenSize… Nay em có thể viết câu lệnh để điều khiển các thay đổi này. Các câu lệnh được viết như SGK trang 113.

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài tập B1, B2 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Viết chữ và làm tính trong Logo.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 - HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................

 


Tuần:

Bài 5: Viết chữ và làm tính trong Logo

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh biết cách viết chữ và làm tính trong Logo.

-         Học sinh tiếp tục luyện tập các kỹ năng làm việc với thủ tục trong Logo.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

10’

 

 

 

25’

 

 

3’

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Viết chữ và làm tính trong Logo.

- GV: Giới thiệu cho HS cách viết chữ lên màn hình Logo.

1/ Viết chữ lên màn hình Logo:

- Để viết chữ lên màn hình Logo, em hãy dùng lệnh LABEL.

- Nếu em muốn viết vài từ lên màn hình thì phải viết các từ trong cặp ngoặc vuông [].

- Giống như trong phần vẽ hình, em có thể kết hợp các lệnh quay phải RT, quay trái LT với lệnh LABEL để có thể viết chữ lên màn hình theo hướng bất kì.

- GV: Giới thiệu cho HS cách viết chữ lên màn hình Logo.

2/ Thay đổi phông chữ, cỡ chữ:

- Cách dễ nhất để thay đổi phông chữ, cỡ chữ là chọn Set -> Label Font

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1 của SGK.

Tiết 2

- GV: Giới thiệu cho HS làm các phép tính trong Logo.

3/ Làm các phép tính trong Logo:

- Lệnh PRINT – Cho hiện trên màn hình kết quả các phép tính.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T2, T3, T4 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Thực hành tổng hợp.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

................................................................

................................................................

................................................................

................................................................


Tuần:

Bài 6: Thực hành tổng hợp

A/ Mục đích, yêu cầu:

-         Học sinh tạo các thủ tục khác nhau để ôn tập các câu lệnh đã học.

-         Học sinh tiếp tục luyện tập các kỹ năng làm việc với thủ tục trong Logo.

-         Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

15’

 

 

24’

 

 

 

35

 

3’

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Thực hành tổng hợp.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách viết các lệnh, các thủ tục trong Logo.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1 của SGK.

Tiết 2

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài tập B1, B2 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Chương 7: Em học nhạc.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................


Tuần:

Chương 7: EM HỌC NHẠC

Bài 1: Những gì em đã biết

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Ôn tập lại cho HS:

     + Cách khởi động Encore.

     + Dùng Encore để mở bản nhạc đã lưu trong máy.

- Học sinh có hứng thú với phần mềm và yêu thích học môn nhạc hơn.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

9’

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

5’

 

15’

 

 

3

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Những gì em đã biết.

* Nhớ lại: Em đã biết dùng phần mềm Encore để:

   + Mở bản nhạc và nghe nhạc.

   + Tập đọc nhạc.

   + Tập hát theo nhạc.

   + Tập đánh đàn ooc-gan qua bàn phím máy tính.

   + Dùng Encore thay nhạc cụ trong sinh hoạt văn nghệ tập thể.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2 của SGK.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại khuông nhạc là gì? Khóa sol là gì?

1/ Khuông nhạc, khóa sol:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài tập B1 của SGK.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại bảy nốt nhạc cơ bản.

2/ Cao độ:

- Bảy nốt nhạc cơ bản Đồ Rê Mi Pha Sol La Si được sắp xếp cao dần từ trái sang phải, mỗi nốt nhạc có cao độ riêng.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T3 của SGK.

 

 

Tiết 2

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại trường độ là gì?

3/ Trường độ:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài tập B2 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T4 của SGK.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại nhịp là gì? Phách là gì?

4/ Nhịp và phách:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài tập B3 của SGK.

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T5 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

      - Xem trước Bài: Ghi nhạc bằng Encore.

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Nhắc lại.

 

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Nhắc lại.

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

 

- HS: Nhắc lại.

- HS: Tiến hành làm bài tập.

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Nhắc lại.

 

- HS: Tiến hành làm bài tập.

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................


Tuần:

Bài 2: Ghi nhạc bằng Encore

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Hướng dẫn cho HS:

     + Soạn nhạc trên Encore.

     + Biết cách sắp xếp trang màn hình.

     + Ghi nhạc bằng Encore.

- HS biết cách thay đổi số chỉ nhịp, biết cách ghi nốt nhạc vào khuông nhạc.

- Học sinh có hứng thú với phần mềm và yêu thích học môn nhạc hơn.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

1’

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19’

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

 

5

 

 

 

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới: Ghi nhạc bằng Encore.

 - GV: Giới thiệu cho HS cách tạo một trang màn hình soạn thảo nhạc.

1/ Trang màn hình soạn thảo nhạc:

* Các bước thực hiện:

 - Nháy chuột chọn mục File -> New… (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N) để mở một trang màn hình mới trên Encore.

- Hộp thoại Choose Page Layout hiện ra. Nháy chuột chọn Single Staves (khuông đơn) và thay đổi các số trong mỗi ô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS thực hành tạo trang màn hình soạn thảo nhạc.

 - GV: Giới thiệu cho HS cách thay đổi số chỉ nhịp.

2/ Thay đổi số chỉ nhịp:

* Bài tập:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài tập của SGK.

Tiết 2

 * Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm bài thực hành T1 của SGK.

- GV: Giới thiệu cho HS cách ghi nốt nhạc vào khuông nhạc.

3/ Ghi nốt nhạc vào khuông nhạc:

* Các bước thực hiện:

 Dùng chuột kéo thả từng nốt nhạc từ thanh Notes lên một dòng nhạc hoặc vào một khe trên khuông nhạc.

 - Cứ làm như thế cho đến hết bản nhạc.

 * Xóa, sửa nốt nhạc:

- Để sửa một nốt nhạc sai, em cần xóa nốt nhạc đó rồi ghi thay bằng nốt nhạc đúng, có hai cách:

    + Nháy chuột vào vị trí bên phải nốt nhạc sai, rồi nhấn phím Backspace.

    + Dùng công cụ Tẩy trên thanh công cụ bằng cách nháy chuột vào nút rồi nháy chuột vào nốt nhạc cần xóa.

Tiết 3

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T2 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện tạo một trang màn hình soạn thảo nhạc?

     - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện ghi nốt nhạc vào khuông nhạc?

      - Xem trước Bài: Ghi nhạc bằng Encore (tiếp).

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

- HS: Tiến hành làm bài tập

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................


Tuần:

Bài 3: Ghi nhạc bằng Encore (tiếp)

A/ Mục đích, yêu cầu:

- Giúp HS ghi nhạc bằng lời và bài hát bằng Encore.

- Học sinh có hứng thú với phần mềm và yêu thích học môn nhạc hơn.

B/ Chuẩn bị:

  1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.

  2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.

C/ Tiến trình lên lớp:

Thi gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

1’

9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

 

 

5

 

 

 

2’

Tiết 1

1) Ổn định tổ chức.

2) Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

a) Em hãy nhắc lại các bước thực hiện tạo một trang màn hình soạn thảo nhạc?

Trả lời:

* Các bước thực hiện:

- Nháy chuột chọn mục File -> New… (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N) để mở một trang màn hình mới trên Encore.

- Hộp thoại Choose Page Layout hiện ra. Nháy chuột chọn Single Staves (khuông đơn) và thay đổi các số trong mỗi ô.

b) Em hãy nhắc lại các bước thực hiện ghi nốt nhạc vào khuông nhạc?

Trả lời:

* Các bước thực hiện:

 Dùng chuột kéo thả từng nốt nhạc từ thanh Notes lên một dòng nhạc hoặc vào một khe trên khuông nhạc.

 - Cứ làm như thế cho đến hết bản nhạc.

3) Bài mới: Ghi nhạc bằng Encore (tt).

 - GV: Giới thiệu cho HS dấu nối và dấu luyến.

1/ Dấu nối và dấu luyến:

- Dấu nối để nối hai hoặc nhiều nốt nhạc liền nhau có cùng cao độ.

* Các bước tạo dấu nối:

- Kéo thả chuột để bôi đen (chọn) những nốt nhạc cần nối.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+L.

- Một hình vòng cung xuất hiện, gọi là dấu nối.

- Dấu luyến để nối hai hoặc nhiều nốt nhạc liền nhau có cao độ khác nhau.

* Các bước tạo dấu luyến:

- Kéo thả chuột để bôi đen những nốt nhạc cần nối.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+L.

- Dấu luyến hiện ra, đó cũng là một hình vòng cung.

Tiết 2

 - GV: Giới thiệu cho HS cách ghi tên bản nhạc, tác giả, chỉ dẫn.

2/ Ghi tên bản nhạc, tác giả, chỉ dẫn:

- Khi ghi xong bản nhạc bằng Encore, em cần ghi tên bản nhạc, tác giả, tựa đề bằng cách chọn Score -> Text Elements... Một hộp thoại sẽ mở ra:

    + Ghi tên bản nhạc: Chọn Score Title, gõ tên bản nhạc tại vị trí con trỏ nhấp nháy trong ô trống phía dưới, rồi nháy OK.

    + Ghi tên tác giả: Chọn Composer, gõ tên tác giả, rồi nháy OK.

    + Ghi chỉ dẫn: Chọn Intructions, gõ chỉ dẫn, rồi nháy OK.

* Chú ý: Muốn chọn phông chữ cho tên bản nhạc, tên tác giả và tựa đề, nháy chuột lên nút Font và lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ tương ứng.

- GV: Giới thiệu cho HS cách ghi lời bài hát.

3/ Ghi lời bài hát:

* Các bước thực hiện:

 -  Nháy chuột liên tiếp vào chữ Notes trên thanh Notes cho đến khi xuất hiện thanh Graphic.

Chọn nút trên thanh Graphic.

- Nháy chuột vào bên dưới nốt nhạc đầu tiên của bản nhạc.

Gõ lời bài hát tại vị trí con trỏ nhấp nháy ngay dưới nốt nhạc đầu tiên của bản nhạc.

- Nhấn phím cách rồi gõ tiếp lời bài hát.

 * Chú ý: Muốn chọn phông chũ cho lời bài hát, chọn Text -> Font...

* Di chuyển lời bài hát:

- Khi đã ghi lời bài hát, nếu kéo thả một nốt nhạc sang vị trí khác thì lời ứng với nốt nhạc đó cũng di chuyển theo tới vị trí mới.

- Có thể kéo thả mũi tên ở lề trái khuông nhạc để di chuyển cả dòng của lời bài hát lên, xuống.

* Viết lời thứ hai của bài hát:

- Trên màn hình Encore, chọn Voice ->2 rồi nháy chuột vào bên dưới nốt nhạc đầu tiên của bài hát, viết lời 2 tương tự viết lời 1.

Tiết 3

* Thực hành:

- GV: Hướng dẫn cho HS làm các bài thực hành T1, T2, T3, T4 của SGK.

      4) Củng cố, dặn dò:

     - Em hãy nhắc lại các bước thực hiện ghi lời bài hát?

     - Em hãy cho biết dấu nối là gì?

     - Em hãy cho biết dấu luyến là gì?

      5) Nhận xét:

 

 

 

 

- HS: Trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Tiến hành thực hành.

 

 

 

Rút kinh nghiệm:

...............................................................

...............................................................

...............................................................

...............................................................

 

 

Trang 1

Giáo viên:                 Năm học:

nguon VI OLET