Ngày soạn: 14/08/2012

Ngày dạy: 21,23/08/2012

Bài 1. Người bạn mới của em.

Tiết 1

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được các bộ phận của máy tính bao gồm màn hình, thân máy, chuột và bàn phím.

- Biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, cách đặt tay, bố trí ánh sáng...

- Biết cách khởi động máy, tắt máy.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt và gọi tên đúng các bộ phận của máy tính.

- Học sinh có kỹ năng bật tắt máy tính đúng quy trình.

3. Thái độ:

- Nhận thức được máy tính gần gũi với các em trong cuộc sống như người bạn.

- Truyền cho học sinh lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự say mê muốn khám phá, tìm tòi về người bạn mới.

II. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN.

1. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, trực quan, diễn giảng.

2. Phương tiện:

- Giáo viên: Giáo án, máy tính, phòng máy, tranh ảnh, một số câu chuyện về vai trò của máy tính trong đời sống xã hội.

- Học sinh:  Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định tổ chức: (1phút).

2. Bài cũ: Không.

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: (1 phút).

Từ nay các em sẽ có một người bạn mới, người bạn này rất chăm làm, làm nhanh, làm đúng và rất thân thiện với các em. Người bạn này sẽ giúp các em học bài, nghe nhạc, giải trí với các trò chơi, và có thể liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Đó chính là chiếc máy vi tính. Vậy người bạn này có đực điểm gì, làm thế nào để em có thể sử dụng được nó. Môn Tin Học sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi ấy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ bước đầu làm quen với người bạn này.

b. Bài mới

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

25’

Hoạt động 1:  Giới thiệu máy tính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15’

GV: Như thầy đã nói ở trên, chiếc máy tính là người bạn có thể giúp em rất nhiều việc như học bài, giải trí, liên lạc với bạn bè...

?Vậy các em hãy cho thầy biết? Máy tính giúp chúng ta làm những việc gì?

GV: Giáo viên đưa một số tranh ảnh minh họa vai trò của máy tính trong học tập, làm việc

GV: Kể một câu chuyện về ứng dụng của máy tính trong cuộc sống.

GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ứng dụng của máy tính trong cuộc sống hàng ngày

 

GV: Có rất nhiều loại máy tính, hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.

GV: Đưa hai bức ảnh về hai loại máy tính cho học sinh quan sat.

GV: Cho học sinh quan sát chiếc máy tính

GV: Giới thiệu các bộ phận chính của máy tính.

 

 

 

 

 

 

 

?Các em hãy quan sát hình 1(sgk) và cho thầy biết trong 4 bộ phận đó bộ phận nào quan trong nhất của máy tính?

-Giải thích cho học sinh biết vì sao bộ phận thân máy là quan trọng nhất?

HS: Quan sát

 

 

 

-Trả lời: Tính toán, giải trí, liên lạc…..

 

 

HS: Lắng nghe

 

 

 

HS: Trả lời( Dùng để đánh chữ, tính toán, học vẽ, nghe nhạc, xem phim, liên lạc với mọi người)

 

HS: Quan sát

 

HS: Ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Học sinh lắng nghe và kết hợp ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trả lời: Trong 4 bộ phận đó bộ phận thân máy là quan trọng nhất.

 

 

-Lắng nghe và ghi nhớ.


 

4. Cũng cố: 3’

- Nhắc lại các bộ phận cơ bản của máy tính

- Nhắc lại  các ứng dụng cơ bản trên máy tính, giúp con người làm những việc như thế nào?

5. Dặn dò

- Về nhà thực hành, học bài và làm bài tập.

- Xem trước phần bài học tiếp theo.

 

IV. RÚT KINH NGHIỆM

.............................................................................                                                                                                                                           

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

 

nguon VI OLET