Ngày soạn: Ngày thực hiện:
TÊN CHỦ ĐỀ: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH TRỤ

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân tích được các phần của hình lăng trụ đứng và hình trụ.
2. Thái độ:
- Rèn thái độ yêu thích học mơn tốn, rèn tính cẩn thận- chính xác khi làm nhiệm vụ.
3. Kỹ năng:
- Xác định được thể tích, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng và hình trụ.
- Ứng dụng được công thức tính thể tích và thực tế.
II. Nội dung
*Nội dung 1: Trải nghiệm để khám phá
* Nội dung 2: Lĩnh hội kiến thức
*Nội dung 3: Xác định diện tích bề mặt của hình lăng trụ đứng
III.Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, thước đo độ dài, phiếu lưu kết quả hoạt động trải nghiệm, phấn, bố trí sân bãi và các vật dụng có thể sử dụng cho hoạt động…
2. Học sinh: Bìa cứng, gạo, thước đo độ dài, MTBT, băng keo, kéo cắt giấy.
IV. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Trải nghiệm để khám phá
a. Mục tiêu
- Phân tích được các phần của hình lăng trụ đứng và hình trụ.
b. Cách tiến hành
* Bước 1: Dùng bút và thước kẻ chia đôi một tờ giấy màu thành 6 dải có chiều rộng bằng nhau và một dải nhỏ hơn (càng nhỏ càng tốt) ở một trong hai mép (để dán vào phía trong của mép đối diện). Làm tương tự với tờ giấy còn lại nhưng chia thành 6 dải theo chiều khác.




* Bước 2: Gấp theo các đường vừa kẻ để tạo thành ống có hình lăng trụ đứng lục giác đều. Dùng băng dính dán cố định hình dạng của hai ống.




* Bước 4: Khi gạo đầy tới miệng ống, tiếp tục giữ chặt ống và lồng ống còn lại xung quanh. Giữ chặt ống ngoài.


* Bước 5: Từ từ rút ống đang đựng gạo lên theo hướng thẳng đứng, không làm gạo rơi ra ngoài và giữ cho ác mặt của ống ngoài thật phẳng.


* Bước 6: Quan sát lượng gạo trong ống và rút ra so sánh về thể tích giữa hai ống. (Nếu các bước trên được thực hiện chính xác, ống thấp hơn sẽ có thể tích lớn hơn). Dùng kéo cắt bỏ phân thừa ra phía trên cùng của ống thấp để thu đượ một ống ngắn hơn có thể tích vừa đủ để chứa lượng gạo đó.


* Bước 7: Nhấc ống ngoài ra để đo đạc chiều cao và cạnh đáy. Cất khay và gạo đi.

* Bước 8: Hãy so sánh chiều cao và cạnh đáy của hai ống có cùng thể tích này bằng cách đo kích thước và tính tỉ lệ giữa hai chiều cao và tỉ lệ giữa hai cạnh đáy. Chú ý thứ tự chia tỉ lệ phải giống nhau.

* Bước 9: Hãy so sánh hai tỉ lệ này và đề xuất một cách giải thích. Nhớ rằng bạn đã tạo ra hai ống có mặt cắt là lục giác đều.



Hãy tìm cách tính diện tích mặt cắt của mỗi ống. Nếu làm đúng, bạn sẽ thu được tỉ lệ chiều cao bằng nghịch đảo của bình phương tỉ lệ độ dài cạnh đáy, và bằng nghịch đảo tỉ lệ mặt cắt (cũng là diện tích đáy). (Nếu tích hai tỉ số nằm trong khoảng từ 0,95 đến 1,05 cũng chấp nhận là hai tỉ số nghịch đảo).

Hoạt động 2: Lĩnh hội kiến thức
a. Mục tiêu: Định nghĩa và công thức
- Một đơn vị thể tích là thể tích của một khối lập phương có cạnh là một đơn vị độ dài.
- Thể tích của một hình khối là số đơn vị thể tích cần để lấp đầy hình khối đó.
b. Cách tiến hành
Hình bên được lấp đầy bởi 21 hình lập phương đơn vị (có cắt nhỏ ra).


 GV: Người ta đã chứng minh được thể tích của một hình lăng trụ đứng hoặc hình trụ bằng tích của diện tích đáy với chiều cao. Nếu gọi thể tích là v, diện tích đáy là B và chiều cao là h thì ta có công thức: 
Trong trường hợp riêng của hình trụ, 



 ? Trong trường hợp một lăng trụ đứng có h và B đều là số nguyên, hãy thử chứng minh công thức trên

- Để sử dụng giả thiết h nguyên, hãy chia khối lăng trụ đứng đó thành các lăng trụ đứng thấp hơn, có chiều cao bằng một đơn vị dài.
- Để sử dụng giả thiết B nguyên, hãy chia mặt đáy của khối lăng trụ đứng đó thành các
nguon VI OLET