GIÁO ÁN TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ

Chủ đề: Bản Thân + Tết Trung Thu

Lĩnh vực phát triển: Thể chất (dinh dưỡng)

Đề tài: Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo

Thời gian ăn: 30 phút ngày dạy 20/ 10/2012

Giáo viên thực hiện: Hồ Thị Ngọc Giàu

Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi

 

 

I/. Mục đích – yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ biết cách múc thức ăn, biết ngồi vào bàn ăn.

- Kỹ năng: Trẻ biết cách múc thức ăn ngồi ngay ngắn, nhai kỹ, không nói chuyện, không bốc thức ăn, không làm rơi vãi thức ăn, không múc thức ăn sang chén bạn, ăn gọn gàng

- Thái độ: Trẻ thực hiện nề nếp, vệ sinh trong ăn uống, trẻ đánh răng sau khi ăn, không đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh sau khi ăn, giáo dục trẻ ăn nhiều vào giúp cho cơ thể khỏe mạnh

II/. Chuẩn bị:

+ Đồ dùng của cô

- Bàn chia thức ăn, khăn bàn, khẩu trang

- Dĩa, khăn giấy cho trẻ lau miệng khi ăn xong (ẩm, để lau mì đổ).

- Thùng đựng chén muỗng khi trẻ ăn xong.

+ Đồ dùng của trẻ:

- Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.

- Thức ăn đủ cho trẻ.

- Chén, muỗng, dĩa, khăn lau mặt sạch (ẩm).

- Nước uống (mỗi trẻ 1 ly).

III./ Tiến hành hoạt động:

   Hoạt động 1: ổn định trò chuyện

- Cô cho trẻ hát bài: “Mời bạn ăn”

- Cô trò chuyện bài hát

Hằng ngày mẹ nấu cho các con ăn những món ăn nào? (Cơm,cháo,nui,bánh canh ngoài ra mẹ con mua trái cây cho các bạn ăn nữa đấy.

- Cô cho trẻ xem tranh trên máy vi tính và trò chuyện nội dung tranh.Hôm nay cô cũng có chuẩn bị một món ăn rất mơi và ăn rất ngon và có nhiều chất dinh dưỡng nữa đó các bạn.

 Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại

- Cô giới thiệu món ăn: “Bánh canh nấu thịt”.

- Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cơ thể thì trong bữa cần có mấy nhóm chất? (4 nhóm: chất đạm, đường, tinh bột, vitamin A)

- Để bữa ăn các bạn có đầy đủ chất, đảm bảo cho sự phát triển cơ thể các con khỏe mạnh cô đã chọn những thực phẩm như là: Bánh canh có chất tinh bột, thịt có chất đạm, củ cải đỏ, có chất vitamin, dầu ăn có chất béo.

- Cô hỏi trước khi ăn chúng ta phải làm gì? (Rửa tay)

- Khi ngồi ăn các bạn phải như thế nào? (ngồi ngay ngắn, nhai kĩ, không nói chuyện, không bốc thức ăn, không làm rơi vãi thức ăn, không xúc bánh canh sang chén bạn).

- Trong khi cô chia thức ăn con phải làm gì?(Ngồi ngay ngắn)

- Sau khi ăn các con thường làm gì nữa nào?(Rửa miệng, rửa tay bằng xà phòng)

- Nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn, không đùa nhiều hoặc chạy, nhảy mạnh sau khi ăn dễ bị nôn thức ăn

- Cô cho trẻ vào bàn ăn.

- Cô đi múc thức ăn.

- Cô lần lượt mang lại bàn cho trẻ.

- Cô đi lại, quan sát nhắc nhở trẻ ăn, quan sát nề nếp, vệ sinh ăn uống.

- Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn, nhai kĩ thức ăn, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, biết mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không co chân lên ghế, cầm muỗng tay phải, tự múc ăn gọn gàng.

 - Đối với những trẻ ăn chậm, cô đúc cho trẻ ăn.

 - Động viên trẻ ăn hết suất.

* Ăn xong: - Nhắc cho trẻ mang chén, muỗng vào thùng đã được chuẩn bị.

- Nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn, không đùa nhiều hoặc chạy, nhảy mạnh sau khi ăn.

 Hoạt động 3:

vừa cho các bạn ăn món gì nào? (Bánh canh nấu thịt)

Trong bánh canh nấu thịt có những gì các bạn? (Thịt, cải đỏ,bánh canh). Vậy hôm nay các bạn đi học về khoe với mẹ hôm nay cô cho ăn món bánh canh nấu thịt nhé.

 Hoạt động 4:

Cô giáo dục nhận xét tuyên dương lớp nhắc nhở cháu rửa miệng, rửa tay sau khi ăn.

nguon VI OLET