Tiết 5
BÀI 4. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Số học 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:Nhận biết được thế nào là cơ số, số mũ, bình phương, lập phương. Học sinh phát biểu được định nghĩa lũy thừa, quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. Học sinh vận dụng được định nghĩa và quy tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số để tỉnh được giá trị của một lũy thừa, thực hiện được phép nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.
2. Về năng lực:Năng lực tư duy và lập luận toán học để phân tích tổng quát công thức nhân, chia
hai lũy thừa cùng cơ sở; phân tích dữ kiện bài toán và vận dụng để thực hiện các phép tính lũy thừa Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế. Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể. Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập: tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.
3. Về phẩm chất: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực; Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá; Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi,khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ, sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa, bài soạn.
-Học sinh: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Bước đầu nhận biết cách viết tắt phép nhân của một dãy các thừa số bằng nhau.
b) Nội dung: GV nêu tình huống có vấn đề, HS quan sát, suy nghĩ.Học sinh viết công thức tính diện tích hình vuông và thể tích của hình lập phương (lớp 5).
– Tình huống có vấn đề: Cách viết gọn của một tích nhiều thừa số bằng nhau được viết như thế nào?
c) Sản phẩm: HS có suy nghĩ về cách viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

- Giao nhiệm vụ học tập: Giao nhiệm vụ HS cặp đôi thảo luận: Cách viết gọn một tổng 3+3+3+3 là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và thảo luận câu hỏi
- Báo cáo kết quả:GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận/nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấn đề 3.3.3.3 = ?, dẫn dắt HS vào bài học mới
3 + 3 + 3 + 3 = 3.4
3.3.3.3 =?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái niệm lũy thừa.
a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được cách viết một tích các thừa số bằng nhau thành một lũy thừa. Biết cách đọc, cách viết kí hiệu lũy thừa, nhận biết được cơ số, số mũ. Tính được giá trị của một lũy thừa.
b) Nội dung: Học sinh đọc và thực hiện nội dung SGK từ đó tổng quát khái niệm lũy thừa, vận dụng kiến thức đã học để trả lời thực hành 1 SGK
c. Sản phẩm: Học sinh nêu được khái niệm lũy thừa, nhận biết được cơ số, số mũ. Cách ghi kí hiệu lũy thừa; Học sinh viết được một tích các thừa số bằng nhau dưới dạng lũy thừa, tỉnh được giá trị của một lũy thừa cho trước.
d. Tổ chức thực hiện: |
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

- Giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung sgk và thực hiện HĐKP từ đó tổng quát khái niệm lũy thừa, giải thích các thuật ngữ; thảo luậnhoàn thành thực hành 1
- Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh cá nhân đọc và ghi nhớ nội
nguon VI OLET