Thứ tư, ngày 29 tháng 12 năm 2020
LQVT: SO SÁNH, THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 4
1.Mục đích:
- Trẻ biết đếm và so sánh, tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4.
- Trẻ thực hiện đếm, xếp tương ứng 1-1.
- Trẻ tập trung, chú ý trong giờ học.
2.Chuẩn bị:
- Trẻ: 4 chén, 4 muỗng, thẻ số 1-4. Cô: đồ dùng giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn, que chỉ.
- Bài giảng điện tử
- Một số đồ dùng làm bằng bìa có số lượng 4, thẻ chữ số từ 1-4
- 2 bảng
3.Tiến hành:
* HĐ1: Khoanh tròn nhóm cósố lượng 4
- Cho trẻ lên chọn nhóm có số lượng 4
- Cô cho trẻ đếm lần lượt các nhómsố lượng 4 trong.
*HĐ2: So sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Nhìn xem trong rổ có gì? (chén, muỗng). Cho trẻ xếp tất cả chén ra.
- Để ăn cơm thì cần gì nữa? (Cho trẻ xếp 3 muỗng, nhắc trẻ xếp tương ứng 1-1).
- Có nhận xét gì về 2 nhóm? (không bằng nhau).
- Số nào nhiều hơn? (chén). Nhiều hơn là mấy? (1).
- Số nào ít hơn? (muỗng). Ít hơn là mấy? (1).
- Để 2 nhóm bằng nhau ta phải làm gì? (thêm muỗng). Thêm mấy muỗng? (1).
- Số chén và muỗng bây giờ như thế nào? (bằng nhau).
Cho cả lớp, cá nhân đếm: Số chén và muỗng bằng nhau và cùng bằng mấy? (4).
- Cất 2 muỗngû, nhóm nào nhiều hơn? (chén). Nhiều hơn là mấy? (2).
- Nhóm nào ít hơn? (muỗng). Ít hơn là mấy? (2).
- Để 2 nhóm bằng nhau ta làm gì? (thêm 2 muỗng).
- Bây giờ 2 nhóm ntn?(bằng nhau). Đều bằng mấy? (4).
Tương tự cho trẻ cất bớt 3 muỗng.
Cho trẻ vừa cất đồ dùng vừa đếm, đọc số.
*HĐ3: Luyện tập
- Chơi thêm, bớt để nhóm có số lượng tương ứng với chữ số
Chia lớp làm 2 đội khi có hiệu lệnh thì bạn đứng đầu hàng lên lấy đồ dùng thêm hoặc bớt để nhóm trên bảng có số lượng tương ứng với chữ số bên cạnh, rồi chạy về cho bạn tiếp theo, cứ thế cho đén khi hết thời gian, đội nào thực hiện đúng là đội chiến thắng
+ Nhận xét sau mỗi lần chơi. Khen ngợi trẻ.






Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2019
KPXH: BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ NÔNG
1.Mục đích:
-Trẻ biểt tên gọi, công việc, dụng cụ nghề nông ,
- Trẻ thực hiện sắp xếp trình tự công việc của nghề nông và trả lời tròn câu.
-Giáo dục trẻ yêu quý nghề nông.
2.Chuẩn bị: Giáo án điện tử, 3 bộ tranh trình tự công việc của bác nông dân, 3 bảng, 3 bàn.
3.Tiến hành:
HĐ1: Tìm hiểu về công việc của bác nông dân
-Hàng ngày, vào buổi trưa và buổi tối, các con ăn gì?
-Cơm được nấu từ hạt gì?
-Ai là người tạo ra hạt lúa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
*Hình ảnh 1: Làm đất
- Muốn gieo cấy, bác nông dân phải làm công việc gì đầu tiên?
- Bác làm đất như thế nào? Con gì đã giúp bác nông dân làm việc?
-> Công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi xốp, bác sử dụng cái cày, cái bừa và con trâu để giúp bác cày ruộng.
*Hình ảnh 2: Gieo mạ
- Sau khi làm đất xong bác nông dân gieo mạ .
- Cho trẻ xem quá trình nảy mầm của hạt thóc để tạo thành những cây mạ non. Sau khi cây mạ đã được 1 tuần bác nông dân mang mạ đi cấy.
*Hình ảnh 3: Cấy lúa
- Lúa được bác nông dân cấy như thế nào? Vì sao phải cấy thẳng hàng?
-> Cấy lúa là công việc cần sự khéo léo và muốn lúa tốt thì bác nông dân phải làm gì nữa?
*Hình ảnh 4: Chăm sóc
- Để cây lúa lớn nhanh bác nông dân phải cung cấp cho cây lúa đủ nước, phải nhổ cỏ, phun thuốc, bón phân cho lúa. Nhờ sự chăm sóc của bác nông dân cây lúa lớn nhanh thành cánh đồng lúa.
*Hình ảnh 5: Gặt lúa
- Khi lúa chín có màu gì? Bác nông dân sẽ làm gì?
- Khi gặt lúa bác nông
nguon VI OLET