VẤN ĐỀ 1
TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN

1- KHÁI QUÁT TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN
Năm 1802 sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nguyễn Ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long lập ra triều Nguyễn thành lập và thống trị trong thế kỉ XIX. Nhà Nguyễn thừa hưởng được những thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn. Trong sự nghiệp thống nhất đất nước, nhà Nguyễn triều đại phong kiến cuối cùng của Viêt Nam trị vì trong suốt 143 năm (1802-1945) với 13 vị vua. Các vị vua Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, ra sức bảo vệ chế độ Phong Kiến trong bối cảnh khủng hoảng và suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại nhà Nguyễn chỉ giữ được chủ quyền dưới thời những vị vua đầu tiên. Còn giai đoạn sau từ thời vua Dục Đức thì nhà Nguyễn phải chịu lệ thuộc vào Pháp. Nhà Nguyễn ra đời trong bối cảnh đặc biệt của đất nước, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Thắng lợi của chủ nghĩa Tư Bản Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự giao lưu buôn bán quốc tế. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây, trong hoàn cảnh đó triều Nguyễn đã phải chịu tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc.
Lịch sử nhà nguyễn trải qua hai thời kì: tự chủ và chịu lệ thuộc vào Pháp
A. Thời kì nhà nguyễn độc lập..
Thời kì nhà Nguyễn độc lập nằm dưới sự trị vì của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Dưới thời các vị vua này nhà nguyễn đạt được thành tựu to lớn.
1.Vua Gia Long (1802-1819).
Vua Gia Long tên là Nguyễn Phúc Ánh (Anh). Ngoài ra còn có tên là Chủng và Noãn con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nguyến Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (8-02-1762).
Năm 1775 lợi dụng sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn do cuộc khởi nghỉa quân Tây Sơn. Quân Trịnh vào chiếm Phú Xuân khiến Nguyễn Phúc Nguyên phải trốn vào Nam, từ đó ông bôn tẩu gian nan tìm đủ mọi cách để triệu tập mọi lực lượng để giành lại vương quyền cho họ Nguyễn. Năm 1792 vua Quang Trung mất quân Tây Sơn ngày càng yếu và quân nhà nguyễn ngày càng mạnh. Năm 1801 quân nguyễn do Nguyễn Phúc Anh chỉ huy đánh chiếm Quy Nhơn và Thuận Hóa. Ngày 1-2-1802 Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long chính thức lập ra nhà Nguyễn. Tháng 3-1804 vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Gia Long làm vua được 18 năm (1802-1819) hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất bài vị của vua Gia Long được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có niên hiệu là Thế Tổ Cao Hoàng Đế. Vua có 31 người con (13 trai và 18 gái).
2. Vua Minh Mệnh (1820-1840).
Vua Minh Mệnh tên là Nguyễn phúc Đảm còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của vua Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận thiên cao hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1871) tại làng Tân Lộc tỉnh Gia Định.
Vua Minh Mệnh lên ngôi vào tháng giêng năm Canh Thìn(1820) làm vua được 21 năm(1820-1840). Trong thời gian ở ngôi nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: Cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh( cả nước dưới thời vua Minh Mệnh được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo nghạch trật, thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông và lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa. Đề cao nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc được vua rất chú trọng. Nhà vua cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kì thi hội và thi đình ( thời Gia Long chi có thi hương). Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mệnh được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy năm 1838 vua Minh Mệnh cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
Vua Minh Mệnh mất ngày 28 tháng chạp năm canh tý (20-01-1841) hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi mất bài vị vua Minh Mệnh được đưa vào thờ trong thế miếu với miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế. Vua có 142 người con ( 74 hoàng nam và 68 hoàng nữ). Ông là vị vua có nhiều vợ nhất trong số các vua Nguyễn.
3. Vua Thiệu
nguon VI OLET