Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là vào dịp chúc tết các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Viêt Nam 20-11.

Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy luôn tồn tại trong mỗi chúng ta nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam chính là dịp quan trọng nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình. Chính vì thế mà vào những ngày này từ phụ huynh cho đến học sinh và cả những người đã qua cái thời cắp sách hàng chục năm trời lại tất bật chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để dành tặng các thầy các cô- những người đã dìu dắt chúng ta vượt qua bao chông gai, thử thách để vươn lên giữa dòng đời.

Ngoài những bó hoa tươi, những món quà nhỏ, những tấm bưu thiếp xinh xắn còn rất nhiều cách để chúng ta bày tỏ lòng mình như sáng tác thơ, truyện hay gửi những bức thư dạt dào cảm xúc đến những người thầy , ngươi cô ở xa không thể vể thăm...

Nhưng có lẽ có một cách biểu hiện tuy không mới mẻ, độc đáo nhưng lại ẩn chứa đầy ý nghĩa và chỉ những ai có cái tâm hướng về những người thầy thực sự thì mới thể hiện thành công. Đó là những vở kịch mang tính nhân văn sâu sắc do chính các em tự sáng tác và biểu diễn trong các chương trình văn nghệ nhân ngày Nhà giáo.

Tôi đã đựơc xem một tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tuy giản đơn nhưng nó đã khiến cho những người thầy người cô phải thổn thức, còn các bạn sinh viên thì như được thức tỉnh để tự dặn mình rằng: phải luôn quý trọng công lao những người thầy- những người đã hy sinh thầm lặng cả cuộc đời mình cho chúng ta được thành người. Đó là vở kịch “Không bao giờ muộn” do các bạn sinh viên khoá 17 tại Trung tâm Đào tạo CNTT HBC Việt Nam ( www.hbcvn.com ) tự sáng tác kịch bản và biểu diễn để tặng các thầy cô giáo nhân ngày nhà Giáo việt nam 20-11. Vở kịch tuy ngắn và giản đơn nhưng lại ẩn chứa đằng sau đó cả một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi người giáo viên quyết định ra đi để cho cậu học trò ngổ ngáo có thêm một cơ hội làm người. Đây chính là cao trào của vở kịch, là chi tiết khiến cho con tim những người giáo viên phải thổn thức khi xem. (Nội dung vở kịch: có một cậu học trò ngổ ngáo, ham chơi, không chịu học hành, nhiều lần giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng cậu vẫn không thay đổi, cuối cùng hiệu trưởng quyết định đuổi học cậu và người giáo viên hàng ngày vẫn nghiêm khắc, lạnh lùng với cậu đã xin thầy hiệu trưởng cho phép mình ra đi để Tuấn-tên cậu học trò được ở lại và có thêm cơ hội sửa mình. Chính sự ra đi của người giáo viên đã thức tỉnh Tuấn, những giọt nước mắt hối hận nhưng “Không bao giờ muộn” đã chảy dài trên má cậu...)

“Chỉ có những học sinh thực sự yêu quý và tôn trọng thầy cô giáo của mình mới có được những suy nghĩ sâu sắc như thế, mới dựng ra được những tình huống khiến người xem phải rơi lệ và mới diễn thành công đến thế”, Thầy Phạm Xuân Hải-giáo viên giảng dạy ngành Đồ hoạ Đa truyền thông tại Trung tâm đào tạo CNTT HBC Việt Nam tâm sự.

Trần Nguyễn

PV Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai

- Theo thầy, giá trị của tinh thần tôn sư trọng đạo hiện nay có phải đang thay đổi?

Nói chung, hiện nay ta vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tôn sư trọng đạo.Cũng có một vài hiện tượnglàm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp đó, nhưng không đáng kể. Tất nhiên, truyền thống này cũng phải nâng lên, cải biến đi đểthích hợp với xã hội mới. Ngày xưa, nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo là thầy nói sao học trò nghe vậy, không được cãi lại. Còn giờ thì phải có cái nhìn khác, không chỉ có chuyện thầy nói sao trò nghe vậy, mà có khi trò làm khác với ý thầy. Miễn là những điều học trò làm là đúng.

- Việc khuyến khích, phát huy tinh thần tự chủ của học sinh có đi ngược với tinh thần này không, thưa Giáo sư?

Hiện nay, chúng ta đang khuyến khích sự chủ động sáng tạo thì việc nhìn nhận truyền thống tôn sư trọng đạo theo hướng mới cần phải được khuyến khích. Như vậy mới phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh.Mối quan hệ giữa thầy và trò thì không có gì đáng nói. Nhưng quan hệ giữa thầy cô và phụ huynh thì đang có vấn đề. Hiện nay, có nhiều cha mẹ học sinh không biết tôn trọng thầy cô giáo. Họ chiều con quá mức, nên khi con muốn gì mà nhà trường không đáp ứng thì họ tỏ ra bất cần. Đó không phải là không tôn sư trọng đạo. Nhiều cha mẹ đáp ứng theo đòi hỏi của con mình, chiều con quá. Hiện nay, có hiện tượng cha mẹ dỗ con đi học, đưa ra những phần thưởng quá lớn đối với con cái. Có cha mẹ cho con cả 1 chiếc ôtô hạng sang, rồi cho con phần thưởng cả 5.000 USD...

- Vấn đề dạy thêm, học thêm có ảnh hưởng đến các giá trị này không?

Vấn đề học thêm và dạy thêm thì không phải chỉ có một chiều mà vấn đề này theo tôi nó phải có hai mặt. Thứ nhất, cũng có một số thầy cô vận động học sinh học để lấy tiền, nhưng bên cạnh đócũng có rất nhiều thầy cô thấy học sinh thực sự yếu kém nên họ mới dạy thêm. Theo tôidạy thêm, học thêm được hay là không được cũng rất khó. Bởi cũng cónhiều thầy cô lợi dụng học sinh để kiếm tiền. Nhưng cũng có người vì học trò thật. Thực tế cho thấy, chỉ ở một số trường công lập, trường điểm trong này như Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn,... thì trình độ của học sinh còn tương đối đồng đều. Nhưng ở các trường khác, ở các trường dân lập và tư thục học sinh có trình độ rất khác nhau, phải nói là chênh lệch nhau rất lớn. Thành ra, nếu dạy căn cứ theo trình độ của các em giỏi thì các em kém không thể theo được.

- Vậy vẫn cần phải dạy thêm, học thêm?

Nhiều người vẫn thường nói chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tương đối nặng. Chương trình nặng quá không thể dạy hết trong giờ chính thức thì phảidạy thêm ngoài giờ và đó là yêu cầu chính đáng của cả phụ huynh và học sinh. Vì vậy nên cần có hình thức phải dạy thêm, học thêm để bồi dưỡng cho các em yếu, kém. Theo tôi biết, có những trường các thầy cô thấy học trò yếu kém nên đã tự nguyện dạy thêm không lấy tiền, các thầy cô dạy rất vô tư. Chẳng hạn, khi đi thi quốc tế muốn đạt kết quả tốt thì chắc chắn phải bồi dưỡng, cầu thủ trước khi thi đấu phải tập luyện. Chính vì thếđừng nhìn vấn đề này một chiều làm ảnh hưởng đến chuyện tôn sư trọng đạo vàảnh hưởng rất lớn đến truyền thống tốt đẹp của văn hoá VN. Ví dụ, trong siêu thị có một số người ăn cắp nhưng không vì thế mà cho rằng mọi người vào mua hàng ở siêu thị đều là ăn cắp. Điều này đặc biệt quan trọng vì thầy cô giáo rất trọng danh dự, nếu mất danh dự thì không thể dạy được học trò. Chỉ trừ khi có thầy cô tự đặt giá để dạy thêm kiếm tiền thì mới đáng lên án. Còn các thầy cô giáo khác, người ta dạy tự nguyện, phụ huynh thấy mất sức lao động thì bồi dưỡng, như vậy là đúng không có gì phải lên án cả. Ngày xưa, VN mình có truyền thống tốt đẹp là nuôi thầy ở nhà, cha mẹ hầu hạ nuôi thầy, nếu nhà thầy có giỗ, có tết thì học trò góp giỗ góp tết.

Tóm lại, theo tôi để giải quyết triệt để việc dạy thêm và học thêm thì phải giải quyết hai vấn đề: thứ nhất là phải rút bớt chương trình học trong sách giáo khoa và thứ hai là phải tăng lương cho thầy cô giáo. Bởi hiện tại, lương của giáo viên còn thấp quá.

- Xin cảm ơn Giáo sư !

Nguyễn Huyền thực hiện

 

TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI XƯA


Người bình dân Việt Nam, trong lời ăn tiếng nói dân gian và những khúc hát ru của mình, đã truyền miệng ngàn đời hàng hàng châu ngọc những lời dăn dạy con cháu về truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
Hai cặp lục bát dưới đây đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng.

"Bồng bồng mẹ bế con sang

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

 

Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò đục quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

 

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong văn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

 

So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có văn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy.

 

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

 

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.

 

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Ở đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt văn hay ắt phải tìm đến với thầy. Ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần ăn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy.

 

Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giả thiết: Muốn A thì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ý "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy.

 

Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - trò (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhà trường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức, lễ và văn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục.

 

Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, văn hoá, phát triển! Còn mãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao.


Trần Hồng Quang - Văn Đường

 

Truyền thống tôn sư trọng đạo

"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò đục quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

Hai cặp lục bát đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng.

So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy.

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Ở đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. Ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần ǎn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy.

Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giả thiết: Muốn A thì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ý "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy.

Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - trò (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhà trường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức, lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục.

Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển! Còn mãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao.

 

 

 

 

 

Truyền thống Tôn sư trọng đạo trong cách nghĩ của người Việt Nam


Xã hội Việt Nam từ xưa tới nay luôn coi trọng truyền thống Tôn sư trọng đạo. Nó như một thứ lý luận thấm sâu trong tư tưởng của người Việt, nói rộng ra là trong xã hội truyền thống phương Đông.
Trong xã hội phong kiến thì "Quân - Sư - Phụ", thế là đủ hiểu vai trò người thầy với mỗi con người. Việt Nam ta thì có câu: "Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy". Ngày nay, trong xã hội coi trọng tri thức thì người thầy lại càng mang trên mình trách nhiệm nặng nề hơn. Xưa kia, một ông thầy đồ chỉ có vào chục học sinh, một học sinh có khi cả đời chỉ theo một thầy, còn bây giờ, mọt thầy cô mỗi năm có tới hàng trăm học sinh, và một học sinh từ khi đi học đến hết đời cũng khó kể hết là đã trải qua bao nhiêu thầy cô. Không chỉ dừng lại ở 12 năm phổ thông, 5-10 năm đại học mà sự học là suốt đời.
Nói về truyền thống Tôn sư trọng đạo, hôm Tết, xem Táo quân trên VTV3, lúc Ngọc hoàng nói có đoạn Trò phải tôn sư, thầy phải trọng đạo, em mới giật mình nhớ ra lớp 9 học văn bình luận chỉ chăm chăm vào vế Tôn sư, còn hầu như bỏ qua vế còn lại. Trên báo HHT còn gợi ra một cách hiểu khác khi đọc cụm từ này theo cách ngắt 1/3...Chắc hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện Người học trò con trai thủy thần. Sở dĩ Chu Văn An được nhân dân Việt Nam tôn kính như người thầy mẫu mực nhất vì ông luôn giữ một đạo đức trong sạch và là người hướng đạo cho học trò. Đạo học muôn đời vẫn thế vẫn được trân trọng và giữ gìn.
Có người ví thầy cô là người lái đò đưa khách qua sông, nhưng em vẫn thích cách so sánh thầy cô là những nhà làm vườn trồng cây. Ai trồng cây cũng đều yêu quý nâng niu thành quả bé nhỏ của mình. Một cái cây nếu không có bàn tay chăm sóc của con người vẫn có thể lớn lên được nhưng mãi mãi chỉ là những loài cây dại mà thôi. Khi ngày ngày được chăm bón, tưới nước, tỉa cành, nhổ những loài cỏ dại chen đất của cây thì cây sẽ lớn lên và đem lại hoa thơm trái ngọt cho đời. Và thầy cô cũng là những người bồi đắp cho hạt giống tâm hồn của chúng em nảy mầm vươn lá.

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Tết đến, xuân về, chúng em gửi tới các thầy cô lời chúc sức khoẻ để tiếp tục sự nghiệp trồng người cao cả của mình.

__________________

 

 

“Tôn sư - trọng đạo”, chuyện chẳng bao giờ cũ

Đọc, nghe, nhìn những gì đã diễn ra về giáo dục - nhà trường - nhà giáo, rồi suy nghĩ, tự vấn, không ít người thắc mắc, hoài nghi và cả lo âu về một giá trị thiêng: tôn sư trọng đạo. Đến thế rồi ư, còn nữa hay không, lẽ nào lại như vậy?

Rồi có người lên tiếng phải bảo vệ các nhà giáo, biểu dương đúng mức, phê phán phải lời, làm sao cho cân phân, phải đạo. Và khẳng định: tất cả những gì có thật trong thực tế chứng tỏ tôn sư trọng đạo là câu chuyện, là đề tài chẳng bao giờ cũ.

 

Vẫn cứ mãi mãi tôn sư - trọng đạo, vì trọng đạo mà tôn sư, muốn tôn sư thì phải trọng đạo. Chỉ những nhà giáo nào là hiện thân của đạo lý tốt đẹp thì mới thật sự xứng đáng đón nhận được sự tôn kính, tôn vinh của cha mẹ có con đến trường, của học trò theo thầy học đạo và của toàn xã hội.

 

Vậy là câu chuyện, vấn đề phải nhìn nhận từ gốc: đạo lý làm người. Sống ở đời, giá trị xã hội đang trong quá trình chuyển đổi, trong định hướng chung là sự lựa chọn riêng của mỗi cá nhân, từ đó mà có sự khác nhau khi thể hiện tôn sư - trọng đạo.

 

Với mỗi nhà giáo cũng như vậy. Và ở đó đang có sự tác động của đồng tiền và quyền lực gặm nhấm, làm băng hoại truyền thống tôn sư - trọng đạo, khiến cho thật giả lẫn lộn từ trong suy nghĩ ra ngoài hành vi.

 

Mọi hậu quả học trò gánh chịu khi chúng nhận ra ở ngay trong cái chốn thiêng liêng, cao quí ấy đang có không ít điều xấu xa, phàm tục. Niềm tin vào cái thiêng liêng cao quí bị rạn nứt và có nguy cơ đổ vỡ, hậu quả khôn lường.

 

Tôn sư - trọng đạo, chuyện chẳng bao giờ cũ, ở đó luôn có nhiều cái mới, cái lạ. Mỗi người phải tỉnh táo nhận biết và ứng xử sao cho đúng, cho thức thời nhưng lại không thể xu thời, thực dụng, lợi bất cập hại. Chuyện là như vậy chẳng thể nào khác.

 

Nguyễn Đức Thạc

Báo Tuổi trẻ

 

 

Tôn sư trọng đạo - Nét đẹp văn hóa truyền thống


Từ xưa đến nay, mọi quốc gia dù khác nhau về chế độ chính trị, văn hoá, phong tục, tập quán..., nhưng ở đâu, thời nào cũng đều đánh giá cao vai trò của người thầy trong xã hội, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước.

Ở Nhật Bản, sinh viên sư phạm bắt buộc phải mặc trang phục theo quy định; khi đi tàu xe, họ được nhiều người nhường chỗ ngồi để tỏ lòng tôn kính người thầy giáo tương lai. Các giáo sư trên đất nước hoa anh đào, đặc biệt, những người giảng dạy ở các trường Đại học danh tiếng của Nhật luôn được coi là người có vị trí cao trong xã hội.

Ở Pháp, người thầy được xem là “Sứ giả trí tuệ của nhân loại”. Hàng năm, vào dịp lễ Noel, hầu hết phụ huynh học sinh đều đến thăm hỏi, chúc mừng thầy, cùng với một món quà để tỏ lòng biết ơn thầy đã từng vất vả dạy dỗ con mình.

Ở Mỹ, thượng, hạ nghị viện năm 1971 đã quyết định lấy ngày 28-9 ngày sinh đức Khổng Tử - làm ngày Hiến chương các Nhà giáo. Nhân dân tổ chức tưng bừng, trọng thể, tuyên dương thành tích của ngành giáo dục. Vào ngày ấy, họ còn đi thăm hỏi các thầy, cô giáo. Người được bầu là giáo viên giỏi cấp toàn quốc được mời vào Toà Bạch Ốc, nhận phần thưởng và bằng danh dự do chính tay Tổng thống Mỹ trao tặng.

Ở Vênêzuêla, Tổng thống nước này đích thân chủ trì hoạt động chúc mừng các nhà giáo tại thủ đô và trao giải thưởng cho các nhà giáo ưu tú...

Ở nước ta, “tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp. Người thầy là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm giá cao quý, trong sáng của đạo đức, nhân cách con người.

Nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội...? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất... Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh...”(1)

Cố vấn Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những người sáng tạo”.

Ngày xưa, dẫu đời sống còn nhiều khó khăn, ông cha ta đã dành những tình cảm đặc biệt ưu ái, tốt đẹp nhất đối với người thầy, thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên; Trọng thầy mới được làm thầy; Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy...

Dưới thời phong kiến, người thầy tuy giữ vị trí thứ hai theo trật tự: Quân – Sư – Phụ, nhưng được kính thờ như một:

“Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng”

Địa vị, vai trò của người thầy được người đời tôn quý như thế đó! Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn cao cả và sâu sắc. Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, học trò ở xa cũng thu xếp thời gian đến thăm thầy:

“Mồng một tết cha,
Mồng hai tết mẹ,
Mồng ba tết thầy.”

Từ bao đời nay, đạo thầy trò luôn luôn được giữ gìn lưu truyền:

“Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy”.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đạo nghĩa thầy-trò đã được luật hoá. Điều 25 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ phải răn con em về đạo thờ thầy học. Khi gặp thầy học, phải kính cẩn, có lễ phép, không được trái lệnh; nếu không sẽ khép vào tội bất kính”; điều 90 : “Học trò phải tôn kính thầy, chăm chỉ về đường học, lấy đức hạnh làm gốc, không được khinh nhờn thầy, bỏ mất lễ phép. Ai trái lệnh sẽ bị tội tám mươi trượng”.

Trong lịch sử dân tộc ta, đã có biết bao thầy giáo suốt đời tận tụy với công việc “trồng người”.

Đời nhà Lý, thầy Lý Công Uẩn học rộng tài cao, học trò của thầy có Lý Thường Kiệt đã trở thành vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đời Lý.

Đời nhà Trần, thầy Chu Văn An đã đào tạo biết bao nhân tài như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Nhiều thế hệ coi Chu Văn An là người thầy mẫu mực bậc nhất dưới thời phong kiến.

Đời nhà Lê, thầy Trần Ích Phát mà học trò đã chiếm quá nửa triều đình Hồng Đức với 3 trạng nguyên, 4 bảng nhỡn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp và 51 đồng tiến sĩ.

Đời nhà Mạc, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy biết bao người thành tài, nổi bật có Phùng Khắc Khoan là bậc công thần toàn năng và kiệt xuất của triều Lê Trung Hưng.

Thế kỷ 19, có thầy khiếm thị – Nguyễn Đình Chiểu – với tư tưởng “Thà đui mà giữ đạo nhà”, cùng với thầy Cao Bá Quát danh tiếng vang lừng khắp nước.

Thế kỷ 20, thầy Nguyễn Thúc Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết trở thành những chí sĩ, những nhà yêu nước như :Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Huân, Đặng Thúc Hứa... Thầy Nguyễn Thúc Tự hồi đó cùng với thầy Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này – là những bậc danh sư đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt Nam trong thời đại mới.

Một người thầy đi từng bàn, cầm lấy tay học trò nắn nót viết chữ “S” (tượng trưng cho đất nước Việt Nam hình cong như chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau) đã gieo vào tim óc trẻ thơ: một nước Việt Nam thống nhất cả ba miền, là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy.

Bên cạnh những người thầy mẫu mực, trong sáng, đất nước ta đã nổi lên những người học trò lỗi lạc, sống có đạo lý, biết ơn và tôn kính hết mực thầy của mình như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đỗ tiến sĩ và giữ chức vụ cao, khi đến thăm vẫn cúi lạy thầy Chu Văn An “được thầy khuyên nhủ vài câu, rồi ra đi, rất lấy làm mừng”.

Ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam, đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới và đánh giá cao vị trí, vai trò của những người làm công tác giáo dục nước ta.
 

(Theo Nguyễn Xuyến )

 

nguon VI OLET