TUYỂN TẬP MỘT SỐ SKKN HAYVỀ THỂ DỤC

 

01: skkn kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối vơi học sinh khối 12

KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY  CHẠY TIẾP SỨC

ĐỐI VỚI HỌC SINH  KHỐI 12

 

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Điền kinh chính là khởi đầu của các môn thể thao hiện đại ngày nay, trong đó phải kể đến một môn thể thao có lịch sử lâu đời đó là môn chạy, chạy là hoạt động tự nhiên có chu kì, là bài tập không thể thiếu của vận động viên ở các môn thể thao, chạy luôn có trong nội dung của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chạy lâu với tốc độ không lớn trong điều kiện không khí trong lành rất có tác dụng đối với việc tăng cường sức khỏe, cùng với rất nhiều nội dung của môn chạy như cự ly ngắn, chạy cự ly dài, chạy vượt rào thì chạy chạy tiếp sức là nội dung được đưa vào chương trình giảng dạy tại bật THPT. Ngày nay với sự phát triển rất nhanh của các môn thể thao khác nhau tuy nhiên môn chạy tiếp sức vẫn là một bộ môn không thể thiếu tại các kỳ thi đấu như Olympic, Thế vận hội và ở khu vực Đông Nam Á là Seagame . Ở nước ta cứ 4 năm 01 lần học sinh các tỉnh thành trong cả nước đều tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng các cấp nhằm tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham gia thi đấu toàn quốc hoặc quốc tế, trong đó có nội dung chạy tiếp sức. Cũng vì lý do đó môn chạy tiếp sức được đưa vào trường học để giảng dạy cho học sinh. Đối với học sinh việc học chạy thường bị xem là đơn điệu và không hấp dẫn vì vậy các giáo viên phải có những đầu tư về phương pháp và bài tập để  nâng cao tính hấp dẫn của môn học.

Với 13 năm công tác tại trường THPT bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy môn chạy tiếp sức nay tôi xin phép được thực hiện đề tài :  KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHẠY TIẾP SỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH   KHỐI 12

 

 

 

II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận :

 - Sự phối hợp hoạt động trong các môn chạy rất đa dạng, phức tạp, tính chất hoạt động của môn chạy tiếp sức là dùng sức mạnh tốc độ trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập chạy phải dựa trên sự tập luyện kiên trì, tốn nhiều thời gian và công sức nên đòi hỏi người tập phải có một tinh thần tốt.

 - Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người tập đó là thành thục về  kĩ  năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.

- Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập luyện. Đối với học sinh bật THPT các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao.

- Chạy tiếp sức  là nội dung chạy tập thể ngoài những dụng cụ cần thiết như : Bàn đạp, đồng hồ, gậy….còn đòi hỏi phải có một đường chạy đủ điều kiện cho việc tập luyện. Tuy nhiên hiện nay đa số các trường THPT trên địa bàn tỉnh việc có một đường chạy đủ chuẩn cho học sinh tập chạy môn chạy tiếp sức là rất hiếm, vì vậy giáo viên đứng lớp phải biết vận dụng điều kiện thực tế tại đơn vị để giảng dạy sao cho phù hợp nhất, giúp học sinh nắm vững kỹ thuật và đảm bảo quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.

Từ những cơ sở trên tôi chọn đề tài “ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CHẠY TIẾP SỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12 nhằm đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy của mình.

 

 

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

     2.1 Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn chạy tiếp sức

Do số tiết dành cho nội dung chạy tiếp sức ở khối 12 là rất ít (6 tuần) cho nên để giảng dạy có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư nhiều về việc chuẩn bị bài giảng sao cho chất lượng đảm bảo cho học sinh khi học xong phải hình thành được kỷ năng thực hiện động tác. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị những nội dung sau :

a) Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.

            - Điều đầu tiên và không thể thiếu trong giảng dạy thể dục thể thao đó là dụng cụ và sân bãi, trong môn chạy tiếp cũng vậy ngoài việc có sân bãi để học giáo viên cần chú ý hơn độ an toàn của sân bãi và dụng cụ.

VD: Đường chạy phải phẳng, không trơn trợt, không có chướng ngại vật để tránh chấn thương cho học sinh

b) Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.

  Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ động, phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích...

c Chuẩn bị tốt cho bài dạy.

- Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy.

- Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự.

- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức trò chơi ,thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong học tập, hạn chế tối đa thời gian chết.

Theo tôi giáo viên cần sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng vào các giáo án để tạo sự linh hoạt cho bài giảng.

d)  Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.

  Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy chạy tiếp sức  giáo viên có thể kiểm tra những nội dung như sau: Kiểm tra miệng vào đầu các giờ học (nên chú trọng vào phần lý thuyết ) khâu này rất quan trọng vì sẽ tạo được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh khi giáo viên truyền đạt phần lý thuyết. Ngoài ra các phần thực hành thì kiểm tra theo nhóm, tùy theo trình độ của nhóm giáo viên có thể yêu cầu nội dung thực hành, tuy nhiên cần tập trung vào một số nội dung sau :

+ Kiểm tra các bài tập bỗ trợ.

  + Kiểm tra từng giai đoạn kỷ thuật.

+ Kiểm tra phối hợp trao nhận gậy với tốc độ chậm, nhanh : 02 người, 4 người.

+ Kiểm tra thể lực : tốc độ , độ bền.

e)  Cho các bài tập về nhà.

   - Mỗi tuần học sinh chỉ được học 02 tiết. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng khó nâng cao được thành tích của học sinh nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ở nhà với sự hướng dẫn rõ ràng về cách thức tập luyện cũng như dụng cụ hỗ trợ để học sinh tập luyện một cách có hiệu quả các bài tập về nhà.

f)  Tổ chức thi đấu và trò chơi

   - Đối với học sinh việc giảng dạy thuần túy sẽ không gây hứng thú trong tập luyện, để khắc phục điều đó giảo viên chỉ cần kích thích bằng việc trong mỗi buổi học chuẩn bị 01 trò chơi nhỏ để tạo không khí sôi nổi. Ngoài ra còn tổ chức thi đấu trong nhóm với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng cao thành tích.

Giáo viên có thể sử dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện trong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu đạt thành tích cao.

     2.2 Quá trình thực hiện :

Từ cơ sở trên chúng ta sẽ vận dụng một cách thực tế vào giảng dạy với những nội dung cơ bản sau :

a) Mục đích – yêu cầu:

- Nhằm hình thành kỷ năng động tác chạy tiếp sức, phát triển sức mạnh tốc độ và sự phối hợp trao nhận gậy.

- Phát hiện những học sinh có khả năng để bồi dưỡng thi đấu Hội Khỏe Phù Đổng Cấp Tỉnh.

- Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe, quan sát giáo viên làm mẫu.

b)   Phương pháp giảng dạy.

- Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh, hình vẽ để minh họa, mô phỏng động tác.

- Để nâng cao thành tích giáo viên phải sử dụng phương pháp phân nhóm theo trình độ để đưa các bài tập phù hợp tránh trường hợp quá sức với học sinh này nhưng quá nhẹ với học sinh khác thì tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả cao, theo tôi nên chia làm 03 nhóm : Nhóm 1 : Khá, Nhóm 2 : Trung bình, Nhóm 03 : yếu.

- Có thể sử dụng phương pháp lần lượt,  lặp lại và sử dụng trò chơi – thi đấu.

- Theo phân phối chương trình trong một tiết học có lồng ghép các môn khác vào nên giáo viên có thể kết hợp để rèn luyện cho học sinh.

- Giáo viên phải giám sát việc tập luyện, đồng thời sử dụng cán sự lớp để quản lý nhóm và quản lý lượng vận động.

c) Chuẩn bị của giáo viên.

Đường chạy, gậy (02 học sinh một gậy), đồng hồ bấm giây, bàn đạp xuất phát, còi…

Mặc dù học sinh khối 12 đã học chạy tiếp sức  ở lớp 11 rồi nhưng do thời gian nghỉ quá dài không tập luyện nên phần lớn là quên động tác một số ít nhớ rất mơ hồ, vì vậy giáo viên vẫn phải dạy lại những điểm cơ bản nhất để học sinh

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/documents/home/document_download.php?id=3212132&t=1449735980&aut=8a6c6432e2571b054fbea77f27a55d3c

 

 

 

 

 

 

02:skkn giúp học sinh THPT học tốt môn thể dục nhiệp điệu

GIÚP HỌC SINH THPT HỌC TỐT MÔN

THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

 

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

      Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh.

      Thực hiện theo phân phối chương trình năm học, thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó đối với học sinh THPT nhất là đối với học sinh nam cho nên các em thường có thái độ né tránh, mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa. Đây là lý do mà thái độ và kết quả học tập của học sinh không cao, cho nên tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp tạo sự ham thích của học sinh đối với môn học, giúp các em học sinh học tốt môn thể dục nhịp điệu.

       Đây là đề tài có tính đổi mới về mặt lý luận và thực tiển mà theo tôi và nhiều đồng nghiệp thì chưa có ai đề cập đến .

     1. Thuận lợi :

      - Để thực hiện đề tài này tôi có một số thuận lợi là được sự quan tâm giúp đở, động viên rất nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả giáo viên cùng bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.    

      - Bản thân người thực hiện đề tài là giáo viên giáo dục thể chất đã giảng dạy nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm để có phương pháp và biện pháp cải tiến thích hợp thực hiện tốt đề tài .

     2. Khó khăn :

       - Nhà trường có sân tập thể dục nhưng sân rất nắng và nóng vì đa số cây xanh đều trồng mới chưa có bóng mát, mặt sân đất cát nên về mùa nắng nhiều bụi làm học sinh dễ bị viêm xoang .

       - Thể dục nhịp điệu là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với các môn học khác, động tác nhịp nhàng, khéo léo thể hiện nữ tính, không thích hợp với học sinh nam nên các em thường né tránh, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu tốt trong học tập.

     3. Số liệu thống kê :

Điều tra cơ bản ban đầu :

        Được sự giúp đỡ của giáo viên dạy cùng phân môn, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên các bộ môn khác, tôi tiến hành điều tra cơ bản ban đầu về thành tích và khả năng hoàn thiện kỷ thuật bài thể dục nhịp điệu của học sinh lớp 11 do tôi trực tiếp giảng dạy: gồm 6 lớp, mỗi lớp 30 học sinh. Tổng số học sinh được kiểm tra là 180 em (62 nữ) , chia làm 4 loại : giỏi, khá, trung bình, yếu theo thang điểm sau :

Thang điểm kiểm tra ban đầu :

Loại giỏi : điểm 9 – 10

       Thực hiện đúng kỹ thuật và đẹp mắt, khớp với nhịp hô

       Có vấp một số nhịp

Loại khá : điểm 7 – 8

       Thực hiện đúng tương đối đẹp, khớp với nhip hô

       Chưa thuộc 2 động tác và vấp một số nhịp

Loại trung bình : điểm 5 – 6

       Thực hiện cơ bản đúng và động tác đẹp, khớp với nhịp hô

       Chưa thuộc 2 – 3 động tác và vấp một số nhịp

Loại yếu : điểm < 5

       Không thực hiện được kỷ thuật, động tác xấu, chưa khớp với nhịp hô

       Chưa thuộc nhiều động tác, vấp nhiều nhịp

 

Lớp

Tổng số HS

Nam 

Nữ

Tiêu chuẩn nam

Tiêu chuẩn nữ

G

K

TB

Y

G

K

TB

Y

11C3

30

20

10

2

6

8

4

4

3

2

1

11C4

30

20

10

2

6

8

4

4

3

2

1

11C5

30

19

11

2

5

9

3

4

4

1

2

11C6

30

19

11

3

5

8

3

3

4

3

1

11C8

30

20

10

3

6

8

3

3

3

3

1

11C9

30

20

10

2

6

8

4

4

3

2

1

Cộng

180

118

62

14

34

49

21

22

20

13

7

 

Kết quả điều tra :

-         Loại giỏi : 36 học sinh (22 nữ)  tỉ lệ 20%

-         Loại khá : 54 học sinh (20 nữ)  tỉ lệ 30%

-         Loại trung bình : 62 học sinh (13 nữ)  tỉ lệ 34,4%

-         Loại yếu : 28 học sinh (7 nữ)  tỉ lệ 15,6%

 

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1/ Cơ sở lý luận

      - Thể dục nhịp điệu còn gọi là Aerobic, là tập hợp nhiều bài tập vận động với các chuyển động của cơ thể, các bước chân theo nhịp đếm, theo điệu nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

      - Aerobic là các hoạt động thể dục với cường độ trung bình trong một thời gian dài, có liên quan đến quá trình huy động và sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.

      - Thể dục nhịp điệu – Aerobic là loại hình thể dục mới nhưng đã được hưởng ứng sôi nổi và đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa ở trường THPT.

      - Giảng dạy thể dục nhịp điệu, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, chia nhóm … trong đó phương pháp thuyết trình và trực quan đóng vai trò quyết định, giáo viên là người giúp đỡ, điều khiển và sửa sai cho học sinh khi cần thiết.

     - Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu người giáo viên phải thực hiện các động tác mẫu một cách chính xác, đúng trình tự, luôn gắn bó và hướng tới người học, khi lên lớp phải gây được sự hưng phấn cho học sinh ham thích tập luyện và tự rèn luyện sức khỏe.

     - Giảng dạy thể dục nhịp điệu cũng cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi, dụng cụ tập luyện, và cần phối hợp tốt với các môn khác để bổ xung, hổ trợ cho nhau.

Các vấn đề bức xúc của đề tài cần giải quyết:

          Như đã trình bày ở phần trên thì do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc học sinh, đặc biệt là học sinh nam ngại học các giờ học thể dục nhịp điệu, mức độ tiếp thu kỷ thuật động tác chậm, không thể vận dụng phát huy trong học tập là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải được giải quyết, vì nó sẽ tạo tâm lý không tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần học tập kém, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học . Cho nên đối với người trực tiếp giảng dạy việc xây dựng đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu, những phương pháp cải tiến thích hợp, tạo sự hưng phấn giúp học sinh học tốt môn thể dục nhịp điệu là vấn đề thật sự cần thiết mang tính cấp bách cần được giải quyết ngay.

      2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

       Để học sinh học tốt thể dục nhịp điệu, nhanh chóng nắm vững kỷ thuật thì phải đạt được các điều kiện sau:

Điều kiện sân bãi :

        Sân tập (phòng tập) phải rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo cho mọi hoạt động di chuyển của học sinh, không vướng chướng ngại vật và không bị chi phối của các hoạt động xung quanh.

Gợi được nhu cầu nhận thức của học sinh:

        Giáo viên phải đưa ra được các ưu điểm của một bài tập, một động tác cho học sinh nắm, tìm hiểu sâu các nhu cầu của học sinh như: muốn giảm cân, phát triển cơ bắp, chiều cao … từ đó tạo ra sự hứng thú khi học sinh tập luyện ở trường cũng như khi tập luyện ở nhà.

Cũng cố niềm tin vào khả năng nhận thức của học sinh:

         Giáo viên đưa ra bài tập mà tác dụng của bài tập đó ảnh hưởng trực tiếp đến một số nhóm cơ của người tập mà học sinh chưa biết, sẽ tạo cho học sinh sự hưng phấn ban đầu

 

 Ví dụ: Bài tập 7 bước cơ bản Aerobic

      1/ Diễu hành:

       Chuyễn động các động lực truyền thống thấp, yêu cầu đi từ mũi chân đến mu bàn chân đến gót chân.

      2/ Chạy bộ:

        Chuyển động tác động lực cao dạng diễu hành trong đó đầu gối cân thẳng bên dưới hoặc phía trước.

      3/ Nhảy cách quãng:

        Chuyển động tác động lực cao hoặc thấp kết hợp những chuyển động duỗi được điều khiển của đầu gối và gập hông

      4/ Nâng đầu gối:

        Chuyển động tác động lực cao hoặc thấp, nâng đầu gối với góc ở khớp háng và khớp gối tối thiểu 90 độ. Mắt cá chân có thể duỗi hoặc gập.

      5/ Đá chân:

         Chuyển động tác động lực cao hoặc thấp xuất phát từ gập khớp háng với một chân thẳng. Mắt cá có thể ở tư thế duỗi hoặc gập có độ khó khác nhau.

      6/ Bật Jack:

          Chuyển động tác động lực cao trong đó hai chân dạng hoặc khép từ khớp háng. Trung tâm trọng lực ở giữa hai bàn chân, phân bố trọng lực cơ thể đều trên mỗi chân. Đầu gối phải mềm và cân thẳng với hai bàn chân và hai chân hơi gập để hấp thụ lực va chạm.

      7/ Lunge (rộng):

        Chuyển động tác động lực cao từ khớp háng làm mở và đóng hai chân theo đường chéo. Đầu gối ở chân phía trước gập và hướng đi trước bàn chân. Hai chân song song với hai đầu gối cân thẳng với hai bàn chân.

Nếu hướng dẫn học sinh bài tập này sẽ tạo được hưng phấn cho học sinh ngay từ buổi đầu tập luyện thay vì tập bài thể dục tay không gồm 8 động tác (Vươn thở, tay ngực, vặn mình, gập thân …) học sinh dễ rơi vào trạng thái nhàm chán.

Nội dung giảng dạy cần linh hoạt nhưng phải thận trọng, nếu học sinh chưa nắm vững động tác này thì không nên dạy sang động tác khác.

Sự sai sót của học sinh phải phân tích cụ thể, để có thể tìm đúng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chửa thích hợp, không nên giải quyết chung chung như nhau.

Kết hợp việc giảng dạy động tác để phát triển những tố chất cần thiết như : sức bật, sức bền, tính linh hoạt, mềm dẻo …

Khi luyện tập phải chuẩn bị khởi động thật kỷ, đặc biệt là các khớp xương chân, chuẩn bị tốt sân bãi để tránh xảy ra chấn thương.

Qua những nội dung của đề tài đã được nghiên cứu qua lý luận và thử nghiệm thực tiển thì đây là vấn đề cần giải quyết không phải ở riêng trường tôi mà các trường bạn và các đồng nghiệp trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng đã gặp phải nhưng chưa ai đề cập đến hoặc đã có vận dụng nhưng chưa thuyết phục, chưa đạt kết quả cao theo tôi vì nhiều lý do như đây là nội dung học mới và khó tập, nhưng thời gian học ít, đa số các trường gặp khó khăn về sân bãi, phương pháp giảng dạy và sửa sai chưa thật sự thích hợp, chưa giải quyết được khó khăn mà học sinh né tránh , e ngại những giờ học thể dục nhịp điệu.

Nội dung thực hiện

Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và thông qua tổ bộ môn lấy ý kiến đóng góp, tôi tiến hành với giáo viên cùng phân môn thực hiện điều tra cơ bản ban đầu để lấy số liệu làm căn cứ đánh giá thực trạng đề tài, dự giờ các giáo viên của trường bạn có thành tích tốt của môn học là những thầy cô đồng nghiệp, là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, là giáo viên dạy giỏi liên tục nhiều năm liền ở cấp trường, cấp Tỉnh để học hỏi những kinh nghiệm quí báu nhằm tìm được những biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp cũng như những ý kiến góp ý để có thể thực hiện tốt đề tài “ giúp học sinh THPT học tốt môn thể dục nhịp điệu”. Cuối cùng tôi đã rút ra được những nội dung chính cần phải làm để giảng dạy tốt, học tốt môn thể dục nhịp điệu:

Có kế hoạch giảng dạy chi tiết rỏ ràng, kế hoạch phải bám sát theo phân phối chương trình, phải phù hợp tình hình sức khỏe, trình độ kỷ năng của học sinh và tình hình thực tế của nhà trường như điều kiện dụng cụ sân bãi hiện có, đặc điểm khí hậu và thời tiết …

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/documents/home/document_download.php?id=3212131&t=1449736339&aut=8cb01da422ffb35e440532b37f75d295

 

 

 

03:skkn áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ở lớp 10a3, 10a10, 10a12 trường THPT thống nhất b

I – PHẦN MỞ ĐẦU

1.1  Đặt vấn đề

 Vai trò, tầm quan trọng của tập luyện thể dục đối với con người và xã hội đã được khoa học và thực tiễn chứng minh. Ngay khi nước nhà giành độc lập, ngày 27/03/1946 trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác Hồ viết “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khỏe mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh” và vì thế “ luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”

 Về GDTC tuổi trẻ học đường , Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc dân của nước Việt nam độc lập và dân chủ “ một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Từ quan điểm đó , sau này Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách c thể về giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, giáo dục toàn diện đó là “ thể dục kết hợp với giữ gìn vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục,đức dục” bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác

 Ngày nay cùng vói sự thay đổi lớn lao của cách mạng khoa học kỹ thuật, nước ta đang có sự “chuyển mình” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Chúng ta đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Để làm được điều này chúng ta phải huy động rất nhiều nguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Khi phân tích về nguồn lực phát triển đất nước, Đảng ta xác định “nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực , kiến thức và tay nghề”. Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Như vậy có thể khẳng định phát triển TDTT để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực của nhân dân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

 Đứng trước thực tế đó ngành GD – ĐT chúng ta đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nó đòi hỏi phải có nhưng thay đỗi sâu rộng trong hệ thống giáo dục.

 Nghị quyết TW2 khóa VIII BCH Trung ương ĐCSVN đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên”

 Điều 28.2 luật giáo dục qui định: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp t học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

 Lịch sử phát triển GD cho thấy, trong nhà trường, một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên hình thành kiểu dạy “thông báo – đồng loạt” giáo viên quan tâm đến trước hết việc hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt cho hết nội dung trong SGK. Cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều GV giảng, học sinh bắt chước một cách máy móc theo những động tác thị phạm của GV. Cách dạy này đề ra cách học thụ động, học sinh không nhớ được lâu.

 Đối với môn thể dục là môn học có tính đặc thù cao về hình thức học tập, vấn đề sức khỏe, giới tính, dụng cụ tập luyện ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy học nên học theo phương pháp này là rất khó khăn nên hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học. Không đáp ứng được yêu cầu phát triển năng động của xã hội. Để khắc phục tình trạng này các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tim tòi và thử nghiệm nhiều phương pháp dạy học mới: Dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực,tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh nâng cao hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học. Phương pháp day học theo nhóm là một pháp đã đáp ứng được những điều đó.

 Với một xã hội phát triển và năng động nhu cầu hợp tác theo nhóm là rất cao. Đơn giản không ai là hoàn thiện, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 Phương pháp dạy học theo nhóm các nhiêm vụ học tập được giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, hợp tác của các thành viên trong nhóm. Chính trong quá trình học tập chung này các em được trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau , được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo không khí dân chủ trong lớp đồng thời rèn luyện tính độc lập tự chủ, khả năng cá nhân cũng như sự phối hợp tương trợ, giúp đỡ, bảo hiểm nhau tập luyện, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật…từ đó giúp học sinh thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng cho học sinh chuẩn bị cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học

 Đối với môn GDTC thực tế trong những năm gần đây việc dạy và học đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, nội dung và phương pháp. Song vấn đ quan trọng là nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp nhưng rất khó từ bỏ những phương pháp đã quen dùng, khi áp dụng phương pháp mới còn lúng túng và hiệu quả chưa cao nên ngại thay đổi. Nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều, hướng dẫn, thị phạm rồi học sinh thực hiện theo, dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc”,một tiết có hai nội dung khác nhau nhưng cả lớp cùng học hết một nội dung rồi chuyển nội dung khác. Với phương pháp này khó phát huy được tính tích cực của HS, học tập một cách thụ động, phân bố dụng cụ, lượng vận động phù hợp vớii giới tính cũng rất khó khăn, HS hoạt động ít hơn

Bên cạnh đó nhận thức của HS, phụ huynh và một bộ phận giáo viên về môn học chưa đúng. Học tập còn nặng về thi cử nên trong giờ học thể dục học sinh học tập không tích cực, lười tập luyện, tập luyện một cách thụ động, cảm thấy nhàm chán trong giờ học thể dục.

Do có tính riêng biệt trong hình thức tập luyện, sự tất yếu cần phải hợp tác nhóm nên phương pháp học tập theo nhóm đã xuất hiện từ lâu trong môn thể dục, là môn học đi đầu trong việc áp dụng phương pháp này và đã có nhưng kết quả tích cực nhưng chưa cao, chưa khoa học. Dạy học theo nhóm không đơn giản là áp dụng một cách máy móc phương pháp này vào quá trình dạy học. Nó tùy thuộc vào nội dung, tính chất bài học, điều kiện học tập và năng lực tổ chức hình thức này thế nào cho hiệu quả. Bởi vậy nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm trong quá trình dạy học môn thể dục cũng như phát triển phương háp này một cách khoa học vẫn luôn là đề tài mới mẽ và thời sự 

 Với mong muốn nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm một cách có khoa học, hiệu quả trong môn thể dục tôi lựa chọn đề tài: “ áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ở lớp 10A3, 10A10, 10A12 Trường THPT Thống Nhất B”

 

1.2. Mục đích nghiên cứu

- Đề tài xác định cơ sở lý luận và qui trình của việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm vào dạy học TD

- Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học TD

1.3. Đối tượng nghiên cứu

-   Phương pháp học tập, hợp tác theo nhóm trong dạy học thể dục

- Nhóm thực nghiệm:Học sinh lớp 10A3, 10A10, 10A12 Trường THPT Thống Nhất B

 Áp dụng phương pháp dạy học phân nhóm

- Nhóm đối chứng: Học sinh lớp 10 A4, 10 A11, 10 A14 Trường THPT Thống Nhất B

 Học tập theo phương pháp truyền thống ( lấy GV làm trung tâm)

1.4. Phương pháp nghiên cứu

- phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

1.5. Thời gian nghiên cứu

 10/2011 –5/2012

1.6. Địa điểm nghiên cứu

Trường THPT Thống Nhất B

 

II – PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề

Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính tích cực của người học chứ không phải tập trung vào tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực rất nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động (PGS-TS Vũ Hồng Tiến)

 Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Dạy học theo nhóm được hiểu là cách dạy, cách học trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu , giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó giúp học sinh thu nhận được một kiến thức nhất định nào đó nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức, tư duy của học sinh, phát triển nhân cách của học sinh

 Theo A.Tfrancisco (1993): “học tập nhóm là phương pháp học tập mà theo phương pháp đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập

Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm

Ưu điểm:

Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc

Khi học sinh học theo nhóm kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn. Nhóm làm việc cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình. Hỏi, biểu đạt đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ , tranh luận và giải thích …Rất nhiều những kỹ năng, nhận thức được hình thành như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau, phát triển sự tự tin của bản thân, hay nói cách khác HS trở thành chủ thể đích thực của hoạt động học tập của cá nhân mình

Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết khi mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm việc thực tiễn

Học tập theo nhóm hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhau và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỷ luật phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách

Dạy học theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẵng cho mỗi cá nhân người học, được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc giúp học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại không khí thân thiện, cởi mỡ, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sỡ cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẫn thận, do đó khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt là giữa GV và HS

Nhược điểm:

- Chia nhóm thế nào để hoạt động hiệu quả, phù hợp với trình độ tập luyện, sức khỏe, giới tính là rất khó khăn

- Việc tập luyện ngoài trời nên khâu tổ chức thế nào để nhóm hoạt động thông suốt, không mất trật tự, an toàn là một trỡ ngại

- Một số thành viên có tính ỷ lại, gây rối trong quá trình làm việc nhóm

- Việc kiểm tra đánh giá gồm định lượng (kỹ năng thực hiện động tác kỹ thuật) và định tính (hình thành kỹ năng xã hội và nhân cách) nên có phần khó khăn

Những đặc trưng cơ bản của dạy học theo nhóm:

Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã đưa ra bốn đặc trưng cơ bản sau :

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của HS

- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò

Thế nào là tích cực học tập?

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục

 Tính tích cực học tập về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập, động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. TTC tạo ra nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo, ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:ư

http://123doc.org/documents/home/document_download.php?id=3212129&t=1449736503&aut=229e942410dbeb51df1e43fbdf2aae02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

04:skkn lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT điểu cải

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

 

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
  1. Họ và tên:  Nguyễn Viết Chiên
  2. Ngày tháng năm sinh:  28/ 2/ 1984
  3. Nam, nữ: Nam
  4. Địa chỉ: Khu phố 9- Phường I- Đông Hà- Quảng Trị
  5. Điện thoại: (CQ)/: 0613639043    (NR); ĐTDĐ: 0905334926
  6. Fax:    E-mail: ngaymai_vc@yahoo.com
  7. Chức vụ: Giáo viên
  8. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải
  1. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

-         Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm TDTT

-         Năm nhận bằng: 2008

-         Chuyên ngành đào tạo: Bóng Đá

  1. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

-         Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể Dục

- Số năm có kinh nghiệm: 3 năm

-         Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

 

 

 

NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

NGUYỄN VIẾT CHIÊN

 

 

 


LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO HỌC SINH LỚP 10

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. Lý do chọn đề tài. 

 Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên.

Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước ”.

Đặc biệt trong đời sống hiện đại, một con người hoàn hảo thì phải có sự hoàn thiện về trí lực và thể lực. Vì thế trong chương trình giảng dạy Thể Dục ở các cấp Bộ GD- ĐT đã đưa bộ môn điền kinh nói chung, và môn chạy cự ly 100m nói riêng vào chương trình để rèn luyện sức khỏe và các tố chất thể lực cho học sinh.

Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 100m nói riêng là một trong những môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THPT, nó là một môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và môn chạy 100m nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh.Có thể nói môn chạy cự ly 100m là một môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương trình. Các môn thể thao khác không thể tách rời nó, môn chạy cự ly 100m là nền tảng của các môn thể thao khác.

Song thực tế cho thấy  rằng môn chạy cự ly 100m ở trường THPT Điểu Cải nói riêng cũng như các trường THPT nói chung hiện nay vẩn chưa mang lại hiệu quả tối ưu, nhiều học sinh vẫn nhận thấy tác dụng của môn học này. Song các em vẫn cho rằng môn học chạy 100m không học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản, thiếu cố gắng, tích cực trong tập luyện. Vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích tốt nhất trong môn học này?

Tuy là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy và thực tiển chưa nhiều nhưng là một giáo viên có tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy việc học nội dung 100m có nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao thành tích tất cả các môn thể thao, rèn luyện thể lực, đạt đến thể thao đỉnh cao và nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.

Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m ở trường THPT Điểu Cải chưa được quan tâm nhiều.

Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Điểu Cải” để làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn sẻ góp phần nâng cao thành tích chạy 100m cho các em học sinh.

2. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường THPT Điểu Cải. Nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng dạy và học môn chạy 100m đạt thành tích tốt hơn. Đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy nội dung chạy ngắn các năm sau được tốt hơn.

Ngoài ra, còn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn.

3. Phương pháp nghiên cứu.

  Phương pháp sử dụng lời nói: phân tích, giảng giải.

  Phương pháp kiểm tra sư phạm.

  Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

  Phương pháp quan sát khách quan, khảo sát và trò chuyện nhằm nắm bắt đúng thực tế khách quan. Qua trò chuyện để tìm hiểu thái độ của học sinh với môn học này.

  Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức tính toán thống kê đơn giản để phân tích xử lý kết quả thu được và rút ra kết luận.

4. Phạm vi nghiên cứu.

  Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học nội dung chạy 100m ở lớp 10 trường THPT Điểu Cải.

  Vận dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

  Cơ sở lý luận của việc dạy và học nội dung chạy 100m.

Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu.

Tìm hiểu nguyên lý kỹ thuật chạy.

  Thực trạng của việc dạy và học nội dung chạy 100m tại trường.

  Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m.

  Đề xuất các phương pháp và ứng dụng việc dạy nội dung chạy 100m.

6. Thời gian- địa điểm nghiên cứu.

  Thời gian nghiên cứu: Từ tuần 1 đến tuần 7 năm học 2010- 2011.

  Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT Điểu Cải.

  Trang thiết bị: Giáo án, bàn đạp, còi, dây đích, đồng hồ bấm giây, sân tập.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Điền kinh là một nội dung có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều môn thể thao khác. Còn chạy là một hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật, hoạt động ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút mọi người tham gia tập luyện.

Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với hoạt động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi. Là biện pháp quan trọng để phát triển các tố chất thể lực. Học tập môn chạy 100m còn là để nâng cao sức khỏe, góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác, tạo nên sức mạnh tập thể.

Thể dục thể thao, điền kinh nói chung và chạy 100m nói riêng sẽ xây dựng cho học sinh sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho xương tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển như học sinh THPT. Ngoài ra học tập nội dung này còn giúp làm cho tim khỏe, dẫn đến sự vận chuyển máu trong hệ tim mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, giúp cho người tập ăn ngon ngủ tốt, sức khỏe tăng lên. Đồng thời hạn chế thời gian rảnh tránh được một số tệ nạn như nghiện cờ bạc, rượu chè, ma túy và một số tệ nạn khác.

2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu.

Chạy cự ly ngắn là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành. Chạy 100m đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của bốn giai đoạn kỹ thuật: xuất phát, chạy lao, chạy giữa quảng, về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, các em muốn khẳng định mình trước tập thể. Tuy nhiên đa số các em còn coi nhẹ, ngại tập luyện. Ngoài ra ở lứa tuổi này các em cần có một lượng vận động hợp lý hơn. Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng. Do ý thức yếu kém của các em trong tập luyện ở trường cũng như ở nhà. Hơn nữa trình độ thể lực và ngoại hình giữa các học sinh là không đồng đều; một số em có trình độ thể lực rất tốt bên cạnh đó có một số em có thể lực yếu hơn. Vì vậy việc đưa vào những bài tập với lượng vận động phù hợp với hai đối tượng học sinh này là vấn đề cần quan tâm.

3. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

3.1. Một số khái niệm:

  Khái niệm sức mạnh tốc độ:

 Sức mạnh tốc độ là sự phối hợp giữa sức nhanh và sức mạnh gọi là sức mạnh tốc độ.

 

Khái niệm sức mạnh:  

 Sức mạnh là khả năng khắc phục một trọng tải hoặc một lực nào đó bằng sự căng cơ (sự co cơ đẳng trường).

  Phân loại sức mạnh gồm có:

   Sức mạnh tối đa.

   Sức mạnh tương đối.

   Sức mạnh tuyệt đối.

   Sức mạnh tối đa sinh lý.

  Bản chất của sức mạnh:

 Phát triển sức mạnh cho cơ là sự phì đại cơ. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do sợi cơ có sẵn dày lên.

  Biểu hiện trong cơ sẻ là:

   Quá trình tổng hợp prôtit tăng trong khi quá trình phân hủy chúng bị giảm đi.

   Hàm lượng AND và ARN tăng.

   Hàm lượng creatin tăng có tác dụng kích thích quá trình tạo actin và miozin và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ.

  Khái niệm sức nhanh:

 Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất( tính bằng m/s và tần số động tác).

  Bản chất của sức nhanh.

 Bản chất của sức nhanh được đánh giá bằng tính linh hoạt thần kinh cơ và tốc độ co cơ.

 Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở:

   Biến đổi nhanh chống quá trình hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh.

   Tăng tốc độ dẫn truyền xung động của các nơron vận động.

   Khả năng thả lỏng nhanh của đơn vị vận động.

   Khả năng tiếp nhận thông số vận động cao. Đó là các yếu tố làm tăng cường biên độ và tần số động tác.

 Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi nhanh và sợi chậm trong bó cơ.

  Phân loại sức nhanh gồm có:

   Sức nhanh đơn giản.

   Sức nhanh phức tạp.

  Mối quan hệ giữa sức nhanh và sức mạnh trong hoạt động thể thao, tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau.

 Phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Trong nhiều môn thể thao kết quả hoạt động phụ thuộc không chỉ vào sức nhanh hay sức mạnh riêng lẻ mà phụ thuộc vào sự phối hợp của hai tố chất. Sự phối hợp giữa sức mạnh và sức nhanh còn được gọi là sức mạnh tốc độ.

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/documents/home/document_download.php?id=3212135&t=1449736749&aut=95d7005fcdcabe1b45efccd6830ac84b

 

05:skkn một số bài TẬP,PHƯƠNG PHÁP GIÚP học SINH tập LUYỆN và SÁNG tạo ĐỘNG tác PHÁT HUY môn AEROBIC TRONG TRƯỜNG THPT

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212136-skkn-mot-so-bai-tap-phuong-phap-giup-hoc-sinh-tap-luyen-va-sang-tao-dong-tac-phat-huy-mon-aerobic-trong-truong-thpt.htm

 

06:skkn một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh nữ khối 10 trường THPT đoàn kết 

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212137-skkn-mot-so-phuong-phap-giang-day-va-huan-luyen-phat-trien-suc-ben-cho-hoc-sinh-nu-khoi-10-truong-thpt-doan-ket.htm

 

07:skkn một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện bộ môn cờ vua chuẩn bị HKPĐ cấp tỉnh lần VIII năm 2012 trường THPT trấn biên 

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212140-skkn-mot-so-phuong-phap-tuyen-chon-va-huan-luyen-bo-mon-co-vua-chuan-bi-hkpd-cap-tinh-lan-viii-nam-2012-truong-thpt-tran-bien.htm

 

08skkn một vài KINH NGHIỆM tổ CHỨC hội KHỎE PHÙ ĐỔNG cấp TRƯỜNG TUYỂN CHỌN vận ĐỘNG VIÊN THAM GIA THI đấu cấp HUYỆN, hội KHỎE PHÙ ĐỔNG cấp TỈNH

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212143-skkn-mot-vai-kinh-nghiem-to-chuc-hoi-khoe-phu-dong-cap-truong-tuyen-chon-van-dong-vien-tham-gia-thi-dau-cap-huyen-hoi-khoe-phu-dong-cap-tinh.htm

 

09:skkn nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ của học sinh bằng phương pháp trò chơi 

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212144-skkn-nang-cao-hieu-qua-luyen-tap-mon-bong-ro-cua-hoc-sinh-bang-phuong-phap-tro-choi.htm

 

10:skkn sử DỤNG một số TRÒ CHƠI NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ CHO học SINH KHI học môn THỂ dục

AI QUA TÂP XIN KÍCH VÀO ĐƯỜNG DẪN NÀY:

http://123doc.org/document/3212147-skkn-su-dung-mot-so-tro-choi-nham-kich-thich-hung-thu-cho-hoc-sinh-khi-hoc-mon-the-duc.htm

 

 

nguon VI OLET