Các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dụng trong kế hoạch bài học môn Toán lớp 1(Bài 19: Phép cộng trong phạm vi 10) như sau:
Thứ nhất về hình thức đánh giá: Trong kế hoạch bài dạy để đánh giá kết quả học tập theo sự phát triển năng lực và phẩm chất của HS sẽ có các hình thức đánh giá là đánh giá thường xuyên (ĐGTX) và đánh giá định kì (ĐGĐK). Đối với ĐGTX hay ĐG quá trình ( đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập) GV sẽ đánh giá HS trong cả quá trình hoạt động của tiết dạy.
Ví dụ 1 Hình thức đánh giá TX: Khi HS học về Phép cộng trong phạm vi 10, lớp 1. GV có thể tổ chức cho HS nêu 1 số tình huống để có phép cộng tương ứng, HDHS tìm kết quả. Ví dụ:
+ Cô có 4 viên phấn bên phải, 5 viên phấn bên trái, Vậy cô có tất cả mấy viên phấn? ( khuyến khích HS tự nhẩm trong đầu tìm kết quả
+ Mẹ có 5 quả cam, em có 2 quả. Hỏi hai mẹ con có mấy quả cam?
- HS tự nêu tình huống tương tự đố nhau rồi đưa ra phép tính tương ứng. Như vậy GV có thể đánh giá sản phẩm của HS. Quan sát sản phẩm của HS GV không chỉ đánh giá được HS có nắm vững cộng, trừ nhẩm mà còn nhận được thông tin phản hồi về tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, năng lực sáng tạo của học sinh. Vì tư duy của HS thể hiện trên sản phẩm, …. Mặt khác, khi HS có cơ hội thuyết trình về sản phẩm của mình GV còn có thể thu nhận được thông tin phản hổi về cách suy nghĩ, cách tư duy, kĩ năng giao tiếp của HS.
Còn đối với ĐGĐK hay đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả học tập) Ví dụ ĐGĐK: Yêu cầu cần đạt về Biết so sánh các số trong phạm vi 10, có thể thiết kế câu hỏi kiểm tra theo 3 mức độ như sau: Mức 1 Mức 2 Mức 3 So sánh các số trong phạm vi 10. So sánh được hai số trong phạm vi 10. Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước (ở các nhóm có không quá 4 số). Xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số). Vận dụng so sánh các số trong phạm vi 10 vào giải quyết vấn đề thực tiễn Mức 1. Mức 2 và Mức 3. Khoanh vào đường ngắn nhất.
Thứ hai về phương pháp đánh giá sử dụng các PP như: PP quan sát, PP vấn đáp, PP đánh giá hồ sơ học tập, PP đánh giá qua sản phẩm học tập, PP kiểm tra viết.Trong PP quan sát được sử dụng ở bài học như: GV cho HS quan sát tình huống trong SGK, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi: Bức tranh vẽ gì? (Có 6 con chim , có 4 con chim đang bay đến). Có tất cả bao nhiêu con chim? (10 con). Có tất cả bao nhiêu bạn? Có tất cả bao nhiêu bạn đang chơi bập bênh và các bạn đang tới?(8 bạn). GV cho các nhóm HS chia sẻ về những gì mình quan sát được?
Đối với PP vấn đáp giáo viên hỏi và học sinh trả lời, PP này được sử dụng xuyên suất các hoạt động trong tiết học. Ví dụ: Cô có 4 viên phấn bên phải, 5 viên phấn bên trái, Vậy cô có tất cả mấy viên phấn? ( khuyến khích HS tự nhẩm trong đầu tìm kết quả). Mẹ có 5 quả cam, em có 2 quả. Hỏi hai mẹ con có mấy quả cam?
PP đánh giá qua sản phẩm học tập đánh giá qua các kết quả học tập đã làm của HS ở vở viết, bảng con, ở bảng lớp hay ở bức tranh,…
Thứ ba về công cụ kiểm tra, đánh giá được sử dung trong kế hoach bài soạn như: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo, bảng kiểm; câu hỏi; bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics…); câu trả lời ngắn, thẻ kiểm tra…; bài kiểm tra, phiếu kiểm tra…
VD dùng công cụ đánh giá bằng: câu hỏi vấn đáp, phiếu bài tập. GV GV yêu cầu học sinh làm bài theo hình thức hỏi đáp nhóm đôi (BT2) Nhóm đôi hỏi đáp tìm kết quả phép tính và viết vào phiếu.
8 + 1 = 9 5 + 5 = 10 7 + 1 = 8 6 + 3 = 9 4 + 3 = 7 8 + 2 = 109 + 1 = 10 6 + 2 = 8 5 + 3 = 8
Tóm lại: Để có được một tiết dạy tốt kết quả GD của HS cao thì trong kế hoạch bài phai nghiên cứu và sử dụng các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh
nguon VI OLET