BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

 


 

 

TIỂU LUẬN

LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN Đ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

 

Giảng viên hướng dẫn : Th.S TẠ THỊ THÙY

Lớp : 19151CL1

Sinh viên thực hiện  MSSV

  1. NGUYỄN HỒNG NHUNG  19151159
  2. HỒ KHẢI MINH  19151154
  3. LÊ HOÀNG LONG  19151148
  4. HOÀNG ĐỨC MINH  19151155
  5. HUỲNH ĐẮC HUY  19151134
  6. NGUYỄN HUY HOÀNG  19151126
  7. PHẠM HOÀNG LONG  19151150

 

 

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2019


Nhận xét của Giảng viên:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Điểm

 


Mục lục

MỞ ĐẦU...............................................................1

1.      Lý do chọn đề tài.......................................................1

2.      Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận........................................2

3.      Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận..............................2

4.      Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................3

5.                                                                                                                                                                                                                                                                                                      Kết cấu của tiểu luận................................................3

Chương 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI              4

1.1 Bản chất con người........................................4

1.1.1 Các quan điểm về con người của các nhà triết học trước Mac...........4

1.1.2 Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội....................5

1.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề con người................6

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac về con người......................6

1.2.2 Vai trò của chủ nghĩa Mac trong xã hội nước ta hiện nay..............9

Chương 2: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.....11

2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá…………………

11

2.2 Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay…………………………………………………………………………

 

15

2.3 Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện nay………..

18

2.3.1 Hiện trạng…………………………………………………………………

18

2.3.2 Giải pháp………………………………………………………………….

19

KẾT LUẬN …………………………………………………………………….

21

 

 

 

 

 


MỞ ĐẦU

1.  Lý do chọn đề tài

 

Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Từ khi Triết học Mác-Lênin ra đời đã giải quyết những nội dung liên quan đến con người. Khẳng định con người có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với thế giới, và trong thực tế hiện nay thì con người là một lực lượng chủ đạo trong nền sản xuất xã hội. Trong công cuộc đổi mới xã hội chỉ có con người - yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội, là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại.

Đảng ta đã khẳng định, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Chủ nghĩa Mác-Lê nin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nan cho hành động của Đảng. Vì vậy, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin về con người, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”.

Đặc biệt là, trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước thực hiện cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ngoài những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước, sự tham gia ủng hộ tích cực của các đoàn thể xã hội, chúng ta cần khẳng định rằng, yếu tố con người, nguồn nhân lực có vị trị rất quan trọng, như trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa”.

Để đóng góp và ủng hộ đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin

1

 


về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài cuối kỳ cho môn Triết học Mác- Lênin của mình.

1.  Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

Mục đích

-  Tìm hiểu và làm rõ về vấn đề con người trong chủ nghĩa Mác- Lênin.

-  Đề cao lòng tin của mọi người vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay.

-  Đưa ra một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

-  Thực hiện mục tiêu của Đảng phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Nhiệm vụ

Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

-  Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề con người và con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-  Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-  Đề ra mục tiêu của con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

-  Đưa ra giải pháp cho những bất cập trong vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận

Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về quan điểm của chủ nghĩa Mác

–Lê nin về vấn đề con người và con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê nin về vấn đề con người và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung cũng như nói riêng tại Việt Nam.

1

 


1.  Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối của Đảng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, tra cứu tài liệu, báo chí và các văn tự, công văn liên quan khác.

2.  Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia làm 2 chương.

Chương 1 : Lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin về con người

Chương 2 : Vấn đề con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1

 


Chương 1:

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

 

1.1 Bản chất con người

1.1.1 Các quan điểm về con người của các nhà Triết học trước Mác

Từ xưa đến nay, trong những vấn đề được bàn cãi nhất trong giới Triết học nói riêng và trong nghiên cứu khoa học nói chung thì vấn đề con người luôn được đưa lên hàng đầu. Không những thế, đề tài con người được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do con người là sinh vật cao cấp và phát triển nhất trên Trái Đất. Trong quá trình lâu dài gần năm tỉ năm của Trái Đất thì thì con người mới xuất hiện được khoảng gần ba trăm nghìn năm trước, tuy nhiên trong khoảng thời gian đó con người với sự phát triển vượt bậc so với các loài sinh vật khác và nhanh chóng trở thành kẻ thống trị của thế giới.

Lĩnh vực Triết học là một trong những môn khoa học đầu tiên của loài người, tuy nhiên, bản thân Triết học luôn luôn thay đổi và đấu tranh không ngừng, chính vì vậy mà luôn luôn có nhiều hướng giải quyết cho cùng một vấn đề. Do đó, vấn đề con người từ xưa đến nay theo từng thời kì, từng cá nhân mà có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo phân tích của các nhà Triết học cổ đại thì con người là vật cao quý nhất trong trời đất, trong vũ trụ, là chúa tể của muôn loài và chỉ đứng sau thần linh. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì lại cho rằng: Phần hồn trong con người là do Thượng Đế sinh ra, quy định và điều khiển mọi hành động của thể xác, linh hồn tồn tại mãi mãi, khi thể xác mất đi thì hồn lại nhập vào thể xác khác và tiếp tục điều khiển thể xác đó. Ngược lại với ý kiến trên thì chủ nghĩa duy vật lại coi phần xác là phần quyết định và chi phối phần hồn, tất nhiên là chẳng có linh hồn nào bất tử cả. Đó chỉ là một trong số rất nhiều nhận thức về con người. Theo thời gian thì các nhận thức về con người ngày càng phát triển hơn và các nhà Triết học đã ngày càng hoàn thiện về nhận thức bản chất của con người, phát triển và khắc phục những điểm bất hợp lí của các lí luận trước đó. Từ thế kỉ XV - XVIII thì những quan điểm Triết học về con người trên cơ sở tự nhiên đã bắt đầu phát triển và chiếm ưu thế. Tuy nhiên những nhà Triết học cổ điển

1

 


Đức từ Carter đến Hegel (Hê - ghen) đã xây dựng quan điểm triết học về con người theo hướng chủ nghĩa duy tâm. Trong đó Hegel quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên Hegel cũng chính là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần và cá nhân.

Đến thời Feuerbach thì ông lại phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan điểm của Hegel. Theo quan điểm của Feuerbach thì con người chính là một sản phẩm của tự nhiên và có bản năng tự nhiên, ông đã dùng những thành tựu khoa học để chứng minh mối quan hệ của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người. Tuy nhiên sai lầm của Feuerbach là khi ông giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Nói chung lại từ Carter đến Feuerbach đã có một bước tiến dài trong việc tìm ra bản chất của con người. Tuy nhiên, trong lý luận của họ còn rất nhiều hạn chế, những quan điểm về con người còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, mang tính xu hướng duy tâm cá nhân khá nhiều. Sau này, chủ nghĩa Mac đã thừa kế và khắc phục những hạn chế đó, xây dựng hệ thống quan niệm đầy đủ nhất về bản chất con người, vai trò của con người trong xã hội.

1.1.2 Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội

  Theo khoa học hiện nay đã chứng tỏ rằng con người là một sản phẩm của tự nhiên theo quá trình tiến hóa mà phát triển như ngày nay. Tuy con người đã vượt xa so với những loài sinh vật còn lại nhưng con người vẫn không thể lột bỏ hết được những cái tự nhiên để tách biệt hoàn toàn với tổ tiên, với những loài sinh vật khác. Trong con người vẫn tồn tại thú tính hoang dại của tổ tiên mình, những cái đó thuộc về bản năng của con người, những bản năng gốc mà chính nhờ nó con người đã sống và phát triển đến ngày hôm nay

Điều giống nhau và điểm khác nhau giữa con người với những sinh vật khác chính là sự phát triển về nhận thức và ý thức của con người. Lao động là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại được chỉ khi tiến hành lao động sản xuất của cái vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Cũng chính nhờ lao động mà

1

 


con người hình thành được ý thức. Mặt khác, trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ trong sản xuất lao động xuất hiện đầu tiê  và trở thành quan hệ nền tảng cho sự xuất hiện của các mối quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần con người.

  Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người sản xuất ra của cải vật chất. Mà tác động vào tự nhiên để thay đổi tự nhiên, do đó con người chính là chủ thể của tự nhiên. Tuy nhiên con người sống phụ thuộc vào tự nhiên. Do đo con người được tự nhiên sinh ra, vừa bị phụ thuộc và tác động vào thiên nhiên. Con người tác động vào thiên nhiên theo cách không tự nhiên ( nhân tạo ), bắt thiên nhiên phải phục vụ cho con người bằng hoạt động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất, tinh thần. Cũng như trong hoạt động kinh tế thì vai trò của con người đóng góp quan trọng nhất, do đó, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hiểu rõ bản chất con người, xây dựng một nguồn lực vững mạnh là một yêu cầu thiết yếu.

1.1 Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề con người

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac về con người.

   Như ta đã biết, các nhà Triết học cổ đại đều thần thánh hóa hình tượng con người, các nhà Triết học cổ điển Đức đã có bước tiến xa hơn đó là đã định nghĩa được con người là sản phẩm của tự nhiên. Tuy nhiên các triết gia đã rơi vào lập trường chủ nghĩa duy tâm trong khi phân tích bản chất của con người trong các mối qun hệ xã hội. Mac đã khắc phục những điểm yếu trong lý luận của các nhà triết học cổ điển Đức để xây dựng một cách hoàn thiện nhất khái niệm và bản chất của con người.

Theo Mac thì bản chất con người gồm hai phần, đây cũng chính là hai giác độ để Mac phân tích bản chất con người.

  Thứ nhất : phần sinh học đó là phần cấu tạo cơ thể và cơ thể sinh hoạt. Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của tự nhiên. Điều này không thể phủ nhận bởi sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh điều đó. Với học thiết thuyết tiến hóa của Darwin đã chứng minh được rằng mọi loài sinh vật đều có nguồn gốc chung và đều là sản phẩm của tự nhiên. Điều này đã bác bỏ mọi

1

 


lý luận rằng con người là sản phẩm của thượng đế tạo ra. Đàn ông được nặng từ đất sét và đàn bà được làm từ chiếc xương sườn của đàn ông. Cũng như có ý kiến ho rằng con người, trái đất là trung tâm của vũ trụ, con người được thần thánh hóa như thần linh. Thực tế khoa học đã kiểm nghiệm rằng trái đất cũng chỉ là một phần cực kỳ nhỏ bé của vũ trụ, và may mắn có được sự sống. Cũng như loài người cũng chỉ là một trong vô số loài sinh vật đã từng tồn tại trên trái đất và cũng may mắn khi tồn tại và phát triển đến ngày nay.

   Thứ hai : phần ý thức.

Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người “. Do đó những biến đổi của tự nhiên và các tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Điều đó tương tự như sự trao đổi vật chất giữa sinh vật và môi trường. Ở đây là sự vật chất của con người với môi trường. Khi môi trường tác động đến cin người thì đồng thời con người cũng tác động ngược lại thiên nhiên làm biến đổi thiên nhiên làm hình thành mối quan hệ hai chiều. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.

  Một điểm khác điểm rõ ràng giữa con người với các loài sinh vật khác chính là bản năng con người, nó không còn hoang dại, mang tính tự nhiên mà đã phát triển lên mức cao hơn và được xã hội hóa. Con người có thể làm ra công cụ lao động. Tuy nhiên ta có thể thấy 1 số loài khỉ có họ hàng xa với con người có những hành vi đơn giản nhất của sự chế tạo công cụ lai động. Chúng lấy những hòn đá đập vỡ những hạt cứng để lấy những nhân ở trong đó ăn. Tuy nhiên, con người không chỉ biết làm công cụ lao động mà còn biết cải tạo tự nhiên, biến đổi thiên nhiên theo mục đích của mình. Trong những luận điểm của con người của chủ nghĩa Mac về con người thì luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ.Sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu, điển hình cho sự khác biệt của con người và các loài sinh vật khác.

     Về mặt xã hội, mỗi người là một phần tử của xã hội, tập hợp con người với nhau ta được một tập gọi là xã hội trong đó các cá nhân liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt. Đó gọi là quan hệ xã hội. Từ quan hệ xã hội sẽ nảy sinh những mối quan hệ khác.

1

 


     Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, yếu tố hàng đầu quyết định trong lực lượng sản xuất, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Chính việc thông qua hoạt động sản xuất mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình. Dựa vào đó Mac khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển phong phú bản chất con người. Do đó, ta có thể nhận định rằng mục tiêu cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người. Trong đó bước quan trọng nhất là giải phóng con người về mặt xã hội.

     Theo quan điểm của Mac thì định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người là thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của con người. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động. Xã hội loài người phát triển một cách đa dạng, do đó ta có thể thấy được sự không đồng đều trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước khác nhau. Sự không đồng đều này tạo nên một bức tranh đa sắc màu về bối cảnh của thế giới. Tuy nhiên, cho dù phát triển theo kiểu gì thì định hướng phát triển đó đều hướng tới mục đích chung là phát triển con người lên một mức cao hơn như Mac đề cập.

     Nghiên cứu về con người, Mac lấy đối tượng nghiên cứu là con người vô sản là chủ yếu. Điều đó có thể dễ hiểu là do giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có thể đáp ứng đầy đủ những quy luật của cuộc sống và phục tùng được lòng dân. Theo Mac, con người vô sản là người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội tuy nhiên họ là giai cấp bị bóc lột trong xã hội. Một luận điểm nữa của Mac cho rằng, người vô sản là những người tiêu biểu cho phương thức sản xuất xã hội mới, đó là những người có khả năng giải phóng xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Trong xã hội đó con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra và có cảm giác phi lí. Điều đó không xảy ra ở các nước tư bản chủ nghĩa hay đa số các nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu như Liên Xô. Như ta đã biết, Liên Xô đã tan rã cách đây gần 2 thập kỉ và đến nay tư tưởng đó của Mac cũng gần như không thể thực hiện. Lí do đưa ra là đa phần xã hội hiện nay không thể tồn tại những con người chỉ biết “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

 

1

 

nguon VI OLET