Đưa trò chơi dân gian
Vào trường THCS Độc Lập
I. Những vấn đề chung.
1. Lí do chọn đề tài.
- Sự phát triển của kinh tế xã hội, sự bùng nổ
công nghệ thông tin  nhiều trò chơi không lành
mạnh. Không có sự quản lý cơ quan chức năng
những trò chơi mang tính chất bạo lực đang đầu
độc cả thể chất và tinh thần các học sinh nói
chung và học sinh THCS nói riêng.
Các em học sinh thcs quên ăn, quên ngủ để chơi những trò chơi độc hại mang tính bạo lực.
Những trò chơi dân gian mang đậm truyền
thống văn hoá dân tộc ngày càng bị mai một dần.
Trước cổng trường Độc Lập có nhiều quán điện tử, khơi gợi trí tò mò các em học sinh bằng những cảnh bạo lực. Trong khi đó trong giờ ra chơi có ít hoặc không có hoạt đông vui chơi tập thể
2. Mục đích chọn đề tài.
Tìm những trò chơi dân gian để tổ chức vào giờ ra chơi, sau những tiết học căng thẳng. Giúp các em vừa thư giãn, vừa học được những điều bổ ích.
Giáo dục cho các em hiểu và bảo tồn những nét văn hoá tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số trò chơi dân gian thích hợp để đưa vào
trường THCS Độc Lập thành phố Thái Nguyên.
4. Khách thể nghiên cứu.
Qúa trình vui chơi hoạt động, vui chơi giải trí của học sinh trong trrường THCS Độc Lập.
5. Gỉa thiết khoa học
- Tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động ngoại khoá. Gìơ giải lao.
- Tổ chức các trò chơi trong lớp vào giờ ra chơi, dưới sự hướng dẫn giáo viên.
- Cách 1: Nếu trường THCS Độc Lập tích cực tổ
Chức các trò chơi dân gian vào các hoạt động
ngoại khoá, thì sẽ giúp các em học sinh được thư
giãn, tăng cường tinh thần đoàn kết cũng như
năng lực hoạt động nhóm.
Cách 2: Nếu trường THCS Độc Lập tổ chức
hoạt động trò chơi dân gian trong lớp học dưới
sự hướng dẫn giáo viên các em học sinh sẽ được
nâng cao khả năng làm việc độc lập khi được
làm những đồ chơi dân gian đơn giản.
- Cách 3: Nếu trường THCS Độc Lập tích cực
vừa tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động
ngoại khoá, vừa lồng nghép các hoạt động trên
lớp thì hiệu quả giáo dục rất cao. Các em học
sinh sẽ được thư giãn, nâng cao khă năng tư duy,
sáng tạo. Được hiểu thêm về một nét văn hoá
dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước mình.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chúng ta đang xây dựng và phát rtriển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc Dân tộc.
Thiết nghĩ ngoài sự đầu tư của nhà nước cho
những môn thể thao vua, cũng cần nghiên cứu
đầu tư nhằm khôi phục lại các trò chơi dân
gian.
Cơ sở lí luận của đề tài
* Thực trạng các hoạt động giải trí của trường THCS Độc Lập:
Do trường chưa đưa trò chơi dân gian vào những
giờ ra chơi nên đa phần các em học sinh một
phần không biết vui chơi, hoạt động một phần
khác lại có những trò chơi chưa lành mạnh.
* Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất
lượng giải trí cho học sinh trường THCS Độc
Lập.

Từng lớp, GV có thể hướng dẫn các học sinh chơi các trò chơi DG.
Trong các hoạt động ngoại khoá, các trò chơi dân gian cũng sẽ được đưa vào, để giúp các hoạt động sôi nổi.
Các giờ thủ công, thầy cô sẽ hướng dẫn cho các học sinh cách làm những trò chơi dân gian đơn giản. Tạo sự hứng thú, niềm đam mê nghệ thuật cho học sinh.
Đầu tuần GV giới thiệu các trò chơi dân gian mang tính địa phương vùng miền. Giúp các em tìm hiểu đặc trưng văn hoá cộng đồng.
7. Các phương pháp cụ thể
Đọc, nghiên cứu các tài liệu lí thuyết
Quan sát.
Điều tra viết.
Đàm thoại, thống kê.
II. Nội dung nghiên cứu.
1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
a. Các khái niệm.
* Trò chơi dân gian: là những trò chơi đã có từ
rất lâu, bắt nguồn trong dân gian. Trò chơi chủ
yếu dành cho các trẻ em nông thôn ngày xưa nên
tên gọi cũng đơn giản.
* Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường: là tổ chức các
trò chơi dân gian vào giờ ra chơi, hoạt động ngoại khoá,
để giúp các em có những trò chơi lành mạnh.
b. đặc điểm trò chơi dân gian
Những trò chơi không đòi hỏi tốn nhiều thơì
gian chuẩn bị, không làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ chỉ cần khoảng thời gian nhỏ có thể tổ chức
một trò chơi dân gian.
Các bài hát đồng dao thường đi cùng các trò
chơi. Đó là những bài đồng dao trong sáng Rất
dễ nhớ, dễ thuộc. Nhưng lại đầy ý nghĩa sâu sắc,
người chơi có thể vừa chơi vừa hát làm cho
không khí cuộc chơi thêm phần sôi nổi.
Những trò chơi dân gian ngoài phù hợp với sở
thích, tâm lí lứa tuổi, tăng sự hưng phấn trong lao
động sản xuất. Nó còn đòi hỏi sự khéo léo, thông
minh, kĩ năng dẻo dai của bàn tay đôi chân. Các
trò chơi dân gian cuốn hút mọi người, mọi lứa tuổi.
Ngoài tác dụng nâng cao thể lực, trò chơi dân
Gian còn phản ánh rõ nét văn hoá truyền thống
Việt Nam- một nền văn hoá độc đáo và giàu bản
sắc, bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương đất
nước.
b. Vai trò, ý nghĩa của việc đưa trò chơi dân gian vào trường học
Trong sân chơi đơn giản, thông qua trò chơi dân gian là một cách giúp các em học sinh có được không gian chơi đùa bổ ích và lành mạnh.
Tổ chức hoạt động vui chơi đảm bảo tính tích cực, bổ ích. Giúp học sinh vừa rèn luyện sức khoẻ, khơi dậy trí thông minh, sáng tạo, sự ham học hỏi.
Giáo dục các em học sinh, bảo tồn nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
C . Một số trò chơi dân gian được tổ chức trong trường THCS Độc Lập
Ô ăn quan.
Là trò chơi chủ yếu dành
Cho các bé gái. Mang tính
Chất chiến thuật. Dành
cho 2 người chơi, có thể
sử dụng vật liệu đa dạng,
dễ kiếm.
- đồng dao: Hàng trầu hàng
cau/là hàng con gái/Hàng
Bánh hàng trái/là hàng bà
già/hàng hương hàng hoa/ là
hàng cúng Phật.
 Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác

Rồng rắn lên mây.
là trò chơi mang tính chất diễn sướng. Có hát đồng dao. Người chơi 4 12 em, kết hợp đối đáp.

Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỉ luật. Và khả năng đối đáp
Chơi chuyền
Là trò chơi dành cho các bé gái, kết hợp kĩ thuật tung hứng,
đòi hỏi khả năng khéo léo,nhanh tay nhanh mắt.Vừa chơi,
vừa hát..(cái mốt, cái mai, con trai con hến, con nhện chăng
tơ, quả mơ quả mít, chuột chít lên bànđôi.
Kéo co là trò chơi tập thể quen thuộc. Vận dụng sức kéo. Lôi đối phương sang vạch.Trò chơi rất cần sự ủng hộ phía khán giả.
Là trò chơi giúp các em phát triển thể lực, sức dẻo dai, tinh thần đoàn kết.
Còn rất nhiều trò chơi dân gian có thể áp dụng vào trong trường học.
Đi cầu kiều
Còn rất nhiều trò chơi dân gian có thể áp dụng vào trong trường học.
Nhảy dây
Bịt mắt bắt dê
Bắn bi
2. Thực trạng hoạt động giải trí
a. Vài nét về trường THCS Độc Lập
Là trường THCS có bề dày thành tích, cơ sở vật
chất khá tốt, nhà trường có đội ngũ giáo viên
nhiệt tình, sáng tạo…
b. nhận thức thái độ của BGH về công tác tổ
chức các hoạt động vui chơi lành mạnh của học
sinh trong trường.
c. nhận thức thái độ của giáo viên, cán bộ về công tác
tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh trong
trường.
3. Tổ chức thực nghiệm
Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã được
ngành giáo dục khuyến khích. Tuy nhiên nó chưa được áp
dụng nhiều. chỉ có ở một vài trường học ở Vĩnh Phúc và một
vài nơi khác. Trên thực tế việc đưa trò chơi dân gian vào
trường học đã thu được kết quả rất tốt Các em học sinh rất
thích thú với hoạt động này.
Các trường thcs Vĩnh Phúc tc
rất tốt hoạt động này
III. Kết luận chung.
PGS. TS Nguyễn Văn Huy – Giám đốc viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam Đã nói:
Cuộc sống trẻ em không thể thiếu những trò chơi.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi trẻ
Con Mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc
VN. Độc đáo. Trò chơi dân gian không chỉ nâng
cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển kn tư duy
sáng tạo, sự khéo léo. Mà còn giúp các em hiểu về
Tình yêu gia đình, quê hương đất nước.
trẻ em ở XHCN chỉ quen máy móc và ko có khoảng trống để chơi đùa là thiệt thòi.Càng thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuởu trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng.
Không chỉ ở các thành phố mà con cả vùng nông thôn. Nơi mà đang dần bị đô thị hoá mạnh mẽ. Vì thế giúp các em tìm hiểu và tìm về cội nguồn các trò chơi dân gian là một điều cần thiết.
Cám ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe
nguon VI OLET