HƯỚNG DẪN DẠY MÔN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN BAN KHTN
TRÊN KHÔNG GIAN 3D
I-Giới thiệu
1) Giải pháp đã biết : Trong chương trình GEOMETTER`S SKETCHPAD 4.06 rất tiện ích cho giáo viên dạy học môn toán và cho học sinh học môn toán.Tuy nhiên có rất ít ví dụ và cách tạo ra HÌNH KHÔNG GIAN 3 CHIỀU,họ chỉ vẽ vài hình có tính mô phỏng:hình chóp tứ giác đều,hình lập phương.Vài phần mềm khác thì việc tạo ra HÌNH KHÔNG GIAN 3 CHIỀU có các phần hạn chế sau:
-Người soạn phải nắm vững phần mềm mới cơ thể vẽ hình được,điều khiển hình phức tạp bằng các lệnh trên thanh Menu.Nền hình có nhiều đường nét ,điểm dùng để điều khiển nên làm phân tán sự tập trung của học sinh.
-Hình vẽ là hình biễu diễn nhưng không thể cho học sinh thấy được các tính chất của hình thật:Như quan hệ vuông góc, tỷ lệ của các đoạn thẳng không cùng phương.
-Học sinh chỉ xem được bố cục của hình,hay vẽ theo cách lắp ghép.Nên không thể dạy học sinh tập vẽ theo thầy được.
-Thiếu tính sư phạm khi vẽ hình để dạy cho học sinh.
-không tạo ra một chương trình hoàn chỉnh theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục ban hành.
-Chưa tạo ra một tư liệu thiết thực để Quý thầy cô dựa vào đó để áp dụng dạy cho học sinh.
Chính vì lẽ đó tôi tự tạo ra cho mình một cách đi riêng để tạo ra một hình không gian 3 chiều khắc phục được tất cả các nhược điểm nói ở trên . HÌNH KHÔNG GIAN 3 CHIỀU được tôi phát triển Trong chương trình GEOMETTER`S SKETCHPAD 4.06.Tiện ích tôi làm Có tính ứng dụng mạnh trong việc tạo ra mọi hình không gian 3 chiều đáp ứng được sự đổi mới của chương trình phân ban hiện hành.
2) Mục đích của giải pháp
a) Mục đích của giải pháp mới do mình tạo ra:
-Môn hình học không gian là một môn khó đối với phần đông học sinh vì một hình không gian được biễu diễn trong mặt phẳng.Dạy cho học sinh hiểu đã khó,dạy để gây hứng thú học bộ môn này càng khó hơn,hơn nữa Hình không gian trong cuộc sống mọi người đều tiếp xúc nhiều.Chính vì vậy mà bộ môn này có tính thực tiễn rất cao.
- Hiện nay mọi trường học đều được trang bị các thiết bị trình chiếu là điều kiện để áp dụng Công nghệ thông tin với phương pháp truyền thống để cải tiến phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
- Học sinh được học trên mô hình trực quan sinh động nhưng phát huy tốt tư duy sáng tạo của mỗi em.
- Qua cách học bản thân mỗi em thấy đựợc sự thích thú,phát huy trí tưởng tượng không gian rất tốt.
b) khắc phục các nhược điểm của giải pháp đã biết:
-Giáo viên dạy hay học sinh học chỉ cần biết cách sử dụng thông qua hướng dẫn là có thể dạy và học được ngay.
-Tốn rất ít thời gian để thao tác trên chương trình đã chuẩn bị kĩ về kiến thức và cả sư phạm.
-Giao diện bài dạy được trình bày gọn, đẹp.Điều kiển các hiệu ứng vẽ hình hay nội dung chỉ thao tác trên các nút bấm (mỗi nút đều có sự thống nhất về màu sắc,có ghi nội dung vắn tắt).
-Chưong trình được thiết kế đầy đủ theo từng chương, trong mỗi chương được trình bày thứ tự theo từng bài.trong mỗi bài được trình bày theo từng mục.Trong mỗi mục bài chỉ ghi tên mục,nội dung các hoạt động, và ví dụ để học sinh giải .
Về hình vẽ:
-Hình vẽ được lật theo 3 chiều của không gian nhờ nút điều khiển.
-Hình vẽ được phân cấp: nét nào vẽ trước, nét nào vẽ sau phù hợp với phương pháp cổ điển.
có thể nói thao tác vẽ hình như người thầy vẽ bằng viên phấn trên bảng.
-Trong hình vẽ nét không thấy bao giờ cũng là nét đứt,nét nhìn thấy là nét liền đậm.Khi hình vẽ đựợc xoay theo các hướng khác nhau thì thì các nét tự động đổi nét (cạnh thông minh).
-Hình vẽ không cố định nên có thể quan sát hình vẽ từ phía sau,phía dưới, bên phải hay bên trái.có thể chủ động dừng hình vẽ tại một vị trí có hình biếu diễn tốt nhất.
-Hình vẽ được thiết kế trong không gian có độ đo ,nên tuy là hình biễu diễn nhưng hình đó nếu quay đúng vị trí cần quan sát ta có thể nhìn thấy sự vưông góc:giữa hai đường thẳng trong không gian, đường thẳng vưông góc với mặt phẳng,mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
-Hình được thiết kế đúng tỷ lệ hình của bài toán hay hình cho trước.
-Nếu các điểm ,đường
nguon VI OLET