TRƯỜNG THPT KRÔNG BUK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tổ Vật Lý MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45 phút.


ĐỀ A:
I. PHẦN CHUNG(8đ):
Câu 1: (1,5đ) Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Câu 2: (3,5đ)
a. Trình bày cường độ điện trường do một điện tích điểm Q > 0 gây ra tại một điểm M cách điện tích Q một khoảng r.(1,5đ)
b. Bài toán vận dụng: Cho một điện tích Q = 5.10-6C đặt tại O trong chân không và một điểm M cách O 20cm. Hãy biểu diễn bằng hình vẽ và tính độ lớn:
- Cường độ điện trường tại M do Q gây ra. (1đ)
- Lực tác dụng lên điện tích q = - 4.10-5C khi đặt q tại M.(1đ)
Câu 3(3đ): Cho M, N, P là ba đỉnh của tam giác MNP vuông tại M, trong điện trường đều có đường sức song song với cạnh NP và có chiều từ N đến P. Cường độ điện trường bằng 3.104V/m. Biết MN = 5cm, NP = 8cm. Hãy tính:
a. Hiệu điện thế UNP, UMP.  (2đ)
b. Tính công của lực điện thực hiện lên một điện tích q = 2.10-6C khi di chuyển nó từ M đến N. (1đ)
II. PHẦN RIÊNG CHO TỪNG BAN(2đ):
Câu 4A: Dành cho chương trình chuẩn (ban B, C).
Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn điện đều có suất điện động 6V, điện trở trong 1Ω. Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 15Ω, bóng đèn ghi 10V – 10W và bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với anốt bằng đồng có điện trở RP = 4 Ω. Hỏi phải mắc thêm một điện trở Rx có độ lớn như thế nào với mạch ngoài để công suất mạch ngoài sau khi mắc Rx là lớn nhất?

Câu 4B: Dành cho chương trình nâng cao (ban A).
Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn điện đều có suất điện động 6V, điện trở trong 1Ω. Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 15Ω, bóng đèn ghi 10V – 10W và bình điện phân đựng dung dịch H2SO4 với điện cực là platin có suất phản điện 2V và điện trở RP = 4 Ω. Hỏi phải mắc thêm một điện trở Rx có độ lớn như thế nào với đoạn mạch AM để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM sau khi mắc Rx là lớn nhất?



----------------------------------HẾT-----------------------------------










TRƯỜNG THPT KRÔNG BUK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tổ Vật Lý MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian: 45 phút.

ĐỀ B:
I. PHẦN CHUNG(8đ):
Câu 1: (1,5đ) Nêu bản chất dòng điện trong chất khí.
Câu 2: (3,5đ)
a. Trình bày cường độ điện trường do một điện tích điểm Q < 0 gây ra tại một điểm M cách điện tích Q một khoảng r.(1,5đ)
b. Bài toán vận dụng: Cho một điện tích Q = -6.10-6C đặt tại O trong chân không và một điểm M cách O 20cm. Hãy biểu diễn bằng hình vẽ và tính độ lớn:
- Cường độ điện trường tại M do Q gây ra. (1đ)
- Lực tác dụng lên điện tích q = 5.10-5C khi đặt q tại M.(1đ)
Câu 3(3đ): Cho M, N, P là ba đỉnh của tam giác MNP vuông tại M, trong điện trường đều có đường sức song song với cạnh NP và có chiều từ N đến P. Cường độ điện trường bằng 5.104V/m. Biết MN = 5cm, NP = 8cm. Hãy tính:
a. Hiệu điện thế UPN, UPM. (2đ)
b. Tính công của lực điện thực hiện lên một điện tích q = 3.10-6C khi di chuyển nó từ N đến M. (1đ)
II. PHẦN RIÊNG CHO TỪNG BAN(2đ):
Câu 4A: Dành cho chương trình chuẩn (ban B, C).
Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn điện đều có suất điện động 2V, điện trở trong 1Ω. Mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6Ω, bóng đèn ghi 3V – 3W và bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với anốt bằng bạc có điện trở RP = 1 Ω. Hỏi phải mắc thêm một điện trở Rx có độ lớn như thế nào với mạch ngoài để công suất mạch ngoài sau khi mắc Rx là lớn nhất?

Câu 4B: Dành cho chương trình nâng cao (ban A).
nguon VI OLET