CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngày 6/9/2016 đến ngày 23/9/2016

 

NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU CỦA BÉ

Thực hiện 1 tuần từ ngày 6/09 đến 9/9/2016

 

Ngày soạn: Ngày 4/9/2016

Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

BẬT TÁCH, KHÉP CHÂN QUA 7 Ô.

TC: TÍN HIỆU

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết bật tách và khép chân qua 7 ô, chân không chạm vào ô (vòng). Biết chơi trò chơi.

- 5 tuổi: Trẻ biết bật tách và khép chân qua 7 ô, chân không chạm vào ô (vòng). Chơi thành thạo trò chơi.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển khă năng nhanh nhẹn, chính xác khi thực hiện bài tập.

- 5 tuổi: Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm sân tập bằng phẳng.

- Cô vẽ 7 ô trên sân hoặc chuẩn bị 7 vòng thể dục.

III. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Xin chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Hội khỏe măng non” do trường mầm non Nậm Mạ tổ chức .

- Đến với hội thi các bé cần phải trải qua 5 phần thi.  

Phần 1. Bé cùng tìm hiểu.

Phần 2. Bé cùng khởi động.

Phần 3. Đồng diễn.

Phần 4. Bé tài năng.                                                                                                                             

Phần 5. Giao lưu

- Ngay sau đây xin mời các bé cùng bước vào phần 1 của hội thi.

Phần 1: Bé cùng tìm hiểu.

- Cô cho trẻ hát bái hát “Trường chúng cháu là trường mầm non

- Các con va hát bài hát gì?

- Trong bài hát nói về điều gì?

- Các con có yêu trường của mình không?

- Các con ạ trường mầm non là nơi các con đến để học tập vì vậy các con phải yêu qúy trường lớp của mình nhé.

- Phần thi thứ nhất các bé vừa trải qua thật nhanh chóng . Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ hai của hội thi ngày hôm nay nhé.

2. Hoạt động 2: Khởi động

Phần 2: Bé cùng khởi động.

- Cô cho trẻ đi bằng các kiểu đi khác nhau. Đi thường - Đi bằng mũi bàn chân - Đi bằng gót bàn chân - Đi nhanh - Đi chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm.

- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang

- Phần thi thứ hai các bé đã vượt qua thật xut sắc. Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ 3 của hội thi ngày hôm nay nhé.

3. Hoạt động 3: Trọng động

Phần 3: Đồng diễn.

- Phần 3 của hội thi yêu cầu các bé cùng tập bài tập phát triển chung thật đều và đẹp cùng cô.

- Động tác tay 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay.

- Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra phía trước lên cao.

- Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân.

- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.

Các bé đã vượt qua phần thi thứ 3 rồi. Cô thưởng cho lớp mình một tràng pháo tay nào.

- Và bây giờ tất cả các bé cùng bước vào phần thi thứ 4, phần thi vô cùng khó khăn yêu cầu các bé phải trổ hết tài năng của mình.

Phần 4: Bé tài năng.

- Cô giới thiệu phần thi với vận động “Bật tách và khép chân qua 7 ô

- Cô tập mẫu: 2 lần.

+ Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác.

+ Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác.

TTCB: Đứng khép chân trước vạch kẻ, tay chống hông.

TH: Bật liên tục chụm chân, tách chân, chụm chân...qua các ô. Bật nhẹ bằng đầu bàn chân, không giẫm vào ô.

- Gọi 2  trẻ khá lên tập mẫu.

- Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ.

- Trẻ thực hiện:

+ Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần.

+ Trẻ tập thành thạo cô chia trẻ thành 2 tổ thực hiện thi xem bạn nào bật giỏi không dẫm vào ô.

- Hỏi lại tên bài tập.

- Cô nhận xét chúc mừng các bé đã hoàn thành tốt phần thi.

- Các bé đã rất xuất sắc vượt qua phần thi thứ 4 và đều đã nhận được những lá cờ tươi thắm rồi. Ngay sau đây các bé sẽ bước vào phần thi cuối cùng của hội thi ngày hôm nay.

Phần 5: Giao lưu.

- Phần 5 yêu cầu tất cả các bé cùng thực hiện chơi một trò chơi mang tên “Tín hiệu

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi

Luật chơi: Bé nào nhầm sẽ phải nhẩy lò cò.

Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bé một lá cờ, cô có 2 lá cờ khác mầu nhau, khi cô dơ cờ mầu gì thì bé có cờ mầu đó chạy nhanh đến bên cô.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô bao quát trẻ, động viên trẻ chơi.

- Cô hỏi trẻ tên của trò chơi?

- Nhận xét trẻ chơi

- Thế là tất cả các bé đã hoàn thành suất sắc các phần thi của hội thi. Tất cả các bé đều xứng đáng là những bé tài năng và khéo léo nhất.

- Cô trao quà cho trẻ.

4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi 2-3 vòng quanh sân chào tạm biệt hội thi.

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Vâng ạ.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện theo cô.

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát

 

- Trẻ nghe và quan sát

 

 

- Trẻ lắng nghe và quan sát

 

- Trẻ thực hiện mẫu

 

 

 

- Trẻ thi

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ đi nhẹ nhàng.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: TRƯỜNG MẦM NON.

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: TUNG BÓNG.

CHƠI TỰ DO: PHẤN, HỘT HẠT.

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên trường, nhận xét được đặc điểm của trường mầm non

- 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của trường mầm non.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát bằng phẳng.

- Bóng, phấn, hột hạt.

- Sân chơi rộng sạch sẽ

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”

- Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát.

- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát “Trường mầm non”

- Cô cho trẻ quan sát 2-3 phút sau đó cho trẻ nói lên đặc điểm của trường.

+ Các con thấy những gì ở trường?

+ Ngoài các lớp học ra còn có những gì nữa?

+ Lớp học của các con ở đâu?

+ Con có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh trường?

+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình không?

+ Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình?

- Cô chốt lại các ý của trẻ.

- Giáo dục trẻ: không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi,…

- Củng cố lại những đặc điểm nổi bật của trường.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tung bóng

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Tung bóng”.

- Cô cùng trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 – 4 lần.

- Bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “ Phấn, hột hạt”

- Nhắc nhở trẻ trước khi chơi.

- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi.

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

 

- Trẻ nghe

 

 

- Trẻ chú ý quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ tham gia chơi sôi nổi

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Trẻ chơi

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây trường Mầm non

- Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường Mầm non.

- Nhóm 3: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh trong sân, vườn trường.

- Nhóm 4: Góc phân vai: Cô giáo

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

NDTT: TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết tên trường, nhận xét được đặc điểm của trường mầm non.

- 5 tuổi: Trẻ biết tên trường đang học, biết một số hoạt động trong trường, lớp.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ biết yêu quí trường, lớp, cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

II. Chuẩn bị.

- Tranh ảnh về các hoạt động trong trường mầm non.

- Bút màu, giấy vẽ.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.

- Cô cùng trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về gì?

- Các con có yêu quí trường lớp của mình không

- Chốt lại ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại tranh.

* Tranh 1: Cô giáo đang dạy học

- Nhìn xem! Nhìn xem

- Cô có bức tranh vẽ gì đây?

- Khi cô giáo đang dạy học, các con phải làm gì?

-Các con ạ! Khi cô giáo dạy học các con phải ngồi ngoan, ngồi đẹp lắng nghe cô giáo giảng bài nhé.

* Tranh 2: Hoạt động của cô và trò trong ngày hội đến trường.

- Cô dùng thủ thuật giới thiệu tranh.

- Tranh vẽ gì?

- Trong ngày hội đến trường thường diễn ra những hoạt động nào?

- Các con ạ! Ngày 5/9 hằng năm là ngày hội đến trường của các con. Đến trường các con được gặp các bạn, các cô giáo, được xem các cô và các bạn biểu diễn văn nghệ, được ăn bánh, kẹo...

* Tranh 3: Các khu vực trong trường.

- Cho trẻ chơi “ Trời tối! Trời sáng”

- Cô có gì đây?

- Tranh vẽ gì?

- Các con có biết đây là chỗ nào không?

- Ở sân trường có gì?

- Sân trường có nhiều đồ dùng đồ chơi, khi chơi các con phải như thế nào?

- Bên cạnh sân trường có gì?

- Bếp dùng để làm gì?

- Ngoài ra trong trường còn có nhiều lớp học, phòng bảo vệ, nhà vệ sinh nữa đấy.

- Cô chốt lại và giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Tô màu hoa trong vườn.

 Các con ạ! Khu vực trường mình còn có vườn hoa rất đẹp, nhưng các bông hoa chưa được tô điểm màu sắc. Bây giờ các con hãy tô màu cho những bông hoa thật đẹp nhé.

- Cô phát giấy và bút màu cho trẻ.

- Tiến hành cho trẻ tô màu tranh.

- Cô bao quát, khích lệ trẻ.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Cho trẻ ra sân chơi.

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Xem gì! Xem gì!

- Trẻ trả lời

- Trẻ  trả lời

 

 

- Vâng ạ!

 

 

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Sân trường

- Trẻ trả lời

 

- Phải giữ gìn

- Nhà bếp

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

- Trẻ thực hiện

 

- Trẻ nghe

 

- Trẻ hát và ra sân chơi.

 

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 5 /9/2016

Ngày dạy: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

ÔN NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 1- 2. ÔN SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA

HAI ĐỐI TƯỢNG.

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1-2, nhận biết và phát âm chính xác chữ số 1-2, biết tạo nhóm có số lượng 1-2, biết so sánh chiều dài các đối tượng.

- 5 tuổi: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1-2, nhận biết và phát âm chính xác chữ số 1-2, biết tạo nhóm có số lượng 1-2, biết so sánh chiều dài các đối tượng.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết nhóm đồ vật có 1-2 đối tượng, biết so sánh chiều dài của 3 đối tượng. Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết nhóm đồ vật có 1-2 đối tượng, biết so sánh chiều dài của 3 đối tượng.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ, tái hiện, phân biệt các đối tượng.

3. Giáo dục:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, yêu thích môn học, phát huy tính ham hiểu biết, tìm tòi của trẻ.

II. Chuẩn bị :

- Mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu xanh (trong đó có 2 băng giấy dài bằng nhau màu đỏ, băng giấy còn lại ngắn hơn) 3 sợi dây len (trong đó có 2 dây dài bằng băng giấy màu đỏ, 1 dây ngắn hơn), độ chênh lệch của băng giấy, dây len nhỏ hơn 1cm.

- Các thẻ số1, 2, 3 cho mỗi trẻ, đồ dùng của cô giống của trẻ, nhưng kích thước lớn hơn.

- Nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 1-2 đặt xung quanh lớp.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đ

- Cô cho trẻ hát bài hát: “Vui đến trường”.

- Đàm thoại với trẻ về bài hát.

- Con vừa hát bài hát gì?

- Khi con chim hót, ông mặt trời thức dậy thì bạn nhỏ đi đâu?

- Vậy mỗi sáng mẹ có đưa con đi học không?

- Đến trường con được ai đón?

- Cô giáo thường dạy con những gì ?

- Cô khái quát lại ý trẻ trả lời và dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

* Luyện tập nhận biết số 1-2.

- Cho trẻ chơi trò chơi tìm đồ vật

- Các con tìm xung quanh lớp xem đồ chơi nào có 1 cái, đồ chơi nào có 2 cái?

- Đó là nhóm đồ chơi gì?

- Cô cho trẻ đếm.

- Các con nghe xem cô vỗ tay mấy tiếng nhé? (cô vỗ tay 1- 2 tiếng 3- 4 lần)

- Cô vỗ tay xong và yêu cầu trẻ vỗ theo lượng tiếng vỗ tay của cô, vừa vỗ vừa đếm.

- Cô khen ngợi trẻ.

* Luyện tập cách so sánh chiều dài hai đối tượng, nhận biết chữ số 1-2.

- Cô phát đồ chơi cho trẻ.

- Cô hỏi trẻ trong rổ đồ chơi có gì? Có những loại băng giấy mầu gì?

- Các con hãy tìm xem có mấy băng giấy màu xanh, có mấy băng giấy mầu đỏ? Cho trẻ đếm.

- Cô cho trẻ đặt 2 băng giấy mầu xanh lên bàn giống cô (để 2 đầu của băng giấy phải bằng nhau).

- Cho trẻ đếm băng giấy.

- Cô hỏi trẻ 2 băng giấy như thế nào với nhau

- Cho trẻ đặt băng giấy mầu đỏ ra.

- Cô hỏi trẻ 2 băng giấy mầu xanh so với băng giấy mầu đỏ như thế nào.

- Cô nói lại. Khen ngợi trẻ.

 

- Con hãy tìm xem có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy đỏ?

- Cho trẻ nhắc lại số băng giấy ngắn hơn và số sợi dây ngắn hơn

- Cô yêu cầu cả lớp cùng chọn số 1 giơ lên

(cô làm cùng trẻ)

- Cô cho trẻ quan sát nhận xét lẫn nhau xem bạn có chọn giống của cô ko?

- Cô phát âm mẫu số 1 (2-3 lần)

- Cô cho trẻ phát âm.

- Cho trẻ đặt số 1 vào băng giấy mầu đỏ.

- Con hãy tìm sợi dây dài bằng băng giấy đỏ?

 

- Con hãy tìm băng giấy mầu xanh dài bằng băng giấy mầu đỏ?

- Cô cho trẻ nhc lại

- Có mấy băng giấy bằng băng giấy đỏ?

 

- Cô cho trẻ tìm số 2 giơ lên (cô làm cùng trẻ)

- Cô giới thiệu chữ số 2, phát âm số 2 (2-3 lần)

- Cho trẻ phát âm.

- Cô cho trẻ đặt số 2 vào cạnh 2 băng giấy màu xanh

- Cô cho trẻ xếp các băng giấy và đồ chơi vào rổ và đặt các thẻ số trước mặt

- Cô yêu cầu trẻ giơ thẻ số tương ứng với số đồ chơi mà cô giơ lên (cho trẻ thi xem ai nhanh hơn, đúng hơn). Khen ngợi trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập.

- Cô cho trẻ giữ lại 1 thẻ số

“Cho trẻ chơi tìm nhà’’

- Cô nêu cách chơi. Cô đã chuẩn bị được 2 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có gắn số nhà. Khi cô nói “trời mưa” trẻ có thẻ số nào phải tìm về nhà có số nhà đó.

- Cô tiến hành cho trẻ chơi. (cho trẻ đổi thẻ chữ sau mỗi lần chơi)

- Cô bao quát khích lệ trẻ chơi.

- Nhận xét trẻ chơi.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cho trẻ hát bài hát “Em đi mẫu giáo

 

- Trẻ hát

- Đàm thoại cùng cô

- Trẻ trả lời

 

- Đi học

- Trẻ tả lời

- Cô giáo

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ tìm đồ chơi

- Trẻ trả lời

Trẻ đếm

- Trẻ chú ý nghe và nhận xét

 

 

- Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát

 

 

- Trẻ thực hiện

- Trẻ làm theo hướng dẫn

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ đặt băng giấy mầu đỏ ra

- Trẻ nhận xét 1 băng giấy mầu xanh bằng băng giấy mầu đỏ, 1 băng giấy mầu xanh ngắn hơn băng giấy mầu đỏ.

 

- Có 1 sợi dây ngắn hơn

 

 

- Trẻ chọn số 1 giơ lên

 

- Trẻ quan sát nhận xét nhau

- Chú ý lắng nghe cô phát âm

- Trẻ phát âm chữ số 1

- Trẻ thực hiện

- Các trẻ tìm

- Có 2 sợi dây dài bằng băng giấy đỏ

- Trẻ thực hiện

 

 

- Có 2 băng giấy bằng băng giấy đỏ

- Trẻ tìm số 2 và giơ lên

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ thực hiện

 

 

- Trẻ quan sát cô giơ số đồ chơi và tìm số tương ứng giơ lên.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe ghi nhớ cách chơi

 

 

 

- Trẻ chơi 2- 3 lần theo yêu cầu của cô

 

 

- Trẻ hát 1 lần

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CẦU TRƯỢT

TRÒ CHƠI: GIEO HẠT

CHƠI TỰ DO: LÁ CÂY, QUE

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của cầu trượt, biết chơi trò chơi.  

- 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, biết một số đặc điểm và ích lợi của cầu trượt, biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng, đồ chơi của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

- Cầu trượt.

- Lá cây, que.

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- ''Lắng nghe''2

- Nghe cô hỏi nhé: Hàng ngày các con được đến trường học, các con có vui không?

- Đến tr­ường học các con đ­ược gặp những ai

- Các con đ­ược học những gì?

2. Hoạt động 2: Quan sát cầu trượt

Cô dẫn trẻ ra cầu trượt, vừa đi vừa hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”, sau đó cho trẻ quan sát và nêu nhận xét:

- Các con vừa quan sát cái gì?

- Các con có nhận xét gì về cầu trượt?

- Cầu trượt có ích lợi gì?

- Cô khái quát lại củng cố, nhận xét, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Gieo hạt”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô nói luật chơi, cách chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.

-  Hỏi lại trẻ tên trò chơi.

- Nhận xét trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do

- Cô phát lá cây, que cho trẻ và gợi cho trẻ chơi.

- Cô bao quát trẻ chơi đoàn kết

 

- “Nghe gì”2

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ hát cùng cô sau đó quan sát và nhận xét.

- Cầu trượt

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ lắng nghe

 

-  Trẻ chơi trò chơi.

 

 

- Trẻ nhắc lại

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây trường Mầm non

- Nhóm 2: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường Mầm non.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh trong sân, vườn trường

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hướng dẫn trò chơi mới: Truyền tin

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 6 /9/2016

Ngày dạy: Thứ năm  ngày 8  tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

THƠ “TÌNH BẠN”

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn cảm.

- 5 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện đ­ược tình cảm khi đọc thơ.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ..

- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ qua bài học.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ thơ.

- Cho trẻ ngồi ghế hình chữ U.

- Que chỉ.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của tr

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”.

- Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Đu quay, đội Bập bênh và đội Cầu trượt.

- Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này ba đội phải trải qua 3 phần thi.

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu

+Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu

Phần I: Bé cùng tìm hiểu

- Xúm xít, xúm xít.

- Cô và trẻ cùng hát bài “Tr­ường chúng cháu là trường mầm non”

- Cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì?

- Các con có biết trư­ờng của chúng mình là trư­ờng gì không?

- Đến trư­ờng các con đ­ược gặp những ai?

- Trong lớp các con có những bạn nào?

- Các con có yêu quý những người bạn của mình không?

Cô giáo dục trẻ và dẫn dắt trẻ đến với phần 2 của chương trình.

2. Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm

Phần II: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.

Cô đọc thơ:

- Cô đọc thơ lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

Nói nội dung bài thơ.

- Cô đọc thơ lần 2: Kèm tranh minh hoạ.

3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn. 

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Bài thơ do ai sáng tác?

- Hôm nay đến lớp các bạn thấy vắng ai?

- Bạn Thỏ bị làm sao?

=> Hôm nay đến lớp các bạn thấy vắng Thỏ Nâu bởi vì Thỏ Nâu bị ốm. Mọi người rủ nhau đi thăm Thỏ.

=> Trích đoạn: Từ đầu đến ... “Đi thăm Thỏ nhé”.

- Các bạn Gấu, Mèo, Hươu, Nai đã mang gì đến thăm Thỏ?

- Các bạn đã gửi những lời chúc gì tới bạn Thỏ?

=> Các bạn mang khế, chanh, sữa bột, sữa đậu nành đến thăm Thỏ và chúc bạn Thỏ Nâu những lời chúc tốt đẹp nhất.

=> Trích đoạn: “Gấu tôi mua khế”...đến hết bài thơ.

4. Hoạt động 4: Bé đọc thơ

Phần III: Bé cùng trổ tài.

- Cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.

- Cô cho 3 đội đọc.

- Mời 2 - 3 nhóm trẻ đọc.

- Cá nhân 5 - 6 trẻ đọc.

- Trong khi trẻ đọc cô luôn động viên và chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì?

- Bài thơ do ai sáng tác?

- Cô củng cố lại và nhận xét, giáo dục trẻ qua bài thơ.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài.

 

 

- Trẻ lắng nghe cô nói

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Quanh cô, quanh cô.

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

 

- Tr­ường mầm non Nậm Mạ.

- Trẻ  trả lời

- Trẻ kể

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Bài thơ “Tình bạn” của tác giả Trần Thị Hương

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Vắng Thỏ Nâu

- Thỏ bị ốm

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

- Trẻ đọc cùng cô 2 - 3 lần

-  Trẻ đọc

 

 

 

 

- Trẻ  trả lời.

- Trẻ  trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

 

 

- Trẻ thực hiên.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: SÂN TRƯỜNG

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:  MÈO VÀ CHIM SẺ

CHƠI TỰ DO: QUE TÍNH, PHẤN

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của sân trường.

- 5 tuổi: Trẻ quan sát và nhận xét  được những đặc điểm nổi bật của sân trường.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ yêu thương trường lớp cô giáo bạn bè.

II. Chuẩn bị

- Cho trẻ dạo quanh sân trường.

- Que tính, phấn.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô cho trẻ hát bài ‘Cháu đi mẫu giáo’

- Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non.

Cô giáo dục trẻ sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát sân trường

- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường 1 vòng quan sát 1- 2 phút. Sau đó cô gợi hỏi trẻ về những gì trẻ quan sát được xung quanh sân trường.

- Trước mặt các con có gì đây?

- Các con hãy nhận xét về những đặc điểm của sân trường?

- Sân trường gồm có những gì?

- Sân được làm bằng gì?

- Xung quanh có những loại cây nào?

- Ngoài ra xung quanh sân còn có gì đây?

- Sân trường có ích lợi gì?

- Cô chốt lại những ý kiến của trẻ.

- Nhận xét, giáo dục trẻ chơi đúng nơi quy định

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Mèo và chim sẻ”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô nhắc luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần

- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

- Nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Que tính, phấn

- Cô cho trẻ chơi.

- Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ.

 

- Trẻ hát

 

- Trẻ trò chuyện cùng cô

 

 

 

 

 

-Sân trường

- Trẻ đi quan sát sân trường và nêu nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Hàng rào bằng sắt

- Để học tập và vui chơi.

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ chơi

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc xây dựng: Xây trường Mầm non

- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường Mầm non.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh trong sân, vườn trường

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hướng dẫn trò chơi mới: Tìm bạn thân

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 7/9/2016

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

NDTTDH: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON

NDKHNH: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC

TCAN: NGHE GIAI ĐIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi trò chơi âm nhạc.

- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát, hát đúng. Trẻ thích nghe cô hát, và h­ưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

- 5 tuổi:  Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý tr­ường lớp.

II. Chuẩn bị

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

-  Mũ chóp, sắc xô.

III. Tổ chức hoạt động

                          Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô thấy lớp mình học rất giỏi nên lớp 4- 5  tuổi chúng mình tổ chức một hội thi đó là cuộc thi “ Bé tài năng”.

- Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Cầu trượt và đội Đu quay.

- Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần thi.

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.

+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và thể hiện nghệ thuật.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé nhanh nhất.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- “Lắng nghe”2

- Các con ơi hàng ngày ai đư­a các con đi học?

- Các con có biết tên tr­ường của mình là gì không?

- Các con học lớp tuổi?

- Cô giáo dạy các con tên là gì?

- Khi đến lớp chúng mình được cô giáo dạy những gì?

- Lớp chúng mình có đông bạn không?

Các con đọc thật to bài thơ “Tình bạn” nào.

- Đến trường đến lớp chúng mình được cô giáo dạy học và được chơi với các bạn rất vui. Có một bài hát nói về trường mầm non đó là bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” nhạc và lời của Phạm Tuyên

- Để hát được hay các con hãy lắng nghe cô hát trước nhé.

2. Hoạt động 2:

PhầnII: Cảm thụ và thể hiện nghệ thuật

* Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm non.

- Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

- Cô hát lần 2 vừa hát vừa nhún theo nhịp bài hát

- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả?

- Nội dung: Bài hát nói về cô giáo được các bạn nhỏ coi là mẹ của mình còn các bạn là con. Và mỗi khi về nhà thì các bạn lại nhớ trường của mình hơn vì đến trường các bạn được học và chơi với các bạn rất vui.

- Cả lớp hát cùng cô

- Từng đội hát.

- Nhóm hát và sử dụng các dụng cụ âm nhạc.

- Cá nhân 5- 6 trẻ hát.

- Trong lúc trẻ hát cô luôn động viên, khuyến khích và chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cô vừa dạy các con bài hát gì?

- Cô vừa dạy các con bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” nhạc và lời của Phạm Tuyên, về nhà chúng mình nhớ hát bài hát này cho mọi người cùng nghe nhé!

3. Hoạt động 3: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học

- Các con ơi có một bài hát nói về một bạn nhỏ ngày đầu tiên đến lớp còn khóc nhè đấy... Đó chính là nội dung của bài hát “Ngày đầu tiên đi học” lời thơ Viễn Phương và được nhạc sĩ  Nguyễn Ngọc Thiện phổ nhạc. Vậy hôm nay cô sẽ hát tặng chúng mình bài hát này nhé.

- Cô hát lần 1 lần 2: Vừa hát vừa làm cử chỉ điệu bộ.

- Cô hát lần 3 trẻ h­ưởng ứng cùng cô.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Giáo dục trẻ.

4. Hoạt động 4:

Phần III: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

- Trò chơi, trò chơi.

- Cô thưởng cho các con trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?

- Cô nhận xét trẻ chơi.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài chơi.

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- “Nghe gì”2

- Bố, mẹ...

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Có ạ

- Trẻ đọc

 

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Cô là mẹ.

 

 

 

 

 

- Cả lớp hát

 

- Đội, nhóm hát

- Trẻ hát

 

 

- Trẻ 5 tuổi

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

- Lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Trẻ trả lời.

 

 

 

- Chơi gì? Chơi gì?

 

 

- Lắng nghe

- Chơi sôi nổi

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ thực hiện.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: ĐU QUAY

TRÒ CHƠI:  BẮT VỊT CON

CHƠI TỰ DO: PHẤN, ĐẤT NẶN

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của đu quay, biết chơi trò chơi.  

- 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, biết một số đặc điểm và ích lợi của đu quay, biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi của trường, lớp.

II. Chuẩn bị

- Cho trẻ dạo quanh sân trường.

- Đu quay.

- Phấn, đất nặn

III. Tổ chức hoạt động

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô và trẻ hát bài: “Vui đến trường”.

- Chúng mình vừa hát bài gì?

- Trước khi đến trường chúng mình phải làm gì?

- Đúng rồi, trước khi đến trường các cần phải đánh răng rửa mặt.

- Thế ai đã đưa các con đến trường?

- Thấy các con ngoan bây giờ cô con mình cùng nhau đi dạo chơi nhé.

2. Hoạt động 2: Quan sát đu quay.

- Cô dẫn trẻ đứng xung quanh đu quay.

- Cho trẻ quan sát 1- 2 phút sau đó gợi ý trẻ nói lên đặc điểm của đu quay, và công dụng của đu quay. (Cho 4- 5 trẻ trả lời)

- Cô tổng hợp ý kiến và chốt lại những đặc điểm của đu quay.

- Đu quay dùng làm gì?

- Nhận xét, giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy nhau.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bắt vịt con”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô nói luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

- Nhận xét trẻ sau khi chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Phấn, đất nặn”.

- Cô cho trẻ chơi tự do.

- Cô bao quát động viên trẻ chơi.

- Sau khi chơi xong cô nhận xét trẻ chơi và cho trẻ đi vệ sinh cá nhân.

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nói

 

 

- Trẻ  trả lời

 

- Vâng ạ.

 

- Trẻ quan sát và nêu lên đặc điểm của đu quay.

 

 

 

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Để chơi

 

 

 

- Trẻ chú ý lắng nghe.

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

                                                   HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc xây dựng: Xây trường Mầm non

- Nhóm 2: Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về chủ đề

- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh ảnh về trường Mầm non.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh trong sân, vườn trường

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

  1. Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

LÀM QUEN CHỮ CÁI O, Ô, Ơ

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ nhận biết, phát âm chữ cái o, ô, ơ..

- 5 tuổi: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt chữ cái o, ô, ơ. Trẻ tìm đúng chữ cái o, ô, ơ trong từ.

2. Kỹ năng:

-  4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ cho trẻ .

- 5 tuổi: Rèn trẻ kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái. Rèn kỹ năng phân biệt, so sánh

3. Thái độ

- Trẻ chú ý, tập trung trong giờ học.

- Yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Tranh kèm từ cô giáo, lá cờ, lọ hoa. Thẻ chữ cái

- Băng đĩa nhạc có bài hát về trường mầm non

2. Đồ dùng của trẻ:

- Thẻ chữ cái o, ô, ơ có kích cỡ phù hợp.

- 3 chiếc vòng to dán chữ cái o, ô, ơ.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.

- Cho trẻ hát bài “ Vui đến trường”.

- Chúng mình vừa hát bài gì ?

- Đến trường các con được ai dạy dỗ?

- Cô giáo dạy các con những gì?

- Các con được chơi những đồ chơi gì?

- Để biết rõ hơn những đồ dùng, đồ chơi của trường mình hôm nay cô mời các con đi thăm thư viện của trường mình nhé.

- Thư viện có những tranh ảnh và đồ chơi gì?

- Con đếm xem số lượng của các đồ dùng, đồ chơi là bao nhiêu?

 

- Đã hết giờ thăm quan các con về chỗ ngồi.

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái o, ô, ơ.

a. Làm quen với chữ cái o

“Trốn cô. Trốn cô”.

- Cô xuất hiện 1 bức tranh.

“ Cô đâu? Cô đâu?”

- Cô giáo có bức tranh vẽ gì đây?

- Bên dưới tranh có từ “ Cô giáo”.

- Cô đọc và cho trẻ đọc.

- Từ những thẻ chữ rời cô ghép thành từ “Cô giáo”.

- Từ “Cô giáo” và từ trong tranh có giống nhau không?

- Cho trẻ đọc từ vừa ghép.

- Trong từ “Cô giáo” có chữ cái o mà hôm nay cô cho lớp mình làm quen.

- Cô đọc phát âm 3 lần.

- Cho trẻ đọc và phát âm.

+ Cá nhân phát âm

+ Nhóm phát âm

- Giới thiệu chữ o in rỗng và cấu tạo chữ o gồm 1 nét cong tròn khép kín.

- Cho trẻ nêu cấu tạo cùng cô.

b. Làm quen với chữ cái ô, ơ

- Các bước tiến hành tương tự như chữ cái o.

c. So sánh

* Chữ o và chữ ô

- Giống nhau ở điểm nào?

 

- Khác nhau ở điểm nào?

 

* Chữ o và chữ ơ

- Giống nhau ở điểm nào?

 

- Khác nhau ở điểm nào?

Cho cả lớp phát âm lại các chữ vừa học.

d. Trò chơi luyện tập

* Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh.

- Cách chơi: Cô phát âm chữ nào trẻ chọn nhanh chữ đó và giơ lên.

- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Bao quát, động viên, nhắc nhở trẻ chơi.

* Trò chơi 2: “Nhảy vào đúng vòng”

- Cách chơi: Cô có 3 chiếc vòng bên trong mỗi chiếc vòng dán một chữ cái o, ô, ơ đặt ở giữa lớp. Cho trẻ đi xung quanh vừa đi vừa hát các bài hát về chủ đề, khi có hiệu lệnh “tìm nhà chữ o, ô, ơ thì trẻ phải nhảy vào đúng vòng có chứa chữ cái theo hiệu lệnh của cô giáo.

- Luật chơi: Nếu tìm sai hoặc chưa kịp nhảy vào vòng có chữ theo yêu cầu của cô giáo sẽ phải nhảy lò cò một vòng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.

- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

3. Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tình bạn” và ra chơi.

 

- Trẻ hát

- Trẻ  trả lời

- Cô giáo ạ

- Trẻ  nói

- Trẻ trả lời

 

 

- Vâng ạ.

- Ô tô, tranh cô giáo, lá cờ, lọ hoa.

- 2 cái trống, 3 lọ hoa, 1 tranh cô giáo, 3 lá cờ...

 

 

 

 

- Trẻ nhắm mắt

 

- Trẻ mở mắt

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ đọc

 

- Trẻ quan sát

 

- Có ạ

- Trẻ đọc

 

 

- Trẻ nghe

 

- Trẻ  phát âm

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ thực hiện

 

 

- Đều có một nét cong tròn khép kín.

- Chữ ô có mũ ở trên, chữ o không có.

 

- Đều có một nét cong tròn khép kín.

- Chữ ơ có nét móc ở bên phải, chữ o không có.

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

- Trẻ chơi

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện

 

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHÁNH 2: VUI TẾT TRUNG THU

Thực hiện 1 tuần từ ngày 12/9 – 16/9/2016.

 

Ngày soạn: 10/9/2016

Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

TRÒ CHUYỆN VỀ TẾT TRUNG THU

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Biết được thời điểm diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với trẻ. Biết các loại bánh kẹo, đồ chơi thường có trong ngày trung thu.

- 5 tuổi: Trẻ yêu thích, hào hứng khi  kể về ngày hội trung thu. Biết được thời điểm diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với trẻ. Biết các loại bánh kẹo, đồ chơi thường có trong ngày trung thu.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển vốn từ,  ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ qua bài học.

II. Chuẩn bị

- Các hình ảnh về trung thu như: Những hoạt động của bé trong ngày trung thu, mâm ngũ quả.

- Một số quả, tranh ảnh trong ngày trung thu.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Sắp đến ngày trung thu để chuẩn bị ngày Tết đó lớp 4- 5  tuổi tổ chức một cuộc thi đó là cuộc thi “ Bé chăm học”.

- Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các bé của lớp 4 – 5  tuổi.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các bé.

- Đến với cuộc thi này các bé phải trải qua 3 phần thi.

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu

+ Phần thi thứ II là phần: Bé cùng khám phá.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé nhanh nhất.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- Trò chuyện với trẻ: Cho trẻ kể lại các hoạt động trong ngày trung thu vừa qua theo trí nhớ của trẻ.

2. Hoạt động 2: Trò chuyện vể tết trung thu

Phần II : Bé cùng khám phá.

- Cô cho trẻ xem lần lượt từng hình  ảnh về ngày tết trung thu nhằm khắc sâu cho trẻ về ngày hội trung thu.

- Cho trẻ trao đổi, đàm thoại về những hình  ảnh đó.

- Cô khái quát lại sau mỗi lần trẻ nhận xét.

- Bức tranh này nói về  đêm trung thu các bạn nhỏ đang vui đón tết, múa hát dưới ánh trăng, khi vui hát múa xong cùng được phá cỗ ăn kẹo bánh.

Giáo dục: Khi ăn quả, bánh kẹo nhớ phải rửa tay, rửa quả mới được ăn.

Đàm thoại mở rộng.

- Cho 3- 4 trẻ kể về sự chuẩn bị của bố mẹ dành cho bé, kể về đêm trung thu, kể về các anh chị múa lân.

3. Hoạt động 3:

PhầnIII :Bé nhanh nhất.

 Trò chơi.

* Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh.

- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội để sắp xếp mâm ngũ quả.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát trẻ động viên khen ngợi trẻ.

-  Nhận xét trẻ chơi.

* Trò chơi 2: Thi ai nhanh tay.

- Cách chơi: Cho trẻ về 3 nhóm lựa chọn những hình ảnh về đêm trung thu, đồ chơi trung thu để  dán.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Động viên khen ngợi trẻ.

- Nhận xét trẻ chơi.

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Cho trẻ hát và đi ra ngoài.

 

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ kể lại.

 

 

 

 

- Trẻ quan sát

 

 

- Trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Trẻ kể.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Trẻ chơi.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Trẻ chơi.

 

- Trẻ thực hiện.

 

- Trẻ lắng nghe

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: MÂM NGŨ QUẢ

TRÒ CHƠI: MÚA SƯ TỬ

CHƠI TỰ DO: VẼ BẦU TRỜI ĐÊM TRUNG THU

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ nhận xét được  một số đặc điểm nổi bật và ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày hội trung thu. Nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi. Trẻ biết vẽ bầu trời đêm trung thu.

- 5 tuổi: Trẻ nhận xét được  một số đặc điểm nổi bật và ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày hội trung thu. Nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi. Trẻ biết vẽ bầu trời đêm trung thu.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, vẽ nét cong tròn cho trẻ.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, rèn kĩ năng vẽ nét cong tròn cho trẻ.

3. Giáo dục

- Trẻ biết đoàn kết khi chơi, biết giữ gìn vệ sinh khi ăn.

II. Chuẩn bị

- Tranh mâm ngũ quả.

- Phấn.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề. Sau

đó hướng trẻ đến địa điểm quan sát.

2. Hoạt động 2: Quan sát “Mâm ngũ quả”.

- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.

   “Nhìn xem, nhìn xem”

- Các con nhìn xem cô có gì đây?

- Cho trẻ quan sát mâm ngủ quả. Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.

- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát.

-  Cô khái quát lại, mở rộng nội dung giáo dục

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Múa sư tử”.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

- Trong khi trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét trẻ chơi.

4. Hoạt động 4:  Chơi tự do “Vẽ bầu trời đêm trung thu”.

- Cô gợi ý cho trẻ vẽ bầu trời đêm trung thu.

- Cô phát phấn cho trẻ vẽ.

- Cô gợi ý hướng dẫn cho trẻ vẽ.

 

- Trẻ trò chuyện

 

 

 

- Xem gì, xem gì

- Quả ạ.

- Trẻ quan sát, nêu nhận xét.

 

- Trẻ nói.`

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ nghe

 

- Trẻ chơi.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ vẽ.

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Rước đèn trung thu

- Nhóm 2: Góc học tập: Tô, vẽ đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu

- Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về tết trung thu.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Ôn kiến thức cũ: Thơ “ Tình bạn”

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 11/9/2016

Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

NẶN BÁNH TRUNG THU( M)

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết chia phần đất và lăn dọc sau đó nặn bánh trung thu theo ý tưởng của trẻ.

- 5 tuổi: Trẻ biết chia phần đất và lăn dọc sau đó nặn bánh trung thu theo ý tưởng của trẻ.

2. Kĩ năng:

- 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng chia phần đất và làm dẻo đất. Rèn kĩ năng uốn vuốt để tạo thành bánh trung thu theo yêu cầu. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ.

- 5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng chia phần đất và làm dẻo đất. Rèn kĩ năng uốn vuốt để tạo thành bánh trung thu theo yêu cầu. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.

- Giáo dục trẻ tính cẩn thận kiên trì, biết giữ gìn bảo quản những sản phẩm của mình và của bạn làm ra.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Cô nặn sẵn một số loại bánh trung thu

- Đất nặn.

2. Đồ dùng cho trẻ:

- Đất nặn, bảng con cho trẻ.

- Bàn trưng bày sản phẩm.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.

- Cô cho trẻ hát bài “Gác trăng”.

- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.

- Cô chốt lại và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu.

Vào mỗi dịp tết trung thu các con được ăn rất nhiều loại bánh.

- Chúng mình nhìn xem đây là bánh gì?

- Cái bánh này hình gì? Màu gì?

- Chiếc bánh còn có đặc điểm gì nữa?

- Thế còn đây là bánh gì?

- Bánh đó có đặc điểm gì?

- Từ đất nặn cô đã làm ra được nhiều loại bánh trung thu khác nhau.

- Giờ học hôm nay cô cùng các con nặn bánh trung thu nhé.

3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu.

- Muốn nặn được những chiếc bánh trung thu bây giờ các con xem cô nặn trước nhé:

- Trước tiên cô chọn đất nặn rồi cô chia đất ra thành nhiều phần sao cho vừa đủ để nặn bánh.

- Cô dùng tay bóp đất khi nào thấy đất dẻo cô đặt xuống bẳng và dùng lòng bàn tay lăn dọc viên đất, sau đó nắn lại để được những chiếc bánh trung thu có hình tròn, hình vuông.

- Giờ cô mời cả lớp nặn bánh cho cô nhé.

4. Hoạt động 4 : Trẻ thực hiện

- Cho trẻ nhắc lại động tác lăn dọc đất trên mặt bảng, cách chia đất.

- Cô quan sát và hướng dẫn cho một số trẻ chưa nặn được.

- Khuyến khích những trẻ thực hiện tốt để tạo ra được nhiều sản phẩm.

 5. Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm.

- Cô cho trẻ bày sản phẩm lên bàn cô đã chuẩn bị rồi cho trẻ cùng nhận xét.

+ Trong các sản phẩm này chúng mình hãy quan sát và cho cô biết con thích bài nào hơn, vì sao con thích.

+ Bài đó bạn đã nặn được những gì, con thấy bạn nặn có đẹp không.

- Cô nhận xét chung bài của trẻ.

- Động viên, khen ngợi trẻ.

6. Hoạt động 6: Kết thúc.

- Cho trẻ ra chơi

 

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

 

 

 

- Trẻ kể

- Bánh dẻo

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Bánh nướng

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ quan sát nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ xem cô làm mẫu

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

- Trẻ  thực hiện

 

 

 

 

- Trẻ trưng bày sản phẩm

 

 

- Trẻ nhận xét cùng cô.

 

- Trẻ nói

- Trẻ nghe

 

 

- Trẻ ra chơi

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: ĐÈN ÔNG SAO

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNGNHẢY VÀO NHẢY RA

CHƠI TỰ DO: PHẤN - CÁT - SỎI

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của đèn ông sao  .

- 5 tuổi: Trẻ nói được tên gọi, nhận xét những đặc điểm rõ nét về đèn ông sao.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

2. Kỹ năng

- 4, 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

3. Giáo dục

- Trẻ yêu thích đèn ông sao.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm quan sát.

- Phấn, cát, sỏi.

- Cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.

III.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ điểm.

- Cô cho trẻ hát bài “ Chiếc đèn ông sao” đi dạo chơi quanh sân.

- Cô hỏi trẻ vừa được hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Thế chúng mình có thích được phá cỗ trung thu không?

- Cô khen ngợi trẻ, khái quát các ý trẻ trả lời dẫn dắt trẻ đi quan sát đèn ông sao.

2. Hoạt động 2: Quan sát “ Đèn ông sao

- “Nhìn xem”2

- Chúng mình cùng quan sát xem phía trước chúng mình có cái gì?

- Cô chỉ vào đèn ông sao và hỏi trẻ.

- Đây là cái gì?

- Các con hãy quan sát xem đèn ông sao gồm có những đặc điểm gì?

- Đèn ông sao như thế nào, to hay nhỏ?

- Đây là cái gì?

- Gồm có mấy cái cánh?

- Người ta thường dùng đèn ông sao vào ngày gì?

- Muốn cho đèn ông sao không bị hư hỏng thì chúng mình phải làm gì?

- Cô khen ngợi trẻ, khái quát lại các ý trẻ trả lời.

=> Các con ạ. Đây là chiếc đèn ông sao, đèn ông sao thì thường được trẻ em chơi trong ngày tết trung thu, muốn cho đèn ông sao luôn mới thì chúng mình phải biết giữ gìn.

- Cô khen ngợi trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động “ Nhảy vào nhảy ra

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Cô bao quát động viên khuyến khích  trẻ chơi.

- Cô hỏi trẻ chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

- Cô nhận sét tuyên dương, khích lệ trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Phấn, cát, sỏi”

- Cô hỏi trẻ thích chơi những đồ chơi gì? Cô hướng trẻ vào những đồ chơi cô đã chuẩn bị.

- Cho trẻ chơi với phấn, cát, sỏi theo ý thích của mình.

- Cô bao quát trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết.

- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, đi vệ sinh chân tay đi vào lớp.

 

- Trẻ hát bài hát

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

- “Xem gì ”2

 

- Trẻ quan sát trả lời cô

 

- Đèn ông sao ạ

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Cái cánh ạ

- Có 5 cánh

 

- Ngày tết trung thu

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ chơi

 

- Trẻ trả lời cô

 

 

- Trẻ kể những đồ chơi thích chơi

- Trẻ chơi

 

 

- Trẻ thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Rước đèn trung thu

- Nhóm 2: Góc học tập: Tô, vẽ đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu

- Nhóm 3: Góc xây dựng: Xây trường mầm non

- Nhóm 4 : Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về tết trung thu.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Trò chơi mới: Trò chơi: Tay cầm tay

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 12/9/2016

Ngày dạy: Thứ tư  ngày 14 tháng 9 năm 2016

 Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

THƠ: TRĂNG SÁNG

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn cảm.

- 5 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện đ­ược tình cảm khi đọc thơ.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ..

- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ phải chăm ngoan học giỏi và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ thơ. Que chỉ.

- Cô và trẻ trang phục gọn gàng.

III . Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”

Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Đèn ông sao và đội Đèn kéo quân.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần thi

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu

+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác phẩm

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.

Phần I: Bé cùng tìm hiểu

- Cô cho trẻ hát bài “ Gác trăng” và hỏi trẻ:

- Các con vừa hát bài gì?

- Bài hát nói về ngày gì?

- Các con biết gì về ngày trung thu nào?

- Ngày trung thu các con thường làm gì? được ăn những gì?

- Đêm trung thu các con nhìn lên bầu trời thấy gì?

- Các con ạ vào đêm trung thu nhìn lên bầu trời trăng rất sáng và đẹp đấy. Có một nhà thơ khi nhìn thấy ánh trăng đẹp quá đã sáng tác bài thơ: “ Trăng sáng” rất hay đấy các con ngồi về chỗ lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.

Phần II: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.

2. Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm

- Cô đọc mẫu:

- Lần 1: Đọc diễn cảm.

Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

- Lần 2: Kèm tranh minh hoạ.

3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn

- Hỏi trẻ tên bài thơ?

- Bài thơ do ai sáng tác?

- Bài thơ nói về cái gì?

- Nhờ đâu mà sân nhà em lại sáng như vậy?

=> Vào những ngày giữa tháng nếu như trời không mưa thì sân nhà ai cũng sáng vì nhờ có ánh trăng chiếu xuống, và nhất là ngày tết trung thu.

Trích đoạn:

              “ Sân nhà em sáng quá

                 Nhờ ánh trăng sáng ngời.”

- Trăng tròn như thế nào?

- Các con đã nhìn thấy trăng chưa?

- Trăng có rơi được không?

- Những hôm nào trăng khuyết trông như thế nào?

=> Các con ạ: Trăng rất đẹp tròn như cái đĩa lơ lửng trên bầu trời mà không bao giờ rơi được. Những hôm nào trăng khuyết trông trăng vẫn đẹp như những con thuyền trôi.

Trích đoạn:

              “ Trăng tròn như cái đĩa

                  Lơ lửng mà không rơi

                  Những hôm nào trăng khuyết

                  Trông giống con thuyền trôi”

- Cô giải thích từ trăng khuyết.

- Trăng và bạn nhỏ như thế nào với nhau?

=> Hai câu cuối nói về tình cảm của trăng với bạn nhỏ và bạn nhỏ với trăng. Em bé đi đâu trăng cũng theo bước như muốn cùng đi chơi.

Trích đoạn:

                 “ Em đi trăng theo bước

                    Như muốn cùng đi chơi.”

Cô giáo dục trẻ yêu quý gần gũi với thiên nhiên có ý thức giữ gìn thiên nhiên luôn tươi đẹp.

Phần III : Bé cùng trổ tài

4. Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ

- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 1- 2 lần

- Cho trẻ đọc thơ theo đội thi đua nhau đọc.

- Trẻ đọc thơ theo nhóm.

- Trẻ đọc thơ cá nhân.

- Cô chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ đọc thơ.

- Hỏi trẻ tên bài thơ?

- Tên tác giả?

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ ra sân chơi

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe cô nói

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể…

 

- Trẻ trả lời

- Ông trăng

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Vâng ạ.

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Bài “Trăng sáng”

- Trẻ trả lời.

- Về vẻ đẹp của đêm trăng

- Nhờ ánh trăng.

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Như cái đĩa.

- Trẻ trả lời

- Không ạ.

- Con thuyền trôi.

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ 5 tuổi trả lời.

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Trẻ đọc

- Trẻ đọc

- Trẻ đọc

- Cá nhân đọc.

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ đi ra ngoài.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: BẦU TRỜI

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: TÌM BẠN THÂN

CHƠI TỰ DO: BÓNG, LÁ

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm của bầu trời. Trẻ biết chơi trò chơi.

- 5 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm rõ nét của bầu trời ngày hôm nay. Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, phát triển vốn từ,  ghi nhớ có chủ định cho trẻ

3. Giáo dục:

- Trẻ biết ra ngoài trời nắng, mưa phải đội mũ nón. Biết đoàn kết khi chơi.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm quan sát rộng rãi thoáng mát.

- 4- 5 quả bóng, lá.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động1: Trò chuyện

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. Sau đó đưa trẻ đến địa điểm quan sát.

2. Hoạt động 2: Quan sát: Bầu trời

- Nhìn xem. Nhìn xem

- Các con hãy nhìn xem bầu trời hôm nay như­­­ thế nào?

- Trên trời có gì nhỉ?

- Ông mặt trời tỏa ánh nắng màu gì?

- Nhìn lên ông mặt trời như thế nào nhỉ?

- Còn những đám mây kia có màu gì?

- Thỉnh thoảng còn có gì man mát nhỉ?

- Các con ạ. Bầu trời hôm nay rất đẹp, trời trong xanh, có những đám mây trắng trôi bồng bềnh giống nh­­­ư những con thuyền, phía xa là ông mặt trời đang toả nắng làm cho cây cối đua nhau khoe sắc và thỉnh thoảng còn có làn gió nhẹ thoảng qua nữa.

- Đ­­­ược ngắm bầu trời đẹp như­­­ thế này các con có thích không?

- Để cho bầu trời luôn đ­­­ược trong xanh thì phải làm gì?

- À chúng mình phải trồng nhiều cây xanh, phải giữ vệ sinh môi tr­­­ường, không đ­­­ược vứt rác bừa bãi các con nhớ chư­­­a?

- Khi trời nắng to thì đi học chúng mình phải làm gì?

- Còn khi trời mư­a thì chúng mình phải làm gì?

- Khi trời nắng thì chúng mình phải đội mũ nón còn khi trời m­ưa thì chúng mình phải mang ô và mang áo m­ưa các con nhớ ch­ưa.

- Củng cố, nhận xét qua hoạt động.

3. Hoạt động 3:  Trò chơi “Tìm bạn thân”

- Trò chơi, trò chơi.

- Cô cho chúng mình chơi trò chơi: Tìm bạn thân.

- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi.

- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?

- Nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Bóng, lá”

- Cô cho trẻ chơi tự do với bóng, lá.

- Khi chơi với nhau chúng mình phải chơi nh­ư thế nào?

- Cô bao quát trẻ chơi.

- Động viên, khen ngợi trẻ.

 

- Trẻ trò chuyện

 

 

- Xem gì? Xem gì

 

- Trẻ 5 tuổi trả lời

- Ông mặt trời, đám mây...

- Màu vàng.

- Chói ạ

- Màu trắng, màu xanh ạ.

- Gió ạ.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Giữ vệ sinh môi trường.

 

 

- Vâng ạ

 

- Đội mũ.

 

- Đi ô.

 

 

- Vâng ạ

 

 

- Chơi gì, chơi gì?

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ chơi.

- Tìm bạn thân

 

 

- Trẻ chơi.

 

- Chơi vui vẻ, đoàn kết.

 

- Trẻ nghe

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Rước đèn trung thu

- Nhóm 2: Góc học tập: Tô, vẽ đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu

- Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về tết trung thu.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Làm quen kiến thức mới: Làm quen chữ cái a, ă, â.

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 13/09/2016

Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có mục đích

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

ÔN SỐ LƯỢNG 3, SO SÁNH CHIỀU RỘNG

 

I.  Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 3, nhận biết và phát âm chính xác chữ số 3, biết tạo nhóm có số lượng 3, biết so sánh chiều rộng các đối tượng.

- 5 tuổi: Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 3, nhận biết và phát âm chính xác chữ số 3, biết tạo nhóm có số lượng 3, biết so sánh chiều rộng các đối tượng.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết nhóm đồ vật có 3 đối tượng, biết so sánh chiều rộng của 3 đối tượng. Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết nhóm đồ vật có 3 đối tượng, biết so sánh chiều rộng của 3 đối tượng.

- Rèn kỹ năng ghi nhớ, tái hiện, phân biệt các đối tượng.

3. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, yêu thích môn học phát huy tính  ham hiểu biết, tìm tòi của trẻ .

II. Chuẩn bị :

- Mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 4 băng giấy màu vàng( trong đó có 3 băng giấy rộng bằng màu đỏ băng giấy còn lại hẹp hơn) độ chêng lệch khoảnh 0,5 cm bộ thẻ gồm các số 1, 2, 3, 4 một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 2, 3, 4.

- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn, đồ dùng đồ chơi nhóm 1- 2 đặt xung quanh lớp.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

  Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ điểm

- Cô cho trẻ hát bài hát : “Em đi mẫu giáo”.

- Con vừa hát bài hát gì?

- Khi con chim hót, ông mặt trời thức dậy thì bạn nhỏ đi đâu?

- Vậy mỗi sáng mẹ có đưa con đi học ko?

- Đến lớp con được ai đón?

- Cô giáo thường dạy con những gì ?

( cô khái quát lại ý trẻ và dẫn dắt vào bài)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

Luyện tập nhận biết số 3

- Cho trẻ chơi trò chơi tìm đồ vật

- Các con tìm xung quanh lớp xem đồ chơi nào có 2 cái, đồ chơi nào có 3 cái ?

- Các con nghe xem cô vỗ tay mấy tiếng nhé?

( cô vỗ tay 3 tiếng 3- 4 lần)

- Cô  vỗ tay xong và yêu cầu trẻ vỗ theo lượng tiếng vỗ tay của cô

3. Hoạt động 3: Luyện tập cách so sánh chiều rộng nhận biết số 3

- Cô phát đồ chơi cho trẻ

- Các cháu hãy tìm những  băng giấy rộng bằng băng giấy đỏ đặt sang bên trái và những băng giấy hẹp hơn băng giấy đỏ đặt sang bên phải ( cô chú ý sửa sai cho trẻ )

- Các con hãy đếm xem có mấy băng giấy rộng bằng băng giấy đỏ?

- Cho trẻ tìm số đồ chơi nhiều bằng số bằng giấy bên trái.

- Tất cả những nhóm đồ chơi đó có số lượng là mấy?

- Cô cho trẻ cùng chọn thẻ số 3 đặt vào các nhóm đồ chơi có 3 cái.

- Cô giơ thẻ số từ 1- 3 và yêu cầu trẻ giơ số ngón tay bằng số cô giơ lên và nói số lượng là mấy?

4. Hoạt động 4: Luyện tập nhận biết số 1-3

- Cô phát cho mỗi cháu 1 thẻ có từ 1-3 chấm tròn.Xung quanh lớp cô treo các thẻ số từ 1-3 . Cho trẻ chơi trò chơi” tìm nhà “trẻ có thẻ có bao nhiêu chấm tròn phải về nhà có thẻ số chỉ số lượng bấy nhiêu ( sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ  cho nhau)

- Trò chơi sử dụng vở.

- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các yêu cầu trong trang vở và nhắc trẻ sử dụng bút, vở đúng quy cách

5. Hoạt động 5: Kết thúc:

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Tình bạn”

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

 

- Đi học ạ

- Có ạ

- Cô giáo ạ

- Cô dạy múa, hát, đọc thơ, kể chuyện..

 

 

 

 

- Trẻ tìm

 

- Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ tìm và đặt đúng vị trí

 

 

- Trẻ đếm và nói kết quả

 

- Trẻ tìm

 

- Có số lượng là 3

 

- Trẻ chọn

- Trẻ giơ ngón tay tương ứng với thẻ số của cô

 

 

- Trẻ chơi trò chơi mỗi lần chơi trẻ đổi thẻ số cho nhau

( trẻ chơi trò chơi 3- 4 lần)

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô

 

- Trẻ đọc 1 lần

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT: ĐỒ CHƠI NGÀY TẾT TRUNG THU

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GIEO HẠT

CHƠI TỰ DO: QUE, HỘT HẠT

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của các đồ chơi được dùng trong ngày tết trung thu.

- 5 tuổi: Trẻ nói được tên gọi, nhận xét những đặc điểm rõ nét về các đồ chơi được dùng trong ngày tết trung thu.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây xanh quanh trường lớp.

II. Chuẩn bị.

Địa điểm quan sát.

- Que, hột hạt

- Sân chơi rộng, sạch sẽ

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú

- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và đọc bài thơ “Trăng sáng”

- Cô trò chuyện cùng trẻ về bài thơ.

- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát “Đồ chơi ngày tết trung thu”

- Xúm xít! Xúm xít!

- Các con thấy xung quanh chúng ta có gì lạ?

- Con có nhận xét gì về những chiếc đèn ông sao đó?

- Màu sắc? Đặc điểm?

- Đèn ông sao được sử dụng vào dịp nào?

- Khi sử dụng con phải như thế nào?

- Trẻ nhận xét xong cô chốt lại các ý của trẻ.

- Giáo dục trẻ: Phải biết giữ gìn đồ chơi.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Gieo hạt

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bắt vịt con”.

- Cô cùng trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 – 4 lần.

- Bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “ Que, hột hạt”

- Nhắc nhở trẻ trước khi chơi.

- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi.

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

 

- Trẻ nghe

 

 

- Quanh cô! Quanh cô!

- Có nhiều đèn ông sao.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Tết trung thu

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nghe.

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nói

 

 

- Trẻ chơi

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Rước đèn trung thu

- Nhóm 2: Góc học tập: Tô, vẽ đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu

- Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về tết trung thu.

- Nhóm 4: Góc xây dựng: Xây trường mầm non

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Trò chơi mới:  Trò chơi: Ai giỏi nhất

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: 14/09/2016

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

NDTTDH: GÁC TRĂNG

NDKHNH: CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO

TCAN: AI ĐOÁN GIỎI

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi trò chơi âm nhạc.

- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát, hát đúng. Trẻ thích nghe cô hát, và h­ưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

- 5 tuổi:  Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ: biết ngoan ngoãn nghe lời cô giáo....

II. Chuẩn bị

- Cô, trẻ gọn gàng sạch sẽ.

- Mũ chóp.

- Xắc xô.

III.  Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Sắp đến ngày trung thu, để chuẩn bị cho ngày lễ đó lớp 4 – 5  tuổi tổ chức một cuộc thi đó là cuộc thi “ Bé yêu âm nhạc”

Đến với hội thi hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Đèn ông sao và đội Đèn kéo quân.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần thi.

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.

+Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và thể hiện nghệ thuật.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé nhanh nhất.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- Cô đọc câu đố:

                    ‘Đèn gì giống hệt ngôi sao

                Mẹ mua cho bé vào rằm trung thu’

- Đố là đèn gì?

- Đèn ông sao thư­ờng có vào ngày nào?

- Ngoài đèn ông sao ra ngày tết trung thu còn có gì?

- Đúng rồi ngày tết trung thu, trăng rất sáng. khí hậu mát mẻ, có nhiều đèn ông sao, đèn trời, đ­ược xem múa sư tử, xem các bạn múa hát, đư­ợc phá cỗ... ngày tết trung thu rất là vui đúng không các con .

- Và có rất nhiều bài hát, bài múa về ngày tết trung thu, các con có biết bài hát nào không?

Có rất nhiều bài hát, bài múa về ngày tết trung thu đấy các con ạ. Hôm nay cô sẽ cùng các con hát bài “Gác trăng” nhé .

2. Hoạt động 2:

Phần II: Cảm thụ và thể hiện nghệ thuật.

+ Dạy hát “Gác trăng”

- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả

- Cô hát lần 2: Vừa hát vừa làm động tác minh hoạ theo bài hát.

- Cả lớp hát cùng cô

- Luân phiên đội ( mỗi đội 1 lần)

- Nhóm ( mỗi nhóm 1lần)

- Cá nhân

(Trong lúc trẻ hát, múa cô luôn động viên, khuyến khích và chú ý sửa sai cho trẻ)

- Cô hỏi lại tên bài hát?

3. Hoạt động 3: Nghe hát “Chiếc đèn ông sao”

-  Chúng mình vừa đư­ợc hát bài “Gác trăng” rồi. Bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “Chiếc đèn ông sao” nhé.

- Cô hát lần 1: Vừa hát vừa làm điệu bộ

- Cô hát lần 2: Cô hát và múa cho trẻ xem

- Cô hát lần 3: Trẻ h­­ưởng ứng cùng cô

- Cô hỏi lại tên bài hát?

4. Hoạt động 4:

Phần III: Bé nhanh nhất.

 Trò chơi “Ai đoán giỏi”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô hỏi lại tên trò chơi?

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe cô nói

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đèn ông sao

- Ngày tết trung thu ạ

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

- Trẻ kể...

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- 2 lần

- 3 đội

- 3 nhóm

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

- Trẻ hưởng ứng cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

- 4- 5 lần

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ ra chơi

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: ĐÈN ÔNG SAO

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNGTRUYỀN TIN

CHƠI TỰ DO: HỘT HẠT

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của đèn ông sao  .

- 5 tuổi: Trẻ nói được tên gọi, nhận xét những đặc điểm rõ nét về đèn ông sao.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

3. Giáo dục

- Trẻ yêu thích đèn ông sao.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm quan sát.

- Hột hạt

III.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.

- Cô cho trẻ hát bài “ Chiếc đèn ông sao” đi dạo chơi quanh sân.

- Cô hỏi trẻ vừa được hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Thế chúng mình có thích được phá cỗ trung thu không?

- Cô khen ngợi trẻ, khái quát các ý trẻ trả lời dẫn dắt trẻ đi quan sát đèn ông sao.

2. Hoạt động 2: Quan sát “ Đèn ông sao

- “Nhìn xem”2

- Chúng mình cùng quan sát xem phía trước chúng mình có cái gì?

- Cô chỉ vào đèn ông sao và hỏi trẻ.

- Đây là cái gì?

- Các con hãy quan sát xem đèn ông sao gồm có những đặc điểm gì?

- Đèn ông sao như thế nào, to hay nhỏ?

- Đây là cái gì?

- Gồm có mấy cái cánh?

- Người ta thường dùng đèn ông sao vào ngày gì?

- Muốn cho đèn ông sao không bị hư hỏng thì chúng mình phải làm gì?

- Cô khen ngợi trẻ, khái quát lại các ý trẻ trả lời.

=> Các con ạ. Đây là chiếc đèn ông sao, đèn ông sao thì thường được trẻ em chơi trong ngày tết trung thu, muốn cho đèn ông sao luôn mới thì chúng mình phải biết giữ gìn.

- Cô khen ngợi trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động “ Truyền tin

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Cô bao quát động viên khuyến khích  trẻ chơi.

- Cô hỏi trẻ chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

- Cô nhận sét tuyên dương, khích lệ trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Hột hạt

- Cô hỏi trẻ thích chơi những đồ chơi gì? Cô hướng trẻ vào những đồ chơi cô đã chuẩn bị.

- Cho trẻ chơi với phấn, cát, sỏi theo ý thích của mình.

- Cô bao quát trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết.

- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, đi vệ sinh chân tay đi vào lớp.

 

 

- Trẻ hát bài hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

- “Xem gì ”2

 

- Trẻ quan sát trả lời cô

 

- Đèn ông sao ạ

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Cái cánh ạ

- Có 5 cánh

- Ngày tết trung thu

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe ghi nhớ

 

 

 

 

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ chơi

 

- Trẻ trả lời cô

 

 

- Trẻ kể những đồ chơi - Trẻ chơi

 

 

 

- Trẻ thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Rước đèn trung thu

- Nhóm 2: Góc học tập: Tô, vẽ đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu

- Nhóm 3: Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát về tết trung thu.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hoạt động có chủ đích

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

BẬT XA TỐI THIỂU 50 CM

TC: THỎ NGHE HÁT NHẢY VÀO CHUỒNG.

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết bật  xa tối thiểu 40 cm. Biết chơi trò chơi.

- 5 tuổi: Trẻ biết bật  xa tối thiểu 50 cm đúng với yêu cầu bài tập. Biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.

- 5 tuổi: Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm sân tập bằng phẳng.

- Cô chuẩn bị các vồng thể dục để trẻ chơi trò chơi.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Xin chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Hội khỏe măng non” do trường mầm non Nậm Mạ tổ chức .

- Đến với hội thi các bé cần phải trải qua 5 phần thi.  

Phần 1. Bé cùng tìm hiểu.

Phần 2. Bé cùng khởi động.

Phần 3. Đồng diễn.

Phần 4. Bé tài năng.                                                                                                                             

Phần 5. Giao lưu

- Ngay sau đây xin mời các bé cùng bước vào phần 1 của hội thi.

Phần 1. Bé cùng tìm hiểu.

 - Cô cho trẻ hát bài “Gác trăng”.

- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.

- Cô chốt lại và giáo dục trẻ.

- Phần thi thứ nhất các bé vừa trải qua thật nhanh chóng. Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ hai của hội thi ngày hôm nay nhé.

2. Hoạt động 2: Khởi động

Phần 2. Bé cùng khởi động.

- Cô cho trẻ đi bằng các kiểu đi khác nhau. Đi thường - Đi bằng mũi bàn chân - Đi bằng gót bàn chân - Đi nhanh - Đi chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm.

- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang.

- Phần thi thứ hai các bé đã vượt qua thật xut sắc. Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ 3 của hội thi ngày hôm nay nhé.

3. Hoạt động 3: Trọng động

Phần 3. Đồng diễn.

Phần 3 của hội thi yêu cầu các bé cùng tập bài tập phát triển chung thật đều và đẹp cùng cô.

- Động tác tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.

- Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối.

- Động tác bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.

- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.

Các bé đã vượt qua phần thi thứ 3 rồi. Cô thưởng cho lớp mình một tràng pháo tay

Và bây giờ tất cả các bé cùng bước vào phần thi thứ 4, phần thi vô cùng khó khăn yêu cầu các bé phải trổ hết tài năng của mình.

Phần 4. Bé tài năng.

- Cô giới thiệu phần thi với vận động “Bật xa tối thiểu 50cm

- Cô tập mẫu: 2 lần.

+ Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác.

+ Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác.

TTCB: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi, tạo đà: hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả trước để chuẩn bị nhún bật.

TH: Nhún chân, đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân trên về phía trước, tay đưa trước, chân chạm đát nhẹ bằng đầu bàn chân, gối hơi khuỵu.

- Gọi 2  trẻ khá lên tập mẫu.

- Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ.

- Trẻ thực hiện:

+ Cô cho cả lớp thực hiện 2- 3 lần.

+ Trẻ tập thành thạo cô cho trẻ thực hiện thi xem bạn nào bật xa nhất .

- Hỏi lại tên bài tập.

- Cô nhận xét chúc mừng các bé đã hoàn thành tốt phần thi.

Các bé đã rất xuất sắc vượt qua phần thi thứ 4 và đều đã nhận được những lá cờ tươi thắm rồi. Ngay sau đây các bé sẽ bước vào phần thi cuối cùng của hội thi ngày hôm nay.

Phần 5. Giao lưu.

- Phần 5 yêu cầu tất cả các bé cùng thực hiện chơi một trò chơi mang tên “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi

- Luật chơi: Bé nào không kịp nhảy vào chuồng sẽ phải nhẩy lò cò.

- Cách chơi: Cô cho trẻ đi tự do. Vừa đi vừa hát bài “Thỏ đi tắm nắng”. Khi hát hết bài cô nói “các chú thỏ nhảy vào chuồng”, trẻ tìm nhanh cho mình 1 ô để nhảy vào. Bạn nào chậm chân không kịp tìm chuồng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô bao quát trẻ, động viên trẻ chơi.

- Cô hỏi trẻ tên của trò chơi?

- Nhận xét trẻ chơi

- Thế là tất cả các bé đã hoàn thành xuất sắc các phần thi của hội thi. Tất cả các bé đều xứng đáng là những bé tài năng và khéo léo nhất.

- Cô trao quà cho trẻ.

4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi 2-3 vòng quanh sân chào tạm biệt hội thi.

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ hát

 

- Trẻ nói

 

 

 

- Vâng ạ.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện theo cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát

 

- Trẻ nghe và quan sát

 

 

- Trẻ lắng nghe và quan sát

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện

 

 

 

 

- Trẻ thi

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

 

- Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ đi nhẹ nhàng.

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHÁNH 3: LỚP HỌC CỦA BÉ

Thực hiện 1 tuần từ ngày 19/09 đến 23/09/2016

 

Ngày soạn: Ngày 17/09/2016

Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

TRÒ CHUYỆN VỀ LỚP HỌC CỦA BÉ

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết tên lớp, nhận xét được đặc điểm của lớp học của mình như: tên lớp , tên cô giáo chủ nhiệm, sĩ số lớp...

- 5 tuổi: Trẻ biết kể về đặc điểm lớp học của mình như: tên lớp , tên cô giáo chủ nhiệm, sĩ số lớp , số bạn trai, bạn gái, các tổ trong lớp, bạn tổ trưởng, cấu trúc và quy mô lớp học của mình.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng phát triển tư duy ngôn ngữ, quan sát ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng phát triển tư duy ngôn ngữ, quan sát ghi nhớ có chủ đích và một số kĩ năng khác, kĩ năng ghép đôi để chơi trò chơi : tìm bạn thân

3. Thái độ:

- Trẻ yêu thích lớp học của mình, tôn trọng cô giáo, đoàn kết với bạn bè, có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ gọn gàng.

II. Chuẩn bị :

- Tranh ảnh về một số lớp học.

- Tranh lô tô, một số đồ dùng đồ chơi của lớp.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Hướng trẻ đến với cuộc thi “ Bé chăm học”.

- Đến với cuộc thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của hai đội đó là đội Bút chì và đội Bút màu.

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này hai đội phải trải qua 3 phần thi

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.

+ Phần thi thứ II là phần: Bé cùng khám phá.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- Hôm nay ai đưa chúng mình đến lớp?

- Các con có biết hôm nay là thứ mấy không?

- Thế bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết lớp của chúng mình là lớp mấy tuổi?

- Trong lớp có những gì?

- Khi đến lớp chúng mình sẽ được làm những gì?

- Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?

- Lớp của chúng mình là lớp 2 – 5  tuổi trường mầm non Nậm Mạ, trong lớp của chúng mình gồm có rất nhiều đồ dùng đồ chơi, khi đến lớp chúng mình được chơi và được cô giáo dạy học cho chúng mình đấy. Vậy bây giờ cô và chúng mình cùng nhau trò chuyện về lớp học của chúng mình nhé.

2. Hoạt động 2:

Phần II: Bé cùng khám phá.

a. Quan sát tranh các bạn đang chơi đồ chơi.

- Cô có bức tranh các con hãy nhìn xem trong tranh vẽ gì?

- Các bạn đang làm gì?

- Các bạn đang chơi đồ chơi có vui không?

- Khi chơi các bạn phải chơi với nhau như thế nào?

- Trong tranh vẽ các bạn đang chơi đồ chơi với nhau rất vui vẻ và khi chơi cùng nhau thì các bạn chơi rất đoàn kết và biết nhường nhịn nhau.

b. Quan sát tranh cô giáo đang dạy các bạn học.

- Đây là bức tranh vẽ ai?

- Cô giáo đang làm gì?

- Các bạn đang làm gì?

- Khi cô giáo dạy chúng mình học thì chúng mình phải như thế nào?

- Cô có tranh vẽ các bạn đang ngồi học, cô giáo thì đang dạy các bạn học bài. Khi cô giáo dạy chúng mình học bài thì chúng mình phải ngồi ngoan ngồi đẹp chúng mình nhớ chưa.

c. Quan sát tranh lớp học.

- Cô đố các con cô có tranh vẽ gì đây?

- Chúng mình nhìn thật tinh xem lớp học của chúng mình nằm chỗ nào? (Cô gọi 2- 3 trẻ lên chỉ )

- Tranh này vẽ lớp học 

- Lớp học trong bức tranh có đẹp không?

- Thế chúng mình có biết trước cửa lớp còn có những gì không?

- Trước cửa lớp còn có bồn hoa và các đồ dùng đồ chơi .

Phần III: Bé cùng trổ tài.

+ Tô màu lớp học

- Lớp học mới chỉ có khung thôi chưa được tô mầu gì chúng mình hãy tô mầu cho lớp học thật đẹp nhé.

- Cô phát giấy, bút cho trẻ tô màu lớp học.

- Trẻ tự nhận xét tranh của mình, của bạn

- Cô nhận xét trẻ tô.

- Cô củng cố lại.

- Cô và chúng mình vừa trò chuyện về gì nhỉ?

- Khi đến lớp học thì chúng mình phải như thế nào?

- Cô và chúng mình vừa trò chuyện về lớp học, khi đến lớ chúng mình phải ngoan biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và giữ gìn lớp học các con nhớ chưa.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Trẻ đọc thơ “Tình bạn” và đi ra ngoài sân chơi

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể.

 

- Chơi, học.

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

 

- Vẽ các bạn

- Đang chơi đồ chơi.

- Trẻ trả lời

 

- Chơi đoàn kết

 

 

 

 

 

- Cô giáo, các bạn

- Đang dạy học.

- Đang học.

 

- Ngồi ngoan nghe cô dạy.

 

 

- Vâng ạ.

 

 

- Vẽ lớp học.

 

- Trẻ chỉ.

 

 

 

 

- Bồn hoa, đồ chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ tô

 

- Trẻ nghe

 

- Lớp học.

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Vâng ạ

 

- Trẻ đọc thơ và ra ngoài sân chơi.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: LỚP HỌC

TRÒ CHƠI: MÈO BẮT CHUỘT

CHƠI TỰ DO: BÓNG, VÒNG THỂ DỤC

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên lớp, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của lớp học .

- 5 tuổi: Trẻ biết đ­­­ược đặc điểm của lớp học và ích của lớp học. Biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

3. Giáo dục

- Giáo dục không được vẽ bẩn ra lớp và phải biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị

- Cô và trẻ trang phục gọn gàng.

- Bóng.

- Que chỉ.

- Địa điểm để trẻ quan sát rộng rãi thoáng mát.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.

- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và giáo dục trẻ.

2. Hoạt động 2: Quan sát “ Lớp học”

“Lắng nghe, lắng nghe”.

- Chúng mình đang học ở trường nào?

- Lớp của chúng mình là lớp mấy tuổi?

- Lớp học của chúng mình học là nhà xây hay nhà gỗ?

- Nhà được sơn bằng màu gì?

- Phía trên được gọi là gì?

- Mái nhà có màu gì?

- Trước cửa lớp có gì?

- Còn có gì nữa?

- Thế trong lớp của chúng mình có những gì?

- Khi chơi đồ chơi thì chúng mình phải như thế nào?

- Khi chơi đồ chơi xong thì chúng mình phải làm gì?

- Trong lớp thì có rất nhiều đồ chơi vậy khi chơi thì chúng mình phải biết giữ gìn cẩn thận và khi chơi xong thì chúng mình phải cất ở đúng nơi quy định nhé

- Ngoài đồ chơi ra thì còn có gì nữa?

- Ngoài đồ chơi ra thì trong lớp còn có rất nhiều đồ dùng để cho chúng mình học và chơi.

- Trong lớp học còn có các góc chơi gì đây?

- Cô vừa cho chúng mình quan sát gì?

- Cô vừa cho chúng mình quan sát lớp học. Vậy để cho lớp học luôn được đẹp thì chúng mình phải làm gì?

- Chúng mình không được vẽ bẩn ra lớp và phải biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định,biết giữ gìn vệ sinh lớp học.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Mèo bắt chuột”.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô nói lại cách chơi, luật chơi

- Cho trẻ chơi 2- 3 l­­ượt.

- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi.

- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?

- Cô nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Bóng, vòng thể dục:

- Cô cho trẻ lấy đồ chơi và trẻ chơi theo ý thích của mình.

- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ.

- Nhận xét chung.

 

- Trẻ trò chuyện

 

 

 

“Nghe gì, nghe gì?”

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời

 

- Là nhà xây.

- Màu vàng

- Mái nhà.

- Đỏ.

- Bồn hoa

- Đồ chơi

- Trẻ trả lời

 

- Phải chơi cẩn thận

- Cất đúng nơi quy định

 

 

 

 

 

- Trẻ kể

 

 

 

- Trẻ kể

- Lớp học

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Chơi sôi nổi

 

- Mèo bắt chuột

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

- Trẻ nghe

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh đồ dùng trong lớp học.

- Nhóm 3: Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về trường, lớp mẫu giáo.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

 

 HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Ôn kiến thức cũ: Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 18/9/2016

Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

BẬT QUA VẬT CẢN 15-20 CM.

TRÒ CHƠI: TẠO DÁNG

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15cm chính xác, thực hiện đúng động tác.

- 5 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15- 20 cm chính xác, thực hiện đúng động tác.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển tố chất khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.

- 5 tuổi: Phát triển tố chất nhanh, khéo, khả năng định hướng trong không gian.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm sân tập bằng phẳng.

- Cô chuẩn bị hộp làm vật cản để trẻ thực hiện bài tập.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Xin chào mừng tất cả các bé đến với hội thi “Hội khỏe măng non” do trường mầm non Nậm Mạ tổ chức .

- Đến với hội thi các bé cần phải trải qua 4 phần thi.  

Phần 1. Bé cùng tìm hiểu.

Phần 2. Bé cùng khởi động.

Phần 3. Đồng diễn.

Phần 4. Bé tài năng.                                                                                                                             

- Ngay sau đây xin mời các bé cùng bước vào phần 1 của hội thi.

Phần 1: Bé cùng tìm hiểu.

- Cô cho trẻ hát bái hát “trường chúng cháu là trường mầm non

- Các con va hát bài hát gì?

- Trong bài hát nói về điều gì?

- Các con có yêu trường của mình không?                              Các con ạ trường mầm non là nơi các con đến để học tập vì vậy các con phải yêu qúy trường lớp của mình nhé.

- Phần thi thứ nhất các bé vừa trải qua thật nhanh chóng. Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ hai của hội thi ngày hôm nay nhé.

2. Hoạt động 2:

Phần 2: Bé cùng khởi động.

- Cô cho trẻ đi bằng các kiểu đi khác nhau. Đi thường - Đi bằng mũi bàn chân - Đi bằng gót bàn chân - Đi nhanh - Đi chậm - Chạy nhanh - Chạy chậm.

- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang.

- Phần thi thứ hai các bé đã vượt qua thật xut sắc. Bây giờ xin mời các bé cùng bước vào phần thi thứ 3 của hội thi ngày hôm nay nhé.

3. Hoạt động 3: Trọng động

Phần 3: Đồng diễn.

Phần 3 của hội thi yêu cầu các bé cùng tập bài tập phát triển chung thật đều và đẹp cùng cô.

- Động tác tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.

- Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối.

- Động tác bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.

- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân.

Các bé đã vượt qua phần thi thứ 3 rồi. Cô thưởng cho lớp mình một tràng pháo tay nào.

Và bây giờ tất cả các bé cùng bước vào phần thi thứ 4, phần thi vô cùng khó khăn yêu cầu các bé phải trổ hết tài năng của mình.

Phần 4. Bé tài năng.

- Cô giới thiệu phần thi với vận động “Bật qua vật cản 15- 20cm

- Cô tập mẫu: 2 lần.

+ Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác.

+ Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác.

TTCB: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi, tạo đà để chuẩn bị nhún bật.

TH: Nhún chân, đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân trên về phía trước để bật qua vật cản.

- Gọi 2  trẻ khá lên tập mẫu.

- Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ.

- Trẻ thực hiện:

+ Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần.

+ Trẻ tập thành thạo cô cho trẻ thực hiện thi đua: Những chú ếch tài giỏi.

- Hỏi lại tên bài tập?

- Cô nhận xét chúc mừng các bé đã hoàn thành tốt phần thi.

* Trò chơi : Tạo dáng

- Phần thi bé tài năng các bé sẽ được chơi trò chơi “ tạo dáng” của chương trình.

- Cô nói luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi 2 lần

- Hỏi tên trò chơi?

- Thế là tất cả các bé đã hoàn thành xuất sắc các phần thi của hội thi. Tất cả các bé đều xứng đáng là những bé tài năng và khéo léo nhất.

- Cô trao quà cho trẻ.

4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi 2-3 vòng quanh sân chào tạm biệt hội thi.

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ nói

- Trẻ trả lời

 

 

- Vâng ạ.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện theo cô.

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp

 

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ quan sát

 

 

- Trẻ nghe và quan sát

 

 

- Trẻ lắng nghe và quan sát

 

 

- Trẻ tập.

 

 

- Trẻ thực hiện.

 

- Trẻ thi đua

- Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ đi nhẹ nhàng.

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: BẦU TRỜI

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THI ĐI NHANH

CHƠI TỰ DO : BÓNG, ĐẤT NẶN, LÁ

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm của bầu trời. Trẻ biết chơi trò chơi.

- 5 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm rõ nét của bầu trời ngày hôm nay. Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, phát triển vốn từ,  ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết ra ngoài trời nắng, mưa phải đội mũ nón. Biết đoàn kết khi chơi.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm quan sát rộng rãi thoáng mát.

- 4- 5 quả bóng, đất nặn, lá.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động1: Trò chuyện

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.

- Sau đó chốt lại các ý của trẻ và đưa trẻ tới địa điểm quan sát.

2. Hoạt động 2:Quan sát: Bầu trời

Nhìn xem. Nhìn xem

- Các con hãy nhìn xem bầu trời hôm nay như­­­ thế nào?

- Trên trời có gì nhỉ?

- Ông mặt trời tỏa ánh nắng màu gì?

- Nhìn lên ông mặt trời như thế nào nhỉ?

- Còn những đám mây kia có màu gì?

- Thỉnh thoảng còn có gì man mát nhỉ?

- Các con ạ. Bầu trời hôm nay rất đẹp, trời trong xanh, có những đám mây trắng trôi bồng bềnh giống nh­­­ư những con thuyền, phía xa là ông mặt trời đang toả nắng làm cho cây cối đua nhau khoe sắc và thỉnh thoảng còn có làn gió nhẹ thoảng qua nữa.

- Đ­­­ược ngắm bầu trời đẹp như­­­ thế này các con có thích không?

- Để cho bầu trời luôn đ­­­ược trong xanh thì phải làm gì?

- À chúng mình phải trồng nhiều cây xanh, phải giữ vệ sinh môi tr­­­ường, không đ­­­ược vứt rác bừa bãi các con nhớ chư­­­a?

- Khi trời nắng to thì đi học chúng mình phải làm gì?

- Còn khi trời mư­a thì chúng mình phải làm gì?

- Khi trời nắng thì chúng mình phải đội mũ nón còn khi trời m­ưa thì chúng mình phải mang ô và mang áo m­ưa các con nhớ ch­ưa.

- Củng cố, nhận xét qua hoạt động.

3. Hoạt động 3:  Trò chơi “Thi đi nhanh”

- Trò chơi, trò chơi.

- Cô cho chúng mình chơi trò chơi: Thi đi nhanh

- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.

- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ chơi.

- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?

- Nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Bóng, đất nặn, lá”

- Cô cho trẻ chơi tự do với bóng, đất nặn,

- Khi chơi với nhau chúng mình phải chơi nh­ư thế nào?

- Cô bao quát trẻ chơi.

- Hết giờ cô cho trẻ đi rửa tay rồi vào lớp học.

 

- Trẻ trò chuyện

 

 

 

   Xem gì? Xem gì

 

- Trẻ trả lời

- Ông mặt trời, đám mây...

- Màu vàng.

- Chói ạ

- Màu trắng, màu xanh ạ.

- Gió ạ.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Giữ vệ sinh môi trường.

 

- Vâng ạ

 

 

- Đội mũ.

 

- Đi ô.

 

 

- Vâng ạ

 

 

- Chơi gì, chơi gì.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

 

- Thi đi nhanh

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

- Chơi vui vẻ, đoàn kết.

 

 

- Rửa tay đi vào lớp.

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh đồ dùng trong lớp học.

- Nhóm 3: Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát về trường, lớp mẫu giáo.

- Nhóm 4: Góc xây dựng: Xây trường mầm non.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Hướng dẫn trò chơi mới: Ném còn

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 19/09/2016

Ngày dạy: Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

TRUYỆN: “BẠN MỚI”

 

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức.

- 4 tuổi: Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện theo cô

- 5 tuổi: Trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện, biết tên câu chuyện, tên tác giả, biết kể chuyện theo cô.

2. Kỹ năng

    - 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kĩ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ..

    - 5 tuổi: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ.

3. Thái độ:

   - Qua câu chuyện trẻ biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ cho bạn bè.

II. Chuẩn bị:

- Tranh có nội dung câu chuyện.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô thấy các bạn học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các bạn cuộc thi đó là cuộc thi “Bé chăm học”.

Đến với hội thi hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có cô giáo và quan trọng nhất trong cuộc thi hôm nay không thể thiếu các thành viên của ba đội đó là đội Bút chì và đội Bút màu, đội bút bi

Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt cuộc thi này cùng các đội.

- Đến với cuộc thi này ba đội  phải trải qua 3 phần thi

+ Phần thi thứ I là phần thi: Bé cùng tìm hiểu.

+ Phần thi thứ II là phần: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.

+ Phần thi thứ III là phần thi: Bé cùng trổ tài.

- Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần thi bé cùng tìm hiểu.

Phần I: Bé cùng tìm hiểu.

- Cô cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”

- Cùng đàm thoại với trẻ về bài hát.

- Các con vừa được hát bài hát gì?

- Vậy các con đang học ở trường nào?

- Trong trường có những ai?

- Cô hỏi trẻ công việc của từng người?

- Cô giáo dạy con những gì?

- Lớp các con học là lớp gì?

* Giới thiệu câu chuyện .

- Các con ơi! Có một câu chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn ấy tên là Hoa, các ngón tay của Hoa bị tật. Khi cô giáo cho cả lớp múa, Hoa không múa được ôm mặt khóc các bạn thấy thương Hoa, và cô giáo đã nói với cả lớp các con phải biết yêu thương, đoàn kết thì cô mới vui đó là nội dung câu chuyện “ Bạn mới” bây giờ cô sẽ kể cho chúng mình nghe đấy.

2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện

Phần II: Cảm thụ và khám phá tác phẩm.

* Cô kể chuyện lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm, Kết hợp cử chỉ, nét mặt.

- Kể xong cô giới thiệu tên câu chuyện, và tên tác giả . (Câu chuyệnBạn mới” của tác giả Thu Hằng)

* Cô kể chuyện  lần 2:  Kể diễn cảm câu chuyện. Kết hợp tranh minh họa.

3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.

- Cô hỏi trẻ.

- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

- Của tác giả nào?

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Lớp mẫu giáo của Hà có bạn mới tên là gì?

- Bạn Hoa là người như thế nào?

- Đến giờ ngủ trưa các bạn làm gì?

=> À đúng rồi đấy. Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyệnBạn mới” của cô Thu Hằng. Câu chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn ấy tên là Hoa, các ngón tay của Hoa bé tẹo. Đến giờ ngủ trưa không bạn nào muốn ngủ bên Hoa

*Trích dẫn : “ Lớp mẫu giáo của Hà….. chiếc gối bông”

- Khi cô giáo dạy múa thì Hoa như thế nào?

- Hoa đã nói gì với cô giáo?

- Khi các bạn nhìn về phía Hoa thì Hoa như thế nào?

=> Đến giờ học múa Hoa không múa được khi các bạn nhìn Hoa, Hoa òa khóc nức nở

* Trích dẫn: “ Buổi chiều….. nín đi con cô thương

- Cô giáo đã nhìn thấy gì?

- Khi Hoa khóc Hà đã làm gì?

- Các bạn trong lớp đã làm gì?

- Cô giáo đã nói gì với cả lớp?

=> Cô giáo đã nhìn thấy bàn tay tật nguyền biết trông em và nấu cơm, với bàn tay ngoan ấy thì phải được cả lớp yêu thương.

* Trích dẫn: “Rồi cô nghẹn ngào nói…. Thì cô mới vui

- Qua câu chuyện chúng mình học hỏi được gì ở các bạn ấy?

- Qua câu chuyện nói về lớp mẫu giáo của Hà có một bạn mới bạn ấy tên là Hoa, các ngón tay của Hoa bị tật. Khi cô giáo cho cả lớp múa, Hoa không múa được ôm mặt khóc các bạn thấy thương Hoa, và cô giáo đã nói với cả lớp các con phải biết yêu thương, đoàn kết thì cô mới vui! Chúng mình nhớ chưa nào?

4. Hoạt động 4: Trẻ kể chuyện

Phần III: Bé cùng trổ tài.

- Cô dạy trẻ kể chuyện cùng cô 3- 4 lần.

- Cô yêu cầu trẻ kể chuyện theo tổ, nhóm, cá nhân.

- Cô hỏi trẻ tên câu chuyện, tác giả ?

Cô khích lệ trẻ kể chuyện to rõ ràng diễn cảm.

(cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ).

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Cho trẻ về góc nghệ thuật vẽ quà tặng các bạn trong lớp.

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ hát bài hát

 

- Đàm thọai cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Hưởng ứng lời cô

 

 

 

- Lắng nghe cô kể chuyện

 

- Ghi nhớ tên câu chuyện và tác giả.

 

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe

 

 

 

- Trẻ trả lời cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Bạn Hoa ạ

- Trẻ tuổi trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Hoa mếu máo ạ

- Hoa nói không múa được

- Hoa giấu tay đi và ôm mặt khóc nức nở

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Hà chạy lại nắm tay Hoa

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Chú ý nghe cô trích dẫn

 

- Trẻ trả lời cô

 

 

 

 

- Trẻ ghi nhớ, hưởng ứng lời cô

 

 

 

- Cả lớp kể chuyện cùng cô

- Tổ, nhóm, cá nhân kể chuyện

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: TRUYỀN TIN

CHƠI TỰ DO: LÁ CÂY, QUE

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

 

- 4 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm của đồ dùng học tập. Trẻ biết chơi trò chơi.

- 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của các đồ dùng học tập trong lớp. Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển vốn từ,  ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng học tập.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát.

- Lá cây, que.

- Sân chơi rộng, sạch sẽ.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề trường mầm non.

- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát “ Đồ dùng học tập”

- Xúm xít! Xúm xít!

+ Các con đang đứng ở đâu?

+ Trong lớp học có gì?

+ Con hãy kể tên loại đồ dùng phục vụ học tập?

+ Nhận xét đặc điểm, ích lợi của các đồ dùng đó?

+ Các con làm gì để giữ gìn đồ dùng đó?

- Cô chốt lại các ý của trẻ.

- Giáo dục trẻ: Giữ gìn các đồ dung cẩn thận không làm hư hỏng....

3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Truyền tin”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô cùng trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 – 4 lần.

- Bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “ Lá cây, que”

- Nhắc nhở trẻ trước khi chơi.

- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi.

 

 

- Trẻ trò chuyện

 

- Trẻ nghe

 

- Quanh cô! Quanh cô!

- Trong lớp học

- Có nhiều đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ kể

 

- Trẻ nhận xét.

- Trẻ nói

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ tham gia chơi sôi nổi

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Trẻ chơi

 

  HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh đồ dùng trong lớp học.

- Nhóm 3: c nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về trường, lớp mẫu giáo.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Làm quen kiến thức mới: Thơ Trăng sáng

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 20/09/2016

Ngày dạy: Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có mục đích

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

ÔN SỐ LƯỢNG 4, NHẬN BIẾT SỐ 4.

PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC.

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ nhận biết được số nhóm đồ vật có số lượng 4, biết đọc đúng chữ số 1, 2, 3, 4. Phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- 5 tuổi: Trẻ nhận biết được số nhóm đồ vật có số lượng 4, biết đọc đúng chữ số 1, 2, 3, 4. Phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Biết viết đúng thứ tự các nét của số 4.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt nhóm có 4 đối tượng, kỹ năng đọc chính xác số 4, kỹ năng phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- 5 tuổi:  Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt nhóm có 4 đối tượng, kỹ năng đọc chính xác số 4, kỹ năng phân biệt được hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Kỹ năng cầm bút, ngồi viết đúng tư thế.

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức nề nếp học bài, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi…

II. Chuẩn bị:

- 1 hình tam giác, 1 hình vuông, 1 hình tròn,1 hình chữ nhật, các thẻ số từ 1- 5.

- Một số nhóm đồ chơi để xung quanh lớp.

- Giống đồ dùng của cô nhưng kích thước nhỏ hơn, vở toán, bút chì, bút màu.

III. Tổ chức hoạt động:

        Hoạt động của cô.

           Hoạt động của trẻ.

 

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề

- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Trăng sáng.

- Đàm thoại với trẻ về bài thơ.

- Cô khái quát lại ý trẻ và dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

Luyện tập nhận biết số lượng 4.

- Cô phát thẻ có chấm tròn cho trẻ và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tìm đúng nhà”

- Cô chuẩn bị các thẻ có từ 1-3 chấm tròn làm số nhà mỗi trẻ có từ 1-3 chấm tròn

- Cách chơi: Trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài hát: Em là hoa hồng nhỏ.

Khi nghe cô nói: “ Về đúng nhà” trẻ phải về nhà có gắn thẻ sao cho số chấm tròn trên thẻ của trẻ với số chấm tròn của số nhà gộp lại là 4 chấm tròn.

Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

3. Hoạt động 3: Nhận biết số 4 luyện tập phân biệt hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

- Cô cho trẻ chon từng hình và đếm số cạnh  của mỗi hình .

- Hình nào có số cạnh ít hơn?

- Những hình nào có số cạnh bằng nhau?

- Bằng nhau với số lượng là mấy cạnh?

- Các con hãy tìm những nhóm đồ chơi có số lượng bằng số cạnh của hình tam giác?

- Chúng có số lượng là mấy?Các con hãy giơ thẻ số để nói kết quả.

- Các con hãy tìm những nhóm đồ chơi có số đồ chơi bằng số cạnh của hình chữ nhật và hình vuông?

- Chúng cùng có số lượng là mấy?

- Cô và trẻ cùng chọn thẻ số 4 giơ lên và tự kiểm tra lẫn nhau trẻ nào sai cô yêu cầu trẻ chọn lại.

- Cô mời 4- 5 trẻ lên bảng chọn số đặt vào các nhóm đồ vật có 4 cái

- Cô  nói tên các đồ vật, trẻ nhìn xem số đồ vật đó có mấy cái vừa nói số lượng đồ vật của nhóm đó vừa giơ số thẻ tương ứng.

- Ví dụ:

- Cô nói: Qủa bóng

( chỉ chọn đồ vật có từ 2- 4 cái để đố trẻ).

* Luyện tập nhận biết số 4.

- Cô phát phấn và bảng con cho trẻ cho trẻ vẽ dười mỗi con số những đồ chơi mà trẻ thích sao cho số đồ chơi bằng đúng số ghi ở mỗi bảng, sau đó cho trẻ giơ lên để tự kiểm tra lẫn nhau.

4. Hoạt động 4: Trò chơi sử dụng vở

- Cô cho trẻ mở vở đến tranh vở có bức tranh giống bức tranh trên bảng của cô.

- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh và hướng dẫn trẻ thực  hiện những yêu cầu của trang vở.

* Giáo dục:

- Dạy trẻ cách giữ gìn đồ dùng, sách vở sạch đẹp

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi

 

- Trẻ đọc 1 lần.

- Trẻ đàm thoại cùng cô

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ đếm số cạnh của từng hình.

- Hình tam giác ạ.

- Hình vuông, hình chữ nhật ạ.

- Là 4 cạnh ạ.

- Trẻ tìm 3 quả bóng, 3 chiếc mũ…

- Trẻ giơ thẻ số 3 và nói: Chúng có số lượng là 3 ạ.

 

- Trẻ tìm 4 chiếc cốc, 4 chiếc thìa…

Chúng có số lượng là 4 ạ.

 

 

 

- 4 - 5 trẻ 5 tuổi lên bảng tìm thẻ số đặt vào các nhóm có 4 đồ vật.

- Trẻ thực hiện cùng cô.

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi theo hiệu lệnh của cô.

 

 

- Trẻ vẽ các đồ vật, đồ chơi tương ứng với số viết ở bảng của mình.

 

 

 

 

- Trẻ tô màu bức tranh và viết chữ số 4 theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

- Trẻ vâng lời dạy của cô.

 

- Trẻ ra chơi

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

                                QUAN SÁT: CÂY XANH QUANH TRƯỜNG

                                TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: BẮT VỊT CON

                                CHƠI TỰ DO: QUE, HỘT HẠT

 

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của cây xanh quanh trường .

- 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của các cây xanh xung quanh trường.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây xanh quanh trường lớp.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát.

- Que, hột hạt

- Sân chơi rộng, sạch sẽ

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Em đi mẫu giáo”

- Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát.

- Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Quan sát “Cây xanh quanh trường”

- Xúm xít! Xúm xít!

+ Các con thấy những gì ở trường?

+ Các con hướng mắt ra xa xem xung quanh trường có những loại cây xanh nào?

+ Con có nhận xét gì về đặc điểm các loại cây xanh?

+ Ích lợi của cây xanh là gì?

+ Con làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây xanh?

- Trẻ nhận xét xong cô chốt lại các ý của trẻ.

- Giáo dục trẻ: Phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “Bắt vịt con

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bắt vịt con”.

- Cô cùng trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 – 4 lần.

- Bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ.

- Hỏi lại trẻ tên trò chơi?

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “ Lá cây, phấn”

- Nhắc nhở trẻ trước khi chơi.

- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi.

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trò chuyện

 

- Trẻ nghe

 

 

- Quanh cô! Quanh cô!

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nhận xét

- Lấy bóng mát,lấy gỗ.....

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe.

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nói

 

 

- Trẻ chơi

 

  HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc học tập: Xem tranh ảnh đồ dùng trong lớp học.

- Nhóm 3: Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát về trường, lớp mẫu giáo.

- Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Trò chơi mới: Đoán xem ai vào

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Ngày 20/09/2016

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016

 

Hoạt động có chủ đích:

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

                                     NDTTDH: CHÁU ĐI MẪU GIÁO

                                    NDKHNH: BÀI CA ĐI HỌC

                                    TCAN: AI ĐOÁN GIỎI

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi trò chơi âm nhạc.

- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát, hát đúng. Trẻ thích nghe cô hát, và h­ưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

- 5 tuổi:  Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ yêu quí trường lớp của mình.

II. Chuẩn bị

- Tranh vẽ trường mầm non.

- Dụng cụ âm nhạc

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ quan sát tranh vẽ lớp học.

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bức tranh.

- Cô có gì đây?

- Tranh vẽ gì?

Trong lớp cô giáo đang làm gì?

Các bạn học sinh học gì đấy nhỉ?

- Sau đó chốt lại ý của trẻ, giáo dục và dẫn dắt trẻ vào bài.

2. Hoạt động 2: Dạy hát “Em đi mẫu giáo”.

- Cô hát lần 1: Hát rõ lời, đúng giai điệu.

+ Cô giới thiệu tên bài, tên tác giả.

+ Giảng nội dung: Bài hát nói lên niềm vui của các bạn nhỏ khi đi học mẫu giáo...

- Cô hát lần 2:

+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

- Dạy trẻ hát:

+ Cô cho cả lớp hát 2- 3 lần.

+ Từng tổ hát.

+ Cho từng nhóm trẻ hát.

+ Mời từng trẻ hát.

- Cô lắng nghe, sửa sai cho trẻ.

- Động viên, khen ngợi, khích lệ trẻ.

- Các con vừa được hát bài gì?

3. Hoạt động 3: Nghe hát “Bài ca đi học”

- Cô nói nội dung bài hát sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động.

- Cô hát lần 1: Hát rõ lời, đúng giai điệu.

+ Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca.

- Cô hát lần 2: Kèm điệu bộ minh hoạ

+ Cho trẻ hưởng ứng cùng cô.

+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên làn điệu dân ca.

4. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai đoán giỏi”

- Cô giới thiệu trò chơi.

- Phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Cô chơi mẫu trước sau đó tiến hành cho trẻ chơi.

- Bao quát trẻ chơi.

- Động viên, tuyên dương trẻ.

- Các con vừa được chơi trò chơi gì?

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi

 

- Trẻ quan sát.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

- Bức tranh

- Vẽ lớp học

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời.

 

- Trẻ nghe.

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

 

- Lớp hát.

- Tổ hát.

- Nhóm hát

- Trẻ hát

 

 

- Bài “Em đi mẫu giáo”.

 

 

- Trẻ nghe.

- Trẻ nghe.

 

 

- Trẻ nghe

- Trẻ hưởng ứng.

- Trẻ trả lời.

 

 

- Trẻ nghe.

 

- Trẻ chơi 3- 4 lần.

 

 

Trẻ trả lời.

 

- Trẻ ra chơi

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: LỚP HỌC

TRÒ CHƠI: TUNG BÓNG

CHƠI TỰ DO: QUE TÍNH, PHẤN

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ biết tên lớp, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của lớp học .

- 5 tuổi: Trẻ biết đ­­­ược đặc điểm của lớp học và ích của lớp học. Biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 

3. Giáo dục

- Giáo dục không được vẽ bẩn ra lớp và phải biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm để trẻ quan sát rộng rãi thoáng mát.

- Bóng.

- Que tính, phấn.

III. Tổ chức hoạt động

 

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.

- Sau đó cô hướng trẻ dến địa điểm quan sát.

2. Hoạt động 2: Quan sát “ Lớp học”

“Lắng nghe, lắng nghe”.

- Chúng mình đang học ở trường nào?

- Lớp của chúng mình là lớp mấy tuổi?

- Lớp học của chúng mình học là nhà xây hay nhà gỗ?

- Nhà được sơn bằng màu gì?

- Phía trên được gọi là gì?

- Mái nhà có màu gì?

- Trước cửa lớp có gì?

- Còn có gì nữa?

- Thế trong lớp của chúng mình có những gì?

- Khi chơi đồ chơi thì chúng mình phải như thế nào?

- Khi chơi đồ chơi xong thì chúng mình phải làm gì?

- Trong lớp thì có rất nhiều đồ chơi vậy khi chơi thì chúng mình phải biết giữ gìn cẩn thận và khi chơi xong thì chúng mình phải cất ở đúng nơi quy định nhé

- Ngoài đồ chơi ra thì còn có gì nữa?

- Ngoài đồ chơi ra thì trong lớp còn có rất nhiều đồ dùng để cho chúng mình học và chơi.

- Trong lớp học còn có các góc chơi gì đây?

- Cô vừa cho chúng mình quan sát gì?

- Cô vừa cho chúng mình quan sát lớp học. Vậy để cho lớp học luôn được đẹp thì chúng mình phải làm gì?

- Chúng mình không được vẽ bẩn ra lớp và phải biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định,biết giữ gìn vệ sinh lớp học.

3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Tung bóng”.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cô nói lại cách chơi, luật chơi

- Cho trẻ chơi 2- 3 l­­ượt.

- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi.

- Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?

- Cô nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do “Que tính, phấn”

- Cô cho trẻ lấy đồ chơi và trẻ chơi theo ý thích của mình.

- Cô bao quát và nhắc nhở trẻ.

- Nhận xét chung.

 

 

- Trẻ trò chuyện

 

“Nghe gì, nghe gì?”

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời

 

- Là nhà xây.

- Màu vàng

- Mái nhà.

- Đỏ.

- Bồn hoa

- Đồ chơi

- Trẻ trả lời

 

- Phải chơi cẩn thận

- Cất đúng nơi quy định

 

 

 

 

 

- Trẻ kể

 

 

- Trẻ kể

- Lớp học

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Chơi sôi nổi

 

- Tung bóng

- Trẻ nghe

 

 

 

- Trẻ chơi.

 

- Trẻ chú ý

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc phân vai: Cô giáo

- Nhóm 2: Góc xây dựng: xây trường mầm non

- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh ảnh đồ dùng trong lớp học.

- Nhóm 4: Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát về trường, lớp mẫu giáo.

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Ôn luyện: Tập tô chữ cái o, ô, ơ

2. Nêu gương cắm cờ

- Số trẻ được cắm cờ:........trẻ

- Số trẻ không được cắm cờ: .........trẻ

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

 

TT

Nội dung đánh giá

Biện pháp

 

1

Tình trạng sức khỏe trẻ

Sỹ số :

 

Sức khỏe trẻ:

 

 

 

 

2

Sự nhận thức của trẻ qua các hoạt động

Hoạt động có chủ đích:

 

 

 

 

 

Hoạt động ngoài trời:

 

 

 

Hoạt động góc:

 

 

 

Hoạt động chiều:

 

 

 

 

3

 

Cá nhân trẻ

Giờ ăn:

 

 

 

Giờ ngủ:

 

 

 

 

 

nguon VI OLET