Trong các văn kiện thành lập Ðảng tháng 2 năm 1930, Bác Hồ đã nêu một chủ trương lớn về phương diện xã hội 'thực hiện nam nữ bình quyền'. Ðây là một trong bốn điểm Chánh cương đề ra. Ðiều đó chứng tỏ, ngay từ khi thành lập Ðảng, vấn đề giải phóng phụ nữ được Bác Hồ và Ðảng ta hết sức coi trọng trong xây dựng đường lối cách mạng, một nội dung trong đường lối cách mạng, giải phóng dân tộc. Nét đặc biệt trong tư tưởng giải phóng phụ nữ là Hồ Chí Minh đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Quyền của phụ nữ gắn liền quyền dân tộc độc lập, quyền dân tộc tự quyết. Ðấu tranh giành quyền độc lập dân tộc thì mới thực hiện được quyền bình đẳng của phụ nữ. Trong cách mạng giải phóng dân tộc phải đem toàn bộ sức mạnh dân tộc (nội lực) để tranh đấu, 'đem sức ta mà giải phóng cho ta thì sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng là đem sức mạnh của đoàn kết dân tộc, của khối đoàn kết phụ nữ mà giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật và bao trùm là tính nhân văn của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày và khi đã là lãnh tụ cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới phụ nữ. Người cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ phong kiến và đô hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Người là cuộc cách mạng giải phóng con người, do đó nếu không giải phóng phụ nữ, một phần nửa xã hội thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi ích, chăm lo lợi ích cho con người, trong đó có phụ nữ được chăm lo, được giải phóng. Chính vì vậy, Ðảng, Nhà nước ta luôn chăm lo sự nghiệp giải phóng phụ nữ khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, bất bình đẳng. Ðó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước nhà, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên, thật sự bình đẳng với nam giới.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nổi bật ba nội dung lớn:

Một là giải phóng về chính trị. Giải phóng phụ nữ là một bộ phận của giải phóng dân tộc. Bởi vì nước mất, nhà tan, dân là nô lệ, phụ nữ bị đọa đày đau khổ nhất. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng phụ nữ. Nước có độc lập thì dân mới có tự do. Dân tộc được giải phóng thì phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp luật.

Hai là, giải phóng về xã hội. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia công việc xã hội. Ðồng thời bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình. Bác nhiều lần bày tỏ chính kiến trước công luận là phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến và đầu óc gia trưởng, tư tưởng tư sản, trọng nam khinh nữ. Ðồng thời phụ nữ phải tự giải phóng, tự vươn lên làm tốt vai trò người phụ nữ trong chế độ mới, chú trọng thiên chức của người phụ nữ trong gia đình.

Ba là, giải phóng tâm lý tự ti, đầu óc phụ thuộc bởi thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp phụ nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới, thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng năng lực của phân nửa xã hội để người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên khắp đất nước Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ 'Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang' xuất hiện ngày càng nhiều. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ, xuất hiện hàng triệu phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Tiêu biểu nhất là các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hàng vạn, hàng nghìn anh hùng, liệt sĩ là nữ mà tên tuổi của họ còn ghi mãi trong sử vàng dân tộc, làm lay động lòng người hôm nay và mãi về sau.

Trong công cuộc xây dựng nước nhà, tiến hành đổi mới, đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước hiện nay, phụ nữ Việt Nam luôn vươn lên khẳng định vị trí người làm chủ xã hội, thiên nhiên và gia đình, bản thân. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống, xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, xây dựng gia đình văn hóa mới đều có và ngày càng nhiều phụ nữ tiêu biểu cho phẩm chất, năng lực, đạo đức con người mới.

Vị thế và vai trò người phụ nữ ở nước ta ngày càng nâng cao. Trong gần 20 năm qua liên tục có Phó Chủ tịch nước là nữ. Các nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng luôn có nữ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Ðảng và nhiều Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, thứ trưởng, tỷ lệ nữ trong quốc hội chiếm 25%... Trong lĩnh vực kinh tế, lao động nữ chiếm tỷ lệ hơn 50% trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và nữ tham gia nhiều nghề mới mà trước chỉ dành cho nam giới. Ở lĩnh vực khoa học, công nghệ phụ nữ tham gia tới gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Ðặc biệt trong giáo dục, đào tạo và y tế, cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao và có nhiều người có trình độ cao...

Tiếp tục phát huy vai trò người phụ nữ trong thời kỳ mới, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Ðảng để nâng cao hơn nữa vị thế người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HÐH và trong hội nhập, mở cửa. Thật sự chăm lo cho tổ chức của phụ nữ là hệ thống Hội Phụ nữ Việt Nam, nhất là từ cơ sở thật sự là người đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của phụ nữ, chăm lo ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với giới nữ, thực hiện bình đẳng giới thật sự cho một nửa dân số, tạo điều kiện để chị em vươn lên đảm đương vai trò trong xã hội và gia đình.

( bao nhan dan thu 5 ngay 29/8/2013- PHẠM VĂN KHÁNH  –http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/thoi-su-chinh-tri/item/12408102-.html)

Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ với phụ nữ

“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”...

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bác từng nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”... ''Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng"... "Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại".

Cùng với hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác luôn đặt ra yêu cầu bức thiết phải giải phóng “nửa thế giới” khỏi “xiềng xích nô lệ”, phải cởi trói cho phụ nữ. Dẫn lời C.Mác: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tấn bộ ra thế nào? và V.I.Lênin “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”, Bác khẳng định:“Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi”1. Và, “những lời ấy không phải câu nói lông bông. Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia”2.

Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2-9-1945, Bác trịnh trọng tuyên bố với thế giới và quốc dân đồng bào: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”3. Những quyền ấy được Bác trích trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Song trong xã hội Mỹ chỉ những người đàn ông da trắng, theo đạo Tin Lành có tài sản mới được bầu cử. Còn các giai tầng khác mãi đến đầu thế kỷ 19 và phụ nữ Mỹ (sau 144 năm giành độc lập) - năm 1920 mới giành được quyền đi bầu cử. Đối với người Mỹ da đen thì tới phong trào đòi quyền dân chủ diễn những năm 1960 mới giành được quyền bầu cử đầy đủ và đến 1971 các công dân trẻ tuổi mới được trao quyền bầu cử khi Hoa Kỳ hạ tuổi bầu cử từ 21 xuống 18 tuổi... Song, với Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ thì “tất cả mọi người” Việt Nam đều là những người có quyền đi bầu cử Quốc hội vào ngày 6-1-1946:“Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”. Và Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946“… tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”4.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác không chỉ quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ mà còn nhìn thấy sức mạnh to lớn của họ đối với cách mạng và Bác cũng là người tiếp thêm sức mạnh cho chị em vùng dậy đấu tranh, giành độc lập dân tộc. Bác nêu ra nhiều tấm gương chiến đấu hy sinh của phụ nữ vì Tổ quốc như Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ buổi bình minh của lịch sử và kêu gọi chị em: Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà, con gái còn biết cách mệnh. Huống chi bây giờ hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp thế giới, chị em ta lại gặp cảnh nước suy vi, nỡ lòng nào ngồi yên được! Chị em ơi! Mau mau đoàn kết lại! Từ ngày dân Việt Nam tranh được chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc. Nào giúp đỡ chiến sĩ, tăng gia sản xuất. Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cử, Tuần lễ vàng, Đời sống mới…, việc gì phụ nữ cũng hăng hái.

Trong các cuộc kháng chiến thần thành chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều chị em đã tham gia kháng chiến và làm tròn trọng trách cách mạng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Chị em là cán bộ lãnh đạo, là anh hùng, chiến sĩ thi đua trong lao động và chiến đấu, là dũng sĩ từ tiền tuyến lớn miền Nam có dịp ra thăm miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã được Bác Hồ ân cần đón tiếp, tặng hoa và quà, được ăn cơm hoặc xem văn nghệ cùng Người. Bác Hồ luôn luôn coi lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, ghi nhận những thành tích đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Người tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” và khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Đây chính là sự khẳng định của Bác về vị trí, vai trò không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Trong thư gửi Phụ nữ nhân dịp kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Quốc tế Phụ nữ ngày 8-3-1952, Bác khẳng định: Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng… Nhiều bà cụ ngoài bảy tám mươi tuổi, chẳng những đã xung phong đi dân công, mà còn thách thi đua với các cụ ông và con cháu… Những phụ nữ chân yếu tay mềm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã góp phần không nhỏ đem đến thắng lợi “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Bác không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ. Người chỉ rõ: công tác phụ nữ trong xây dựng CNXH, một trong những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. “Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ. Hiến pháp định rõ “nam nữ bình đẳng” và luật lấy vợ lấy chồng, v.v. đều nhằm mục đích ấy”. Người nhắc nhở các cấp, các ngành… phải kính trọng phụ nữ, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nữ giới.

Những lời dạy của Bác thể hiện sự quan tâm sâu sắc, đồng thời cũng tỏ rõ tình cảm của mình giành cho “nửa thế giới”. Người luôn đấu tranh để cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng với nam giới. Bình đẳng không chỉ về chính trị mà còn từ thực tiễn sinh hoạt của đời sống xã hội và trong gia đình. Bác đã chỉ ra “Chồng đánh chửi vợ, cha mẹ đánh chửi con, là điều rất dã man”5. Bác luôn trân trọng, thương yêu và coi “Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi6. Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Trong xây dựng CNXH, phụ nữ phải được giải phóng khỏi những tàn dư của hủ tục, định kiến hẹp hòi của tư tưởng phong kiến; vươn lên đóng góp sức mình xây dựng CNXH.

Về thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ tỉnh Thái Bình năm 1966 – Quê hương của chị Hai Năm tấn, sau khi phân tích tình hình, chỉ rõ nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, Bác nhấn mạnh: “Một điều nữa Bác cần nói là: phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lênin dạy chúng ta: phụ nữ là một nửa xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ thì phải tự mình phấn đấu giữ gìn quyền bình đẳng với đàn ông. Đàn ông phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là một điều đáng xấu hổ. Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man. Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hoà thuận trong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ không còn thói xấu đánh chửi vợ nữa”7.

Bác không chỉ là người đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng phụ nữ, khẳng định vai trò, vị trí của họ đối với gia đình và xã hội, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho họ mà còn là luôn động viên, khuyên bảo, nhắc nhở chị em phải tự cố gắng học tập, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình chứ không phải chờ Đảng, Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách. Người kêu gọi: Chị em phụ nữ nông thôn thi đua góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng đất và lập những tổ đổi công tốt. Chị em công nhân và công chức thi đua làm tròn nhiệm vụ của mình. Chị em trí thức thi đua góp phần vào việc phát triển văn hoá. Nữ thanh niên tuỳ theo cương vị của mình, thi đua học và hành, xung phong trong mọi công việc. Đồng thời, Bác cũng chỉ rõ một thực trạng: cấp trên có cất nhắc cán bộ phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ. Vậy phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên.

Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Người phân tích: Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, Người khen ngợi phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước. Nhưng phụ nữ ta cần phải cố gắng nhiều để theo kịp chị em các nước bạn, góp phần nhiều hơn nữa trong việc xây dựng CNXH. Người phê bình: Phụ nữ ta còn một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền. Người căn dặn: tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH. Muốn làm trọn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hoá, kỹ thuật. Người luôn khuyến khích chị em tự mình cố gắng vươn lên khẳng định mình. Điều đó thể hiện sự quan tâm, thương yêu và đầy tinh thần trách nhiệm của một vị lãnh tụ luôn theo sát, cổ vũ các phong trào của phụ nữ.

Cả cuộc đời 79 mùa xuân, Bác đã giành trọn vẹn cho dân cho nước. Trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng để lại cho dân cho nước, Bác căn dặn toàn Đảng, toàn dân “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”8.

Khắc sâu lời dạy và thực hiện tâm nguyện của Bác “một nửa thế giới” cần được giải phóng, bình đẳng về mọi mặt, mục tiêu thiên niên kỷ quốc gia đã ưu tiên phát triển bền vững nguồn lực phụ nữ như: Tăng cường giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt, trình độ nghề nghiệp và năng lực quản lý kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cho phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh các chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, cải thiện môi trường sinh hoạt tại từng địa phương; tạo điều kiện để chị em tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới… Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển nguồn lục phụ nữ, phụ nữ Việt Nam hôm nay luôn cố gắng học tập, công tác, từng bước vươn lên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xã hội và trên trường quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

------------------------------

(1, 2, 4). Hồ Chí Minh toàn tập, t.2, Nxb CTQG, H.2000, tr.112, tr.443, tr.288, tr.974. (3). Sđd, t.4, tr.9. (5, 6). Sđd, t.5, tr.343-344, tr.408. (7). Sđd, t.12, tr.197. (8). Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H.2010, tr.30

xaydungdang online

http://www.lhu.edu.vn/334/17698/

 

Quyền bình đẳng của phụ nữ - một vấn đề quan trọng
trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thạc sĩ, Phó chủ tịch Hội LHPN Hoàng Thị Ái Nhiên

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới là người sớm quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ, là một trong những người đi đầu, giương cao tư tưởng chống áp bức và nô dịch phụ nữ.

Trong một bài phát biểu của mình, nhà sử học người Mỹ, bà Giô-xơ-phin Sten-sen đã khẳng định: Trong số những lãnh tụ là nam giới như Tô-mát Giéc-phéc-sơn, Mahatma Găng-đi, Các Mác, Lê-nin, Mao Trạch Đông, Lu-thơ-kinh và Nen-sơn Men-đê-la... Tất cả những lãnh tụ nói trên đều quan tâm sâu sắc đến công lý cho toàn thể xã hội. Song, chỉ có Hồ Chí Minh là đã luôn luôn nói về quyền bình đẳng của phụ nữ...

Còn với chúng ta – những người dân Việt Nam, những người phụ nữ Việt Nam - hơn ai hết, chúng ta hiểu sâu sắc rằng trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng chế độ mới, có một tư tưởng xuyên suốt, có một điều luôn thường trực trong tâm khảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là làm thế nào, làm gì để giải phóng phụ nữ nước ta, để thực hiện nam nữ bình quyền, để quyền lợi của phụ nữ thật sự được tôn trọng, thật sự được bảo đảm.

Vì lẽ đó, cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn luôn tâm niệm, dành một phần trong bản Di chúc thiêng liêng để nói về một vấn đề quan trọng là quyền bình đẳng của phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng; giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người, một nhiệm vụ của cách mạng. Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”

Với lực lượng một nửa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp Cách mạng, Người khẳng định: “Trong lịch sử phát triển của đất nước, ở bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ Việt Nam cũng giữ một vai trò rất quan trọng”; “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ!”.

Như vậy, cả về hai mặt pháp lý và đạo đức, quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn canh cánh một nỗi niềm, một nhiệm vụ: Giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Người ý thức sâu sắc rằng giải phóng phụ nữ thuộc địa phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Là một vị lãnh tụ nói và làm luôn đi đôi với nhau, tư tưởng thống nhất với hành động, Chủ tịch Hồ chí Minh thấu hiểu nổi thống khổ và sự ràng buộc xã hội đối với người phụ nữ; qua đó thức tỉnh họ đứng lên tranh đấu để giành lấy sự bình đẳng; trong công tác phụ nữ Người luôn đòi hỏi ở cả hai phía: Tổ chức Đảng và bản thân người phụ nữ.

Thấu hiểu và thông cảm với phụ nữ, Người luôn quan tâm thức tỉnh, xây dựng cho họ lòng tự tin, niềm tự hào. Người chỉ rõ: “Dưới CNXH, CNCS, người phụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ đó đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực”. Là một lãnh tụ nói đi đôi với làm, Người đã biến sức mạnh tiềm tàng to lớn của phụ nữ thành động lực mạnh mẽ, thành mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Theo Người, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phụ nữ phải được tham gia bình đẳng vào quá trình xây nền kinh tế mới của xã hội; sự tiến bộ của nền kinh tế, văn hóa, xã hội là tiền đề để đi tới giải phóng phụ nữ triệt để.

Không chỉ quan tâm đến quyền bình đẳng của nữ giới trong mọi quan hệ xã hội mà Bác Hồ còn lo cho hạnh phúc của nữ giới trong quan hệ vợ chồng,Bác khuyên chị em ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình để tự đấu tranh giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý kiểu “chồng chúa vợ tôi”. Bác phê phán tình trạng chồng đánh vợ và khẳng định đây là tệ nạn về mặt đạo đức và vi phạm pháp luật: “Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp”

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm động viên phụ nữ.

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, suốt 40 năm qua, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển một cách toàn diện tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các tầng lớp phụ nữ đã có nhiều cố gắng nỗ lực để hướng tới sự bình đẳng thực chất cho phụ nữ.

Xuyên suốt từ Cương lĩnh chính trị năm 1930 đến Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ tiếp tục được thể chế hoá trong nhiều văn bản Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quan trọng về bình đẳng nam nữ và công tác phụ nữ.

Năm 1981, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ – TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Tiếp tục phát triển các quan điểm của Đảng và Bác Hồ, Nghị quyết xác định phụ nữ là “người thầy đầu tiên” của mỗi đời người; phụ nữ có “những đặc điểm riêng...”; để phát huy vai trò của phụ nữ, Đảng ta đã xác định những nhiệm vụ cơ bản: “phát huy trí tuệ phụ nữ”, “tránh khắt khe, hẹp hòi”, cần “thông cảm, giúp đỡ phụ nữ”, “nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ là thật sự thực hiện quyền bình đẳng và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ”... Về phần mình: “phụ nữ cần kết hợp hài hoà công việc gia đình với công tác xã hội”…

Quan điểmấy tiếp tục được thể hiện trong Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ; được cụ thể hoá trong “ Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010” do Chính phủ công bố ngày 4/10/1997.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳnggiới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X, tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng đối với việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ mới, Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW “Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Ngày 29/11/2006 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới; ngày 21 tháng 11 năm 2007 Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Đây là những văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, là công cụ pháp lý thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta.

Bên cạnh những thành tựu về chủ trương, đường lối và luật pháp; về tổ chức bộ máy, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có một cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, có văn bản chính thức giao cho Uỷ Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội phụ trách về Bình đẳng giới; hằng năm Chính phủ có báo cáo với Quốc Hội về thực hiện các mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới. Những thành tựu đó đã ngày càng tạo điều kiện cho phụ nữ bình đẳng về quyền và cơ hội phát triển; phát huy vai trò, khả năng của lực lượng phụ nữ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật của đất nước, sự nghiệp “giải phóng phụ nữ”, “nam, nữ bình quyền”, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngày càng thu được nhiều thành tựu.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện lời giáo huấn trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, với lòng biết ơn vô hạn, các tầng lớp phụ nữ trên khắp mọi miền của đất nước đã đoàn kết phấn đấu, năng động, sáng tạo phát huy sức mạnh nội lực, giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, chủ động, tự tin, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phầnthực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong vai trò người vợ, người mẹ, với tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu, phụ nữ đã cùng nam giới xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội được nâng lên. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng được thực hiện đầy đủ hơn. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của đại bộ phận chị em được cải thiện.

Là tổ chức đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, các cấp Hội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Các cấp Hội đã tích cực vận động phụ nữ và các tầng lớp phụ nữ sôi nổi hưởng ứng thực hiệnphong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’. Đặc biệt, đối vớiCuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, hơn 2 năm qua cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước đã nỗ lực thực hiện không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả tấm lòng yêu thương và biết ơn vô hạn đối với Bác. Cuộc vận động đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa, bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong cán bộ, hội viên, xây dựng được phong trào “làm theo” tấm gương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí củaBác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, quan niệm bất bình đẳng, tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn tồn tại trong xã hội ta dưới nhiều hình thức, ở nhiều nhóm xã hội khác nhau, kể cả đội ngũ cán bộ, công chức, thậm chí cả trong nữ giới. Giữa chủ trương, chính sách và pháp luật với thực tiễn còn khoảng cách lớn, để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong thực tế, phụ nữ đang phải đối mặt với đói nghèo, lạc hậu, thiếu việc làm, sự bất cập về trình độ học vấn, chuyên môn chính là những bước cản trở đến sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ còn hạn chế. Tỷ lệ thất nghiệp trong nữ giới có xu hướng cao dần lên trong cả khu vực công và tư; tình trạng bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ vẫn còn cao; tình trạng thất học, bỏ học của các cháu gái ở vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến; khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khá lớn…

Để tiếp tục thực hiện nội dung quan trọng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong thời gian tới, cần tiếp tục có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trên lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới; sự nỗ lực của toàn dân và của phụ nữ.

Từ diễn đàn hội thảo này, chúng tôi mong muốn Đảng và Nhà nước, tiếp tục lãnh đạo, thể chế hoá những quan điểm về bình đẳng giới thông qua các chính sách, pháp luật; tiếp tục hoàn thiện các chính sách có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Đề ra các giải pháp hữu hiệu để đưa Nghị quyết, chính sách, pháp luật vào cuộc sống; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của cán bộ nữ vào bộ máy các cơ quan lãnh đạo các cấp; định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Về phần mình, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tổ chức các hoạt động thiết thực phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ và nhiệm vụ chính trị được giao. Chú trọng nâng cao năng lực của đội ngữ cán bộ các cấp để thực hiện tốt hơn vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Tăng cường tham mưu cho Đảng có những chính sách cụ thể, kịp thời động viên khuyến khích chị em vươn lên đảm nhận trách nhiệm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người trong cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” trong cán bộ, hội viên phụ nữ bằng những việc làm cụ thể thiết thực.

Với tất cả lòng thương yêu và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu, tưởng nhớ Bác, cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước quyết tâm đoàn kết, phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đóng góp tài năng, sức lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu bình đẳng, phát triển của phụ nữ, xứng đáng với niềm tin yêu và lòng mong muốn của Bác Hồ.

http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=559&news_id=3792

 

 

Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) đã để ra mục tiêu xây dựng "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu". (Thứ 5, ngày 27 tháng 12 năm 2012 - 9:26)

 

Yêu nước
Người phụ nữ Việt Nam yêu nước trước hết phải là người luôn tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong tình hình hiện nay, yêu nước thể hiện ở ý thức nâng cao cảnh giác cách mạng về âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá cách mạng và nhân dân ta. Yêu nước còn thể hiện ở yêu làng xóm, quê hương, cộng đồng của mình, yêu chính những công việc mà mình đang làm và luôn trăn trở để tìm ra cách thức thực hiện công việc đạt hiệu quả, để có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới đất nước. Yêu nước chính là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa vì đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".


 

Có sức khoẻ
Là người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm người công dân trong xã hội, đảm đang tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình. Có sức khoẻ tốt để tiếp cận với phong trào lao động công nghiệp, có khả năng tập trung cao độ sức lực, trí tuệ để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Sức khoẻ là vốn quý của con người, do đó người phụ nữ phải biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân, có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt. Sức khoẻ của người phụ nữ cũng là điều kiện gìn giữ hạnh phúc gia đình.

 

Có tri thức
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ đã trở thành động lực để thúc đẩy xã hội phát triển thì con người cần phải có tri thức. Tri thức là những kiến thức, là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của con người, trong đó trí tuệ trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu, là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra của cải vật chất, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại, đất nước ngày càng giàu mạnh. Do đó muốn có tri thức, người phụ nữ cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt để có thể nắm bắt và biết vận dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống. Người phụ nữ trong thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức càng phải biết vượt lên chính mình để có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, năng lực bản thân để cùng với nhân dân cả nước đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.

 

Có kỹ năng nghề nghiệp
Nghề nghiệp là công việc hàng ngày chúng ta làm để sinh sống. Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống. Trong đó, kỹ năng thuộc về tính con người, không mang tính chuyên môn, giúp cho sự thành công trong công việc, trong nghề nghiệp của mỗi người. Kỹ năng của mỗi người không phải tự nhiên mà có, mà đó là sự tích luỹ từ kinh nghiệm công tác, sự tận tâm, tâm huyết trong công việc.
Năng động
Là người hoạt động tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm, có ý thức trách nhiệm và biết khắc phục khó khăn, biết chớp thời có để thực hiện tốt công việc được giao một cách tốt nhất. Người phụ nữ năng động phải biết khắc phục lối sống thụ động, trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm, tự ti, mặc cảm, phải thể hiện là người nhanh nhẹn, tháo vát, luôn đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu vươn lên.
Sáng tạo
Là người luôn có những suy nghĩ, say mê, tìm tòi cái mới và áp dụng trong công việc xã hội cũng như công việc gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Trong thời kỳ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sáng tạo còn giúp người phụ nữ làm chủ trước những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, có những sáng kiến, cải tiến, áp dụng cái mới, tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

 

Có lối sống văn hoá
Được thể hiện trong quan hệ ứng xử, trong lối sống và cả trong công việc hàng ngày. Trong giao tiếp lịch sự, nhẹ nhàng, dùng lời hay, ý đẹp, đoàn kết anh em, bạn bè, láng giềng, đồng chí, đồng nghiệp, với tinh thần tương thân, tương ái; ăn mặc lịch sự, lành mạnh phù hợp với công việc, hàon cảnh, môi trường sống; biết các tổ chức, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và duy trì sự ổn định trong cuộc sống gia đình; biết phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, kết hợp hài hoà giữa cái mới và cái cũ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trong công việc, lối sống văn hoá được thể hiện ở tư thế, tác phong làm việc, giờ giấc, kỷ luật lao động, quan hệ với đồng nghiệp chân tình, có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ.
Có lòng nhân hậu
Thể hiện tình thương yêu sâu sắc đối với mọi người, giàu lòng nhân ái, thuỷ chung, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với những người có hoàn cảnh đặt biệt, khó khăn, với tinh thần tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách". Có lòng độ lượng, vị tha, biết chia sẻ vui buồn với mọi người, không mặc cảm xa lánh những người mắc lỗi lầm, tạo cơ hội cho họ tài hoà nhập động đồng, trở về với cuộc sống đời thường.

Để đạt được chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, mỗi chị em, dù ở cương vị công tác hay làm công việc nào đều cần có sự nỗ lực, phấn đấu học hỏi, nâng cao kiến thức để hoàn thiện mình, biết khắc phục khó khăn để vươn lên khẳng định vai trò, vị trí trong gia đình và ngoài xã hội. (Vũ Quyền - Tổng hợp)

 

 

 http://tuyenquang.gov.vn/DetailView/1261/26/8-chuan-muc-cua-nguoi-phu-nu-Viet-Nam-thoi-ky-hoi-nhap-va-phat-trien.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ nữ Cần Thơ trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước

13/07/2012 - 09:07

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi người, mỗi giới, mỗi địa phương đều có những nét truyền thống mang tính đặc thù.

Mang trong mình dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu; được sống trong thời đại Hồ Chí Minh; với điều kiện đặc thù vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long - bốn mùa mưa thuận, gió hoà. Đã hình thành nên truyền thống cách mạng của Phụ nữ Cần Thơ. Đó là truyền thống đoàn kết đấu tranh bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì độc lặp tự do của Tổ quốc. Đó là truyền thống thuỷ chung, nhân hậu; lao động cần cù – thông minh, sáng tạo,…những nét truyền thống đáng tự hào ấy đã khắc hoạ nên hình ảnh người phụ nữ Cần Thơ vừa hiền hoà, đôn hậu, thuỷ chung với chồng con, bè bạn - vừa kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù…Và đã đi vào thơ ca một cách ngẫu nhiên, đã tạo nên một bức tranh tuyệt vời về người con gái Cần Thơ:

“Bánh canh trắng cọng vắn, cọng dài

Bánh tằm se cọng dài, cọng vắn

Miệt Cần Thơ gạo trắng nước trong

Gái Cần Thơ tuy dang nắng nhưng má vẫn hồng như điểm phấn tô son

Anh ơi! Muốn chơi hoa thì thi cưới gái Sài Gòn

Muốn tìm người lam lũ anh xuống miệt vườn Cần Thơ…”

Truyền thống đấu tranh bất khuất của phụ nữ Cần Thơ đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Cần Thơ như chắp cánh bay lên – phát huy tài năng trí tuệ của mình trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc. Chị em đã có mặt hầu hết trên các lĩnh vực từ hậu phương đến tiền tuyến, từ những công việc như: sản xuất, nuôi chứa cán bộ, nuôi dưỡng thương bệnh binh - tiếp lương, tải đạn – giao liên - vận động binh sĩ quốc gia rã ngũ - đấu tranh trực diện với kẻ thù – tham gia chiến đấu…chị em đã góp phần tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của hụ nữ Việt Nam.

Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về truyền thống của phụ nữ Cần Thơ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).

Với sự giúp đỡ của Phòng lịch sử Đảng – Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Cần Thơ – Bảo tàng cách mạng Cần Thơ - cùng sự góp ý của các cô lãnh đạo Hội Phụ nữ, các đồng chí lão thành cách mạng của tỉnh qua các thời kỳ. Đến nay tập “Truyền thống phụ nữ Cần Thơ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) đã hoàn thành.

Tập “Truyền thống phụ nữ Cần Thơ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” tuy còn một số hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng thể hiện. Nhưng là nguồn tư liệu quý để các cấp Hội tuyên truyền về truyền thống phụ nữ Cần Thơ.

Nay Ban Thường vụ Hội LHPN Cần Thơ xin trân trọng giới với bạn đọc.

Ø VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC:

· Vị trí địa lý:

Tỉnh Cần Thơ: Trong giai đoạn 1954 – 1975, bao gồm cả 2 đơn vị: Tỉnh Hậu Giang - Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, Cần thơ là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địch đặt Bộ Tư lịnh vùng 4 và Quân đoàn 4, Bộ Tư lịnh cảnh sát Quân khu 4, Sở 4 ANQĐ, Hải quân vùng 4. Tịa Thành phố Cần Thơ còn có sân bay Trà Nóc và sân bay Lộ Tẻ (Phi trường 31).

· Chính trị xã hội: Có tổng lãnh sự Mỹ, Sở thông tin Hoa kỳ, nơi chỉ huy xâm lược ở vùng 4 chiến thuật.

Cần Thơ có nhiều tôn giáo, phổ biến là 5 tôn giáo có tín đồ đông như: Phật Giáo, Công giáo, Cao đài, Hoà Hảo, Tin lành và một số đảng phái, tổ chức chính trị xã hội phản động do địch dựng lên.

· Văn hoá: Dời đài phát thanh Ba Xuyên (Sóc Trăng) chuyển lên Cần Thơ ngày 20 – 12 – 1967 thành đài phát thanh khu vực và đài truyền hình khu vực được xây dựng vào ngày 07 – 12 – 1966 đên 11- 11-1968 mới phát huy hoàn chỉnh. Trường Đại học Cần Thơ lập 31-03-1966.

· Kinh tế: Phòng thương mại công kỹ nghệ Cần Thơ (lập 12-02-1968), khu vực kỹ nghệ Tây Đô (06-01-1968).

Do vị trí như vậy, nên Cần Thơ nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng là một trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở đồng bằng Sông Cửu Long, đứng hàng thứ hai ở Nam Bộ, sau thành phố Sài Gòn.

· Về ta:

Để phù hợp với tình hình mới sau Hiệp định Giơ-neo-vơ, theo sự chỉ đạo của Xứ uỷ và Khu uỷ tỉnh Cần Thơ điều chỉnh phạm vi lãnh đạo như: cuối năm 1954 Cần Thơ gồm thị xã Cần Thơ và các huyện: Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè.

Tháng 4-1957, có thêm huyện Long Mỹ (Rạch Gía chuyển qua). Năm 1956, Trà Ôn, Cầu Kè được tách khỏi Cần Thơ để lập tỉnh Tam Cần. Huyện Kế Sách giao về Cần Thơ năm 1958 nhưng sau lại được giao lại Sóc Trăng. Đến năm 1962 có thêm huyện Thốt Nốt (An Giang giao).

Những đặc điểm nói trên, nói lên tính chất phức tạp đầy cam go, gian khổ và khốc liệt trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và tay sai của nhân dân và phụ nữ Cần Thơ trong suốt 21 năm dài.

Mặc khác cũng từ những đặc điểm nói trên, do những điều kiện nhất định, trình độ dân trí của phụ nữ Cần Thơ có được nâng lên, đã xuất hiện một lực lượng nữ học sinh, sinh viên và nữ trí thức ở Cần Thơ ngày thêm nhiều hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngay như phụ nữ nông thôn Cần Thơ cũng biết tự trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và trong chiến đấu cho mình.

Nhờ có học thức và kiến thức nhất định nên trong kháng chiến chống Mỹ, phụ nữ Cần Thơ còn rất nhạy bén tiếp thu ảnh hưởng tích cực từ phong trào đấu tranh của các tầng lớp phụ nữ Sài Gòn và những địa phương khác.

PHONG TRÀO PHỤ NỮ CẦN THƠ TRONG 21 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

(Giai đoạn từ năm 1954 – 1960 Chiến tranh không tuyên bố)

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Ngày 20-7-1954 Hiệp định Giơ-neo-vơ được ký kết công nhận độc lập thống nhất, chủ quỳen toàn vẹ lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Riêng Việt Nam, tạm thời chí làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời để hai năm sau sẽ tiến hành Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Nhân dân và phụ nữ Cần Thơ nô nức đón chào hoà bình, một mặt lại phải lo tiễn người thân của mình lên đường tập kết, vừa phải lo toan xây dựng lại cuộc sống sau 9 năm bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, bên cạnh nỗi vui mừng là ngừng chiến tranh, không còn cảnh chết chóc, nhưng không ít cán bộ và nhân dân ta nói chung, phụ nữ nói riêng xuất hiện tâm lý băn khoăn lo lắng, sợ khi lực lượng vũ trang ta rút đi, lực lượng địch tràn tới chiếm đóng, chúng sẽ khủng bố trả thù, cướp giật tài sản, đất đai; nhân dân ta phải đấu tranh chống địch trong tình hình ta không còn chính quyền, không có lực lượng vũ trang bảo vệ.

Niềm vui chưa hưởng được bao lâu thì đế quốc Mỹ và tay sai, đứng đầu là Ngô Đình Diệm, đã trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-neo-vơ, đi ngược lại lợi ích chính đáng của toàn dân ta.

Nhân dân Cần Thơ, trong đó có phụ nữ, lại phải cùng với nhân dân và phụ nữ cả miền Nam, bắt đầu lao vào cuộc chiến đấu mới, chống kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đầy gian lao, ác liệt gấp bội phần so với những năm kháng chiến chống Pháp, bởi có sự khác nhau giữa Pháp và Mỹ: Pháp là đại diện cho chủ nghĩa thực dân cũ, còn Mỹ là đại diện cho chủ nghĩa thực dân mới. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dân cũ thì cai trị trực tiếp các nước thuộc địa, còn chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ là sự thống trị của bọn đế quốc dưới hình thức giấu mặt, trá hình, thông qua bộ máy cai trị là những tân tay sai bản xứ với danh nghĩa “quốc gia”, “độc lập”, “dân chủ”giả hiệu và bịp bợm thôgn qua hệ thống cố vấn dày đặc và quyền lực của viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ.

Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để ta tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ quyền lợi dân sinh, dân chủ do cách mạng đem lại cho nhân dân và những người kháng chiến chống Pháp và bảo vệ cơ sở cách mạng, đòi chúng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Nhưng đế quốc Mỹ đã không ký vào bản tuyên bố chung. Chúng coi Hiệp định Giơ-neo-vơ là cơ hội tốt để chúng nhảy vào độc chiếm niềm Nam. Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự cho chúng.

Ø Âm mưu thủ đoạn và hành động của Mỹ - Nguỵ:

Ở Cần Thơ, từ tháng 7-1954 đến giữa năm 1956, địch đã tiến hàn đồn bót, xây dựng hệ thống về quận, xã, ấp; tổ chức mạng lưới gián điệp làm tai mắt cho chúng, theo dõi những người kháng chiến cũ, những gia đình cách mạng để đàn áp, khủng bố, bắt bớ, trả thù. Vụ khủng bố điển hình xảy ra vào ngày 18-10-1954 tại cợ Vĩnh Xuân - huyện Trà Ôn (Cần Thơ) là địch vô cớ bắn chết anh Phùng Văn Bính (Bảy Bụng) một cán bộ kháng chiến cũ. Chúng chưa kịp phi tang thì hai vạn đồng bào trong xã cùng bà con các xã chung quanh đấu tranh phản đối liên tiếp 3 ngày, đánh trống mỏ tập hợp quần chúng biểu tình tuần hành, hô vang khẩu hiệu: chống bắn giết trả thù, đòi thi hành đúng Hiệp định –Ban đêm đèn đuốc thắp sáng, nhân dân vây quanh giữ xác nạn nhân và kéo lên quận lị đấu tranh trong khí thế sục sôi căm thù.

Vốn ngoan cố và tàn ác, địch nổ súng vào đoàn biểu tình làm chết thêm 18 người nữa và một số khác bị thương - Đồng bào vẫn không nao núng, càng đấu tranh quyết liệt và kéo đến Uỷ hội Quốc tế ở Cần Thơ tố cáo tội ác của địch - Tổ kiểm soát Quốc tế phải cử người xuống hiện trường để điều tra, lập biên bản kết luận chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, trả thù những người kháng chiến. Cuối cùng địch phải nhận tội vô cớ giết người và phải chấp nhận bồi thường nhân mạng.

Đây là một trong những vụ đụng độ thử sức ban đầu, giữa một bên là nhân dân, phần lứon là phụ nữ, với một bên là binh lính và chính quyền nguỵ, một chính quyền được đế quốc Mỹ dựng lên, chỉ biết dựa vào sức mạnh vũ khí và bạo lực để cai trị. Nhiều nơi khác trong tỉnh cũng diễn ra tương tự như: vô cớ bắn chết anh Sáu Thuận, đoàn viên thanh biên, tại nàh ở xã Nhơn Nghĩa; lùng sục bắt đồng chí Tám Lạc, Hai Sơn cũng ở xã Nhơn Nghĩa; bắt đồng chí Tám Nhẫn ở xã Long Tuyền đánh đập tra tấn tàn nhẫn rồi đày Côn Đảo.

Chúng triệt để sử dụng một số tên có nợ máu với nhân dân, bọn đầu hàng phản bội để làm mật báo chỉ điểm như tên Bùi Tấn Thích, con địa chủ ở Phụng Hiệp, nguyên là Huyện đội trưởng của ta thời chống Pháp, đầu hàng địch và rất ác ôn. Đồng thời chúng sử dụng những tên địa chủ cường hào ác bá, tề nguỵ cũ, lập bộ máy hành chính xã mà chúng ta gọi là “Hội đồng hương chính” như ở huyện Châu Thánh là tên cai tổng Dương Ngọc Quới (địa chủ ở Phong Điền); Ba nuôi trưởng chi cảnh sát tại Cái Răng; tên xã Giỏi ở Rạch Gòi (Thạnh Xuân). Huyện Long Mỹ có các tên: Đường Lương, Mai Viết Trứ, Huỳnh Tô, Huỳnh Kỳ, Hoàng Hậu Thạch. Ở Ô Môn có tến Trần Tấn Thạch, Út Chót. Huyện Phụng Hiệp có tên xã Gấm ở Long Thạnh…

Trong thời gian từ 1955-1957 nchỉ phạm vi huyện Châu Thành, chúng ta đã lập 120 Ban tề xã, ấp gồm nhiều tên gian ác nhất như: tên Tám Báu, cảnh sát trưởng xã Trường Long; Cảnh sát Tâm xã Phú Hữu và nhiều tên tay sai chỉ điểm khác. Dưới Hội đồng hương chính có trưởng ấp, mỗi ấp có một tiểu đội dân vệ để làm công cụ đàn áp nhân dân. Trong mỗi ấp chia thành nhiều nhóm và có khóm trưởng để kiểm soát và kiếm chặt nhân dân, chúng còn lập ra “ngũ gia liên bảo” cứ năm hộ vào một liên gia dưới quyền kiểm soát của liên gia trưởng.

Bắt ép dân vào các tổ chức”Thanh niên cộng hoà”, “Phụ nữ liên đới”, phong trào cách mạng quốc gia, Đảng cần lao nhân vị để cùng với hệ thống quân sự và hành chánh kềm chặt lâu hơn.

Đầu năm 1955, Ngô Đình Diệm đưa 46.000 đồng bào Công giáo miền Bắc vào định cư ở một số vùng như: Cái Sắn (Thốt Nốt), Đại Hãi (Kế Sách) để xây dựng thành khu Công giáo tập trung, khu dinh điền nhằm tạo nên những “vành đai sống” bảo vệ vòng ngoài cho chúng.

Ngày 08-01-1955, Ngô Đình Diệm ra chỉ dụ số 2 tước đoạt ruộng đấ nông dân, bắt buộc nôgn dân làm khế ước (thuê đất) đống tô cho địa chủ, tước đoạt quyền lợi ruộng đất mà cách mạng đã đem lại cho nông dân, khôi phục giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho chế độ của chúng; bị nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phản đối quyết liệt. Diệm lại tiếp tục ra chỉ dụ số 7 ngày 05-02-1955, đối với đất của địa chủ vắng mặt, nông dân phải làm “tờ tá” để đóng tô cho chính quyền của Diệm, thực chất là phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân. Chỉ dụ số 57 ngày 22-10-1956 truất hữu ruộng đất của địa chủ có từ 100 ha trở lên, sau hạ xuống còn 10 ha, trả tiền cho những đại chủ bị lấy ruộng đất nhằm “tư sản hoá” địa chủ; cấp đất lập trang trại để “hữu sản hoá” đi đến tư sản hoá một bộ phận nông dân theo chính sách ruộng đất của Mỹ. Mỹ coi đây là biện pháp để lập chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Nhưng dù chúng dùng những từ lừa mị thế nào, nông dân vẫn không chấp thuận được. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra, điển hình như ở Cờ Đỏ - hàng ngàn nông dân quyết đỗ máu không để cho địa chủ cướp lại ruộng đất, kéo dài hàng tháng trời. Trong đấu tranh giữ quyền lợi ruộng đất, nông dân có nhiều lý lẽ vạch mặt phản động, mị dân lằ bịp của Mỹ - Diệm và bảo vệ chính nghĩa cách mạng. Có đồng bào nói: “Việt cộng hại dân, bán nước dân chưa thấy, mà chỉ thấy họ cấp đất cho dân, họ dám sống chết đánh Pháp”. Dịch tuyên truyền: “Đi với quốc gia vàng đeo đầy cổ. Đi với ông Hồ cực khổ muôn năm”. Bà con nói lại: “Đi với quốc gia vàng đeo có lúc. Đi với ông Hồ hạnh phúc muôn năm”.

Chính sách “cải cách điền địa” đã phơi bày bản chất địa chủ, phong kiến phản động của Ngô Đình Diệm, vừa nhằm khôi phục lại thế lực của giai cấp địa chủ, tạo cơ sở xã hôịi mới cho chế độ phong kiến thực dân. Chúng ủng hộ cho bọn địa chủ như Hoàng Hậu Thạch, Huỳnh Tô, Huỳnh Kỳ (Long Mỹ) và nhiều tên khác trở về nông thôn thu tô cướp lại ruộng đất của nông dân, trong đó có vợ của Khương Bình Tịnh về thu tô của nông dân ở kinh Láng Hầm, kinh Thầy Cai; hoặc tên Diệp Tất Thành về thu tô của nông dân xã Hiệp Hưng…nhưng nông dân không đóng.

Để củng cố quyền lực, ngày 26-10-1955 Mỹ - Diệm ép dân đi “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại, lên làm tổng thống “Việt Nam cộng hoà”. Tiếp đến ngày 04-3-1956, chúng chính thức bầu cử Quốc hộ ở miền Nam Việt Nam

Năm 1956, khi tuyên bố không chấp hành Hiệp định Giơ-neo-vơ, Mỹ - Diệm đã tiến hành “tố cộng” một biện pháp chiến lược đưa lên thành quốc sách. Hnàg loạt chính sách, luật pháp phát xít được ban hành.

Từ năm 1957 đến năm 1959 mức độ tàn bạo phát xít của Mỹ - Diệm càng tăng. Chúng tung các đoàn tố cộng, đoàn công dân vụ (mặc áo đen) đi xuống xã, ấp thực hiện “Tam túng” để điều tra nắm tình hình, vừa dụ dỗ mua chuộc dân.

Từ năm 1957, địch mở chiến dịch “đồng tâm diệt cộng”, tập trung gia đình kháng chiến cũ, gia đình có người tập kết về ở chung quanh đồn bót, để khống chế số người này, vừa để làm bia đỡ đạn cho chúng. Buộc mỗi nhà phải viết khẩu hiệu: “Nhà không chứa cộng sản”, “Lu nước không cho cộng sản uống”, “Ghe không chở Việt cộng”. Đến năm 1959, Mỹ - Diệm càng rra sức tàn sát nhân dân ta hết sức dã man tàn bạo. Ngày 23-3-1959, Diệm ra tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Ngày 6-5-1959, Diệm ra luật 10-59, tổ chức tào án quân sự đặc biệt xử lưu động đi khắp nơi để uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Tiếp đó ngày 03-7-1959, chúng đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. Địch cho rằng đây là thời kỳ xoá sổ Việt cộng trên niềm Nam Việt Nam. Lúc này, nhiều vùng nông thôn vắng bóng người, ban đêm tiếng chó tru làm rợn người, không khí tang tóc đau thương bao trùm xóm ấp. Đây là thời kỳ cách mạng tổn thất lớn, thời kỳ khó khăn lần thứ nhất (57-59) bắt đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ - nguỵ, kể từ tháng 7-19954. Có lúc tưởng chừng như nhân dân và phụ nữ Cần Thơ khó vượt qua nổi. Với phương châm “tố cộng” lâu dài, từng bước, kiên quyết, triệt để, với khẩu hiệu “giết nhầm hơn bỏ sót”, “đạp lên oán thù”, Mỹ - Diệm dồn sức tố cộng, diệt cộng. Chúng đề ra yêu cầu tiêu diệt cộng sản, tổ chức cộng sản, tư tưởng cộng sản, triệt hạ uy thế chính trị, kinh tế của cộng sản, làm cho quần chúng từ chỗ có cảm tình đến chỗ xa lánh, căm thù cộng sản. Chúng huy động mọi lực lượng quân sự, chính trị, kinh tế, an ninh, tình báo, thông tin tuyên truyền của vùng 4, của tỉnh đánh phá cách mạng, kết hợp nhiều thủ đoạn cực kỳ tàn bạo, hiểm độc, nhưng quân sự vẫn là chính, kể cả lợi dụng lực lượng vũ trang của Hoà hảo bắn chết và làm bị thương hàng chục người ở Kinh Đông – Tháp (Trường Long – Ô Môn), ở Xẻo Sơn (xã Nhơn Nghĩa – Châu Thành);Kinh Giáo Dẫn (xã Tân Thới – Ô Môn); ở Rạch Trà Ếch (Trường Long - Ô Môn).

Để thực hiện âm mưu tách rời dân với lực lượng cách mạng, “tát nước bắt cá” cho cộng sản mất chỗ dựa, hòng dễ dàng tiêu diệt lực lượng cách mạng, ở Cần Thơ Mỹ - Diệm ráo riết lập khu trù mật.

Để dọn đường cho một cuộc gom dân điển hình là khu trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu, địch đã mở hàng trăm người, bắt bớ khảo tra, giam cầm hàng ngàn cán bộ và người dân yêu nước, gieo một bầu không khí ảm đạm, khủng khiếp trong dân, cả nông dân lẫn thành thị. Trong tháng 9-1959, tại 9 xã huyện Long Mỹ, Mỹ - Diệm đã mở 500 cuộc càn quýet lớn nhỏ, trên 100 lần biệt kích bắt 545 người đem chém, bắn, mổ bụng, moi gan lấy mật; chôn sống, thả trôi sông hơn 100 người. Cũng ở Long Mỹ, chỉ trong tháng 5-1959 chúng đã sát hại nhiều người như:

- Ngày 21-9-1959 chặt đầu 3 người

- Ngày 24-5-1959 thủ tiêu 2 chính trị phạm

- Ngày 26-5-1959, lợi dụng lúc trời mưa, bắn 24 người

- Ngày 26, 27-5-1959 chặt đầu 36 người

- Ngày 28 chặt đầu 18 người

- Ngày 29 huy động dân xem chặt đầu 1 đồng chí cộng sản kháng chiến cũ, để uy hiếp tinh thần quần chúng.

Ba nơi địch giết người nhiều nhất là sân vận động thị trấn Long Mỹ, lộ quẹo Vị Thanh và chợ Nàng Mau. Có đêm ở Long Mỹ, địch giết 173 người; có ngày ở Vị Thanh chúng sát hại 79 người. Tại chợ Nàng Mau có một hố chôn 60 xác người. Ở Vĩnh Thuận Đông có nagỳ “giỗ hội” 45 gia đình (Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến – trang 361). Có những tên khét tiếng giết người như tên thiếu tá Trần Cửu Thiên, quận trưởng Long Mỹ đã giết 300 người. Tên Minh Thành, cảnh sát trưởng, đoàn trưởng dân vệ Long Mỹ giết 1.000 người. Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu, mua 500 đồng một cái mật người để khuyết khích giết người lấy mật. Một đồn sau khi bị ta san bằng lấy được 3 keo đựng 30 mật người, chúng chuẩn bị bán cho Trần Lệ Xuân.

Cuối năm 1958 đầu năm 1959, Mỹ - Diệm gom 12.000 nóc gia ở huyện Long Mỹ, Giồng Giềng, Gò Quao, kể cả gia đình binh sĩ vào khu trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu. Chúng triệt phá 15.000 công ruộng, lúa đang trổ để khởi công xây dựng, Từ 12-9-1959, mỗi ngày có hàng chục ngàn người bị bắt đến đào đắp, xây dựng dưới đòn roi của bọn ác ôn, nhưng quần chúng vẫn đấu tranh quyết liệt.

Địch lập khu trù bị Vị Thanh - Hoả Lựu đã gây biết bao đau khổ, chết chóc, điêu tàn cho nhân dân nhất là các xã thuộc huyện Long Mỹ. Nhà thơ Trần Kháng Mỹ (tức Năm Giỏi ở Ban Tuyên huấn Rạch Gía, được thu hút về Ban Tuyên huấn Khu) đã phẫn nộ đau xót biểu lộ qua câu thơ:

“Ai về Long Mỹ - Vị Thanh

Nhìn nhà nhìn cửa tan tành mà đau

Mã mồ bị cuốc bị đào

Đồng không mà trống đượm màu tóc tang

Đầy đường ngập tiếng oán than

Mỹ Ngô gieo hoạ xóm làng tả tơi

Gío đưa uất hận lên trời

Thổi cao ngọn lửa giết loài dã man”.

Ở thị trấn Phụng Hiệp, Châu Thành, hàng trăm phụ nữ vây quanh các chiếc tàu chở người bị bắt đi làm xâu ở Vị Thanh - Hoả Lựu, đấu tranh chống bắt xâu và lôi kéo chồng con trở về, địch ngăn cản không được. Số nào chạy không khỏi chúng chở đi, bị đanhs đập hành hạ tàn nhẫn. Có người đau không thuốc uống lần lượt đã tử vong trên 80 người.

Dù công trình trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu chưa hoàn thành nhưng Diệm và bọn đầu sỏ tỉnh Cần Thơ vẫn tổ chức khánh thành vào ngày 14 tháng 3 năm 1964. Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành tuyên bố: “ý nghĩa của khu trù mật là xây dựng một xã hội mới, để thực hiện thi công bằng bác ái, đồng tiến xã hội trong một nước kém mở mang”

Nhưng tờ “Đại Việt” xuất bản ở Pháp (3-1960) viết: “Chỉ có ông Ngô Đình Diệm thả lòng, hả dạ, mỗi khi khánh thành khu trù mật, chứ còn các tỉnh trưởng họ hiểu rất rõ sự thật hơn. Họ lấy làm sợ sự oán giận của nhân dân - Họ vừa họp lại, báo cáo cho Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh rằng: “Khu trù mật là thất nhân tâm”. bCòn Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng ngoại giao của Diệm tuyên bố: “Tôi 100% chống khu trù mật” (Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến – Trang 362, 363).

Ngoài khu trù mật điển hình trên, nhiều nơi trong tỉnh địch cũng xúc tiến gom dân qui khu. Chỉ riêng huyện Châu Thành, chúng đã gom 2.000 dân ra khu vực Mái Dầm; 4.000 dân ra khu vực Bảy Ngàn và Một Ngàn; 3.000 dân ra khu vực Vàm Xáng…

Trong khi tiến hành những âm mưu chung đánh phá một cách toàn diện vào phong trào đấu tranh của nhân dân Cần Thơ, địch còn đi sâu đnáh vào tình cảm tâm lý của phụ nữ hết sức thâm độc như:

· Bắt buộc một số chị em có chồng tập kết phải làm đơn đòi chồng con đang tập kết ở miền Bắc về, hoặc buộc phải lấy bọn ác ôn, sĩ quan, nhân viên của nguỵ, nhất là chủ ấp, tề xã nhằm bôi đen gia đình cán bộ. Ai không làm theo chúng bắt giam cầm, đánh đập, hãm hiếp dã man.

Căm phẫn trước hành động độc ác, chia cắt tình cảm gia đình, chồng vợ, chị em đã truyền miệng:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Trách ai chia cảnh phân ly

Vợ Nam chồng Bắc siết chi não nùng

Ta nguyền lấp cạn biển Tùng

Cha, con, chồng, vợ trùng phùng như xưa”

· Đối với phụ nữ có chồng, con đi tham gia hoạt động cách mạng ở đị phương, thì buộc phải kêu chồng con ra đầu thú, nếu không thì bắt qui khu, khi nào chồng con ra đầu thú hoặc bị bắn chết mới cho gia đình về. Ở Long Mỹ có trường hợp địch đã mổ bụng một phụ nữ đang có thai, do không chịu gọi chồng về đầu hàng chúng – nhưng thà chết, chị không bao giờ gọi.

· Khuyến khích bọn làng lính nào lấy, hoặc hãm hiếp đợc vợ, con cán bộ cách mạng thì được khen thưởng.

Những thủ đoạn nói trên đã tác động xấu nhất định đến phụ nữ như: không dám nuôi chứa người thân, không dám nhìn nhau vì sựo liên luỵ...mặc dù trong lòng rất căm thù địch và yêu thương người thân vô hạn.

* CHUYỂN HƯỚNG ĐẤU TRANH:

Sau tháng 7-1954, miền Nam chuyển sang giai đoạn mới: “Chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đơn thuần”.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ Cần Thơ, Hội Phụ nữ đã tiến hành tổ chức học tập và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ cề thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi của Hiệp định Giơ-neo-vơ đã tạo khí thế phấn khởi trước những thắng lợi đã giành được. Đồng thời, xây dựng niềm tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh của phụ nữ Cần Thơ. Qua đó, giúp chị em nhận rõ nhiệ vụ cách mạng và âm mưu thủ đoạn của kẻ thù trong giai đoạn mưói mừ ra sức đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng như: Đảng chuyển vào hoạt động bí mật; đoàn thể phụ nữ cũng như các đoàn thể cứu quốc khác đều tự giải tán, chuyển qua tổ chức quần chúng theo chuỗi rễ nòng cốt.

Trước tình hình đó, tuy có khó khăn về cán bộ, nhưng đến tháng 3-1955, Tỉnh uỷ đã phân công đồng chí Nguyễn Thị Tấn, nguyên là Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Cần Thơ trong kháng chiến chống Pháp, phủ tách nghiên cứu công tác vận động phụ nữ Cần Thơ.

Thời gian đầu chưa hình thành Ban Phụ vận mà chỉ có đồng chí Hai Tấn. Nhiệm vụ của đồng chí lúc ấylà đi lại móc ráp với cán bộ phụ nữ ở các huyện có lúc còn kết hợp phổ biến một số vấn đề choHuyện uỷ theo sự phân công của Thường vụ Tỉnh uỷ vì đồng chí vốn là Tỉnh uỷ cũ, tranh thủ khả năng bán hợp pháp để hành động.

Thời gian sau có thêm đồng chí Chín Châu, nguyên là Bí Thư xã Mỹ Khánh được rút lên. Đến năm 1958 còn có thêm đồng chí Đặng Thị Tăng (Tư Bê), Bí thư của hộ I thị xã Cần Thơ được rút về thành lập Ban Phụ vận tỉnh với một trưởng ban và hai uỷ viên.

Cùng thời gian này, tại thị xã Cần Thơ, Tỉnh uỷ và Thị xã uỷ cũng đã tăng cường và bố trí một số cán bộ nữ về hoạt động hợp pháp như: đồng chí Mười Có, phụ trách phụ nữ chợ Hàng Dương; đồng chí Nguyễn Kim Hạnh bám vào Hội LHPN Việt Nam, đồng chí Đặng Thị Tăng - phụ trách khu vực (trước khi về Ban Phụ vận tỉnh); đồng chí Kinh, đồng chí Út Trinh...

Người tại chỗ có chị Thu Trang trong Hội truyền bá Quốc ngữ; Bà Thuấn, Hội LHPN Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cùng một số chị em khác nữa. Ngoài ra còn có các tổ chức, nghiệp đoàn xe lam...để tập hợp rộng rãi quần chúng ở thị xã. Phhương châm tổ chức ở thị xã là kết hợp giữa bí mật, công khai và bán khai, lấy bí mật là chủ yếu để bảo tồn lực lượng.

Ở nông thôn, cán bộ nữ nắm quần chúng nữ qua hình thức chuỗi rễ: cán bộ nắm nòng cốt, nòng cốt nắm quần chúng tích cực; quần chúng tích cực nắm quần chúng cảm tình. Song song với hình thức “chuỗi rễ” nắm quần chúng, theo sự chỉ đạo chung của Tỉnh uỷ, cán bộ Hội phụ nữ cùng với các giới khác khôi phục lại các tổ chức biến tưởng đã có thời kháng chiến chống Pháp như: vạn vần đổi công; vạn phát vạn cấy; tổ bình dân học vụ; tổ thăm đau nuôi đẻ...để cùng nhau đoàn kết chăm lo quyền lợi thiết thân của phụ nữ. Qua đó mà tập hợp chị em, vừa che giấu qua mắt địch.

Từ năm 1955-1957, nhiều cán bộ nữ ở nông thôn còn được chuyển vùng thâm nhập hoạt động công khai trong các trạm y tế, nàh bảo sanh với vai trò cứu thương, cô đỡ, hộ sinh thiết thực chăm lo đời sống sức khoẻ cho dân nói chung, cho phụ nữ nói riêng. Tuy không xưng danh là cán bộ cách mạng, nhưng qua tinh thần và thái độ phục vụ của chị em, đã tạo được niềm tin yêu, mến phục trong quần chúng nữ ở các địa phương.

· XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHỤ VẬN:

Sau năm 1954 đồng chí Hai Tấn được Thường vụ Tỉnh uỷ phân công phụ trách phụ vận, từ lúc chỉ có một cán bộ nghiên cứu phụ vận đến năm 1957 khi hình thành Ban Phụ vận tỉnh, hầu hết đều quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ phụ vận huyện, xã.

Đối với số đã được móc nối trước, đến tranh thủ Huyện uỷ bố trí phân công chính thức làm nhiệm vụ phụ vận huyện; từ huyện lần lượt lo xây dựng cho xã.

Năm 1958, đồng chí Hai Tấn còn phối hớp với đồng chí Út Bình, Ủy viên Ban phụ vận khu, mở lớp phụ vận liên tỉnh, nhưng do khó khăn về địa điểm nên lớp học chỉ có 6 học viên: Bảy Minh Châu, Tám Liên Xô, Chị Hai Hạnh, Mười Thanh, Út Nở, Mười Có. Đồng Tư Tăng (Tư Bê) và Chín Châu cũng được dự lớp huấn luyện này.

Nội dung huấn luyện gồm:

- Phương pháp vận động quần chúng (5 bước công tác)

- Phụ nữ chiến đấu đến kỳ cùng (phát động chống 5 tầng áp bức).

- Nhiệm vụ phụ nữ phải đứng lên làm cách mạng để giải phóng cho dân tộc, giải phóng phụ nữ (xoay chung quanh chương trình của Việt Minh – Liên Việt)

- Thời gian lớp: 7 ngày, thực tập 1 tháng rưỡi.

Sau đó Ban Phụ vận tỉnh phân công nhau mở lớp bồi dưỡngnội dung trên cho cán bộ phụ vận huyện Kế Sách, Long Mỹ, Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp. Mỗi huyện có từ 2,3 cốt cán phụ vận và một số cốt cán của xã.

Cán bộ phụ vận ở các huyện lúc bấy giờ, huyện Kế Sách có đ/c Tám Liên Xô; Long Mỹ có Út Nở, Út Nhì; Châu Thành có Mười Thanh; Ô Môn có đ/c Hai Hạnh; Phụng Hiệp có đ/c Bảy Minh Châu.Tính chung các lớp mở cho các huyện đã có trên 70 cán bộ nòng cốt huyện, xã được dự các lớp tập huấn luyện do Ban Phụ vận tỉnh, huyện phối hợp mở.

Cuối năm 1960, đ/c Hai Tấn được chuyển về Khu. Năm 1961 – 1962, đ/c Ba Tốt được điều về nhận nhiệm vụ Trưởng ban Phụ vận tỉnh; đ/c Sáu Hạnh (Phó Ban); đ/c Năm Báo - Ủy viên Ban.

Tình hình từ tháng 7-1954 đến năm 1958 tuy tổ chức phụ nữ không còn hệ thống, nhưng nhờ đảng viên sát dân, cán bộ phụ nữ có lợi thế chuyển vùng hoạt động hợp pháp, thuận lợi cho việc bám quần chúng phụ nữ trong các tổ chức công khai, bán khai ở cả nông thôn lẫn thị xã, nên đã xây dựng niềm tin vững chắc vào Đảng, vào Bác Hồ kết hợp với giáo dục truyền thống yêu nước của phụ nữ Cần Thơ, không ngừng nung nấu ý chí câm thù Mỹ - Diệm mà chung sức đoàn kết đấu tranh: đòi hiệp thương hai miền Nam - Bắc; chống khủng bố trả thù người kháng chiến cũ; bảo vệ cán bộ, đấu tranh đòi dân sinh dân chủ...với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

* ĐẤU TRANH ĐÒI HIỆP THƯƠNG TỔNG TUYỂN CỬ, ĐÒI DÂN SINH DÂN CHỦ, CHỐNG KHỦNG BỐ.

Ø Đòn tấn công chính trị phủ đầu địch ở Cần Thơ:

Sau Hiệp định Giơ-neo-vơ, hoà bình được lập lại, lệnh ngừng bắn ở Nam bộ có hiệu lực vào lúc 7 giờ sáng nagỳ 2-8-1954 thì ngày 11-8-1954, chỉ có 21 ngày sau khi có hiệp định, Đảng bộ Cần Thơ đã chỉ đạo tổ chức cuộc biểu tình biểu dương khí thế cách mạng, phát huy thắng lợi và mừng hoà bình.

Cuộc biểu tình có trên 15.000 lực lượng các giới tham gia, từ vùng nông thôn ven, 3 cánh kéo vào thị xã phối hợp với đồng bào nội ô, hô to khẩu hiệu, giương cao cờ đỏ sao vàng, bằng biểu ngữ “Hoan hô hoà bình, hoan hô Hiệp định Giơ-neo-vơ, hoan hô đình chiến ở Đông Dương, Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm”, vừa tán phát truyền đơn cho binh lính địch. Đồng bào thị xã hoà vào đoàn biểu tình, tiếp tế thức ăn, nước uống cho lực lượng đấu tranh.Tên Nguyễn Văn Hối - Tỉnh trưởng Cần Thơ, tên Đức - đại tá Tư lệnh miền Tây của Pháp phải đến thương lượng cùng với đại diện của đoàn biểu tình. Đến 14 giờ cùng ngày mới kết thúc. Cuộc biểu tình này đã gây tiếng vang lớn trong toàn tỉnh, cả vùng Tây Nam bộ và Sài Gòn.

· Đầu năm 1955, Mỹ - Diệm lật lọng khôngt hi hành các điều khoản của hiệp Định Giơ-neo-vơ. Chấp hành chủ trương chung của Tỉnh Đảng bộ, phụ nữ Cần Thơ tiếp tục phát động phong trào quần chúng lấy hàng vạn chữ ký vào bản kiến nghị tố cáo Mỹ - Diệm vi phạm hiệp định gửi Ủy hội Quốc tế ở Sài Gòn.

· Phong trào đấu tranh chống cướp đất, chống làm khế ước, đòi giữ quyền sở hữu ruộng đất của nữ nông dân cùng với giai cấp của mình, diễn ra hết sức gay gắt và đều khắp nông thôn trong tỉnh để bảo vệ ruộng đất của nông dân, nổi nhất là cuộc đấu tranh của hàng ngàn nông dân Cờ Đỏ, quyết đổ máu không để bọn địa chủ cướp ruộng đất mà cách mạng đã cấp cho mình. Cuộc đấu tranh quyết liệt, lên tới quốc hội nguỵ, kéo dài hàng tháng trời mới kết thúc. Mặt khác để hỗ trợ cho nông dân đấu tranh, lực lượng tự vệ bí mật, đã diệt một số tên địa chủ ác ôn như tên Cả Đá ở Vĩnh Viễn (Long Mỹ) làm cho nhiều tên địa chủ ác ôn khác hoảng loạn, không dám hống hách với nông dân nữa. Tiếp đến tháng 5-1955 lực ưlưọng vũ trang giải phóng tỉnh Cần Thơ ra đời sớm, cáng có thêm thuận lợi hỗ trợ cho đấu tranh chính trị.

· Nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ cán bộ, chống thảm sát, chống bắt người diễn ra trên khắp các huyện như: cuộc biểu tình vào tháng 4-1955 suốt 3 ngày liền của hơn 3.500 quần chúng, đại bộ phận là nữ, đòi địch phải bồi thường tính mạng đ/c Chín Thạch bị tên hành sát hại ở xã Hiệp Hưng (Phụng Hiệp). Tiếp sang tháng 5-1955, cũng xã Hiệp Hưng với hơn 1.000 người, chủ yếu là nữ, trang bị gậy gộc uy hiếp, truy đuổi hai trung đội địch đi ruồng bố - kết quả buộc địch phải kéo nhau về đồn bỏ dở cuộc hành quân.

Cuộc đấu tranh của hàng ngàn chị em và một số người lớn tuổi, buộc địch phải thả đ/c Bí thư xã Vĩnh Tường (Long Mỹ) bị chúng hành quân bắt được.

Ở xã Nhơn Nghĩa, giặc càn bắn chết anh Khuê, lập tức hàng ngàn chị em đến chở thây anh Khuê đến quận Phong Điền đấu tranh rất quyết liệt, lên án hành động bắn giết người vô tội, buộc địch cúi đầu nhận tội.

Vốn yêu nước, có ý chí căm thù địch, chị em rất linh hoạt và sáng tạo lý lẽ và hình thức đấu tranh, biết vận dụng và kết hợp mọi hình thức đấu tranh hợp pháp như rào làng để chống cướp, nhưng thực sự là để dễ diệt ác ôn, bảo vệ cơ sở cách mạng. Từ những hình thức đấu tranh lẻ tẻ ở ấp, xã đến tập trung qui mô vừa và lớn, có sự phối hợp nông thôn, thị trấn, thị xã đến huyện, tỉnh.

Cũng trong năm 1955, Diệm lấy ngày ký kết Hiệp định Giơ-neo-vơ (20-7-1954 – 20-7-1955) làm ngày lễ “Quốc hận” tại thị xã Cần Thơ.

Khoảng 7 giờ sáng, chúng cho lính và cảnh sát để làu gom dân. Trùng hợp với chủ trương của ta là tổ chức đấu tranh chính trị, kỷ niệm một năm ký kết Hiệp định Giơ-neo-vơ, lấy lực lượng thị xã làm nòng cốtcó sự phối hợp với nông thôn, mỗi huyện 2.000 người. Tổng cộng khoảng 15.000 người nhập thị từ nhiều ngã và thời điểm khác nhau, để đến địa điểm tập kết (địa điểm lễ của địch).

· Địch buộc quần chúng hô to khẩu hiệu “Hoan hô gia đình họ Ngô”; “Hoan hô họ Ngô”! Bà con bất thình lình giương cao cờ và khẩu hiệu biến thành cuộc biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước – Bà con còn hô vang khẩu hiệu: “Chính quyền Mỹ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-neo-vơ”. Qúa bị động và bất ngờ trước sức đấu tranh rầm rộ của quần chúng, chính quyền Mỹ - Diệm phải dùng lực lượng cảnh sát bao vây đoàn biểu tình và đề nghị đoàn cử đại diện vào gặp chúng. Tên Tỉnh trưởng chấp nhận đề nghị của ta đòi hiệp thương tổng tuyển cử và hứa sẽ báo cáo về trên giải quyết. Đoàn biểu tình kéo về trong trật tự và an toàn.

· Phát huy thắng lợi của cuộc biểu tình ngày 20-7-1955, ta tiếp tục đánh bồi đánh nhồi bằng một cuộc tiến công chính trị vào tháng 8-1955. Lực lượng nông thôn và thị xã khoảng 20.000 người cũng với yêu cầu đòi hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong cuộc đấu tranh này, địch đã bắt giữ một số chị em, ta tiếp tục đấu tranh đòi thả người bị chúng bắt giữ, đến chiều cùng ngày, chúng mới thả hết.

· Ngoài việc phối hợp và hưởng ứng phong trào phụ nữ nông thôn nhập thị đấu tranh cho những yêu cầu đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, tổ chức và hoạt động của phong trào phụ nữ thị xã Cần Thơ diễn ra khá sôi nổi và phong phú. Sau khi chuyển hướng đấu tranh, một số cán bộ nữ được bố trí hoạt động hợp pháp tại thị xã Cần Thơ. Các đ/c đã cùng với cán bộ và cơ sở tại chỗ bám vào Hội phụ nữ Việt Nam và phụ nữ chợ (chủ yếu là chợ Hàng Dương) để xây dựng cơ sở mật trong các tổ chức công khai. Các chị em còn khôn khéo vận động tranh thủ vợ Tỉnh trưởng tham gia Ban Chấp hành Phụ nữ Việt Nam với chức vụ là Hội trưởng Lần lượt Hội đã xây dựng hệ thống phụ nữ Việt Nam từ cấp thành phố đến cơ sở. Thông qua các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, cứu tế của Hội Truyền bá Quốc ngữ thu hút đông đảo giáo viên tham gia. Hôi phụ nữ Việt Nam đã truyền bá trong nhân dân ở thị xã nói chung cho giới nữ nói riêng về tinh thần dân tộc, nguyện vọng hoà bình thống nhất Tổ quốc, chống chiến tranh nêu cao tinh thần đoàn kết yêu thương đồng bào yêu thương giới và giai cấp.

· Hàng ngàn phụ nữ thị xã đồng tình hưởng ứng cuộc biểu tình của 15.000 người, phần lớn là nữ nông dân từ các huyện nông thôn kéo dài vào thị xã “mừng hòa bình”, “đòi hiệp thương tổng tuyển cử ngày 11-8-1954”.

Sua cuộc biểu tình này, địch tìm cách trả thù, giết hại cán bộ kháng chiến ngay khi Ủy hội Quốc tế còn lạm nhiệm vụ. Tại Rạch Súc (Long Tuyền – xã ven của thị xã), chúng đã sát hại đ/c Sáu Bé, một đảng viên của thị xã. Lập tức hàng trăm đồng bào mặc đồ tang, tập hợp ở 10 địa điểm, dọc theo tuyến đường đến nơi thảm sát, đòi trừng trị tên giết người và đòi bồi thường tính mạng. Khi đoàn xe của Ủy Hội Quốc tế tới, đồng bào đưa đơn tố cáo, kiến nghị và đồng loạt kéo theo xe Ủy Hội Quốc Tế đến dinh Tỉnh trưởng đấu tranh, buộc địch phải chấp nhận yêu sách.

· Ngày 01-5-1955, Tổ chức Nghiệp đoàn thuộc Liên đoàn Lao động tại thị xã Cần Thơ phối hợp với nông dân hai xã An Bình và Long Tuyền thu hút hàng chục ngàn người, cả nam lẫn nữ, phối hợp nhất loạt bãi chợ, đình công, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

· Tiếp đến ngày 19-5-1955, hàng ngàn chị em mua bán chợ Hàng Dương mittinh, được sự đồng tình hưởng ứng và tham gia của một số binh sĩ và cảnh sát chợ, cho các yêu cầu đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi giảm miễn thuế.

· Dịp tết năm 1955, với danh nghĩa tổ chức phụ nữ Việt Nam, tổ chức hợp pháp Ngô Đình Diệm cho phép chị em đã tổ chức hội chợ kéo dài trên một tuần, địa điểm gần sân vận động cũ (nay là chổ Thành uỷ Cần Thơ) do bà Thu Trang làm Trưởng Ban tổ chức hội chợ, chị làm Tổng thư ký Phụ nữ Việt Nam ở Cần Thơ đứng ra tổ chức, có rất nhiều cán bộ đảng viên nữ của ta cài vào tổ cức phụ nữ Việt Nam, vận động làm hội chợ thu hút nhiều tầng lớp tham gia. Chị em mở nhiều gian hàng bày bán những loại sản phẩm do chính hội viên Hội phụ nữ Việt Nam làm ra như: bánh, mức, trái cây, quần áo may sẵn, giày,...

Bên cạnh các gian hàng, Hội phụ nữ Việt Nam còn huy động những chị em khéo tay, đứng ra mở lớp nữ công gia chánh dạy cắt may, làm bánh mứt, nấu ăn cho hàng trăm chị em. Sản phẩm do lớp học làm ra được các gian hàng cùng loại bao tiêu.

Việc tổ chức hội chợ còn nhằm vào tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ nội thành, chăm sóc quyền lợi chị em, vừa hướng dẫn đòi dân sinh dân chủ.

Nhân dịp kỷ niệm lễ Hai Bà Trưng, Hội phụ nữ Việt Nam còn vận động chị em trong các hội đoàn công khai, phụ nữ chợ tham gia diễu hành trên đường phố đòi hoà bình, chống chiến tranh, có thả chim bồ câu trắng mang cờ xanh hoà bình, tung bay trên bầu trời thị xã Cần Thơ, gây được niềm tin tưởng phấn khởi trong phụ nữ các tầng lớp ở thị xã Cần Th.

· Ngày 8-3-1956, ngày phụ nữ Quốc tế, trên 5.000 chị em khắp thị xã tham gia biểu tình, mittinh đòi cải thiện dân sinh, chống tăng thuế, kết hợp đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

· Sang năm 1957, phong trào phụ nữ thị xã có sa sút, do trong hoạt động hị em có phần chủ quan, coi như “tất cả là người nhà”, chưa nắm vững phương châm, phương thức tổ chức và hoạt động công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp. Mặt khác, còn có nguyên nhân là do tên Trần Văn Nuôi, nguyên là thị xã uỷ viên, bị bắt và đầu hàng khai báo. Một số các nữ đ/c như: Sáu Hạnh, Mười Có và một số các d/c nữa phải tạm lánh để bảo toàn lực lượng.

Những nguyên nhân yếu kém trên, có tác động xấu đến một số chị em trong Hội phụ nữ Việt Nam, tiêu cực xin nghỉ việc, vì sợ địch khủng bố, trong đó có Hội trưởng Phụ nữ Việt Nam (vợ tên Tỉnh trưởng) twj rút lui, không dám hoạt động nữa. Sau đó Ban Chấp hành Hội phụ nữ Việt Nam được củng cố lại và bầu bà Thuấn (vợ bác sĩ Thuấn) làm Hội trưởng.

Trong hai năm (tháng 7-1954 – tháng 7-1956) Hội phụ nữ Việt Nam ở thị xã, được Thị xã Ủy Cần Thơ đánh giá là một trên tổng số 13 hội đoàn hoạt động công khai mạnh, số lượng đông, huy động lực lượng đấu tranh nhanh. Từ năm 1957-1959, phong trào đấu tranh của phụ nữ Tỉnh Cần Thơ tuy không còn diễn ra qui mô lớn và sôi nổi như những năm 1954-1956, nhưng lòng yêu nước khát khao độc lập thống nhất đất nước và lòng căm thù địch ngày càng sục sôi, chị em vẫn không nao núng trước thách thức đàn áp, khủng bố trả thù của Mỹ-Diệm, vẫn liên tục đấu tranh nhỏ lẻ tẻ cho yêu cầu dân sinh dân chủ rất kiên quyết.

Nữ công dân đấu tranh chống tăng tô, chống xáo canh trả khế ước; đòi quyền sở hữu, lúc phong trào gặp khó khăn, hạ yêu cầu giữ nguyên canh; chống quy khu, chống âm mưu kêu gọi đầu thú, chống tố cộng của Mỹ-Diệm.

Phụ nữ thành thị đấu tranh chống lập khu căn cứ quân sự ở thị xã Cần Thơ, chống quy khu gom dân của Mỹ-nguỵ, chống đuổi nhà chiếm đất của dân để lập khu căn cứ quân sự, vạch trần âm mưu lập sân bay của địch.

Ở chợ Hàng Dương và các chợ nhỏ trong thị xã, phụ nữ chợ đấu tranh chống thu thuế, tăng thuế, chống đuỗi chỗ,...Phong trào phụ nữ thị xã nói chung luôn có sự phối hợp với phong trào nghiệp đoàn xe lam, xe lôi, đoàn kết lao động chống áp bức và phong trào đấu tranh của các tầng lớp khác, được sự đồng tình của một số cảnh sát và binh sĩ tại thị xã.

Ngay trong nhà tù Cần Thơ, số cán bộ đảng viên và chị em yêu nướpc bị địch bắt giam cầm, kiên quyết đoàn kết đấu tranh chống địch, giữ gìn khí tiết cách mạng đòi địch phải cải cách chế độ lao tù.

DIỆT ÁC PHÁ KỀM, ĐỒNG KHỞI GIẢI PHÓNG NÔNG THÔN:

Trước sự khủng bố dã man của địch, không thể khoanh tay chờ chết, mặc dù chưa được chủ trương của Đảng, lực lượng tự vệ mật ở thị xã và một số nam nữ thanh niên nông thôn, với lòng căm thù được dồn nén từ lâu, đã “lén tự động” diệt một số tên ác ôn có nhiều nợ máu với cách mạng, để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, bảo vệ cơ sở Đảng, bảo vệ cán bộ.

Ở thị xã diệt tên Cẩn, một tên đầu hàng phản bội tại chợ Cả Đài. Năm 1959 diệt tên giáo Lĩnh, một tên tề nguỵ ác ôn tại Long Tuyền; Châu Thành diệt tên Trưởng ấp Văn, Trưởng ấp Mùi (xã An Bình). Ở Long Mỹ diệt tên Ngô Văn Hạnh vốn là tên khét tiếng giết người không gớm tay. Cũng tại Long Mỹ, diệt tên cảnh sát Tồn và tên cảnh sát Hội ác ôn ở Hoả Lựu. Ở Ô Môn diệt tên Quận trưởng Minh và Lê Nhất Hiểu, cảnh sát Như ở xã Tân Thới,…

Hoạt động diệtc ác trừ gian trong tỉnh tuy còn ở mức rất hạn chế, do chưa được sự lãnh đạo chung thống nhất, nhưng đã làm cho hệ thống tề điệp xã ấp của địch hoang mang khập khểnh, có số nằm im không dám hoạt động như trước.

Năm 1956-1957, dự thảo đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam do đ/c Lê Duẩn soạn thảo đã phổ biến đến Tỉnh uỷ để tham khảo, là yếu tố tinh thần quan trọng củng cố lòng tin vào đường lối cách mạng của Đảng.

Đến tháng 01-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã thông qua nghj quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Tư tưởng chỉ đạo cực kỳ quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam bước biến mới, có tính nhảy vọt, được đề ra trong nghị quyết có tình lịch sử này là: Nhân dân miền Nam phải dùng con đường cách mạng bạo lực để giải phóng cho mình. Ngoài ra, không có con đường nào khác.

Phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là chuẩn bị để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền, phương thức khởi nghĩa là: “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ.

Ngày 10-12-1959, Tỉnh uỷ Cần Thơ đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương hạ quyết tâm phát động phong trào quần chúng đấu tranh mạnh mẽ, tiến lên cao trào khởi nghĩa chính trị, vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh, phá tan bộ máy tề điệp ở cơ sở, xây dựng chính quyền cách mạng, giành quyền làm chủ của nhân dân trên các vùng nông thôn trong tỉnh.

Nghị quyết 15 về đến cơ sở, đi vào quần chúng nói chung, phụ nữ nói riêng, đúng vào lúc không “ai muốn như cũ” và đang mong đợi đường lối của Đảng. Cán bộ và quần chúng hiểu Nghị quyết 15 với tinh thần là “Đảng cho đánh rồi” đánh bằng mọi phương tiện có trong tay. Cũng từ Nghị quyết 15 đã thổi bùng ngọn lửa “đồng khởi” toàn miền Nam.

Chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Phụ vận tỉnh, huyện và cán bộ phụ vận xã trong tỉnh gấp rút:

· Tổ chức tập hợp phụ nữ trên cơ sở nòng cốt chuỗi rễ và phụ nữ trong các tổ chức biến chướng lại.

· Giáo dục phát động căm thù bằng hình thức tổ khổ, kể khổ, đặc biệt là tội ác của Mỹ-Diệm đối với phụ nữ nông thôn.

· Xây dựng tinh thần quyết tâm đấu trnh bảo vệ thành quả cách mạng, giành quyền làm chủ, giữ vững căn cứ địa cách mạng.

Đồng thời chị em còn được giáo dục phương châm đấu tranh là: đấu tranh chính trị, binh vận có sự kết hợp hỗ trợ của lực lượng vũ trang diệt ác phá kềm.

Đại bộ phận chị em hăng hái dự họp nhóm để nghe tuyên truyền phát động với khí thế sục sôi quyết liệt. Nhiều nữ thanh cùng với nam giới tự đi rèn mã tấu, dao găm, chuẩn bị dây roi, gậy đuốc, đẽo súng cây để chuẩn bị Đồng khởi.

Mỗi xã huy động 3.000-5.000 chị em vào lực lượng đấu tranh chính trị, binh vận và vũ trang tự vệ-Lực lượng binh vận có gia đình binh sĩ làm nòng cốt. Lực lượng đấu tranh tự vệ có cả nam lẫn nữ, để yểm trợ cho đấu tranh chính trị và binh vận.

Mở đầu là những cuộc bắt và xử lý bọn ác ôn, tề điệp có nợ máu đối với dân làm cho số còn lại bị hoang mang phân hoá.

Cùng thời điểm, đơn vị Tây Đô xuất hiện, tạo nên khí thế mới, nhân dân và phụ nữ Cần Thơ vô cùng phấn khởi. Hoạt động vũ trang đã hỗ trợ đắc lực và kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh chính trị, binh vận đánh địch. Ở vùng tôn giáo, lực lượng vũ trang vào tuyên truyền cách mạng, khôi phục tổ chức quần chúng, bảo vệ cơ sở Đảng và hỗ trợ đấu tranh chính trị của nhân dân.

Hoạt động vũ trang cũng đã có những trận đánh thối động lớn như trận hoá trang kỳ tập kết hợp với nội tuyến khởi nghĩa diệt một đại đội địch chiếm toàn bộ đồn, cốt ở đồn điền Cờ Đỏ (25-4-1960); trận Ông Đưa ta diệt tại chỗ 180 tên, bị thương 50 tên; đánh tan tác một tiểu đoàn, làm thiệt hại nặng hai tiểu đoàn khác ở Ô Môn (16-6-1960) đã hỗ trợ đắc lực phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng, phục vụ cho Đồng khởi.

Nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính diễn ra trong năm 1960 điển hình như cuộc khởi nghĩa của lính dân vệ đồn Vàm Xáng – xã Nhơn Nghĩa (Chau Thành) (đêm 28-2-1960); cuộc khởi nghĩa của binh lính sĩ quan bảo an đồn Ba Se (Tân Thới – Ô Môn); cuộc khởi nghĩa của binh lính đồn Cầu Đá (Rau Răm) xã An Bình - thị xã Cần Thơ đêm 7-4-1960...càng tạo thêm sự phấn khởi trong nhân dân, đồng thời làm cho nguỵ quân, nguỵ quyền ở cơ sở them hoang mang rệu rã.

· Ngày 14-9-1960 và những ngày đầu tiếp theo, phối hợp với cuộc đồng khởi toàn miền Nam, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh tập trung lực lượng chính trị và binh vận, tổ chức thành từng đoàn người đông đảo, lửa đuốc sáng đường, đi đầu là lực lượng phụ nữ và cha, mẹ, vợ, con binh sĩ trong các đồn bót, kéo vào chợ xã, các khu gom dân quanh đồn bót địch. Nhân dân trong vùng đồng loạt nổi trống mỏ liên hồi, hỗ trợ và tham gia. Các đoàn tấn công chính trị, binh vận của quần chúng tiến sát vào đồn bót, trung tâm xã, kêu gọi áp đảo binh sĩ và chỉ huy đồn, báo tin thời cơ cách mạng đã tới, anh em binh sĩ hãy nhanh chóng nộp vũ khí, giao đồn cho cách mạng và hỗ trợ cho đồng bào ở khu trù mật, khu nông thôn tập trung dân để bà con trở về quê cũ làm ăn giải phóng nông thôn.

· Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, có gia đình binh sĩ làm mũi nhọn, kết hợp vũ trang đã tấn công đều khắp các đồn bót trong tỉnh. Điển hình như: Ở Ô Môn, đơn vị 1001 đã hỗ trợ cho 5.000 quần chúng đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận bao vây uy hiếp chiếm đồn Vàm By giữa ban ngày. Tại xã Tan Hoà, nhân dân nổi dậy gỡ đồn Bảy Ngàn (Lầu Trắng). Đồng bào khu vực đồn Vàm Đinh đánh trống mõ, gia đình binh sĩ vào đồn trước, kêu gọi chồngcon ra đầu hang cáh mạng, ta chiếm được đồn. Đồn Vàm Mười Ba (Vĩnh Viễn) bị ta vây, địch rút chạy. Ngay ở vùng ven thị xã, quần chúng cũng nổi dậy giành chính quyền làm chủ ở nhiều xóm ấp, bung ra phá cầu, phá lộ, trừng trị ác ôn, giải tán tề ấp,...

Từ táng 9-1959 đến tháng 2-1960, phong trào quần chúng đấu tranh chống địch tập trung dân vào khu trù mật. Cuối tháng 2-1960, quần chúng bắt đầu phá khu trù mật bung trở về ruộng vườn cũ. Đêm 23-2-1960, 192 gia đình trở về Tràm Cửa nổi dậy ở khu Hồ Sen. Ngày 25-2-1960, 2.200 gia đình ven sông nước đục nổi dậy trở về vườn cũ.

Nổi nhất là sự phối hợp đồng bộ giữa cơ sở trong lòng địch (binh sĩ, tề xã, thanh niên chiến đấu) vơi lực lượng quần chúng bên ngoài, kết hợp lực lượng vũ trang tấn công tiêu diệt địch ở Hỏa Lựu, hỗ trợ cho quần chúng trong Khu trù mật Vị Thanh-Hoả Lựu nổi dậy, cùng đánh trống mõ hò reo phá khu trù mật. Chỉ trong 25 ngày đêm từ 14-9-1960 đến 8-10-1960, ngaòi đánh vào trong nỏi dậy làm cho kẻ thù bị tê liệt. Khu trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu bị phá rã cơ bản. Ta gải phóng 11.876 nóc gia trở về quê cũ làm ăn. Âm mưu đòn dân vào nhà tù khổng lồ, tách dân ra khơi Đảng “tát nước bắt cá” của Mỹ - Diệm bước đầu bị thất bại.

Thực chất cuộc Đồng khởi 1960 là cuộc nổi dậy chưa từng có của nông dân giành lại ruộng đất cho mình, trong đó nữ nông dân góp phần không nhỏ trong đấu tranh chống quy khu, lập ấp và nổi dậy phá kềm. Lúc địch quy khu, chị em là người bị gom sau hết, lúc nổi dậy phá kềm thì chị em là người nổi dậy quyết liệt để trở về ruộng vườn sớm nhất.

Với sức mạnh 3 mũi tấn công, quân dân Cần Thơ đã đánh rã hầu hết hệ thống kềm cơ sở của địch và giải phóng phần lớn các ấp vùng nông thôn kềm. Từ nổ ra Đồng Khởi đến cuối năm 1960, toàn tỉnh đã giải phóng được 13 xã, trong đó huyện Long Mỹ giải phóng 05 xã: Vĩnh Viễn, Xà Phiên, Phương Bình, Vĩnh Tường, Long Phú. Huyện Ô Môn giải phóng 05 xã: Trường Thành, Trường Xuân, Định Môn, Trường Long, Trường Lạc. Huyện Kế Sách giải phóng 03 xã: Ba Rinh, An Lạc Thôn, Phong Nẫm.

Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời là sản phẩm tất yếu trước sự lứon mạnh của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngày 8-3-1961, Hội LHPN Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do chị Nguyễn Thị Tú làm Hội trưởng.

GIAI ĐOẠN THỨ HAI

(Từ 1961 đến giữa năm 1965)

PHỤ NỮ CẦN THƠ THAM GIA PHONG TRÀO ĐÁU TRANH CHỐNG DỒN DÂN LẬP ẤP CHIẾN LƯỢC GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ - NGUỴ

Từ sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển và giành thắng lợi – chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục khủng hoảng và bắt đầu suy sụp. Vùng nông thôn giải phóng rộng, địch co cụm lại trong đồn bót.

Một số tề điệp bỏ xứ đi, một số nghỉ việc hoặc ra đầu thú với nhân dân.

Để đối phó với cách mạng miền Nam, chiếm lại những vùng đã mất, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là một lọai chiến tranh xâm lược thực dân mới dùng nguỵ quân, nguỵ quyền làm công cụ tiến hành chiến tranh do Mỹ điều khiển. Nội dung cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là kế hoạch “Êt-Talây-Tâylo” từ giữa năm 1961 đến hết năm 1962 bình định miền Nam trong 18 tháng. Sau đó là kế hoạch Giôn-Xơn-Na-Ma-Ra” bình định miền Nam trong 2 năm 1963 – 1964.

Mỹ - Diệm coi việc lập ấp chiến lược là “quốc sách” và là xương sống của “chiến tranh đặc biệt” với phương châm “lấy dân chiếm đất” không phải “chiếm đất giữ dân”.

Nằm trong kế hoạch chiến lược chung, từ 1961 – 1962, ở Cần Thơ Mỹ - Diệm ráo riết bắt lính, đồn quân, xây dựng lực lượng chủ lực, bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự và xây dựng lực lượng bán vũ trang “thanh niên chiến đấu”. Đi đôi đó, địch còn tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh cho bọn nguỵ quân.

Sang năm 1962 – 1963, chúng mở nhiều cuộc càn quét và hàng ngày dùng máy bay tàu chiến, phi pháo đánh ác liệt vào vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng bắn giết nhân dân, phá ruộng vườn dồn dân lập ấp chiến lược.

Chúng gom dân từ vùng giải phóng ra ở tập trung xung quanh thị xã, thị trấn, dọc các tuyến đường giao thông thuỷ bộ quan trọng để dễ kiểm soát và làm vành đai bảo vệ cho chúng. Đồng thời đóng thêm đồn bót, củng cố lại tề xã, ấp đã lung lay hoặc rệu rã trong và sau đồng khởi, để đủ sức kềm dân.

Những nơi chúng kềm, chúng bắt phụ nữ vào các tổ chức bán quân sự, tập dợt, biểu diễn, cho một số nữ làm chỉ huy nam giới để đề cao vai phụ nữ. Bắt buộc vợ con công chức vào “phụ nữ liên đới” do Trần Lệ Xuân cầm đầu.

Chúng tuyên truyền bịp bợm Mỹ - Diệm là dân chủ, Mỹ là bạn. Thủ đoạn lừa mỵ là cho tièn bạc, hàng hoá thừa ế, tole lợp nhà, phát thuốc cho một số người trong các ấp chiến lược.

Với quyết tâm tập trung binh lực và phương tiện vũ khí chiến tranh để thực hiện ý đồ, ở Cần Thơ chúng đã gom tát một số đông dân vào ấp chiến lược, đòng thêm hàng chục đồn bót, lấn chiếm lại một số vùng giải phóng, kềm chặt hàng ngàn dân. Trong thời gian này, địch đã lập được 100 ấp chiến lược như: Ô Môn 52/90 ấp bị kềm gắt gao; ở Châu Thành lập ấp chiến lược trong 14/14 xã; Long Mỹ có 17 xã địch đóng 36 đồn, lập 32 ấp chiến lược,...

Tình hình đó gây cho ta không ít khó khăn trong hoạt động cùng như trong nắm dân. Một số cán bộ co thủ không dám hoạt động, tinh thần quần chúng có lúc ngán lại không dám gặp ta.

Đời sống vật chất của dân trong ấp chiến lược thiếu thốn, vất vả, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình không đủ cơm ăn, đau không thuốc uống. Ở ấp Hoà An (Phụng Hiệp) chỉ trong một tuần lễ có 30 cháu bị bệnh chết do sống bẩn chật và không thuốc uống.

Cuộc cách mạng nào cũng có thuận lợi và khó khăn lúc lên lúc xuống. Những bước ngoặt của cách mạng thường là thời điểm tập trung mâu thuẫn và diễn biến phức tạp. Nhưng sở dĩ nhân dân và phụ nữ Cần Thơ không những không khuất phục kẻ thù mà còn vượt qua những khó khăn thử thách lứon lao để tồn tại và phát triển là do: trước hết có đường lối sáng suốt, kịp thời của Đảng được sự hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Giải phóng miền Nam, BCH lâm thừoi phụ nữ giải phóng Cần Thơ được thành lập 20/10/1961 vứoi 25 uỷ viên, thường vụ 13, chị Nguyễn Thị Kim Hạnh làm Hội trưởng.

Sự ra đời của Hội LHPN giải phóng miền Nam nói chung của Hội LHPN giải phóng tỉnh Cần Thơ nói riêng vào giữa cao trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam, đã thúc đẩy phong trào cách mạng trong giới phụ nữ phát triển rộng khắp. Hội LHPN giải phóng Cần Thơ thực sự trở thành ngọn cờ hiệu triệu các tầng lớp phụ nữ nông thôn, thành thị Cần Thơ tiếp tục phát triển và chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh quyết liệt hơn trong đấu tranh chống kẻ thù.

Lần lượt, Ban Chấp hành Hội LHPN giải phóng các huyện, thị xã và các xã trong tỉnh cũng được hình thành, tập hợp đông đảo phụ nữ các tầng lớp vào Hội ngày càng rộng mạnh, có đội ngũ cán bộ Hội kiên trung, bất khuất, vượt khó, khổ, bám quần chúng phụ nữ và hội viên. Phụ nữ Cần Thơ có truyền thống đấu tranh chống địch, không cam chịu sống dưới ách áp bức bóc lột của kẻ thù, có tinh thần dân tộc, dân chủ, quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ.

Năm 1961, Tỉnh uỷ họp hội nghị để quán triệt Nghị quyết Đảng cấp trên, đồng thời đề ra chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận đánh địch ở đô thị và nông thôn” để chống quốc sách gom dân, lập ấp chiến lược của địch. Đi đôi đó, củng cố tổ chức lại các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông hội giải phóng...Năm 1961 – 1962, trong Bam Thường vụ Tỉnh uỷ có đồng chí pHna Thị Tốt vừa tham gia lãnh đạo chung vừa trực tiếp lãnh đạo công tác phụ vận. Hội phụ nữ Gải phóng Cần Thơ được củng cố và phát triển khá mạnh về số lẫn chất lượng. Nhiều xã có 70-80% chị em vào Hội phụ nữ giải phóng. Trong các ấp chiến lược, Hội cũng liên hệ với số hội viên cũ, củng cố xây dựng lại thành nòng cốt hoặc tổ hội viên để làm nòng cốt cho quần chúng phụ nữ tại chỗ đấu tranh.

Để kỷ nirmj nagỳ 8-3-1961 (ngày thành lập Hội LHPN Giải phóng miền Nam) và ngày 25-6-1961 (ngày Mặt trận Dân tộc Giải phóng Cần Thơ ra mắt), đồng thời đối phó với am mưu thủ đoạn của địch, phụ nữ Cần Thơ phối hợp với các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trung, bán vũ trang trong tỉnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, binh vận, vũ trang.

· Đấu tranh chính trị:

· Mở đầu là cuộc biểu tình vào ngày 20-01-1961 diễn ra tại xã, gầ 20 ngàn quần chúng tham gia, từ ba hướng: Lộ Tẻ, Xóm Chài, Đầu Sấu kéo vào trung tâm thị xã kết hợp với lực lượng tại thị xã. Địch phát hiện được, chúng cho lực lượng bảo an, cảnh sát, thám báo ra ngăn chặn. Cánh từ Đầu Sấu tiên vào bị địch đàn áp dữ dội, chúng bắn xả vào đoàn biểu tình làm chết 13 người và bắt giữ trên 400 người. Trong số người bị bắn chết có chị Trương Thị Xinh, Đoàn viên thanh niên lao động ở xã Tân Hoà (huyện Châu Thành) đã trương băng đi đầu. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, tay chị không rời tấm băng, cố sức vươn lên hô vang: “Đã đảo bọn sát nhân Mỹ - Diệm” và khoát tay ra hiệu mọi người xông tới. Đồng chí Năm Bông, cán bộ trực tiếp lãnh đạo cánh quân này cũng đã anh dùng hy sinh. Không nao núng trước sự đàn áp dã man của địch, các cánh quân từ ba hướng vẫn tràn tới kéo thẳng vào dinh trưởng. Khí thế quần chúng sục sôi, buộc tên Tỉnh trưởng Phong Dinh (Cần Thơ) phải bồi thường tính mạng những người bị chúng bắn giết, trao trả những người bị bắt. Địch phải nhượng bộ chấp nhận yêu sách của đoàn biểu tình. Cuộc đấu tranh mặt đối mặt với kẻ thù tuy có bị địch đàn áp rất dã man, lực lượng có tổn thất nhưng chị em vẫn rất kiến cường không khuất phục à đã buộc địch phải chấp nhận giải quyết một số yêu sách của đoàn đưa ra. Hiện nay ở xã Mỹ Khánh đã dựng bia tưởng niệm 13 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh này.

· Cùng thời điểm này, khắp địa phương trong tỉnh đều có những cuộc đấu tranh chính trị trực diện, từ lẻ tẻ đến tập trung liên tục diễn ra. Tiếp đến ngày 19-5-1961, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ, hơn 2.000 quần chúng đa số là nữ ở huyện Long Mỹ tham gia biểu tình với khẩu hiệu “chống càn quét, cướp phá, chống đuổi nhà gom dân, đòi bồi thường thiệt hai”. Từ sáng sớm, các đoàn người từ khắp các ngã đường trong huyện kéo về thị trấn Long Mỹ, trương băng cờ khẩu hiệu đấu tranh. Bọn chỉ huy chi khu Long Mỹ ra lệnh bắn vào đoàn biểu tình. Hai người cầm cờ dẫn đầu đoàn biểu tình hy sinh. Chị Nguyễn Thị Sáu dẫn đầu cánh quân từ Long Trị kéo về Long Mỹ cũng bị địch bắn hy sinh. Quyết không lùi bước, lập tức các chị em khác xông lên càm cờ và khiêng xác chị Sáu cùng cả đoàn anh dũng tiến tới. Cuộc đấu tranh tại thị trán Long Mỹ éo dài suốt 3 ngày đêm, nhân dân và phụ nữ tại thị trấn và huyện hưởng ứng bằng cách tiếp tế cơm, nước, bánh trái cho các đoàn đấu tranh. Cuối cùng bọn nguỵ quân nguỵ quyền chi khu Long Mỹ phải nhận tội, nhận đơn và bồi thường nhân mạng cho những người bị chúng bắn chết 75.000 đồng.

· Phong trào chống đuổi nhà và dồn dân vào ấp chiến lược diễn ra cũng rất quyết liệt. Để chống lại việc cào nhà gom dân, không ít chị em tự tay châm lửa đốt nhà trong lúc bọn lính leo lên dỡ nhà. Số bị lùa vào ấp chiến lược thì đấu tranh đòi trở về ruộng vườn cũ sản xuất. Nhiều nơi, chị em biến ấp chiến lược thành ấp chiến đấu, bằng cách tự gài chông, lôi ngoài vườnn ngoài ường... nói là để phòng Việt cộng phá rào phá bờ bao, phá ụ mà kỳ thật là để ngăn chặn sự lùng sục của địch.

· Vào giữa năm 1961, hàng ngàn quần chúng ở xã An Bình được sự hỗ trợ của gia đình binh sĩ kéo ra thị trấn Cái Răng đấu tranh đòi bồi thường sinh mạng của em Khải, học sinh bị địch bắn chết.

Dẫn đến cuối năm 1961, nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tiếp nổ ra như: Cuộc đấu tranh của 200 quần chúng ở ấp Thạnh Mỹ “C”, xã Tân Bình kéo vào bọn tề xã đòi phá bỏ ấp chiến lược. Cùng lúc, cuộc đáu tranh của 600 đồng bào xxa Hoà Mỹ (Phụng Hiệp) chống gom dân lập ấp. Nhiều cuộc đấu tranh khác của quần chúng gom ở các xã thuộc huyện Châu Thành, tập trung thành hàng trăm tàu, xe, hàng ngàn ghe xuồng trên kinh xáng Xà No và sông Cần Thơ trương băng, khẩu hiệu “chống bắn phá bừa bãi, chống bắt xâu, bắt lính...” Lực lượng đấu tranh chính trị đi đâu cũng có gia đình binh sĩ tham gia và ủng hộ đấu tranh.

· Nhiều cuộc đấu tranh chính trị vào thị trấn, chi khu làm thối động, náo loạn địch, đặc biệt là những cuộc đấu tranh chở tử thi, nạn nhân của bom pháo và càn quét với những tang vật mà địch không thể chạy vội được như: miểng bom pháo, đầu đạn địa bác...còn đối với nhân dân thì xúc động, nguyền rủa Mỹ - Diệm.

Xe tăng, thiết giáp, trọng pháo, máy bay của địch không làm phụ nữ nao núng, khiếp sợ. Tháng 3-1963, phụ nữ xã Thới Thạnh (Ô Môn) đã kiên quyết cản đầu một cho đội xe thiết giáp địch càn ra ruộng lúa, buộc địch phải lùi lại. Cùng thời gian này, hàng trăm phụ nữ xã Thạnh Hoà (Phụng Hiệp) kéo lên lộ 40 Rạch Gòi, xông vào căn cứ pháo binh ở Cả Bảo, nhiều mẹ và chị em lấy tay bịt nòng pháo địch, kiên quyết phản đối không cho địch bắn pháo vào nông thôn. Trên 300 chị em ở Vị Thanh kéo cánh trực thăng không cho địch chở người thân của mình đi lính cho địch.

Trong giai đoạn chống chiến tranh đặc biệt, nhất là vào năm 1963-1964, lực lượng đấu tranh của phụ nữ Cần Thơ bước vào những trận tiến công mới vào vùng thị trấn, thị xã Cần Thơ như một “binh chủng đặc biệt” được kẻ thù nể mặt gọi tên là “đội quân tóc dài”. Đây là độ quân chính trị hùng hậu với số đông người có tổ chức, có huấn luyện, có ám mật hiệu trong chỉ huy tiến thoái, hợp tan, có hậu phương, có tiền phương có chi viện, được trng bị chue yếu bằng vũ khí tinh thần yêu nước cao độ, ý chí căm thù sâu sắc, và lý lẽ đấu tranh sắc bén. “Đội quân tóc dài” có lúc tác chiến độc lập cho một số yêu cầu nhất định, với số lượng đông 1, 2, 3, 4 ngàn người nhưng vẫn giữ thế hợp pháp với địch. Có lúc hợp đồng chiến đấu với lực lượng vũ trang, binh vận, nhưng mặt bao giờ cũng có lực lượng đấu tranh, vừa đảm bảo tính chủ động tiến công, vừa làm vai trò xung kích kèm chân địch, tranh thủ thời gian chờ đại quân xuất hiện khi cần thiết. Sau mỗi cuộc đấu tranh dù với quy mô lớn, nhỏ tuỳ theo phạm vi từng cấp ban chỉ huy đấu tranh và rút kinh nghiệm cho những cuộc đấu tranh tới. Hầu hết những cuộc đấu tranh chính trị trực diện quy mô lớn, từ nông thôn nhậnp thị đều có cả cán bộ nữ các cấp xã, huyện, có trường hợp có cả cán bộ tỉnh tham gia trong ban chỉ huy công khai hoặc bí mật. Nhiều cán bộ nữ trưởng thành từ trong thực tiễn điều khiển những cuộc đấu tranh trực diện với quy mô vừa, lớn đã trở thành những cán bộ lãnh đạo giỏi của Hội cấp huyện, tỉnh. Không ít chị em được đề bạt bổ sung các cấp uỷ Đảng. Nhiều mẹ, nhiều chị có mặt thường xuyên trong đội hình đấu tranh chính trị trực diện như má Ba Huệ ở xã Hoà Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đã có 120 lần đi đấu tranh trực diện liên tục bị địch bắt nhiều làn, nhưng cứ mỗi lần ở tù ra là má lại đi đấu tranh tiếp. Lý lẽ của má cũng rất sắc bén “chừng nào Mỹ không còn ở miền Nam thì chúng tôi không còn đấu tranh”. Với thành tích nêu trên, năm 1964 má được công nhận là chiến sĩ thi đua miền Tây và 10 mẹ khác là chiến sĩ thi đua miền Tây.

Từ năm 1961-1964, con số khiếm tốn phụ nữ Cần Thơ đã có 21.522 cuộc đấu tranh chính trị lớn, nhỏ với 424.601 lượt chị em tham gia, trong số đó có hàng trăm ngàn lượt phụ nữ Khơme và phụ nữ các tôn giáo tham gia. Lực lượng thường trực của đấu tranh chính trị luc nào cũng có 7, 8, 10 đến 13 ngàn lượt. Kết quả đấu tranh buộc địch phải trừng trị 300 tên ác ôn, bồi thường hàng trăm triệu đồng, thả 60.524 người bị chúng bắt, trả lại 206 ngàn giạ lúa, hàng ngàn thanh niên không bị bắt lính, giữ được 20 ngàn nóc gia không bị đốt và 150 ngàn công ruộng vườn khỏi bị tàn phá.

Tuy nhiên kết qủa vật chất bao giờ cùng có hạn nhưng thắng lợi về tinh thần và ý chí, về chính trị trong điều kiện kẻ thù hung hăng, tàn ác mới là kỳ diệu: trình độ giác ngộ cách mạng của phụ nữ được nâng lên lòng căm thù địch thêm sâu sắc, cơ sở hội được củng cố và phát triển.

Về phí địch thì phân hoá hàng ngũ, bộ mặt bán và cướp nước ngày càng bị lột trần, hậu phương của chúng luôn khong ổn định tạo điều kiện cho phong trào quần hcúng ở thị xã, thị trấn tiến lên - chỉ từ năm 1961 – 1964 phong trào phụ nữ thị xã, thị trấn diễn ra liên tục thu hút trên 300 ngàn lượt quần chúng tham gia.

· Phụ nữ tham gia phong trào Binh Vận:

Đây là một mũi tiến công vô cùng lợi hại vì phụ nữ có thể hợp pháp, lại có mối quan hệ mẹ con, chồng vợ, anh em...dễ tiếp cận đối tượng, địch khó ngăn chặn được.

Bước vào năm 1962, theo chủ trương của Tỉnh uỷ nhiều địa phương tổ chức đại hội gia đình binh sĩ. Riêng tỉnh Ban binh vận tỉnh phối hợp với phụ nữ tỉnh đã tổ chức một cuộc Đại hội có 200 gia đình binh sĩ dự. Lần lượt các huyện, xã trong tỉnh cũng tiến hành đại hội gia đình binh sĩ.

Đại biểu dự đại hội được nghe phổ biến chính sách 12 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, đi đôi phát động tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với Tổ quốc. Qua đó giúp gia đình binh sĩ xoá được mặc cảm họ là “gia đình binh sĩ nguỵ” và giúp họ có nhận thức đúng đắn gia đình binh sĩ là “gia đình đau khổ”. Cũng qua các đại hội gia đình binh sĩ, đã động viên cổ vũ lớn lòng yêu nước của các gia đình và thông qua họ, tác động tích cực đến người thân của họ còn trong hàng ngũ nguỵ quân.

Phát huy kết qủa đại hội gia đình binh sĩ các cấp, Hội phụ nữ hướng dẫn hội viên thi đua kêu gọi chồng, con, anh em về với cách mạng - nhiều xã ấp không còn gia đình binh sĩ - nhiều chi bộ, chi đoàn không còn có người thân đi lính cho mỹ nguỵ. Điển hình như huyện Ô Môn có 4 xã, 24 ấp; Phụng Hiệp có 30 ấp không còn gia đình binh sĩ.

Hội còn quan tâm trang bị cho hội viên và chị em phụ nữ nói chung sách “Lý vững, súng cầm”, hằng ngàn tập bài hát và ca dao truyền miệng hoặc hát đưa em mang nội dung giáo dục lòng yêu nước và làm lung lay tinh thần ý chí của lính nguỵ.

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người vì nước rất nhiều công lao”

...........................................................

“Chim đa đa đậu nhánh đa đa

Anh ơi thương nước thương nhà

Đừng theo cái lũ gin tà hại dân”

Công tác binh vận luôn được kết hợp chặt với đấu tranh chính trị trực diện, ngoài các yêu cầu khẩu hiệu chính được đề ra cho từng cuộc đấu tranh, bên cạnh đó bao giờ cũng có yêu cầu khẩu hiệu tranh thủ binh sĩ đồng tình ủng hộ cho cuộc đấu tranh đó của phụ nữ. Nhờ vậy mà lực ưlưọng đấu tranh trực diện đã phân hoá cô lập được bọn lính hung hăng đàn áp, ngăn chặn các cuộc biểu tình, lôi cuốn được số binh sĩ cầu an, có tinh thần dân tộc cùng phản đối chính quyền và quân đội Mỹ - Nguỵ rải chất độc hoá học, bắn pháo, khủng bố dần dần vào ấp chiến lược, đốt nhà, phá hoại hoa màu ruộng vườn của nhân dân.

Qua đấu tranh, chị em còn phát hiện nhiều mối tốt cung cấp cho Bn Binh vận chuyên nghiệp xây dựng cơ sở trong lòng địch phục vụ lâu dài cho cách mạng.

Đại bộ phận chị em còn có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên vận động binh sĩ như dán khẩu hiệu, rải truyền đơn theo đờng hành quân của giặc; tuỳ hoàn cảnh có khi càn trao tận tay binh sĩ những truyền đơn mang nội dung:

Cửu Long chín nhánh một dòng

Vai mang súng Mỹ mà lòng Việt Nam”

“Súng Mỹ lòng ta”

“Mỹ thua về Mỹ, Diệm thua Diệm theo Mỹ,

Anh em binh sĩ thua về đâu?”

“Súng Mỹ anh cập bên hông

Bắt ai, anh hỏi lại lòng anh coi”

“Hầm chông chống Mỹ, binh sĩ đừng đi”....

Phần lớn mật giao theo năm nội tuyến cho Ban Binh vận các cấp, tuyệt đại bộ phận là phụ nữ. Không chỉ để giữ liên lạc thường xuyên với nội tuyến, mà có khi các má, các chị còn làm nhiệm vụ truyền lệnh cho nội tuyến hành động diệt ác, phục vụ đánh đồn khởi nghĩa. Điển hình như má bảy Võ Thị Hường ở ấp Hoà An, móc nối và truyền lệnh cho đồng chí Thành, được cày vào làm nội tuyến đồn Cái Sơn (xã Phương Bình – Long Mỹ - Nay là Phụng Hiệp) phối hựop với lực lượng vũ trang bên ngoài tiêu diệt đồn Cái Sơn, tạo điều kiện cho quần chúng xông lên phá đồn, giải phóng hoàn toàn xã Phương Bình.

Hay như má Ba Sa, thường gọi là sư nữ Diệu Trang (vì đi công átc, má thường nghỉ ở chùa và mặc y phục tu sĩ) cũng là cán bộ mật giao, bám nội tuyến, hỗ trợ việc thực hiện phương án chỉ đạo của ta. Má rất thông minh và dũng cảm, có một lần, trong khi hành động theo phương án của ta đẻ diệt đồn Ba Bọng (xã Tân Bình), cơ sở nội tuyến của ta bị thương cụt tay vì lựu đạn, má Ba Sa hiến kế với chỉ huy của ta chở thây tên Sang ác ôn trong đồn bị chết, đem chôn giấu đi, rồi phóng tin: Tên Sang là nội tuyến của Việt Công, phục vụ lấy đồn và theo Việt công luôn rồi. Còn nội tuyến của ta bị cụt tay thì chở bằng trực thăng về Cần Thơ chữa trị - Nguyễn Văn Thiệu vào bệnh vệin dã chiến số 3 (nay là Bệnh Viện 121) trao tặng Huân chương “Anh dũng bội tinh” cho nội tuyến của ta. Sự việc diễn ra đúng ý đồ và theo sự sắp xếp của má Ba Sa.

Cá biệt có chị Sáu Điệp ở xã Trường Xuân (Ô Môn) có chồng tên Ba Cò làm gián điệp nằm vùng. Nhiều lần khuyên can chồng không được, buộc lòng chị phải báo với ta và tạo điều kiện cho ta vào bắt Ba Cò tại nhà chị Sáu Điệp đã đặt tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu cách mạng lên trên hạnh phúc riêng mình. Hnàh động cao đẹp của chị được nhân dân đồng tình ủng hộ và cảm phục. Sau đó, chị tham gia công tác giao liên cho Huyện uỷ Ô Môn. Tại thị trấn Phụng Hiệp còn có bà Lê Thị Sảnh, dù ở trong vòng kềm toả của địch, bà cũng đã vận động binh sĩ 10.000 viên đạn và 50 quả lựu đạn gửi về cho cách mạng.

PHỤ NỮ THAM GIA ĐẤU TRANH VŨ TRANG

Chiến tranh du kích ở Cần Thơ trong các năm 1691-1962 mang tính chất rộng rãi, phát triển đều khắp và đa dạng

Hàng trăm ngàn lượt người, trong đó có nữ thanh niên, nữ trung niên tham gia xây dựng xã ấp chiến đấu, đào hàng trăm kilômét kinh rạch cải tạo đị hình, vừa chống địch vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ còn tham gia các hình thức đánh giặc như: vót chông, gài chông, hầm chông, gài mìn trái, đạp lôi, ong vò vẽ, trồng cây gây rừng cải tạo địa hình...Hàng ngàn chị em cùng nam giới phá lộ 40 (nay là quốc lộ 1) và liên tỉnh lộ 27 gây nhiều khó khăn cho địch.

Việc thu gom miểng bom pháo, đầu đạn, vỏ đạn để cung cấp cho công trường sản xuất vũ khí, trang bị cho du kích xã ấp cũng được đông đảo chị em tham gia tích cực.

Trong phong trào du kích chiến tranh, phụ nữ vận dụng 3 mũi giáp công rất linh hoạt và sáng tạo. Vừa gài chông, nếu gặp địch thì tuyên truyền tranh thủ binh sĩ đừng đi tới, sẽ gặp chông lôi của du kích; khi cần, đấu tranh trực diện không cho bắt người, đòi thả người tại chỗ hoặc đấu tranh không để địch cướp tài sản, đốt nhà dân...Gặp lúc tình hình căng thẳng, phụ nữ vốn mềm dẽo, khôn khéo, qua mắt địch chuyển hàng cho bộ đội qua những nơi khó khăn hiểm yếu, đến nơi an toàn cho bộ đội. Ngoài ra, chị em còn nắm tình hình địch cung cấp cho bộ đội, cho du kích đối phó hoặc có kê shoạch đánh địch chính xác. Phụ nữ còn tham gia bao vây đồn bót gây cho bọn lính đồn mất ăn mất ngũ. Có những chị em bám trụ bao vây rất kiên cường như chị 2 Hoa, Xã đội trưởng Đội Tân Bình (Phụng Hiệp), cùng đồng đội ngày đêm bao vây địch ở đồn Tân Bình. Từ hoang mang đến khiếp sợ, bọn lính đồn gọi chị là “Bà Cửu thiêng” có lúc gọi là “Bà Chúa Xứ”

Từ năm 1962 – 1964, toàn tỉnh có trên 10.000 chị em tham gia lực lượng tự vệ. Chị em còn tham gia lực lượng vũ trang và bán vũ trang như vào du kích ấp, du kích xã tập trung. Ở xa Lương Tâm (Long Mỹ), xã Nhơn Nghĩa (Châu Thành), xã Long Thạnh (Phụng Hiệp) và nhiều nơi khác, mỗi xã có một tiểu đội nữ du kích tập trung, đã từng phối hợp chống càn bảo vệ tánh mạng tài sản của nhân dân. Cùng những năm này, ở đỉnh cao của phong trào, nhiều chị em đã tham gia đơn vị địa phương quân nữ như: Trung đội địa phương quân nữ huyện Ô Môn; trung đội địa phương quân nữ các huyện: Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ. Có đơn vị đã từng phối thuộc chiến đấu với các đơn vị bạn tham gia nhiều trận đánh ác liệt hoặc những trận càn lớn, tiêu hao địch. Điển hình như trận đánh trả quyết liệt cuộc càn lớn vào ngày 25-4-1965 của địch vào khu Sen Thắng xã Long Thạnh (Phụng Hiệp), có cả máy bay chiến đấu, xe thiết giáp, pháo binh yểm trợ cho bộ binh. Trong cuộc càn này, địch thẳng tay thảm sát hơn 100 đồng bào vô tội hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em chạy ra Cầu Trắng lánh nạn. Trung đội nữ địa phương quân Phụng Hiệp, trong đội hình chiến đấu của Đại đội địa phương quận huyện, đánh địch suốt ngày, đánh bật 8 đợt xung phong của địch. Đến chiều, địch phát hiện một tổ do nữ đồng chí Phấn làm tổ trưởng, chúng tập trung đánh quyết liệt, cả 3 chị trong tổ bắn hết đạn, đánh giáp lá cà với địch cho đến lúc người chiến sĩ cuối cùng trong tổ hy sinh anh dũng.

Trung đội nữ địa phương quân Ô Môn do nữ đồng chí Bảy Ấu làm Trung đội trưởng, đã phối thuộc trong đội hình chiến đấu của Đại đội 20 chống càn. Sáng ngày 08-6-1965, Tiểu đoàn Biệt động quân nguỵ Trà Ếch càn qua kinh Áng Khám, lọt vào đội hình của Trung đội nữ và Đại đội địa phương quân Ô Môn. Đ/c Ánh đang đào công sự, bất ngờ bị tên lính đi đầu phát hiện bắn đ/c hy sinh. Đ/c Út Mai, cùng đơn vị với đồng chí Ánh, nổ súng bắn chết tên lính này, thu một súng tôm-xông. Cũng chính từ phát súng của đ/c Út Mai là phát súng đầu tiên cho trận đánh bắt đầu. Trận địa diễn ra vô cùng ác liệt, Đại đội 20 địa phương quân Ô Môn và Trung đội nữ Ô Môn kiên cường, dũng cảm, táo bạo đánh trả quyết liệt không do địch chiếm trận địa. Sau 10 phút chiến đấu, nữ đ/c Bảy Ấu, Trung đội trưởng bị thương. Hai nữ đ/c Hai Nguyên và Ba Mạnh Trung đội phó lên chỉ huy. Địch chiếm được công sự của Trung đội nữ nhiều lần, nhưng chị em Trung đội Ô Môn đã kiên cường phản xung phong, đánh địch bật ra khỏi công sự, khôi phục lại trận địa và tiếp truy đuổi địch ngoài đồng, làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Địch bỏ lại 9 xác chết. Ta thu một số vũ khí và đạn dược.

Trong quá trình tham gia phong trào du kích chiến tranh, tiến công địch bằng 3 mũi, nhiều cán bộ nữ được đề bạt vào các cấp đội (63-64). Toàn tỉnh có 72 xã có Xã đội phó là nữ, 6 chị Xã đội trưởng, 2 chị Huyện đội phó, 2/3 ấp đội có nữ. 5 Trung đội địa phương quân nữ.

PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÙNG VEN VÀ THỊ XÃ:

Phối hợp với phong trào phụ nữ nông thôn tiến công địch bằng 3 mũi giáp công phá ấp chiến lược phong trào đấu tranh của phụ nữ ở vùng ven và thị xã hoà quyện với phong trào đấu tranh chung của đồng bào thị xã diễn ra liên tục và sôi nổi.

Phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân như: Hội Linh, Cầu Củi, Vú Sữa, Mít Nài, Ngọn lộ 19,20, Đầu Sấu....phát triển mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh tại chỗ của nhân dân và phụ nữ thị xã trong thời gian này quyết liệt nhất là đấu tranh chống đuổi nhà, chiếm đất của dân để lập sân bay, mở rộng căn cứ và hậu cứ cho Mỹ. Chúng tiến hành “trưng dụng” đất đai, giải toả nhà cửa của nhân dân. Địch quyết làm, dân quyết chống. Nhờ kịp thời lãnh đạo, nhiều cuộc đấu tranh thu hút đông đảo bà con và gia đình binh sĩ tham gia. Ở Cầu Củi, địch chủ trương giải toả một số khu nhà của dân để xây hậu cứ cho Mỹ, nhưng dân không đi. Ngày 05-3-1964 chúng chủ trương đốt cháy 367 ngôi nhà của bà con lao động, trong đó có 25 nhà của gia đình binh sĩ, gây ra cảnh sống màn trời chiếu đất! Cuộc đấu tranh chống hành động dã man của địch đòi bồi thường nhà ở, đòi đưa bà con về chỗ cũ được binh sĩ và gia đình tham gia tích cực, diễn ra dau dẳng, kéo dài đến cuối năm 1966 chúng mới chịu bồi thường. Kết quả những cuộc đấu tranh chống đuổi nhà, cướp đất đã làm cho địch không thực hiện được ý đồ lập sân bay và hậu cứ cho Mỹ một cách nhanh chóng và buộc địch phải bồi thường thiệt hại cho dân.

Ở chợ Cần Thơ, phụ nữ chợ liên tục đấu tranh chống đuổi chỗ, chống thu tiền chỗ cao. Ở các xóm lao động có phong trào đấu tranh chống bắt lính.

Tháng 4-1964, một đoàn biểu tình của phụ nữ nông thôn nhập thị gồm trên 400 lực lượng, có băng, khẩu hiệu, truyền đơn từ bên kia sông Bát-Sắc vượt sông qua chợ Cần Thơ phối hợp với đồng bào và phụ nữ chợ Cần Thơ.

Biểu tình đấu tranh “Chống Mỹ xâm lược” đòi Mỹ rút khởi miền Nam, chống bắt lính. Trong thanh niên học sinh có phong trào xé cờ Mỹ, đấu tranh đòi thả giáo sư Lê Quang Vịnh. Phật giáo yêu nước có phong trào đấu tranh vì hào bình diễn ra sôi nổi, phối hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nhân dân và phụ nữ Sài Gòn. Phogn trào tìm Mỹ để diệt đã lên cao ở nội ô thị xã Cần Thơ. Cuối tháng 1-1961 thiếu niên Trần Hoàng Na đã dũng cảm dùng lựu đạn diệt 4 tên cố vấn Mỹ tại lầu Vĩnh Phước Thành. Trận đánh này được ghi nhận là trận mở đầu phong trào diệt Mỹ ở Cần Thơ. Tiếp đến, tháng 6-1963, cũng thiếu niên Trần Hoàng Na diệt 6 tên Mỹ ở nhà hàng Tân Cảnh. Sang năm 1964, trong trận chống địch càn quét ở Cái Da, Na đã chiến đấu bảo vệ cơ quan thị xã uỷ được an toàn và Na đã hy sinh khi vừa tròn 16 tuổi. Đạ hội Anh hùng toàn miền Nam đã quyết định truy tặng cho liệt sĩ Trần Hoàng Na danh hiệu: “Lá cờ đầu đánh Mỹ” ở miền Tây Nam bộ và huân chương chiến công hạng nhất. Học sinh Nguyễn Ngọc Trai diệt 5 tên Mỹ tại khách sạn Trung Châu. Tháng 11-1963, Nguyễn Ngọc Trai và Nguyễn Thị Thu đốt cháy phòng thông tin Mỹ trên đường Phan Đình Phùng.

Phong trào diệt ác phá kềm ở thị xã diễn ra khá mạnh hỗ tợ cho phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân rất có hiệu quả. Chỉ riêng xã An Bình, năm 1964 đã diệt hằng chục tên ác ôn như: Cảnh sát Luận, Cảnh sát Tỷ, Trưởng ấp Mùi, Trưởng ấp Văn....

* PHỤ NỮ CẦN THƠ TRONG XÂY DỰNG VÙNG NÔNG THÔN GIẢI PHÓNG, CHĂM LO ĐỜI SỐNG PHỤ NỮ TRẺ EM VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỘI.

Xây dựng hậu phương vững mạnh là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi.

Phụ nữ Cần Thơ là lực lượng đông, trong điều kiện chiến tranh đặc biệt, chị em có khả năng nhiều mặt: hậu phương lẫn tiền lương.

· Về lao động sản xuất: Lực lượng lao động chính ngoài đồng áng 8 – 90% là nữ, thay cho nam giới. Chị em vừa chăm lo đời sống gia đình, con cái, vừa có trách nhiệm đóng góp cho cách mạng, vừa nuôi chồng, nuôi con đi thoát ly kháng chiến. Có nhiều chị em chia hai cho cách mạng thành quả lao động nông nghiệp của mình.

Phong trào nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh cũng được chị em tham gia tích cực. Nhiều nơi tởchcs quân trang, quân y nhân dân do phụ nữ đảm nhận. Có một ấp, có đến 70 bà mẹ và chị em nhận 50 thương binh về nuôi dưỡng. Khi thương binh lành mạnh, các mẹ còn lo dựng vợ gả chồng cho anh em. Ở thị xã, thị trấn chị em không có điều kiện nuôi dưỡng thương binh, thì gửi tiền, qù vật cho phụ nữ nông thôn chăm sóc anh em. Trong phong trào vận động tòng quân được chị em phụ nữ nông thôn hưởng ứng tích cực và sẵn sàng tiễn đưa chồng, con lên đường làm nghĩa vụ, điển hình như chị Lê Thị Tám (vợ Tư Chòi) ở xã Hiệp Hưng (Phung Hiệp) đã dẫn 2 đứa con của mình, một trai một gái, hiến cho bộ đội. Sau đó người con trai hy sinh; người con gái là thương binh.

Được Hội PNGP phát động, chị em hưởng ứng góp hủ gạo nuôi quân, con gà cây chuối chống Mỹ. Từ 1963 – 1965, Phụ nữ Cần Thơ hóp được 25.000 hủ gạo chống Mỹ. Chỉ riêng huyện Phụng Hiệp, trong 10 ngày của năm 1963, chị em góp được 180 giạ gạo gửi cho bộ đội và thương binh.

Có vùng giải phóng rộng, Hội phối hợp ngành Giáo dục tổ chức các lứop bình dân học vụ, bổ túc văn hoá cho nhân dân nói chung, cho phụ nữ nói riêng. Có những cán bộ nữ như chị Ba Chi Lan, chị 10 Tú là những người tích cực tham gia dạy bình dân học vụ. Nhờ vậy mà nữ nông dân Việt, Khơme có điều kiện thoát dốt và được bổ túc văn hoá.

Năm 1963 – 1964 toàn tỉnh có 5 xã, 20 ấp thoát nạn mù chữ; 12.000 tổ bình dân học vụ.

Một số xã vùng căn cứ như xã Xà Phiên (Long Mỹ) các xã Hiệp Hưng, Hoà Mỹ, Long Bình (Phụng Hiệp) có phong trào dạy và học văn hoá tốt nhất.

Việc chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em cũng được Đảng và Hội phụ nữ cùng ngành Y tế hết sức quan tâm. Ngoài số cô đỡ hộ sinh do ngành Y tế quản lý, Hội còn đưa nhiều cán bộ phụ nữ đi học chuyên môn cô đỡ, hộ sinh để thiết thực thông qua chăm sóc hội viên và quần chúng phụ nữ mà vận động và tổ chức chị em vào Hội ngày càng rộng mạnh. Cũng từ đó, chị em càng gắn bó với Hội hơn. Đại bộ phận cán bộ Hội đều được cán bộ chuyên môn Y tế trang bị những hiểu biết thông thường như vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh kinh nguyệt, thai ngén, ăn chín uống sôi...Nhờ vậy khi đi vào hoạt động vừa được quần chúng phụ nữ tin yêu lại vừa đtạ kết qủa thiết thcwj trong công tác vận động phụ nữ. Hội viên và quần chúng phụ nữ biết thực hiện nếp sống mới, bỏ dần thủ tục mê tín dị đoan, có sức khoẻ tham gia lao động sản xuất.

Ở vùng ven, vùng kềm cán bộ chuyên môn cũng đào tạo được 300 cô đỡ, phụ sinh. Tái bản trên 20.000 cuốn sách nuôi dạy con và vệ sinh phụ nữ.

Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao kiến thức và phục vụ đời sống sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em.

· Về xây dựng Hội:

Ngày 8-3-1961, Hội LHPN.GP.MNVN được thành lập. Ít lâu sau, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, Hội PNGP tỉnh Cần Thơ cũng được hình thành tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở đều có BCH lâm thời. Đến ngày 19 tháng 5 năm 1964 mới tiến hành Đại hội PN Cần Thơ lần thứ nhất để bbầu Ban Chấp hành Hội LHPN.GP tỉnh do đ/c Nguyễn Thị Hạnh (6 Hạnh) làm Hội trưởng và hai Hội phó là đ/c Ung Thị Tám (8 Liên Xô) và bà Nguyễn Thị Trâm (má Hai). Tiếp đó, lần lượt tổ chức Đại hội Phụ nữ huyện, xã để bầu Ban Chấp hành theo nguyên tắc dân chủ.

Từ mới thành lập Hội cho đến lúc hình thành hệ thống Hội từ tỉnh đến cơ sở, phong trào phụ nữ Cần Thơ có nhiều chuyển biến đáng kể. Được sự lãnh đạo của cấp Đảng bộ địa phương, và tiếp thu các chủ trương nội dung công tác của Trung ương Hội, của khu Hội Tây Nam bộ, Tỉnh Hội Cần Thơ đã vận dụng và chỉ đạo phong trào phụ nữ trong tỉnh phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương theo từng giai đoạn cách mạng. Hưởng ứng phong trào phụ nữ thi đua 5 tốt của Trung ương Hội PNGP vfa của khu Hội, phong trào phụ nữ Cần Thơ phát triển qui mô ngày càng rộng, hoạt động của Hội ngày càng phong phú toàn diện.

Nội dung phong trào phụ nữ 5 tốt:

1. Đoàn kết đấu tranh chống địch tốt (đấu tranh chính trị, binh vận, đấu tranh vũ trang).

2. Đoàn kết lao động sản xuất, tiết kiệm tốt.

3. Phục vụ tiền tuyến, đảm đang công tác hậu phương tốt (nuôi quân tiếp tế, nuôi dưỡng thương binh, hội họp, sinh hoạt trong xóm ấp).

4. Quản lý gia đình và nuôi dạy con tốt.

5. Rèn luyện tư cách đạo đức tốt (trung thành với cách mạng, đoàn kết với chòm xóm, hoà thuận với gia đình, chung thuỷ với chồng).

Phong trào 5 tốt được hội viên và chị em các tầng lớp hưởng ứng mạnh mẽ và thực sự phong trào đã đi vào cuộc sống, công tác, chiến đáu của PN Cần Thơ trong giai đoạn chống chiến tranh đặc biệt, đã góp phần vào sức mạnh chung, từng bước chiến thắng kẻ thù.

Tính từ 1963 – 1965, toàn tỉnh đã bình chọn trên 13.000 chị em đạt danh hiệu phụ nữ 5 tốt. Trong số đó có 143 chiến sĩ thi đua (50 chiến sĩ thi đua đấu tranh chính trị, 36 chiến sĩ thi đua vũ trang, 57 chiến sĩ thi đua xuất sắc toàn diện. Đặc biệt có 21 chiến sĩ thi đua miền Tây Nam bộ được tặng bằng khen và huân, huy chương).

Sự trưởng thành của Hội được đánh giá qua hai mặt số lượng và chất lượng.

- Về số lượng: Từ 1961 – 1965 có 40.000 hội viên bao gồm PN các tầng lớp, phụ nữ dân tộc và tôn giáo. Có trên 5.000 hội viện Hội Mẹ chiến sĩ và 18.000 chị em vừa là hội viên phụ nữ vừa là hội viên Nông hội và là đoàn viên thanh niên nhân dân cách mạng.

- Về chất lượng: Qua các phong trào đấu tranh hai châu 3 mũi, phong trào thi đua 5 tốt và xây dựng nông thôn, đã xuất hiện nhiều chị em tích cực, tiến bộ được các cấp uỷ và Hội cho đi học các lớp tập huấn luyện của Đảng, của Hội đã trở thành cán bộ lãnh đạo của các cấp Hội, và cấp uỷ Đảng các cấp. Tỉnh, huyện, xã dù trong tình hình nào, lúc nào cũng đều có cấp uỷ viên nữ.

Vấn đề đào tạo cán bộ để kịp đáp ứng yêu cầu công tác luôn được cấp Hội tỉnh quan tâm. Dù có khó khăn về địa điểm, về bố trí ăn ở và bảo vệ cho các khoá học, Tỉnh hội đã bằng mọi cách khắc phục để mở lớp cho kỳ được. Từ năm 1962 – 1965, tỉnh đã liên tục mở lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ huyện, xã. Có huyện cũng mở hằng loạt lớp bồi dưỡng cho cán bộ xã, ấp.

Số cán bộ nữ được đào tạo bồi dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu công tác Hội vừa phải cung cấp cho Đảng cho các ngành, đặc biệt là tăng cường cán bộ nữ ra vùng kềm, thị xã, thị trấn.

Tóm lại: Từ 1961 – 1965, phong trào đấu tranh 3 mũi giáp công của phụ nữ Cần Thơ, có sự phối hợp nông thôn và thành thị, cùng với việc tham gia xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh, đã góp phần cùng toàn dân trong tỉnh đánh bại kế hoạch Ết-ta-lây-Tây lo bình định miền Nam trong 18 tháng và tiếp theo là kế hoạch “Giôn-xơn-Mac-Na-ma-ra” bình định trọng điểm của địch làm thất bại “quốc sách ấp chiến lược”, xương sống của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ-nguỵ, giành quyền làm chủ của nhân dân, mở ra vùng giải phóng rộng lớn có thế liên hoàn. Tính đến tháng 6-1965, tỉnh Cần Thơ đã giữ vững và mở rộng vùng giải phóng lên 15 xã (Long Mỹ 5 xã, Phụng Hiệp 2 xã, Ô Môn 5 xã, Kế Sách 3 xã) với 2/3 đất đai và ¾ dân số được giải phóng.

GIAI ĐOẠN THỨ BA

(Giữa năm 1965 - 1968)

PHỤ NỮ CẦN THƠ THAM GIA ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

Bị thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang “chiến tranh cục bộ”. Vào giữa năm 1965, Mỹ đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, đồng thời tăng cường các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (B52), thực hiện kế hoạch 2 gọng kềm “Bình định và tìm diệt”

Cần Thơ là trọng điểm bình định của địchở miền Tây. Chúng gấp rút xây dựng căn cứ, kho tàng ở thị xã Cần Thơ, xây dựng sân bay Trà Nóc, kho đạn và quân Cảng Bình Thuỷ. Mỹ xuống trực tiế chỉ huy từng tiểu đoàn nguỵ. Tại Cần Thơ quân Mỹ và chư hầu có mặt 1.602 tên, quân nguỵ 8.383 tên.

Để thực hiện âm mưu bình định Cần Thơ, địch liên tiếp mở các cuộc hành quan càn quét qui mô lớn vào vùng giải phóng, căn cứ lõm, nhiều cuộc càn quét mật độ bom đạn rất cao.

Lực lượng nguỵ quân có cố vấn Mỹ chỉ huy, cố sức giành lại vùng nông thôn đã mất, chủ yếu ở các vùng có tuyến đường giao thông thuỷ bộ quan trọng và các hành lang đô thị. Càn quét đến đâu bắn phá nhà cửa, rải chất độc hoá học huỷ hoại địa hình. Dùng phi pháo huỷ diệt vùng đông dân cư, bỏ bom trận ban đêm.

Mỹ - Nguỵ đã gây ra nhiều cuộc thảm sát lớn như cuộc thảm sát hơn 200 người chết và bị thương trê sông Ông Tạc, Ông Nghĩa Cầu, Cầu Nhiếm xã Trường Thành (Ô Môn). Hơn 100 người chết và bị thương ở Xẻo Trâm, xã An Lạc Thôn (Kế Sách) và nhiều nơi khác như ở Lái Hiếu, Kinh Ngang, Xẻo Sành, Vĩnh Viễn....

Cùng với việc dùng bom đạn và chất độc hoá học để tách dân ra khỏi vùng căn cứ, vùng giải phóng; mở những cuộc càn quét nhỏ, chà đi xát lại vùng ven, vùng tranh chấp. Đối với vùng giải phóng chúng sử dụng cả trung đoàn, sư đoàn để dồn dân ra vùng chúng chiếm đóng. Nơi nào dân chống lại thì đốt nhà, dỡ nhà, dùng chất nỗ huỷ diệt xóm làng, gây nhiều cuộc thảm sát đẫm máu.

Địch đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý, kêu gọi chiêu hồi, chiêu hàng.

Chúng vận động phụ nữ có chồng, con đi kháng chiến, kêu gọi chồng, con về. Cho nữ phượng hoàng giả dạng dân thường vào căn cứ kháng chiến mê hoặc cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang của ta.

Chúng mua chuộc, lừa mị đề cao vai trò phụ nữ trong các vùng chúng bình định như: hứa sẽ đưa 1/3 phụ nữ vào Ban Tế xã, ấp. Và trên thực tế, xã Long Tuyền đã có Chủ tịch Hội đồng Hương chính xã là nữ. Cá biệt còn có Quận phó là nữ như ở Phụng Hiệp. Ở Vị Thanh, chúng đào tạo nhiều cảnh sát nữ; quân sự hoá phụ nữ gọi là nữ tự vệ. Bọn bình định còn đi sâu vào từng gia đình để thăm nghèo, hỏi khổ. Đi đôi đó, lừa bịp bằng cho thuốc, áo quần, bột sữa, đồ hộp đề cao viện trợ của Mỹ. Điều gia đình vợ con cán bộ có người thân bị chúng sát hại, buộc các chị tái giá để xoá hận thù.

Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng và hành động man rợ của đế quốc Mỹ xâm lược nước ta một cách trắng trợn, ngày 10-6-1965, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã ra tuyên bố cực lực phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ngày 20-7-1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Nam và miền Bắc đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng quyết chién đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Đế quốc Mỹ đang thất bại và sẽ còn thất bại, nhân dân ta đang ở thế tấn công và nhất định sẽ giành thắng lợi” (Hồ Chí Minh tuyển tập).

Trước bối cảnh chung của cả nước, quân dân Cần Thơ được quán triệt Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục và khu uỷ, nắm vững tự cường: “Phát động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, giữ thế chủ động liên tục tấn công địch rộng khắp trên mọi lĩnh vực, cả mặt trận 3 vùng, nhằm tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng ngăn chặn ý đồ phản kích và lấn chiếm của địch, đồng thời ra sức xây dựng lực lượng ta về mọi mặt, bảo đảm sẵn sàng đánh Mỹ, nếu chúng nhảy vào, tiến lên đẩy mạnh tấn giành thắng lợi quyết định, khi có thời cơ.

Riêng Tỉnh uỷ Cần Thơ còn nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng củng cố tổ chức Đảng ở cơ sở, đông đảo đảng viên ưu tú được tăng cường xuống các trọng điểm để làm hạt nhân lãnh đạo tại chỗ, đặc biệt phát động thanh niên tòng quân gia nhập lực lượng vũ trang, xây dựng các tổ chức chiến đấu ấp, xã động viên nhân dân sản xuất chăm lo đời sống, chú trọng công tác đô thị, vùng dân tộc, vùng tôn giáo, tập hợp đông đảo quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng cùng nhau chống Mỹ cứu nước.

Sau đợt học tập thấu suốt Nghị quyết Đảng cấp trên và của Tỉnh uỷ, cán bộ đảng viên đều nỗ lực vượt qua thử thách để góp phần giành thắng lợi. Riêng đối với nhân dân và phụ nữ Cần Thơ thì tinh thần chống mỹ lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, dù phải vượt qua nhiều gian khổ khó khăn trong ăn ở, bám trụ, sản xuất, xây dựng nông thôn.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Cần Thơ, Hội hpụ nữ tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở và hướng dẫn các cấp Hội dưới sự ra sức vận động chị em tham gia tất cả các lĩnh vực, trước hết là phát động tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống Mỹ, chống bình định, bám trụ sản xuất chiến đấu, phát huy khả năng đấu tranh 3 mũi giáp công tiến công địch. Trên cả 3 vùng cho phù hợp.

Trong vùng địch kiểm soat, chị em trong các đội biệt động, điệp báo sống hợp pháp trong vòng vây của địch báo cho ta để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Khi cần thiết, bí mật gài chất nổ vào khu vực chỉ huy của địchm góp phần bẻ gãy nhiều trận càn quét lớn của địch. Trong chống càn, nữ du kích cũng có nhiều cách đánh rất sáng tạo như: dùng lưỡi lam gắn vào tay vịn cầu khỉ, khi trời mưa thoa bùn nguỵ trang làm cho địch vịn vào đó đứt tay, máu chảy đầm đìa. Khi thì gài cây phản dưới dạ cầu, đưa lưỡi về phía trên, địch bước lên cầu bị sụp trượt té trúng lưỡi phản có tên bị thương rất nặng.

Các chị còn vận động và tổ chức đồng bào đấu tranh chính trị; phơi hợp các đơn vị vũ trang diệt ác phá kềm.

Nhiều cơ sở phụ nữ, hoạt động rất tích cực, từ việc mua hàng tiếp tế, nuôi dưỡng che giấu cán bộ đến việc vận động đồng bào đấu tranh chống bắt lính, vận động binh lính đào rã ngũ và tiễn đưa con em của mình thoát ly tham gia cách mạng, trong đó có 300 thanh niên lên đường tòng quân giết giặc lập công.

Đứng trước kẻ thù hung hăng tàn bạo, nhiều mẹ, nhiều chị em không hề run sợ như: Má Hai Điệt, Tư Ngàn, Mười Bền, Ba Thanh, Tư Lượng (ở Long Mỹ), Má Chín, Má Mười, Má Chơn ở Châu Thành...Được sự ủng hộ của đồng bào, các má, các chị cũng đã dũng cảm nằm cản đầu xe thiết giáp của địch ở Vị Thanh; bịt nòng pháo địch ở Kinh Cùng. Trung đội nữ địa phương quân Ô Môn đã từng làm cho địch khiếp sựo, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch ở Ông Hào.

Ngày 07-02-1967 nhằm 28 Tết năm Đinh Mùi, nữ biệt động thị xã Cần Thơ cùng đồng đội tổ chức vận chuyển 100kg thuốc nổ TNT vào nhà hàng Minh Ngọc, nơi ăn chơi của tướng tá sĩ quan Mỹ - Nguỵ, sau những cuộc càn quét bắt giết đồng bào ta, trở về. Đúng lúc chúng đang mừng thành tích “bắn giết đồng bào ta” thì phát lên tiếng nổ lớn, nhà hàng Minh Ngọc bị nổ tung, 10 tên Mỹ đền tội và nhiều tên khác bị thương.

Ngày 30-3-1966, biệt động thị xã phối hợp pháo binh quân khu tập kchs căn cứ Cửu Long (thị xã Cần Thơ) làm chết và bị thương 100 tên địch.

Phụ nữ còn có khả năng tham gia lực lượng công binh và cũng lập được nhiều chiến công không kém nam giới. Điển hình như chị Trương Thị Hoa, tổ trưởng công binh huyện Phụng Hiệp, cùng tổ đội của mình là chị Sáu Thoàng, Phạm Thị Luận (tự Bảy Luận) và chị Trần Thị Chơi (vợ Hai Trượng) đã lập thành tích đánh giao thông làm sập 8 cây cầu, hỏng 1 cây trên quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) diệt 67 tên, làm cho địch mỗi lần qua đoạn đường này đều phập phồng ngán sợ, chị Hoa được quần chúng nhân dân gắn cho danh hiệu là “Kiện tướng” đánh cầu. Sau này, chị được nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang, còn đội nữ công binh thì được khu Hội phụ nữ Tây Nam bộ khen.

Cuối tháng 12-1967, một tổ biệt động thị xã phối hựp nội tuyến đánh kho xăng ở lộ 19, đốt cháy 2 triệu lít xăng. Trong hai năm 1966-1967 phong trào chống M, đánh Mỹ trong nhân dân, sinh viên học sinh và phụ mữ thị xã Cần Thơ sôi nổi nhất.

Nữ sinh Trường Trung học Đoàn Thị Điểm là Huỳnh Thị Thu và đồng bạn là Nguyễn Ngcj Trai đốt cháy phòng thông tin Mỹ tại thị xã Cần Thơ.

Anh em xe lam đã dùng bạo lực đánh Mỹ, ngày 25-7-1967, xe Mỹ cán chết anh Ẩn chạy xe lôi ở bến xe mới thị xã Cần Thơ. Anh em lao động cùng chị em ngày càng đông thành 1 cuộc đấu tranh lớn, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ” “Mỹ cút về nước” và hè nhau xông vào đánh Mỹ.

Ở Long Tuyền nông dân vác phản rượt chém Mỹ chiếm đất lập khu quân sự.

Phụ nữ chợ không bán hàng cho Mỹ, xe lôi không chở Mỹ; bà con lao động ở xóm Cầu Củi tiếp tục đòi lại chỗ ở không cho Mỹ lấy đất, xây dựng hậu cứ. Quần chúng ở thị xã nói chung, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên vfa phụ nữ đã sáng tạo ra 33 hình thức chống Mỹ và được mặc nhiên phổ biến rộng rãi như: phun nước bọt, đánh gió trước mặt Mỹ, ném đá vào Mỹ, lấy rổ đập vào đầu Mỹ...làm cho bọn Mỹ ở thị xã không sao đi lẻ tẻ ngoài đường phố.

- Phối hợp với phong trào vũ trang và hoạt động vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị cũng phát tri8ển mạnh. Nhân dân các xã ngoại thành và ven: Long Tuyền, An Bình, Thới An Đông, Giai Xuân tiếp tục đấu tranh chống địch bắt dời nhà, dời mồ mả, chống lập căn cứ quân sự.

- Phong trào đấu tranh vì hoà bình gắn liền với chống Mỹ - Thiệu diễn ra sôi nổi liên tục tại thị xã Cần Thơ. Ngày 03-10-1967, Ni cô Trí Túc (nhũ danh là Lai Thị Hen) ở chùa Phật Bảo An (do Ni cô Diệu Kim trụ trì) tự thêu phản đối Mỹ - nguỵ đàn á Phật giáo và đấu tranh đòi hoà bình. Đông đảo phật tử nhiều tỉnh và nhân dân các giới ở thị xã Cần Thơ đến dự buổi lễ cầu siêu cho ni cô, trở thành cuộc biểu tình tuần hành của hàng chục ngàn người, đông nhất là phụ nữ, có đông đảo binh sĩ và gia đình tham gia. Góp phần thúc đẩy phong trào chống Mỹ - Thiệu ở các thị xã, thị trấn, thị tứ trong Tỉnh Cần Thơ và cả miền Tây.

Ở nông thôn, phong trào chống Mỹ - nguỵ cũng diễn ra liên tiếp.

Cuộc đấu tranh của hàng ngàn quần chúng xã Tân Phú Thạnh (Châu Thành) mà dẫn đầu là bà Năm Quý ôm xác đứa con 14 bị pháo Mỹ bắn chết, kéo đi đấu tranh phản đối Mỹ bắn phá ruộng vườn, giết hại người dân và đòi thường dân mạng.

- Ngày 13-10-1996 cuộc biểu tình lớn của hàng chục ngàn người ở Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp kéo về thành phố Cần Thơ đấu tranh chống mỹ ném bom bắn phá bừa bãi, rải chất độc hoá học, phá hoại vườn tược mùa màng của bà con.

Sang đầu năm 1967, hằng ngàn bà con từ nông thôn và ven thị xã chở 53 tử thi và quan tài, cùng với 25 người bị thương, từ nông thôn kéo vào thị xã phản đối Mỹ bắn giết dân lành vô tội, đòi bồi thường sinh mạng, đòi chữa trị cho người bị thương làm rung động cả thị xã và các địa phương kế cận.

- Cũng năm 1967, địch ném bom tàn phá Cầu Nhiếm (Ô Môn) giết hại nhiều người. Chị em nhặt xương thịt từng khúc tay, khúc chân bỏ vào cần xé cùng với miểng bom đạn và khiêng xác người chết vào thị xã Cần Thơ đấu tranh lên án tội ác của Mỹ - nguỵ và đòi bồi thường sinh mạng. Cuộc đấu tranh đã gây xúc động mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân trong thị xã. Bọn địch vô cùng hốt hoảng. Chính tên Tỉnh trưởng Cần Thơ phải đúng ra nhận tội, xin bồi thường và yêu cầu bà con mang tử thi về chôn cất.

- Có những cuộc đấu tranh chống bắt lính diễn ra khá quyết liệt như bà Ba Mụ, ấp Phụng Thanh, xã Thạnh An (Thốt Nốt); chị Mười mấp Phụng Quới cùng với nhiều chị em khác giăng dây ngang lộ Cái Sắn chặn đầu xe G.M.C giải thoát cho hàng trăm thanh niên bị bắt lính, chỉ riêng Vị Thanh diễn ra 57 cuộc đấu tranh nhỏ và lẻ đã giành lại 116 thanh niên khỏi phải đi lính.

Trong thời gian 1966-1967 toàn tỉnh có 8.500 cuộc đấu tranh chính trị với hơn một triệu rưỡi người tham gia.

* Về công tác binh vận: Nhờ có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ và phương pháp vận động phù hợp đối tượng nên đã tuyên truyền tranh thủ vô hiệu hoá được nhiều nguỵ quân, nguỵ quyền,, vận động hàng ngàn binh lính đào rã ngũ, có tác động cổ vủ cho nhân dân và khả năng tiến công BV, mặc khác còn có ý nghĩa làm thói động gây hoang mang trong hàng ngũ nguỵ quân nguỵ quyền.

Trong 2 năm 1966-1967, tỉnh Cần Thơ có trên 10.000 người tham gia tấn công binh vận, làm rã hàng ngàn tên địch, gần 70 cuộc nổi dậy của hàng trăm binh sĩ. Điển hình như ở Ô Môn có 7 xã làm rã trên 1.000 lính địch, đặc biệt phá rã 7 liên toán phòng vệ dân sự khoảng 500 tên ở 26/38 ấp có tổ chức này, huyện Châu Thành phá rã trên 200 bảo an và chủ lực nguỵ, Long Mỹ làm rã ngũ 1.760 tên mang về 2/6 súng. Nhiều nơi còn có tổ chức lực lượng binh vận thường trực gồm ông bà già và phụ nữ, ăn ở hợp pháp tại chỗ, đơn vị nguỵ quân, nguỵ quyền nào đến đó đều được lực lượng binh vạn thường trực tuyên truyền vận động. Địa phương có lực lượng binh vận thường trực làm có kết quả nổi nhất là xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Thuận Đông, hàng ngày đều có từ 5 – 7 binh sĩ rã ngũ. Ở xã Hoả Lựu có Má Mười, một mình vận động làm rã 75 binh sĩ và cứ có tên lính nào bỏ ngũ, đều được Má cho tiền làm lộ phí về gia đình.

- Ngoài ra phong trào phá ấp “tân sinh” cũng phát triển mạnh từ năm 1966. Toàn tỉnh có 112 ấp bị phá, trong đó có 79 ấp bị phá hoàn toàn, giải phóng 12.000 dân.

Vốn khéo léo mưu trí lại có thế hợp pháp, nhiều mẹ, nhiều chị được cán bộ chuyên môn binh vận giao nhiệm vụ mật giao, giữ liên lạc với nội tuyến như: má Hai Việt, đ/c Ba Lành, đ/c 5 Hoa nắm nội tuyến ở Toà hành chánhm binh chủng thiết giáp.

- Phối hợp phong trào phụ nữ vùng địch kiểm soát, phong trào phụ nữ vùng giải phóng cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực, ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh tăng gia sản xuất để đảm bảo lương thực tại chỗ và ủng hộ cách mạng, chị em còn tích cực tham gia phong trào du kích chiến tranh. Năm 1966-1967 tỉnh Cần Thơ có 14.652 thanh niên nam nữ tham gia du kích xã ấp (không tách nữ riêng được), lực lượng du kích thường phối hợp với các đơn vị vũ trang đánh địch càn quét, xây dựng các tuyến vành đai bao vây địch.

Trong vùng giải phóng, các cơ quan, đoàn thể đều được củng cố, trường học được mở thêm; các lớp bình dân học vụ, trạm xã, nhà bảo sanh, phong trào thể dục thể thao... có bước phát triển mới.

* Công tác tổ chức cán bộ:

Năm 1966, giặc đánh vùng nông thôn giải phóng ác liệt, quần chúng bị tát chạy tứ tán - Hội viên vẫn còn đó nhưng không củng cố và sinh hoạt như trước được. Đến 1967 quần chúng tương đối ổn định, chờ nơi ta củng cố tổ chức Hội tương đối khá hơn. Số Hội viên và quần chúng chạy ra vùng ngoài, cán bộ Hội lần lượt bám theo nắm lại, nhưng cũng rất khó khăn.

Năm 1967 còn được 11.000 hội viên. Ban Chấp hành các phương pháp còn đầy đủ. Tháng 01-1968 Tỉnh uỷ điều động đồng chí Tràn Thị Xem về làm Hội trưởng Phụ nữ tỉnh, hai Hội phó là đ/c Tám Liên Xô, và Lê Minh Châu. Đến tháng 3-1968 đ/c Xem hy sinh. Tháng 6-1968 phụ nữ tỉnh tiến hành đại hội lần thứ hai bầu ra Ban Chấp hành với 27 uỷ viên. Chị Hai Kim Anh được cử làm Hội trưởng, đ/c Tám Liên Xô và đ/c 7 Minh Châu vẫn làm Hội phó. Công tác phát triển hội viên và lập Ban Chấp hành ở thị xã, thị trấn cũng với việc tăng cường cán bộ Hội cho thị xã, thị trấn, vùng yếu, vùng kém được Tỉnh uỷ, Tỉnh Hội rất quan tâm.

Sau 3 năm chống chiến lược, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, phong trào phụ nữ Cần Thơ có bước chuyển biến đáng kể. Với phương châm đánh địch bằng 2 chân 3 mũi, phụ nữ Cần Thơ thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chính trị và binh vận. Đồng thời, phụ nữ cũng là lực lượng tham gia đông đảo trong phong trào du kích chiến tranh và các phong trào xây dựng nôgn tôn giải phóng đã góp phần loại khỏi vòng chiến đấu 35.000 tên địch, gỡ 78 đồn bót. Cuối năm 1967, mở rộng thêm 8/72 xã và 379 ấp giải phóng, với 350.00/720.000 dân.

PHỤ NỮ CẦN THƠ THAM GIA TẤN CÔNG VÀ NỎI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968:

Chấp hành sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, phụ nữ Cần Thơ phấn khởi khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để cùng với quân dân trong tỉnh bước vào trận Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968.

Cũng dịp Xuân Mậu thân, Bác Hồ đã có thư chúc Tết:

“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua

Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”

Thơ chúc tết của Bác Hồ lại càng thúc giục nhân dân và Phụ nữ Cần Thơ hăng hái tiến lên làm nhiệm vụ.

Hằng loạt cán bộ cốt cán nữ từ các nơi đựơc tăng cường về Tỉnh Hội phụ nữ và một số về thị xã Cần Thơ vì nơi đây là trọng điểm của tỉnh và cũng là trọng điểm của khu, như: đ/c Tám Hưỡn (Tô Thị Hiên – Cà Mau), Hai Thanh (Cà Mau), Mười Bé (Kế Sách), 4 Bình (Kiên Giang), 4 Anh (Trà Vinh), Sáu Bé, 3 Kim Chi, 5 Thanh (Phụng Hiệp)....Không phải chỉ tăng cường riêng cho công tác Hội mà do tình hình thực tế lúc bấy giừo, các chị vừa làm công tác Đảng vừa kiêm nhiệm công tác phụ vận.

Các cấp hội trong tỉnh đã huy động lực lượng chính trị, binh vận hằng trăm ngàn lượt chị em theo các tuyến sông rạch, ven thị xã, thị trán chuẩn bị chờ lệnh tiến vào thị xã, thị trấn. Số ở lại phía sau, tham gia cùng lực lượng vũ trang bao vây đồn bót, tấn công chính trị, binh vận, bức rút bức hàng nhiều đồn bót địch, hỗ trợ quần chúng phá ấp tân sinh trở về ruộng vườn cũ, giành quyền làm chủ cơ sở với khí thế sôi sục quyết liệt chưa từng có, gây cho địch haong mang tột độ. Binh lính nhiều đồn bót mang vũ khí ra đầu hàng cách mạng. Nhiều đồn bót có nội tuyến thì nổi dậy át lấy đồn, mang toàn bộ vũ khí về với cách mạng như: ở thị xã, nội tuyến diệt 10 ác ôn; nội tuyến hỗ trợ lực lượng vũ trang diệt C bảo an đóng ở Tràm Cửa, binh sĩ đồn Cái Bần và nhiều nơi khác khởi nghĩa.

Nói tổng tấn công và nổi dậy ở Cần Thơ Tết Mậu Thân không thể không nói đến lộ Vòng Cung Lộ Vòng Cung bắt đầu từ Cái Răng đến Ba Se, ôm gọn các xã An Bình, Long Tuyền, Mỹ Khánh, Giai Xuân, 2 ấp của xã Nhơn Ái (Thị trấn Phong Điền), xã Tân Thới, Thới An Đông và một phần của Phước Thới (Ô Môn) cùng trọn vẹn nội ô thành phố Cần Thơ. Vòng Cung là con đường án ngữ của địch ở vòng ngoài để bảo vệ thành phố Cần Thơ. Đối với ta, Vòng Cung là bàn đạp để lực lượng ta tấn công vào thành phố đồng thời là nơi đứng chân chỉ đạo tấn công vào thành phố của Khu uỷ Khu Tây Nam bộ và của Tỉnh uye Cần Thơ.

Nơi đây địch đóng trên 100 đồn bót và sử dụng không quân, pháo binh, cả máy bay B57 ném bom ngày đem đánh phá ác liệt. Địc còn rải chất độc hoá học làm trơ trụi cây lá để tiến hành thực hiện “vòng lộ trắng”. Nhà thơ Lâm Thao, có 2 câu thơ về vòng cung:

“Vòng cung đi dễ khó về

Đạn chen đầu đạn bom kề hố bom”

Ngoài những lực lượng phân bố như trên, trong tổng tiến công và nổi dậy, Phụ nữ Cần Thơ còn đảm nhận nhiều công việc khác, từ khâu chuẩn bị như vận chuyển vũ khí, chỗ cất giấu vũ khí, hầm bí mật nuôi giấu thương binh. tiếp tế, tải thương, mai táng liệt sĩ, hậu cần nhân dân, đưa đón dẫn đường cho đơn vị.

Qua thử thách máu lửa, nhiều mẹ, nhiều chị em tỏ ra rất kiên cường, dúng cảm, mưu trí, sáng tạo vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trong những điều kiện diễn ra chiến tranh khốc liệt như Tết Mậu Thân và riêng ở Vòng Cung, nếu không phải là các mẹ, các chị thì khó có giới nào có thể thay thế được.

Một số gương nổi bật như:

- Chị Nguyễn Thị Vân, Tiểu đội trưởng Đội Biệt động thành phố Cần Thơ đã cùng đồng đội của mình đánh vào một số mục tiêu trong thành phố. Trước khi nổ ra tấn công, theo sự chỉ đạo của cấp trên, đơn vị của chị phải xây dựng cơ sở quần chúng cho cán bộ chiến sĩ biệt động vào bám trụ làm bàn đạp chiến đấu nhỏ, lớn trong nội thành; xây dựng hầm bí mật cho cán bộ tránh né địch và cất giấu vũ khí, phục vụ tốt yêu cầu chiến đấu và đảm bảo không bị thiệt hại trong bất cứ tình huống nào. Ngoài ra còn phải điều nghiên cứu các căn cứ địch: sân bay, kho tàng, cư xá Mỹ, các nhà hàng nơi ăn nhậu của sĩ quan, vừa xây dựng cơ sở đảm bảo tính nhanh, gọn cho đơn vị đi lại hoạt động không bị lộ. Trong tình hình sắp diễn ra tiến công lớn, nhưng vũ khí dự trữ gặp khó; địch thì phòng thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, lãnh đạo còn phân công chị Vân đi trực tiếp vận chuyển vũ khí từ Minh Hải về Cần Thơ cho kịp ngày nổ ra tấn công. Đi đường bất hợp pháp thế không đảm bảo thời gian nên chị và hai đồng đội (mmọt già, một thiếu niên 12 tuổi) phải vận chuyển hợp pháp bằng đường sông từ Minh Hải về Cần Thơ, dài 180 cây số. Phương tiện vận chuyển là chiếc ghe trọng tải cỡ 300 giạ lúa, để chở 5 tấn vũ khí các loại, qua mặt một hệ thống đồn bót, chi khu dày đặc bên sông. Hàng được nguỵ trang bằng lá lợp nhà. Trên đường vận chuyển địch gọi lại lục xét tất cả 8 lần. Thấy địch làm căng quá, đồng đội già đã lên chợ rồi bỏ đi luôn, chỉ còn chị và em Thái (12 tuổi). Lần nào chúng cũng tốc lá gần tới kiện hàng, nhưng trước thái độ bình tĩnh của chị và em Thái, địch phải để chị đi qua mặt được địch.

Về đến căn cứ thứ nhất vào 21 giờ và chỉ 3 ngày sau thì chị và đồng đội tiếp tục chuyển vũ khí vào căn cứ Vòng Cung và đưa vào cơ sở trong nội thành an toàn. Đến ngày giờ nổ súng, chị vẫn cùng đồng đội bám vị trí chiến đấu, trong đó có nhà ngủ Nam Phương. Chị cùng 11 đồng chí nữa (cả nam lẫn nữ) chiếm nhà ngũ Nam Phương suốt đêm 30 Tết cho đên 11 giờ hôm sau. Anh em bị thương 2 và hy sinh 1, có 1 bị giặc bắt. Số anh em còn lại quyết định chị phải bằng mọi cách thoát thân ra khỏi nơi đó để báo cáo tình hình cho Tiểu đoàn 307 và Tây Đô đang chiếm đấu rất quyết liệt với địch tại đường Tạ Thu Thân (Mậu Thân bây giờ). Đến đó, địch ngăn chị lại hỏi: “Bộ muốn chết sao vào đó?” Chị trả lời rất thuyết phục: “Ông bà nội tôi còn kẹt trong đó, cho tôi vào dẫn ra liền và chúng để chị đi. Vào gặp Chỉ huy Tiểu đoàn 307 báo cáo tình hình, và liền đó các đ/c yêu cầu chị Vân giải quyết đưa tử thương binh về đội phẫu thuật. Một lần nữa, chị phải một thân một mình vượt qua vòng vây của địch chuyển tải tử thương và thương binh bằng ghe máy về đội phẫu thuật tiền phương an toàn.

Việc đưa người vào bám trụ, tạo thế hợp pháp và xây dựng hầm bí mật cho cán bộ, bộ đội ém quân, cất giấu vũ khí phục vụ Tổng tấn công Mậu Thân cũng phải có quá trình chuẩn bị và lắm khó khăn. Vào năm 1967, đ/c Đặng Thị Tăng (Tư Bê) là một trong nhiều đồng chí bám trụ tại nội thành thành phố Cần Thơ nhận nhiệm vụ làm việc đó. Với nhiệm vụ là Trưởng ban cán sự vùng I, Ủy viên Thường vụ Thành Uỷ, đã cùng đồng sự của mình được giao nhiệm vụ khi nổ ra tấn công thì đồng chí và cơ sở của mình phải vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, rải truyền đơn, diệt ác phá kềm, đánh cư xá Mỹ, gây mất ổn định hậu cứ địch tại hậu cứ địch tại thành phố, cho quần chúng nổi dậy.

Ngoài ra, đ/c còn phải lo làm giấy khai sinh và thủ tục giấy tơg cho 10 học sinh Lý Tự Trọng, tạo thế hợp pháp công khai ăn ở trong nội thành, chuẩn bị cho Tết Mậu Thân. Lúc này địch ráo riết bắt lính, vì vậy việc tạo giấy tờ dưới tuổi đi lính ngay trong nội thành cho các em, thật không dễ dàng, vậy mà các chị vẫn làm được. Chị Tăng còn cùng đồng sự vận động bà con trong nội thành tự giác làm 11 hầm bí mật trong nhà, trong số đó có 6/11 chủ hộ là nữ, theo các địa chỉ:

1. Hộ chị Lưu Thị Dậu ở 158/28 Điện Biên Phủ, hầm chứ 9 mìn tự động Mỹ, 20 quả lựu đạn và thủ pháo, một cây K54.

2. Hộ bà Trần Kim Nhung, số 80/4/13 Điện Biên Phủ là điểm họp của Ban Chỉ đạo khởi nghĩa thành phố Cần Thơ. Đêm 30 Tết trước giờ nổ súng, nơi đây có cuộc họp gần 20 cán bộ trong Ban Chấp hành Thành uỷ và ban cán sự của 4 vùng. Qua đợt 2 Mậu Thân, hộ này vẫn nuôi giấu 1 chiến sĩ biệt động tên Hùng với 2 mìn tự động và 6 lựu đạn

3. Hộ của vợ chồng đồng chí Tám Thành ở hẻm Phan Đình Phùng cất giấu 2 trái mìn 10 lựu đạn.

4. Nhà ông Vương Sanh vfa bà Vạn Kiểu ở 80/4/12 Điện Biên Phủ. Hầm bí mật tại đây chỉ dành cho cán bộ lãnh đạo ém quân.

5. Nhà đ/c Nguyễn Thị Nhung, đường Quang Trung. Hầm này vừa cất giấu 20 quả mìn nổ chậm nhiều truyền đơn và cũng là nơi ém quân của cán bộ lãnh đạo.

6. Nhà đ/c Giang Đạo vợ là đ/c Hương ở hẻm nhà may Kiến Tân – Phan Đình Phùng. Nhà may có hầm bí mật cất giấu 2 cây K2, 1 pháo dù và vài chục mìn nổ chậm.

Dù cho địch phòng thủ dày đặc, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, ý thức phục tùng tổ chức, bản thân đ/c Tăng cùng đồng sự của mình đã vượt qua tất cả để làm nhiệm vụ được giao. Sau Tết Mậu Thân đặc biệt khi chiến trường Vòng Cung nổ ra, các công tác tiếp tế, nuôi giấu thương binh, chuyển thương binh, mai táng liệt sĩ, hậu cần nhân dân.. được chị em phụ nữ Cần Thơ tham gia đồng đảo với tất cả tâm huyết của mình. Các mẹ, các chị chẳng ngại gian khổ hy sinh để bảo toàn đưa chiếu thương về hậu cứ mai táng tử thương dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù. Không làm sao đo đếm được những cống hiến vật chất cho tiền phương trong Tổng tiến công Mậu Thân, dù thưòi gian được phổ biến hằng triệu đòn bánh tét, gà, vịt, sữa, đường..v.v.. Điển hình bà Nguyễn Thị Chất ở Xã Trường Thành hiến 5 lượng vàng và 100 giạ lúa; Bà Nguyễn Thị Thân, nhà nghèo cũng hiến 50 giạ lúa và 5.000 đồng (tiền chế độ cũ). Ông bà Hai Hữ ở Ngã Bát đã hiến toàn bộ gia tài cho cách mạng; nhân dân xã Phú Hữ hiến 1.200 giạ lúa và 10 triệu đồng (tiền Sài Gòn). Riêng phụ nữ xã Thạnh Xuân gói 50.000 đòn bánh tét và 300 ký lương khô cho bộ đội. Việc vận chuyển cũng hải khéo che mắt địch. Vũ khí đạn dược cho vào bao đem giấu đáy xuồng, ghe đóng 2 đáy, do các má, các chị đảm nhận vận chuyển tận trận địa của ta. Má Ba ở Nhơn Nghĩa, má Chín ở Tân Hoà, má Hai ở Phú Hữu là những người đã trực tiế làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí vào Vòng Cung trót lọt. Nhưng riêng má Ba thì chuyến vận chuyển sau cùng lại không suôn sẻ, nguyên nhân do tên chủ ghe là gián điệp báo cho địch biết. Lần này, má và một em gái giao liên, bố trí đối với phó với địch là hai mẹ con. Ghe chở 10 bao lúa vào Vòng Cung, trong đó có 100 kíp nổ, 4 trái lựu đạn và 6 trái mìn định hướng. Đi tới Vàm Trường Tiền thì địch đón sẵn, gọi đích danh má, bắt buộc ghe cập bến cho chúng xét. Em gái giao liên được má dặn trước, nếu bị lộ mà địch hơi cứ nói là: “Má bảo đi thì đi, chớ không biết gì hết. Còn má trước sau như một, rằng: “Tôi nghèo, có người mướn chở ghe này giao cho một người mặc đồ bà ba đen, cổ quàng khăn trắng, chờ sẵn ở Vàm Rau Mui trong Trường Tiền, giao xong họ sẽ trả tôi 1.000đ. Tôi chỉ nhận chở 10 giạ lúa chớ đâu biết trong đó có gì”. Em giao liên bị 6 tháng tù, còn má Ba bị tù 3 năm 6 tháng, mặc dù địch đánh đập khảo tra thập tử nhất sinh, nhưng cả hai vẫn vững vàng không khai báo điều gì làm hại cơ sở cách mạng và thanh danh của người chiến sĩ giao liên.

Để nuôi giấu thanh niên trong tuyến Vòng Cung đwocj đảm bảo an toàn, cán bộ quân tiền phương phải phối hợp với địa phương chọn những gia đình có thái độ tích cực cách mạng, có địa hình tốt, để hướng dẫn cách làm hầm bí mật và tập huấn công tác hộ lý, bảo vệ thương binh trước khi đưa về tuyến sau. Có 10 gia đình được chọn đào hầm bí mật như: gia đình anh Hai Thanh, anh chị Ba Tùng, anh chị Năm Tủng, anh chị Năm Hựt, anh chị Chín Nhung, anh chị Mười Thiện,...(Hồi ký của đồng chí Vũ Đình Liệu về Đội phẫu thuật phương in trong quyển “Cần Thơ tết Mậu Thân”).

Ngày đầu nổ súng ở Vòng Cung số thương binh hơn 10 người, 1 số ca nặng và 10 liệt sĩ. Các ngày sau, bom pháo càng ác liệt, số lượng thương binh liệt sĩ càng nhiều. Hằng ngày có 7-80 thương binh; 4-50 liệt sĩ. Trong 5 ngày đầu, chưa mở được dường về phí sau, số thương binh dồn lại rất đông. Không kể các xã khác, chỉ riêng xã Mỹ Khánh, các mẹ các chị nuôi chứa gần 250 thương binh (Trích Hồi ký của đ/c Vũ Đình Liệu). Các xã Trường Long, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa (Châu Thành, Cần Thơ) cũng đã nuôi giấu chăm sóc trên 2.000 thương binh cả tháng trời mới chuyển về phía sau được.

Việc tải thương từ nặt trận về đội phẫu thuật tiền phương và từ đội về phía sau thật vô cùng gian khổ, nhưng anh chị em tải thương, phần đông là nữ thanh niên, rất dũng cảm và mưu trí. Thường thì chở thương binh vào ban đêm, phải nguỵ trang thật kỹ đề phòng pháo súng của máy bay phát hiện; gặp lúc nước ròng phải lội xuống sông đẩy ghe. Có khi phải chở thương binh bằng đường hợp pháp. Có một chị đã dùng ghe máy nguỵ trang ban ngày chở 7 thương binh an toàn qua bót giặc

MAI TÁNG LIỆT SĨ LÚC ĐỊCH PHẢN KÍCH VÒNG CUNG:

Việc mai táng liệt sĩ cũng vô cùng khó khăn. Tuy lúc đầu ta có chuẩn bị sẵn sàng hòm rương, vải liệm....Sau đó bà con các xã Vòng Cung cho mượn, có số cho không nhưng bom pháo làm cháy, hỏng khôgn còn đủ, ta phải dùng ni lông liệm liệt sĩ. Nhưng ni lông vẫn không còn đủ, các mẹ các chị có sáng kiến đem gà vịt đổi lấy xăng dầu, đồ dùng khác, trong đó có ni lông. Cứ 2, 3 còn gà vịt đem ra tàu Mỹ trên sông Cần Thơ, xáng Xà No, đổi được một bành ni lông, mỗi bành 100 tấm, mỗi tấm dài 2m. Và các mẹ các chị đã giao cho quân y tiền phương 300 tấm ni lông loại tốt (Đ/c Vũ Đình Liệu kể) có nhiều tám gương chuyển tải thương binh, mai táng liệt sĩ rất cảm động và rất anh hùng. Điển hình như: Một trong những người chôn cất tử sĩ nhiều nhất là nữ đ/c Tám Nương, một mình len lỏi, đào huyệt, tắm rửa bọc ni lông, mai táng trên 40 liệt sĩ. Ngoài ra chị còn làm những việc khác như một dân công. Chị được hậu cần tiền phương tuyển vào công tác. (Trích Hồi ký đ/c Vũ Đình Liệu).

Một trường hợp khác, trong lần tải thương cùng một lúc 3 ghe thương bnh, một ghe liệt sĩ. Máy bay địch bỏ pháo sáng phát hiện, chúng đến dội bom và bắn phá rất dữ. Cả 4 ghe đều chìm. Nhiều thương binh bị thương lần nữa. Một số anh chị em dân công cũng bị thương. Sau khi máy bay địch rút, anh chị em dân công khẩn trương vơt thương binh chuyển nhanh về đội, không còn đủ người để vớt liệt sĩ. Lúc đó có cô Tuyết con ông Chín Lưỡng, cô Bình con ông Tám Tấn đi công tác về ngang, các anh liền giao nhiệm vụ cho hai cô phải tìm vớt 7 liệt sĩ lên mai táng. Nhưng đêm ấy lại có đợt vận động dân công đột xuất, mọi người đều đi vắng, chỉ còn tại nhà người già và trẻ con, không thể nào vớt liệt sĩ được. Hai cô Bình và Tuyết bàn nhau: “Bây giờ không có ai vớt liệt sĩ được, nhưng chẳng lẽ để liệt sĩ ngâm dưới nước suốt đêm nay, chỉ còn có hai đứa mình, phải lặn mà vớt liệt sĩ thôi”. Vất vả lắm Bình và Tuyết mới mò được và đưa 7 liệt sĩ lên bờ, đem vào nhà dân tắm rửa lấy cao su bó lại, rồi đi đào huyện chôn các liệt sĩ. Làm xong nhiệm vụ thì trời cũng hừng sáng (Trích Hồi ký đ/c Vũ Đình Liệu).

Cũng làm nhiệm vụ mai táng liệt sĩ, nhưng không hải trường hợp nào cũng giống nhau. Trong trận chống càn ở Kinh Bờ Soài (xã Tân Hoà), đ/c Xã đội phó hy sinh, chưa tìm được xác. Một số chị em xung phong đi tìm, nhưng đến trận địa thì trời hừng sáng, trực thăng đến lấy xác lính nguỵ. Nhân dịp đó, chị em giả vờ thông cảm giúp chúng gom thây lính nguỵ. Nhờ vậy, các chị tìm được xác đ/c Xã đội phó, rồi đem giấu. Đếm khi giặc rút đi, các chị đưa xác đ/c Xã đôin phó về an táng chu toàn.

Trong trận chống càn của Tiểu Đoàn Tây Đô ở Kinh Bà Hiệp (xã Nhơn Nghĩa), một đ/c xã đội phó và 2 đ/c nữa hy sinh, chưa lấy thây kịp, địhc kết bè thả trôi sông thi hài 3 đ/c ta, các chiến sĩ tìm khắp nơi không được. Nghe tin này, Má Hai Giai ở Rạch Sung, một mình chèo xuồng đến Vàm Xáng thì gặp tử thi 3 chiến sĩ trên chiếc bè trôi, Má thuyết phục bọn lính đồn Vàm Xáng: “Người ta chết rồi, không chôn cất, để trôi sông tội nghiệp”. “Các ông không chôn, để tôi chở về chôn giùm”. Bọn lính đồng tình trước lời lẽ có lý, có tình đầy nhân hậu của má, và má đã chở 3 thi hài về cho ta tổ chức truy điệu, mai táng chu toàn.

Trong tổng tiến công và nổi dạy Xuân Mậu Thân, trong tuyến lộ Vòng Cung Cần Thơ có trên 3.000 nữ tấn công hoả tuyến. Ở hậu phương có trên 7.000 chị em tham gia xây dựng xã ấp chiến đấu, đào 20.000 hầm chông, vót hai triệu rưỡi mũi chông, đào 15.000 m chiến hào.

- Ở tuyến lửa Vòng Cung không chỉ có lực lượng nam nữ thanh niên xung phong của Cần Thơ mà còn có nam nữ thanh niên của các tỉnh Cà Mau, Rạch Gía,...chi viện và cùng tham gia chiến đấu. Nhiều anh chị bám trụ chiếm đất rất kiên cường suốt hai tháng trời. Nhiều người đã hy sinh anh dũng trong đó có chị Trương Thị Cẩm Vân, người dã từng mặt trên chiến hào suốt 100 ngày đêm, bám giữ mũi tiền tiêu, bắn tỉa diệt nhiều địch ở Chi khu Tân Duyệt (Cà Mau). Với thành tích đó, chị được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 phong tặng là “Nữ kiện tướng chiến hào”. Sau này, chị Cẩm Vân được truy tặng Anh hùng lực lượng Vũ trang.

Phong trào tiễn chồng, con ra phía trước, vừa tăng cường lực lượng chiến đấu, vừa bổ sung quân số hao hụt chiến đấu, diễn ra rất rầm rộ. Mặt khác, chị em còn đảm nhận công việc đồng áng khi vụ lúa đang chín vàng đồng để chồng, con an tâm ra phía trước.

Tình hình tuy có khó khăn ác liệt, chị em vẫn không lơi việc sản xuất. Những nơi địch đánh phá nhiều, chị em lấy ngày làm đêm, sản xuất dưới bom đạn. Nhiều nơi không còn trâu bò do bị máy bay địch bắn chết, không còn sức cày kéo, chị em phải cuốc đát thay cày. Ở các ấp “Tân Sinh” chị em từng bước đấu tranh với địch, bung về ruộng vườn sản xuất. Những vạn cấy, vạn phát, vạn vần đổi công được phát triển nhiều nơi.

Trạm y tế, nhà bảo sanh được củng cố lại để cùng với Hội phụ nữ chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Hội và ngành dân y đã phối hợp mở lớp đào tạo cô đỡ, hộ sinh, đi đến đâu mở lớp đến đó. Trong số cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ mở lớp cô đỡ, hộ sinh, có chị Tư Vân, y sĩ của Ban dân y tỉnh là người có nhiều tâm huyết nhất. Số được đào tạo bồi dưỡng, được rải ra các xã, ấp làm nhiệm vụ tổ chức cụm cứu thương tích chiến tranh. Hội còn vận động nhân dân vần công đấp thêm hầm tránh phi pháo, rộng rãi khô ráo cho phụ nữ có thai, sản phụ, các mẹ già và trẻ em tránh bom phảo đỡ vất vả và an toàn.

Qua các phong trào phục vụ phía trước, xây dựng phía sau, Hội phụ nữ vẫn duy trì được phong trào thi đua 5 tốt. Từ 1966-1968, năm nào cũng có đại hội bình bầu PN 5 tốt và khen thưởng những xã hoặc đơn vị khá nhất. Trong tổng tấn công Mậu Thân 1968, có gần 700 chị em đwocj bình bầu phụ nữ 5 tốt. Một số đơn vị nữ cũng đựơc Tỉnh hội đề nghị nữ Tây Nam bộ khen như: Đội nữ công binh Cần Thơ, đội nữ thanh niên xung hong hoả tuyến ở lộ Vòng Cung, chị em phục vụ dân y dã chiến.

Chưa có thời kỳ nào quân dân Cần Thơ, trong đó có sự góp công sức không nhỏ của phụ nữ Cần Thơ, đã tiến công dồn dập vào thị xã, thị trấn như trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.

Ta đã tấn công vào các cơ quan đầu não và căn cứ quân sự địch như: Toà lãnh sự Mỹ, Đài phát thanh, khu văn hoá, đơn vị Cảnh sát dã chiến, cơ quan Quân đoàn 4, sân bay Trà Nóc và Lộ Tẻ...

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Cần Thơ tuy chưa giành được thắng lợi trọn vẹn và mặc dù địch rất ngoan cố gây cho ta nhiều khó khăn và thiệt hại lớn, nhưng ta đã gián cho chúng những đoàn tiến coogn sẫm sét, bất ngờ, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, góp phần cùng quân dân miền Nam làm phá sản chiến lược “chiến tranh Cục bộ” của đế quốc Mỹ buộc Mỹ phải chuyển sang “Việt Nam hoá chiến tranh” dùng “quét và giữ” thay cho “tìm diệt và bình định”.

GIAI ĐOẠN THỨ TƯ

(Từ 1969 - 1972)

PHONG TRÀO PHỤ NỮ CẦN THƠ GÓP PHẦN CÙNG TOÀN DÂN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ”:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam gián đòn sấm sét, làm phá sản chiến lwocj “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc, và phải chấp nhận ngồi vào đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.

Từ chiến lược “chiến tranh cục bộ” chúng chuyển hướng nhằm chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” với công thức “Vũ khí Mỹ cộng với quân đội nguỵ”. Quân đội Mỹ và chư hầu từng bước rút về nước mà vẫn duy trì được chính quyênf tay sai và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam nhằm mục đích “thay màu da trên xác chết”. Để thực hịên mục tiêu chiến lược đó, Mỹ - nguỵ triển khai kế hoạch bình định là “trụ cột”, là “xương sống” của chiến lược “Việt hoá chiến tranh”.

Trong giai đoạn này, Cần Thơ nguỵ quân, nguỵ quyền ra sức bắt lính dồn quân xây dựng lực lượng để thực hiện các chiến dịch “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, đóng thêm đồn bót. lấp lại những nơi bị mất, chiếm thêm một số nơi, xây dựng hệ thống phòng ngự dày đặc với những vành đai bảo vệ từ xa, bao quanh thành phố, thị xã và đường giao thông quan trọng. Thời kỳ đầu thực hiện kế hoạch bình định, địch lấy lộ Vòng Cung làm điểm, sau đó mở rộng bình định qui mô lớn, lấy Long Mỹ và Phụng Hiệp làm trọng điểm thực hiện kế hoạch bình định. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, đánh phá vào vùng căn cứ của ta. Ngoài phi pháo bắn phá ác liệt vùng giải phóng, chúng còn dùng trực thăng đổ quân “nhảy dù” ở bất cứ nơi nào chúng nghi có lực lượng cách mạng. Sử dụng thuốc khai hoang phá ruộng vườn, phá địa hình gom tát dân ra vùng ven, ấp chiến lược để dễ kiểm soát, vơ vét nhan tài vật lực.

Riêng đối với phụ nữ, Mỹ - nguỵ dùng nhiều thủ đoạn đánh vào tâm lý, tình cảm chị em như: đẩy mạnh việc đôn quân, bắt lính, đưa chồng con, em của chị em đi chiến trường xa và ác liệt, tạo nên cảnh cha xa con, vợ xa chồng, trong gia đình không còn người khoẻ mạnh để gánh vác công việc nặng nhọc, mọi việc đều dồn lên vai yếu đuối của người phụ nữ, vừa phải nuôi cha mẹ già yếu, vừa nuôi con thơ dại, chèo chống với cuộc sống đói nghèo.

Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh bắt bớ, đánh đập, tù đày, bắt phụ nữ từ 16 – 35 vào lực lượng phòng vệ dân sự, ban đêm phải đi tuần tra, canh gác, gán ép phụ nữ vào các tổ chức xã hội khác, nên không còn thời gian để làm ăn sinh sống.

Chúng tìm mọi cách dụ dỗ, khống chế, bắt buộc một số chị em làm mật báo viên theo dõi tình hình hoạt động của ta để cung cấp cho chúng đánh phá cơ sở.

Một số thanh niên bị đầu độc ăn chơi sa đoạ, truỵ lạc theo kiểu Mỹ, dần dần sa ngã và làm việc theo sự theo sự khống chế của chúng, phản lại cách mạng. Những thủ đoạn của địch vừa tàn ác, vừa thâm độc đã gây cho ta nhiều khó khăn trong việc xây dựng phát triển phong trào.

- Ở vùng kiểm soát, thị xã thị trấn, đời sống chị em buôn bán nhỏ gặp khó khăn vì giá cả lên quá cao, nhất là những gia đình đông con lại càng thiếu thốn vất vả hơn.

- Vùng ven chị em lãnh cư vào vùng địch tạm chiêm nhưng vẫn tìm cách liên lạc với ta, đóng góp tiền của thuốc men, cung cấp tin tức, tình hình địch cho cách mạng. Ngoài ra nhân dân còn đùm bọc nuôi giấu cán bộ như gia đình ông bà Hai Tiểu ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ là một điển hình về một tấm lòng cao cả của người dân đối với Đảng, với cách mạng. Khu đất ở của ông bà Hai Tiểu rộng khoảng một hec-ta là căn cứ lõm của cách mạng, trên tuyến Vòng Cung đã từng đùm bọc chở checho hàng ngàn lượt cán bộ chiến sĩ, sống chiến đấu tại căn cứ này. Ông Hai Tiểu hy sinh lúc đi làm nhiệm vu. Người con trai duy nhất của ông bà gia nhập quân giải phóng đã hy sinh trong một trận chiến đấu chống càn. Bà Hai Tiểu, người cuối cùng trong gia đình cũng đã hy sinh lúc tiếp tế lương thực cho bộ đội tại căn cứ lõm này.

Năm 1969 – 1970, bình định cấp tốc gây cho ta rất nhiều khó khăn: chiến trường chia cắt, cơ sở nông thôn bị tổn thất, căn cứ cách mạng bị phá hoại, vùng giải phóng của ta bị mất gần hết. Từ 29 xã giải phóng (tháng 3/1968) chỉ còn 8 xã năm 1969 trong tình hình ta tranh chấp quyết liệt nhiều cán bộ đảng viên hy sinh, có số phải ly hương hoạt động, nhân dân, chạy ra vùng ven, thị trấn, các trục giao thông để tránh bon đạn địch, đời sống không ổn định, mùa màng không kịp thời vụ, đất bỏ hoang, mỗi ấp chỉ còn một ít gia đình trụ lại, phải cất chòi trên đồng ruộng để tránh địch đi càn quét đánh phá.

Năm 1970 – 1971, tổ chức Hội nhiều nơi bị tan rã, xáo trộn. Số lượng giảm, chất lượng sa sút; bộ máy Ban Chấp hành các cấp hao hụt, nhất là ở xã, hệ thống Hội không thông suốt từ trên xuống. Số hội viên từ vùng giải phóng tuy có bị tát gom ra ngoài, nhưng chị em vẫn tự động móc nối nhau để đấu tranh chống địch, đóng góp hội phí gởi về xã, cung cấp tình hình của địch cho ta. Cán bộ Hội còn tranh thủ tối đa gặp số hội viên đi về ruộng vườn cũ, để sinh hoạt và giao nhiệm vụ cho chị em.

Tổ chức Hội bị sa sút, tan rã xáo trộn lớn. Năm 1968 là 42.000 hội viên, năm 1969 còn 22.000, năm 1970 còn 8.000 hội viên, năm 1971 còn 4.500 hội viên, năm 1972 còn 3.800 hội viên. Cán bộ Hội các cấp hao hụt mất cốt nhiều, có huyện phải thay đổi 5-7 người phụ trách.

Năm 1971, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết chống bình định, chuyển hướng phương châm, phương hướng hoạt động đưa cán bộ đảng viên luồng sâu, bám trụ trong thị xã, thị trấn, thị tứ vùng kềm, vùng tôn giáo, vùng trắng để xây dựng cơ sở cách mạng. Trong số cán bộ nữ có đ/c Kim Anh, Tỉnh uỷ viên, được đưa đi bám trụ ở vùng có nhiều người theo đạo Phật giáo Hoà hảo và dân miền Bắc di cư vào Nam (huyện Thốt Nốt). Nơi nào chuyển phương châm nhanh, cán bộ đảng viên tạo giấy tờ hợp pháp, thay đổi vùng, bám trụ trong dân đi lại dễ dàng hơn trước. Nhiều đồng chí nữ bám trụ kịp thời, được cấp uỷ sử dụng truyền đạt chủ trương Nghị quyết chung cho cấp uỷ, kết hợp công tác Hội.

Cuối năm 1971, các đoàn thể nói chung, Hội phụ nữ nói riêng phát triển khá hơn, góp phần xây dựng lực lượng chính trị, binh vận, vũ trang để chuẩn bị tiến công vào đợt xuân hè năm 1972.

Vào đợt xuân hè năm 1972, quần chúng từ vùngkềm trở về ruộng vườn cũ ngày càng đông, tổ chức Hội được củng cố và phát triển tương đối khá hơn trước. Đến tháng 11/1972 số hội viên trong tỉnh được 5.200.

Về bộ máy Hội. Đến năm 1971 bắt đầu củng cố lại Ban Chấp hành xã, huyện bằng đào tạo người mới, móc nối số cán bộ cũ trở về và rút cán bộ nữ các ngành bổ sung. Đến năm 1972, đã hoàn chỉnh củng cố hầu hết Ban Chấp hành cấp huyện, thị và thành lập lại nhiều Ban Chấp hành xã, Ban cán sự ấp, đều khắp trong tỉnh.

Do yêu cầu công tác Đảng cũng như công tác vận động phụ nữ và xét năng lực cán bộ nữ, việc đề bạt phụ nữ vào các cấp uỷ Đảng được chú ý nhiều hơn. Huyện nào cũng có từ 2-3 cấp uỷ viên nữ. Nhiều chị có vai trò chủ chốt, Bí thư, phó bí thư xã. Riêng ở tỉnh, sau khi đ/c Kim Anh được điều động đi bám vùng kềm tôn giáo, thì đ/c Lê Minh Châu thay thế nhiệm vụ Hội trưởng Ban Chấp hành Phụ nữ tỉnh, Tỉnh uỷ viên. Số chị em có trình độ năng lực nhưng chưa là cấp uỷ viên cũng được xác cấp tương đương cơ sở hoặc sơ cấp, trung cấp Đảng.

Ban chấp hành chủ trương của Tỉnh uỷ về chống bình định của địch, Hội đã tiến hành giáo dục phát động cho hội viên thấy rõ âm mưu thủ đoạn bình định lấn chiếm của địch, mặt manh yếu của ta và địch, từ đó ra sức khắc phục khó khăn nhược điểm, xây dựng niềm tin vào sức mạnh đoàn kết của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, song song với củng cố tổ chức Hội, nêu cao phong trào Phụ nữ Cần Thơ bắt đầu các bước phát triển mới ở khắp các vùng.

- Phong trào hụ nữ đô thị: Cuối năm 1967. Thị xã Cần Thơ chuyển thành đơn vị thành phố nhằm thời điểm khu uỷ lấy thị xã Cần Thơ làm trọng điểm để chuẩn bịo cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Tại thành phố Cần Thơ, các tổ chức công khai như phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Ủy ban tranh thủ hoà bình, Ủy ban cai thiện chế độ lao tù, Hội cô nhi quả phụ ...tập hợp đông đảo phụ nữ và cả các tầng lớp, các giới khác.

- Trong mặt trận đấu tranh chính trị ta đã kịp thời đưa ra các khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với từng ngành, từng giới, từng lúc, từng nơi, tập trung mũi nhọn chủ yếu vao bon Mỹ nguỵ, nguỵ quân, nguỵ quyền; kết hợp đấu tranh nhỏ, lẻ tại chỗ, khai thác mâu thuẫn nội bộ địch để phân hoá chúng, làm cho địch suy yếu; đồng thời chú trọng đấu tranh dư luận, gây ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp nhân dân.

Năm 1970 – 1971, tại thành phố Cần Thơ đã có hàng chục vạn quần chúng tham gia đấu tranh chính trị.

Tháng 7/1970, nhân vụ xe Mỹ cán chết nữ sinh Võ Thị Bích Phượng, em của trung tá Võ Văn Tú nguyên là quận trưởng quận Cái Răng. Khai thác sự bất mãn của Tú, lực lượng ta iến cuộc đưa tang thành cuộc biểu tình chống Mỹ, đã lôi cuốn hàng ngàn nhân dân, 100 cô nhi quả phụ, 50 lính tiểu đoàn biệt động số 42 tham gia, cùng lên án bọn Mỹ sát nhân.

Ở các xóm lao động và khu vực chợ, nổi lên phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, sôi nổi nhất là các khu xóm thuộc phường An Cư, An Nghiệp, Hưng Lợi. Phụ nữ Cần Thơ, Tham Tướng, Cái Khế đồng tình lên tiếng ủng hộ tuyến cáo của bà Ngô Bá Thành chống lại của việc loại các ứng cử viên nữ của “Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống” không cho tham gia ứng cử vào hạ nghị viện nguỵ.

Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên tiếp tục phát triển. Từ 16-3-1971 đến 18-3-1971 trên 15.000 học sinh của trường Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm, Nông Lâm Súc bãi khoá đòi trừng trị bọn ỷ quyền cậy thế đánh đập thầy cô giáo, chống quân sự hoá học đường.

Thực hiện âm mưu kìm kẹp quần chúng, từ tháng 8-1972 đến năm 1973, nguỵ quyền Cần Thơ buộc chị em phụ nữ chợ Tham tướng dời về chợ mới lập là chợ Tạ Thu Thâu, nhưng chị em kiên quyết đấu tranh không dời.

Đỉnh cao của phong trào đấu tranh chính trị chống địch của các tầng lớp nhân dân thành phố trong thời kỳ này là phong trào đấu tranh chống bầu cử Hạ nghị viện nguỵ (ngày 11/9/1971) và bầu cử tổng thống độc diễn của Thiện (3/10/1971). Cuộc đấu tranh này kéo dài từ 11/9/1971 đến khi bầu tổng thống xong (04/10/1971), quần chúng đã đốt thẻ cử tri, bãi khoá, bãi chợ, đình công, xé bích chương cổ động bầu cử, xé và gạch mặt Thiệu-Hương, xuống đường biểu tình, mittinh phán tán trên 50 ngàn truyền đơn, học sinh, sinh viên đóng vai trò xung kích trong cuộc đấu tranh này. Kết quả trong cuộc chống độc diễn ra cho thấy đa số cử tri tẩy chay không đi bỏ phiếu và do phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao đã buộc địch phải thả 48 người tham gia đấu tranh bị chúng bắt giữ.

Cùng với phong trào đấu tranh trong nội thành, phụ nữ ở ven thành phố và huyện Vòng Cung đấu tranh đòi trở về quê cũ, bám ruộng vườn sản xuất, chống treo cờ, chống bắt lính rất quyết liệt.

Phong trào phụ nữ nông thôn:

Phối hợp phong trào đô thị, chị em kiên quyết chống cào nhà, gom dân, chống đàn áp khủng bố, chống hãm hiếp,...Nhiều chị em bị làm nhục, quá căm phẫn vác dao rượt chém lính, buộc chúng phải từ bỏ hành động xấu xa bỉ ổi (ở xã Hoà An – Hoà Mỹ - Phụng Hiệp).

Năm 1971, nhiều nơi chị em xé rào trơt về ruộng vườn cũ sản xuất chiến đấu, có xã chị em phá rào 100%, địch cấm đoán nhưng chị vẫn hiên ngang xé rào.

Chống bắt chồng con, vào phòng vệ dân sự và canh gác chống đi tập dợt, đi tam giác. Nếu phải canh gác thì ấy súng, đưa chồng con và súng ra với cách mạng rồi trở lại đấu tranh với bọn tề xã buộc phải trả chồng con vì xã để Vịêt cộng bắt chồng con họ.

Ngoài ra, chị em còn phải thường xuyên đấu tranh chống đốn cây chặt phá dịa hình để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở; chống các luật lệ hà khắc kìm kẹp dân, đòi tự do đi lại làm ăn; tham gia diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ đấu tranh chống thám sát, đòi bồi thường tánh mạng tài sản.

Phong trào đấu tranh chống bắt lính diễn ra sôi nổi và khá quyết liệt.

Từ năm 1969 – 1972 có hơn 300 ngàn lượt chị em tham gia đấu tranh cho các nội dung và khẩu hiệu trên, buộc địch phải bồi thường 5 triệu đồng, giành lại hơn 5 ngàn thanh niên khỏi bị bắt lính.

Phong tào phụ nữ tham gia tấn công binh vận:

Phụ nữ rất tích cực tham gia binh vận vì chị em có điều kiện đi đứng hợp pháp và có nhiều lợi thế trong mối quan hệ thân nhân, gia đình với binh lính sĩ quan nguỵ. Thông qua con đường thân nhân ffể tuyên truyền, kêu gọi con em trong hàng ngũ địch về với gia đình hoặc làm trung gian liên hệ, móc nối với cách mạng hoặc tổ chức cơ sở trong lòng địch. Trong công tác tuyên truyền vận động binh sĩ, chị em biết chú ý đến việc phân hoá cài mâu thuẫn giữa lính Mỹ và lính nguỵ, giữa bọn tay sai ngoan cố ác ôn với anh chi em bị bắt buộc đi lính. Trong tình hình địch “úp bộ” thanh niên vào phòng vệ sinh dân sự các khu vực xóm ấp, chị em đi tranh thủ nắm số thanh niên bị “úp bộ” để tuyên truyền giáo dục, từng bước có chọn lọc chuyển lên thành cơ sở cách mạng.

Ở thành phố Cần Thơ mâu thuẫn giữa bọn nguỵ quyền và số cô nhi qả phụ, thương phế binh liên tục diễn ra. Lợi dụng tình hình đó chị em ta kích động phong trào cô nhi quả phụ, thương phế binh đấu tranh ra yêu sách với nguỵ quyền tỉnh đòi quyền lợi thiết thân: nhà ở, lương bổng...

Ngày 14/4/1971, trên 200 thương phế binh mở chiến dịch “cấm dùi”, có cơ sở nội tuyến làm nòng cốt, tại trên đường Nguyễn An Ninh thành phố Cần Thơ (trước bệnh viện Đa khoa hiện nay) anh em bao vây các công sở, đòi nguỵ quân đoàn 4 giải quyết chỗ ở, đòi tăng trợ cấp thương phế binh, tăng tiền Tuất cho cô nhi quả phụ. Cuộc đấu tranh kéo dài 5 ngày liền mà nguỵ quân , nguỵ quyền chưa giải quyết, ta tiếp tục vận động thương phế binh và cô nhi quả phụ Chương Thiện nhập cuộc. Ngày 24/4/1971 buộc đại diện Quân đoàn 4 và Tiểu khu Phong Dinh hứa giải quyết yêu sách mới thôi.

Ngày 30/4/1972, bọn lính đồn Tha La xã Thạnh Hòa, đi hành quân từ Cía Tắc về, bắt và bắn chết vợ chồng ông Tiên Văn Ben về làm vườn, chúng buộc vợ chồng ông Ben gài mìn. Biết vợ chồng ông Ben là thân nhân của Đại uý biệt động quân tên Sử và có bà con với Hồ Kim Long, dân biểu Hạ nghị viện nguỵ, khu vực Phụng hiệp, niên khoá 1971-1975, ta đã cử người đến trực tiếp tranh thủ Long ủng hộ cuộc đấu tranh chống thảm sát. Ngày 01/5/1972, ta tôt chức cuộc biểu tình với 500 lực lượng (nữ và già), cùng gia đình chở quan tài ông Ben ra Tỉnh trưởng Phong Dinh đấu tranh đòi trừng ác ôn, đòi bồi thường nhân mạng được dư luận đồng tình, gia đình nguỵ quân, nguỵ quyền thấy rõ bản chất ác ôn của nguỵ quân, đàn áp giết hại chẳng chừa ai, dù đó là gia đình binh sĩ.

Trong những năm 1969-1972, phụ nữ đã góp phần phá rã 11.000 tên phòng vệ dân sự, vận động binh sĩ nhiều đồn bót án binh bất động, tập trung hoá hoặc hoà hoãn với ta.

Đợt tấn công mùa xuân 1972, chị em kêu gọi chồng con làm binh biến khởi nghĩa lấy 43 đồn, trong đó có một trường hợp vợ lấy đồn chồng.

Phong trào vận động binh sĩ đào rã ngũ ngày càng được chị em tham gia đông đảo. Không những làm binh vận tại chỗ mà chị em còn cơ động theo Sư đoàn 21 lúc Sư đoàn đi tiếp viện Bình Long để vận động đào rã ngũ được 2.500 tên. Tính từ 1969 đến 1972, đã có 33.657 lượt chị em tham gia vận động 16.737 tên, kết qủa có 14.680 tên đào rã ngũ về gia đình.

Phụ nữ Cần Thơ tham gia vũ trang:

Thực hiện chủ trương tiến công vào hướng chủ yếu là thị xã, thị trấn, hậu cứ địch.

Đông Xuân năm 1968-1969, ở Cần Thơ, ta đã đánh địch vào các hướng chủ yếu bằng đặc công, pháo kích vào các sân bay, hậu cứ, kho tàg của địch, đồng thời chống bình định trên diện rộng ở nông thôn bằng 3 mũi giáp công.

Mở đầu cho cuộc chiến đấu “Luồn sâu đánh hiểm” ở thành phố Cần Thơ là tiếng mìn nổ của nữ biệt động Nguyễn Việt Hồng, tại căn cứ Mỹ ở sân vận động Cửu Long.

Đây là nơi tập trung bọn đầu sỏ và bọn ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân. Mặc dù địch canh gác bố phòng rất cẩn mật, nhưng với trí thông minh, lòng dũng cảm, chí căm thù cao, Nguyễn Việt Hồng đã vượt qua nhiều vòng kiểm soát của địch, đặt mìn vào nơi qui định và rút ra ngời an toàn. Nhưng do trục trặc kỹ thuật, đến giừo mìn không nổ, sợ bị lộ, Hồng trở lại lấy mang về để giữ bí mật trận đánh. Láy mìn xong, trên đường trở ra, mìn nổ Hồng bị thương nặng ở hai chân, đồng bào vây quanh giành giựt Hồng lại để đưa đi chữa trị, nhưng bọn cảnh sát nguỵ lao tới cướp Hồng mang đi. Mặc cho vết thương nhức nhối, cộng thêm kẻ thù dùng cực hình tra tấn dã man, cắt và cưa dần hai chân của Hồng, nhưng Hồng vẫn kiên trì chịu đựng, giữ vững khí tiết cách mạng, không khai báo mọt lời. Địch đưa Hồng vào bệnh viện điều trị nhằm dụ dỗ mua chuộc nhưng Hồng vẫn một lòng kiên trung bất khuất, tiếp tục vạch trần bộ mặt tàn ác của kẻ thù bán nước và cướp nước, nằhm làm cho đồng bào hiểu bản chất kẻ thù. Một tên Mỹ đã đến dụ Hồng khai báo, đang đứng sát bên Hồng, Hồng cố sức bươn lên quên cả đau đớn, ôm chặt và cắn tên Mỹ cho đến lúc Hồng trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó là 0 giờ ngày 17/3/1969. Tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của người con gái Tây Đô, đã được nhân dân cảm phục, kẻ thù phải nể sợ. Nguyễn Việt Hồng được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”.

Phong trào du kích chiến tranh phát triển sôi nổi so với trước.

Nhiều nơi tổ chức du kích mật chủ yếu là nữ. Năm 1972 có 1.757 nữ du kích mật nhiều chị em khác còn tham gia lực lượng vũ trang, bán vũ trang bí mật, trong vùng yếu, vùng kềm, thị xã, thị trấn. Nhiệm vụ của chị em là diệt ác phá kềm, thông tin báo động, làm chướng ngại, phá cầu, phá lộ. Qua phong trào có 8 chị được đề bạt Huyện đội phó, 2 chị Xã trưởng, 11 chị Xã đội phó. Riêng Thành đội Cần Thơ có Thành đội phó là nữ: đồng chí Ung Thị Bé.

Ngoài ra, Hội Phụ nữ Cần Thơ còn tham gia nhiều mặt công tác khác: đóng góp nuôi dân, tiếp tế lương thực, phục vụ tiền tuyến. Ngay những xã vùng kềm như ở Thốt Nốt, 3 xã Bắc Ô Môn, năm 1969 vẫn có hơn 1.000 hũ gạo chống Mỹ. Đặc biệt năm 1972 chị em còn ủng hộ hơn 4 triệu đồng để chuẩn bị tấn công mùa Xuân 1973.

- Công tác Bảo vệ Bà mẹ trẻ em luôn được quan tâm và kết hợp dân y để chăm lo cho chị em những năm khó khăn nhất. Tiếp tục đào tạo cô đỡ, hộ sinh, y sĩ, để phục vụ phụ nữ trẻ em.

- Hướng dẫn chị em đoàn kết giúp nhau trong sản xuất, giúp đào hầm hố tránh phi pháo, giúp lúa gạo lúc khó khăn.

- Phong trào thi đua 5 tốt không sôi nổi như trước, nhưng trước tình hình khó khăn, bom đạn ác liệt, Hội vẫn duy trì được việc phát động thi đua 5 tốt để động viên phong trào.

Năm 1969 toàn tỉnh bình bầu được 5.000 phụ nữ 5 tốt, khen thưởng 35 xã có thành tích. Riêng phong trào phụ nữ toàn tỉnh được khu Hội phụ nữ Tây Nam bộ tặng cờ luân lưu về thành tích xuất sắc nhiều mặt.

GIAI ĐOẠN THỨ NĂM

(Từ tháng 01 – 1973 đến 4 - 1975)

PHONG TRÀO PHỤ NỮ CẦN THƠ CHỐNG BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM, CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG ĐÒN THỜI CƠ GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG.

Bị thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam Bắc trong năm 1972, ngày 27/01/1973 đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam, buộc Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải chấm dứt chiến tranh, từ bỏ ném bom miền Bắc, rút hết quân Mỹ và chư hầu khỏi miền Nam, thừa nhận ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Đây là sự thất bại hết sức nặng nề của đế quốc Mỹ và tay sai, buộc phải xuống thang chiến tranh, nhưng lại leo thang về biện pháp, quy mô, thủ đoạn đánh phá. Đối với ta, Hiệp định Pari là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định của dân tộc ta trongợ nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tuy phải rút quân khỏi miền Nam, song đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu thực hiện chủ nghĩa thực dân mới đối với miền Nam nước ta. Mục tiêu trước mắt của Mỹ là: đẩy mạnh chiến tranh lãnh thổ (lấn chiếm vùng giải phóng và bình định vùng kiểm soát), nhằm xoá thế da beo trên chiến trường, tiến tới xoá bỏ thực tế 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, loại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền Nam.

Ngày từ đầu, Mỹ - nguỵ ra sức phá hoại Hiệp định Pari, Mỹ đã tăng cường viện trợ cho chính quyền tay sai, để thông qua bọn này tiếp tục chống lại cách mạng miền Nam, được Mỹ khuyến khích tinh thần và viện trợ tiền của, cung cấp vũ khí, phương tiện chiến tranh, tập đoàn tay sai Nguyễn Văn Thiệu đã công khai tuyên bố xoá bỏ Hiệp định Pari, với khẩu hiệu 4 không “Không có hoà bình, không có ngừng bắn, không có tổng tuyển cử, không có giải pháp chính trị”. Chúng đã tập trung mọi lực lượng đánh chiếm lại các vũng giải phóng của ta, hòng giành lại đất, giành lại dân, đồng thời ra sức bình định, kềm kẹp nhân dân vùng chúng kiểm soát, đẩy mạnh việc bắt lính đôn quân để xây dựng lực lượng tiếp tục chiến tranh lâu dài.

Ngoài những âm mưu thủ đoạn chung đối với các tầng lớp nhân dân ta, thì đối với Phụ nữ Cần Thơ, chúng ta ra sức lập tổ chức phòng vệ dân sự nữ, bắt chị em thường xuyên tập dượt nhất là vùng ven và theo đường gaio thông chiến lược, tổ chức huy động phụ nữ vào các cơ quan quấn ự, chính trị thay cho nam giới ở xã, ấp để ra sức đôn quân bắt lính bổ sung chủ lực, bảo an đi lấn chiếm. Tổ chức phụ nữ làm tai mắt cho chúng, mở nhiều lớp đào tạo thiên nga, phượng hoàng...

Âm mưu chúng không có gì mới, nhưng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hơn như đi sâu tác động tâm lý tình cảm để khai thác, phát hiện nhằm đánh phá ta, gây cho ta nhiều khó khăn nhất là khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động, tập hợp quần chúng ở thị xã, thị trấn và vùng kềm.

Cùng với chính sách vơ vét, bóc lột của địch làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng khó khăn. Thực trạng đó, đã làm cho phụ nữ có nhiều tâm tư lo lắng, thấy địch ngoan cố phá hoại hiệp định thì sợ người thân bị bắt lính đôn quân đưa đi chiến trường xa, ác liệt. Những tâm tư bức xúc đó thể hiện nguyện vọng khát khao hoà bình, độc lập thực sự để có điều kiện xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc của đại đa số chị em.

Sua khi ký Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược: “Việt Nam hoá chiến tranh” chống cách mạng Việt Nam bằng phương pháp “Lấn chiếm và bình định” được chúng gọi là “tràn ngập lãnh thổ”.

Trên địa bàn Cần Thơ, địch tập trung 52 tiểu đoàn, sau đó tăng dần lên, có lúc đến 75 Tiểu đoàn.

Ngày 02/02/1973, bọn cầm đầu vùng 4 chiến thuật đã họp và xác định “trên hoà bình, dưới chiến tranh”, “ngoài hoà hợp, trong hoà bình”.

Vốn bản chất ngoan cố, địch phá hoại Hiệp định Pari, thực hiện kê shoạch “bình định” lấn đất giành dân. Đầu tháng 3/1973, chúng tập trung binh lực lớn, có cả không quân, pháo binh, thiết giáp cùng với 40 tiểu đoàn cơ động đánh vào vùng nông thôn rộng lớn của ta. Chúng tập trung càn quét đánh phá dài ngày với mật độ bom đạn dày đặc. Điển hình chỉ trong 18 ngày sau khi ký kết Hiệp định Pari, địch đã bắn trên 40.000 quả đại bác, hơn 100 phi vụ, đánh bom vào vùng căn cứ, từ Cái Sơn đến Quang Phong, xã Phương Bình (Phụng Hiêp) trong phạm vi không quá 4 km. Đánh phá đến đâu, địch đóng đồn chiếm đất đến đó, đồn bót ken dày, không có ngã ba, ngã tư sông hoặc trục lộ giao thông nào không có địch chiếm đóng. Giữa ta và địch tranh chấp, giằng co quyết liệt, giành nhau từng mảnh đất, người dân.

Địch quyết tâm bình định cho được vùng Lái Hiếu – Long Mỹ, có lúc chúng tập trung tại đây đến 75 tiểu đoàn. Riêng trên tuyến Lái Hiếu, vùng căn cứ Tỉnh uỷ địch tập trùn gần 40 Tiểu đoàn, chà đi sát lại hòng đánh bật cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Cần Thơ ra khỏi địa bàn.

Ngày 20/02/1973, Tỉnh uỷ triệu tập hội nghị để đnáh giá tình hình trong tỉnh từ tháng 4/1972 đến tháng 2/1973 và xác định nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1973 là: “Ra sức phát huy thắng lợi, nhanh chóng phát động phong trào đấu tranh rộng khắp, xoay quanh mục tiêu dân chủ, quyền lợi thiết thân của quần chúng nhân dân, hình thành một cao trào đấu tranh chính trị, tiếp tục mở lõm, mở mãng, giải phóng nhân dân, giành quyền làm chủ. Tại các vùng nông thôn giải phóng, tiếp tục giữ vững và phát triển phong trào du kích chiến tranh cho phù hợp tình hình mới, đủ sức làm hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, ra sức xây dựng căn cứ cách mạng vững mạnh về mọi mặt, giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng chính quyền đoàn thể, đấy mạnh công tác Binh vận thành phong trào quần chúng, vận động tan rã, suy sụp nguỵ quân, nguỵ quyền, nhất là cơ sở, khẩn trương xây dựng lực lượng chính trị vũ trang, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhanh chóng làm thay đổi tương quan lực lượng ta địch, có lợi thế về ta, làm thất bại âm mưu lấn chiếm phá hoại hiệp định của địch, hòng gây lại chiến tranh ở miền Nam Việt Nam”.

Tiếp theo là nghị quyết toàn diện quan trọng hai năm 1974-1975 của hội nghị đánh bình định do Tỉnh uỷ chủ trì từ 12 đến 18/10/1973 với phương châm “Nắm vững tấn công nắm vững phương pháp cách mạng, tập trung mọi nỗ lực vượt qua bậc của Đảng bộ, đẩy mạnh phong tào 3 mũi giáp công, kết hợp pháp lý kiên quyết tấn công, ngăn chặn, đẩy lùi địch, lấn chiếm của địch, ra sức giành dân, nắm dân, phát huy dân”... Tắơc mắt là tập trung, kiên quyết đánh bại kế hoạch mùa khô 1973 – 1974 của địch.

Chấp hành nhiệm vụ của Tỉnh uỷ đề ra, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Cần Thơ đã tiến hành học tập từ nội bộ và cán bộ cốt cán ra dân về nội dung những điều khoản của Hiệp định Pari để trau dồi lý lẽ đấu tranh chính trị; nhiệm vụ trước mắt của hội viên và quần chúng phụ nữ; truyền thống đấu tranh qua các thời kỳ; âm mưu bình định lấn chiếm của địch và tương quan ta địch; chính sách mười điểm của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phát động thi đua 5 tốt.

Qua học tập, bồi dưỡng đã nâng cao thêm nhận thức về tình hình nhiệm vụ mới, giúp chị em có ý thức về Hội, tăng thêm nhiệt tình cách mạng. Từ đó, số cán bộ cơ sở, cốt cán đã mạnh dạn vươn ra vùng ven, vùng sâu để tuyên truyền phát động quần chúng, thâu nhập chính sách hoà hợp đan tộc, vận động hưỡng dẫn chị em, và nhân dân bung về ruộng vườn cũ làm ăn. Nhiều nơi gia đình binh sĩ đã chủ động tìm cán bộ Hội để biết chủ trương của ta.

Nhận thức đúng vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chính trị chung của địa phương, được sự chỉ đạo kịp thời của các cáp uỷ và tổ chức Hội cấp trên, chị em Phụ nữ Cần Thơ, ở nông thôn cũng như ở thành thị đã tham gia đấu tranh với nhiều hình thức sinh động, hợp pháp, dựa vào nội dung hiệp định để đấu tranh.

Trogn đấu tranh chính trị, chị em có kinh nghiệm dựa vào Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chống Mỹ - Diệm, xây được phát huy trong đấu tranh với địch đòi thi hành Hiệp định Pari, nhưng ở thế chủ động hơn. Nhân dân và Phụ nữ Cần Thơ không một chút ảo tưởng địch chấp nhận thi hành hiệp định, cho nên cùng với chủ trương chủ động ngăn chặn bàn tay lấn chiếm tràn ngập lãnh thổ của địch bằng đấu tranh vũ trang , quần chúng xuống đường đấu tranh chính trị, phản đối địch tiếp tục vi phạm Hiệp địn Pari, gây chiến tranh, đốt phá xóm làng; đẩy mạnh vận động là tan rã nguỵ quân, nguỵ quyền làm cho địch đã suy yếu càng suy yếu hơn. Nhiều đồn bót địch ở nông thôn trong tỉnh, binh lính và sĩ quan hướng ứng Hiệp định Pari, hứa với dân là sẽ giữ thái độ trung lập và không đi bình định lấn chiếm theo lệnh cấp trên của chúng.

- Ở đô thị, phong trào đấu tranh chính trị với nhiều hình thức công khai và nữa hợp pháp, vừa tuyên truyền nội dung Hiệp định Pari, vừa kết hợp phong trào đòi dân sinh dân chủ đòi các quyền lợi bức thiết, đòi thi hành hiệp định lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp giải phóng dân tộc, chống độc tài tham nhũng...

- Ngoài ra các tổ chức công khai hợp pháp như: Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Mặt trận nhân dân tranh thủ hoà bình, một số phe phái đối lập mặc nhiên công khai ra đời dù nguỵ quyền không công nhận, do mâu thuẫn giữa tự do dân chủ với độc tài phát xít, giữa mong muốn hoà bình đòi hiệp định được thi hành với ngoan cố phá hoại hiệp định...đã sôi nổi hoạt động, gây sức ép mạnh mẽ, cùng tấn công địch.

- Các ngành giới, khu xóm đều có phong trào sự liến kết đấu tranh trở nên bức xúc và thường xuyên. Đỉnh cao của phong trào của công nhân lao động thành phố Cần Thơ là cuộc đấu tranh chống thảm sát thầy giáo Nam, kéo dài một tuần lễ 24/8/1973, có trên 10.000 lượt công nhân lao động, trí thức, sinh viên, học sinh, phụ nữ các tầng lớp tham gia, có cả hàng trăm binh sĩ BA, chủ lực không quân ủng hộ. Cuộc đấu tranh này là một quả đấm mạnh của quần chúng có sự lãnh đạo của Đảng nhằm vào: “Không chỉ đòi trừng trị tên giết người mà còn phải trừng trị bè lũ bán nước tay sai”.

- Phong trào phụ nữ đòi quyền đấu tranh kiên quyết chống đuổi mchợ buộc địch phải huỷ bỏ lệnh dời chợ Tham Tướng, chợ Cầu Đôi mới, chợ tỉnh lên chợ mới Tạ-Thu-Thâu.

- Kết hợp phụ nữ chợ, Mặt trận chống thuế T.V.A hình thành khá rộng, hàng trăm chị em tiểu chủ trả môn bài, đóng cửa hiệu.

- Phong trào chống bắt lính trong các xóm lao động, hành động phá rào, phá luật lệ của địch, đấu lý, cô lập bọn ác ôn địa phương được đẩy mạnh.

- Ngày 20/10/1974, cuộc biểu tình của khaỏng 10.000 người tham gia nổ ra tại thành phố với các khẩu hiệu tố cáo Thiệu và tố cáo đích danh tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh vùng 4 với tội tham nhũng.

- Phong trào đấu tranh của phụ nữ nông thôn và ven đô cũng có nhiều tiến bộ mới, nhất là pong trào đòi trở về ruộng vườn cũ làm ăn sinh sống, lôi kéo cả lực lượng phòng vệ dân sự cùng tham gia. Vùng ven thành phố, ngay ngày 28/01/1973, Hiệp định Pari bắt đầu có hiệu lực với thế chủ động chống trả hành động lấn đất giành dân của địch, đội biệt động phối hợp du kích bức rút một số đồn bót, giải toán hàng loạt toán phòng vệ dân sự. Nhiều phụ nữ là mẹ, là vợ, là chị em của binh sĩ, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang áp sát đồn kêu gọi chồng, con, anh em buộc chúng phải bỏ súng, bỏ đồn như đồn Ngã Cay, đồn Hàng Bàng. Mặt khác chị em còn kiên quyết đấu tranh ngăn chặn không để địch bắt dân, làu dân cho bọn ác ôn chiêu hồi nhìn mặt, buộc đại đội vũ trang chiêu hồi ở Rau Răm phải rút đi.

- Tháng 6/1973, ở xã Hoả Lựu có khoảng 300 gia đình tự động chở cả tài sản về vùng giải phóng, kết hợp với tấn công vũ trang trên chiến trường toàn tỉnh, hội phối hợp với các đoàn thể, vận động trên 16.000 lượt quần chúng nhân dân, trong đó có 6.000 lượt binh sĩ tham gia cùng với gia đình, tổ chức 40 cuộc đấu tranh chính trị và ép 165 đồn bót, bức rút 28 đồn bót khác.

- Phong trào vũ trang đánh địch từ Vĩnh Tường, đến kinh xáng Xà No (Bảy Ngàn, Mười Một Ngàn), mở mang đồn bót trên tuyến Lái Thiêu, Bún Tàu, Nước Trong, Nước Đục, Nàng Mau, đưa nhân dân trở về ruộng vườn cũ làm ăn sinh sống ngày càng nhiều. Tại thị trấn Long Mỹ, nữ du kích Trinh Thị Ánh, đánh địch bằng chất nổ diệt 20 tên cảnh sát cáo trắng trong quán của Ba Thá, cỗ vũ lớn cho phong trào đấu tranh của quần chúng tại thị trấn Long Mỹ.

- Ngày 14/10/11974, tại thành phố Cần Thơ, một tổ An Ninh mật 3 người (1 nam là Tư Tâm lái xe Honda, hai nữ là Trần Ngọc Sương, và Phạm Thị Ngọc Yến (Năm)), cả hai cùng nổ súng diệt tên Sáu Khẩn, một tên đầu hàng phản bội gây nhiều tội ác với nhân dân, được địch sử dụng và cho giữ chức Trưởng chi Chiêu hồi huyện Châu Thành.

Chỉ trong vòng tám tháng sau khi có Nghị quyết của Hội nghị đánh bình định (tháng 10/1973 – 5/1974) ta đã diệt và bức rút 173 đồn bót giặc giải phóng trên 50 ấp với hơn 120.000 dân. Gần cuối năm 1974, tinh thần ngụy quân hoang mang, tan rã lớn, tổ chức phòng vệ dân sự nhiều nơi bị quet sạch. Tề xã, ấp bị tan rã trên địa bàn rộng lớn, không còn tác dụng kèm kẹp dân chặt chẽ như trước. Vùng giải phóng được mở rộng, tạo thành thế liên hoàn với 32 xã được giải phóng co bản, trên 200 ấp giải phóng hoàn toàn với trên 30 vạn dân.

- Hưởng ứng phương châm “Tự lực, tự cường, vừa tấn công, vừa xây dựng” củng cố vùng giải phóng, tích cực xây dựng thực lực cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh, Đảng bộ, Hội phụ nữ đã vận động chị em hăng hái sản xuất, từng bước góp phần khôi phục, ổn định đời sống nhân dân vùng giải phóng, đồng thời động viên cao nhất mọi tiềm lực cách mạng, vùng cách mạng để phục vụ phía trước.

Năm 1974, nhân dân Phụ nữ Cần Thơ đã đóng góp được 260.000 giạ lúa và 100.000.000 đồng tiếp tế cho bộ đội. Động viên chồng con gia nhập lực lượng vũ trang 3.734 thanh niên, trong vòng 3 ngày vận động 100 thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, lập trạm y tế, nhà bảo sanh, lo thuốc men trị bệnh cho dân. Xây dựng nhiều trường học cho các cháu đến trường, xã có trường cấp I, huyện có trường cấp II, tỉnh có trường Tây Đô dạy cho con em các cán bộ và liệt sĩ, đào tạo cán bộ tiếp sau. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thông tin báo chí phát thanh và hoạt động tốt, tỉnh có tờ báo Cần Thơ và tập san văn nghệ Cần Thơ. Đoàn văn công tỉnh hoạt động khắp địa bàn trong tỉnh, đem lời ca tiếng hát đếm với quần chúng tạo ra sinh khí mới trong vùng giải phóng.

- Cuối năm 1974, Hội Phụ nữ được củng cố và phát triển nâng tổng số lên 11.000 hội viên.

Tóm lại, năm 1973 – 1974, địch tập trung mọi sức lực quyết thực hiện mọi âm mưu bình định lấn chiếm phá hoại Hiệp định Pari để giành thê mạnh trên chiến trường ở tỉnh ta, nhất là vùng trọng điểm (Chương Thiện), cố đẩy ta vào thế bị động để thực hiện chương trình bình định.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quân dân Cần Thơ đã chủ động tấn công địch bằng 3 mũi giáp công, kết hợp pháp lý Hiệp định Pari, ta đẩy địch vào thế bị động, phá vỡ kế hoạch bình định của chúng, mở rộng vùng giải phóng, phong trào cách mạng ở nông thôn và thành thị phát triển đi lên về mọi âm mưu, khí thế cách mạng của quần chúng vươn lên mạnh mẽ, sôi nổi chuẩn bị cho thời cơ cách mạng tiến lên giải phóng tỉnh nhà.

Phụ nữ Cần Thơ trong tiến công và nổi dậy góp phần giải phóng tỉnh nhà 30/4/1975.

Kết thúc đợt I chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, đặc biệt là chiến thắng Buôn Mê Thuột (10/3/1975) và tiếp sau đó là chiến thắng dồn dập khắp nơi.

Trên chiến trường miền Tây Nam bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng, đến tháng 2/1975 ta đã giành nhiều thắng lợi.

Địch càng bị động hơn, chúng chỉ tập trung giã các địa bàn quan trọng, rút bỏ những đồn bót bị cô lập và những vùng xa xôi hẻo lánh để phòng thủ các chi khu, tiểu khu và thành phố Cần Thơ, Chương Thiện, chúng tăng cường bảo vệ các cứ điểm then chốt và trọng điểm như sân bay, tiểu khu, hậu cứ - Sư 21 và thị xã Vị Thanh.

Ởnội thành thành phố Cần Thơ, tuy địch có cố gắng đẩy mạnh việc phòng thủ, kìm kẹp, tổ chức hành quân cảnh sát liên tục, tuần tra canh gác dày đặc, nhưng nhược điểm cơ bản của chngs vẫn không khắc phục được. Quần chúng càng thấy rõ ngày sắp tàn của chế độ Sài Gòn, các tầng lớp trung gian phân hóa nhanh, binh lính thua trận từ các nơi rút về củng cố, hoặc trốn về Cần Thơ rất đông nhưng hết sức ô hợp, hoang mang cao độ, nhiều vụ cướp giật xảy ra, tình hình trở nên rối loạn, bọn ngụy quyền tại chỗ không dàn xếp nổi.

Ngày 29/3/1975, căn cứ vào nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương cục có Nghị quyết 15: “Động viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao nhất mọi tinh thần và lực lượng của mình, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, 3 mũi giáp công, 3 thứ quân vùng đứng lên Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, nhanh chóng đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, với khí thế tiến công quyết liệt, thần tốc, táo bạo và quyết giành toàn thắng giải phóng xã mình, tỉnh mình và toàn miền Nam” (trang 786 Tây Nam Bộ, 30 năm kháng chiến).

Trước đó ngày 10/3/1973, Hội nghị Thành ủy Cần Thơ mở rộng lần thứ V, sau đó hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy từ 17 – 19/4/1975 do đồng chí Nguyễn Tự Giác (Mười Quang), Bí Thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Văn Nam (Năm Thủy) chủ trì bàn kế hoạch tiến công và nổi dậy ở thành phố Cần Thơ, trọng điểm của tỉnh và cũng là trọng điểm của khu.

Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, phụ nữ Cần Thơ cùng với nhân dân Cần Thơ đi vào chiến dịch lớn với khí thế tiến công quyết chiến, quyết thắng.

Bước chuẩn bị:

Tỉnh Hội Phụ nữ Cần Thơ được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ chung bằng tiếp tế, tải thương, hậu cần, giao liên, dẫn đường, may cờ, băng, truyền đơn...

Từng cấp Hội xã, huyện dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và Ban khởi nghĩa chung của xã, huyện tiến hành thực hiện phương châm: “Xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện”. Riêng tỉnh hội tập trung bố trí và tăng cường cán bộ cho ai trọng điểm của tỉnh: thành phố Cần Thơ và thị xã Vị Thanh.

Ban chỉ đạo tấn công và khởi nghĩa từ tỉnh xuống xã đều có phụ nữ đứng chân, được phân công chịu trách nhiệm mũi nổi dậy.

Trọng điểm I bao gồm: thành phố Cần Thơ và các huyện ven tấn công vào thành phố có: Châu Thành A, Châu Thành B, Ô Môn và thị trấn Cái Răng. Cán bộ tăng cường cho thị trấn Cái Răng có chị Sáu Biểu, chị Mười Thanh và Tư Ry, Châu Thành A có các chị: Ba Huệ, Tám Tuyết và Năm Tiền, Châu Thành B có chị Út Hương, Phụng Hiệp có chị Bảy Diệu (Ủy viên TVPN Tỉnh).

Trong điểm II gồm: Long Mỹ, Đức Long, Chị Mai Thị Hoàng, UVTVPN Tỉnh được tăng cường cho huyện Long Mỹ trực tiếp làm nhiệm vụ Hội trưởng, Huyện hội Long Mỹ.

Chị Lê Minh Châu, Tỉnh ủy viên, Hội trưởng PN tỉnh cùng Ba Sổ và 3 cán bộ nữa tăng cường cho Vị Thanh và Đức Long.

Riêng Thành Hội PN Cần Thơ do chị Nguyễn Thị Tình (chị Tư Bình) Thành ủy viên làm Hội trưởng, chị Ngô Hồng Hoa (Tư Phương), Hội phó cùng ccs ủy viên và cán bộ của Thành Hội đều bám nội thành từ trước, nay được phân công cụ thể thêm. Qúa trình chuẩn bị, Thành hội PN đã có bước bàn giao cơ sở cho các Ban chỉ huy khởi nghĩa khu vực theo sự chỉ đạo chung của Thành ủy về điều chỉnh phân công phụ trách, tạo thuận lợi cho việc chỉ huy nổi dậy ở từng khu vực và từng điểm khởi nghĩa.

Về lực lượng: ngoài cơ sở và quần chúng tích cực của các đoàn thể ngành giới tại chỗ, từ đầu tahngs 7/1975, Khu tỉnh ủy đã điều động tăng cường cho thành phố Cần Thơ hằng trăm cán bộ sơ trung cấp, đa số là nữ. Cùng thời gian này, Khu Hội Phụ nữ Tây Nam bộ cũng đã phân công ủy viên và cán bộ đến hai trọng điểm của khu. Thành phố Cần Thơ, trọng điểm I đã có chị Đồng Thị Sinh (4 Phượng) bám trụ nội thành từ trước. Nay có thêm chị Năm Liễu, Hội pjhos Phụ nữ cừng 3 cán bộ. Trọng điểm II có chị Mười Nhân, Ủy viên Thường vụ Khu hội và 2 cán bộ.

* Để thực hiện giải phóng hoàn toàn thành phố Cần Thơ, Thành ủy đã quyết định nâng cao vai trò của địa phương, đẩy mạnh phong trào nổi dậy của quần chúng và binh sĩ yêu nước, đồng thời cũng quyết định giải phóng thành phố bằng mũi công kích từ ngoài vào, phối hợp chặt chẽ mũi công kích của LLVT cách mạng diệt các mục tiêu then chốt (chủ yếu của quân chủ lực địch), với quần chúng phá kềm nổi dậy để giải phóng thành phố Cần Thơ.

Về tổ chức chỉ huy: Toàn thành phố chia làm 5 khu vực A, B, C, D, E với 15 điểm nổi dậy.

Thành ủy chuyển thành Ban Chỉ đạo khởi nghĩa, Ban TV Thành ủy trở thành Thường trực của Ban chỉ đạo Khởi nghĩa do đồng chí Nguyễn Văn Nam (Năm Hưng) Bí thư Thành ủy lag Trưởng ban, vừa là Ban Chấp hành vừa trọng điểm I của Khu.

Mỗi Khu vực có một Ban cán sự trở thành Ban Chấp hành khởi nghĩa khu vực với 15 điểm nổi dậy. Hầu hết Thành ủy viên nữ và cán bộ nữ nói chung, đã bám trụ nội thành nay được chỉ định vào Ban chỉ huy khởi nghĩa khu vực và phụ trách các điểm nổi dậy, cùng với đồng chí nam trong Ban Chấp hành khởi nghĩa khu vực và điểm nổi dậy.

Ánh tín hiệu hợp đồng giữa lực lượng tấn công và nổi dậy là tiếng súng tấn công của bộ binh làm khẩu lệnh tấn công và nổi dậy. Lấy cờ mặt trận treo trên cao và băng tay xanh đỏ của tự vệ thành phố làm ám hiệu cho bộ đội tấn công và các nơi khác hợp đồng nổi dậy. Đội tấn công ở khu vực nào lấy chữ và số của khu vực và điểm trên băng tay (chữ phía trên, số phía dưới). Ngoài ra còn có 10 đội tấn cong của ngành khu và tỉnh, tấn công vào các Ty sở, ngành giới và từng lớp trên.

GIẢI PHÓNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Diễn tiến địch và ta trong những ngày này.

Ngày 28/4/1975, Tòa Lãnh sư Mỹ ở Cần Thơ rút chạy làm cho tướng tá ngụy quân, ngụy quyền hoang mang cao độ, xuống tàu hải quân chạy ra biển. Nguyễn Khao Nam, Tư Lệnh Quân đoàn 4 hằn hộc ra lệnh cho máy bay ném bom hủy diệt tàu chạy trốn khi chúng vừa đến Đại Ngãi, làm chết Hải quân vùng 4, tên Tỉnh trưởng kiêm Thị trưởng Cần Thơ Huỳnh Ngọc Điệp.

Ngay khi tàu Lãnh sự Mỹ rút chạy, quần chúng trong nội ô xông vào các cắn cứ Mỹ ở đầu lộ 19 và 67 Hùng Vương đập phá cửa, dọn đồ đạc trong nhà đêm 28 và cả ngày 29/4/1975.

Đêm 19 và suốt ngày 30/4/1975 quân ta tiến đánh vùng ngoại vi thành phố Cần Thơ. Địch kháng cự quyết liệt, nhất là Vòng Cung, địch đưa hàng chục ngàn quân, có đủ công sự, pháo, xe M113, M118, máy bay tàu yểm trợ, kháng cự quyết liệt.

Ở nội thành, địch hoang mang rã rời. Từ đêm 28, 29/4, bọn lính bỏ súng rải rác khắp đường phố Cần Thơm quần chúng gom súng cất giấu đến 1/5 đem vào 0 giờ 30/4/1975.

Nhận được lệnh khởi nghĩa tối 29 sang 30/4 các bộ phận phụ trách khu vực khởi nghĩa nội thành đã thông báo gấp cho các nơi. Cán bộ và quần chúng vô cùng phấn khởi, nhanh chóng triển khai tất cả các công việc đã được phân công chuẩn bị như: ra lệnh cho cơ sở ta trong dân vệ, phòng vệ gom súng trang bị cho tự vệ mật, treo cờ cách mạng ở một số khóm thuộc phường An Hòa, An Nghiệp, An Lạc, Hưng Lợi, Hưng Phú,…Các tổ chức tuyên truyền chạy xe có treo cờ trên một số tuyến cổ vũ đồng bào. 10 giờ 30/4/1975 khu vực A, do chị Hai Lẹ (Út Tính) Thành ủy viên phụ trách, kêu gọi đồn Thới An Đông và đồn Phước Thới đầu hàng. Cùng cánh khu vực A, chị Dương Thị Liềm, đảng viên tại chỗ được phân công phụ trách tổ du kích 5 người, cùng 2 tổ phòng vệ dân sự do chị nắm được và 8 nòng cốt, đã vào sân bay Trà Nóc, tranh thủ Trung tá Lộc và Thiếu tá Linh, chiếm cây đại liên, làm áp lực kêu gọi số binh lính sĩ quan còn lại ở sân bay đầu hàng. Sau đó cử người của ta cùng với số sĩ quan ta tranh thủ được, ở lại chốt giữ nguyên vẹn toàn bộ máy bay. Lúc 18 giờ 30/4, cử đồng chí Sáu Sơn, cán bộ binh vận khu đi đón Trung đoàn 20 đang đóng quân ở Phước Thới vào chiếm giữ sân bay.

Cùng ngày, 9 giờ 30 phút 30/4, sau cuộc họp nội các, Dương Văn Minh nhân danh Tổng thống chế độ Sài Gòn, tuyên bố trên đài phát thanh: Ra lệnh ngừng bắn, ở đâu giữ nguyên đó.

Khoảng 10 giờ, sĩ quan binh lính địch ở thành phố Cần Thơ tỏ thái độ hoang mang lo sợ tột cùng. Kế đên 11 giờ 30, Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng thì toàn bộ hệ thống ngụy quận, ngụy quyền hoang mang cực độ, một bộ phận lớn, nhất là ở cơ sở tan rã.

11 giờ 30, Nha cảnh sát Hậu Giang bỏ chạy, đồng chí Nguyễn Văn Lưu, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, nhân danh mặt trận GPDT gặp bác sĩ Lê Văn Thuận, cơ sở cách mạng, Tổng thư ký Hội Chữ thậ đỏ tỉnh Phong Dinh, tranh thủ bọn gác khám thả tù chính trị ở khám lớn và bọn gác trại giam của Nha Cảnh sát Hậu Giang, thả số người bị giam tại đây. Hai nới này thả gần 6.000 người. 12 giờ, tổ nội tuyến trung tâm nhập ngũ, mở cửa thả 5.000 tân binh và đào binh, hơn 10 ngàn người được thả ra, tỏa klhawps thành phố hô vang khẩu hiệu: “Hoan hô MTGPDT, Việt Nam độc lập muôn năm”.

Cùng lúc 11 giờ 30, Đội Cảnh sát dã chiến thuộc Tiểu đoàn 410 Đầu Sấu bỏ chạy, cơ sở trong phòng vệ thu 60 súng giao cho cách mạng, 2 phòng vệ khác ở đường Tạ Thu Thâu gom 30 súng giao cho lực lượng khởi nghĩa. Cùng lúc đó một toán phòng vệ cũng giao 20 súng cho quần chúng nổi dậy, tất cả các khu vực và các điểm khởi nghĩa, lần lượt nơi trước, nơi sau đều nổi dậy hành động.

Ở khu vực B, tại khóm 3 và 5 phường An Hòa, nơi đứng chân chỉ huy khởi nghĩa của chị Hia Minh, Thành ủy viên, quần chúng đã nổi dậy treo cờ làm chủ. Trong khi đó, tại bến xe mới, chơ Cái Khế, bến phà, khóm 3 phường An Nghiệp và khóm 3 phường Hưng Lợi, quần chúng và cở sở tại chỗ của các chị By, Sáu Chí, Tư Bình đã nổi dậy làm chủ bến xe, bến phà và chợ Cái Khế, các cơ sở trong bộ máy tề ngụy ở phường khóm gom súng phòng vệ dân sự trang bị cho lực lượng tự vệ.

Riêng chị Tư bình, ngoài nhiệm vụ là thành viên Ban khởi nghĩa khu vực B, còn được phân công phụ trách đội giao liên nội thành và đội bảo vệ UBKN ở nội thành, đội giao liên có tất cả 10 người, hầu hết là lứa tuổi thanh thiếu niên, do hai chính quyền, do cháu Nguyễn Việt Hà làm Đội trưởng. Đội đã đảm bảo xuyên suốt nối liền thông tin từ nội. Đội giao liên có tất cả 10 người, hầu hết là lứa tuổi thanh thiếu niên. Do cháu Nguyễn Việt hà làm đội trưởng. Đội đã đảm bảo xuyên suốt nối liền thông tin từ nội thành ra Bộ Chí huy tiền phương, và từ Bộ Chí huy tiền phương đem mệnh lệnh về cho UBKN nội thành.

Đội bảo vệ UBKN TP.Cần Thơ, do anh Mạc Thạch Dững làm Đội trưởng, đội làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ăn ở, đưa đón đồng chí Năm Bình và đồng chí Tư Hiền, cả hai là ủy viên TW Thành ủy, có chân trong Ban khởi nghĩa, đương trong nội thành. Cả hai đội giao liên và bảo vệ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước, trông cho đến kết thúc giải phóng thành phố. Tại các khu vực khởi nghĩa C, D, E các chị Tư Phương, Mười Bé, Sáu Bé, Ba Huệ, Mười Miên,…sau khi nhận được ám tín hiệu tấn công và nổi dậy, các chị đã lệnh cho cơ sở và quần chúng thuộc phạm vi được phân công phụ trách, nổi dậy làm chủ.

Tại chợ Cần Thơ, chị em chuyền tay nhau đọc truyền đơn của MT, truyền miệng nhau: Mặt trận đã về thành phố, Dương Văn Minh đầu hàng…Một khóm còn lại của phường An Cư, phường Hưng Lợi tiếp tục nổi dậy làm chủ, treo cờ, lấy sung địch, trang bị cho tự vệ. Tại phường Hưng Lợi, các chị Sáu Bé, Ba Huệ cùng tự vệ chiếm trụ sở phường và tiếp quản luôn chi cuộc cảnh sát, nhận súng và hồ sơ chúng giao nộp, cất giữ và giáo dục bọn chúng sáng 01/5 ra trình diện. Trong khi đó, chị Tám Thai đến tiếp quản nhà máy xay lúa Võ Văn Sửu, đảm bảo có kho gạo phục vụ cho các lực lượng chuyền tin nhanh và chính xác, đồng thời cũng là lực lượng tự vệ và tiếp quản.

Để thúc đẩy phong trào quần chúng nổi dậy, đồng chí giữ an ninh trật tự thành phố, thông qua một cơ sở mật, Ban khởi nghĩa biết có một công chức Đài phát thanh Cần Thơ đang muốn tìm cán bộ cách mạng. Đại diện Ban khởi nghĩa tìm gặp và người công chức ấy nhận lời, hướng dẫn ban khởi nghĩa tới chiến đài để lập công với cách mạng.

Ban khởi nghĩa tới đài cho hạ cờ 3 sọc và treo cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời, đồng thời phân phát truyền đơn cho đông đảo đồng bào tụ tập chung quanh.

Trước áp lực của quần chúng cách mạng và được ta thuyết phục, người quản đốc phải chịu cho ta lên đọc lời tuyên bố. Lúc đó là 15 giờ 30 phút.

Đồng chí Nguyễn Văn Lưu (Năm Bình), Ủy viên Thường vụ Thành ủy thành phố Cần Thơ, thành viên Ban khởi nghĩa đọc lời tuyên bố của UBND CMTP Cần Thơ, nội dung như sau:

“Đồng bào Cần Thơ thân mến”

Đại diện của Ủy ban Nhân dân cách mạng thành phố Cần Thơ đã tiếp thu Đài Phát thanh Cần Thơ, quân giải phóng sẽ tiến vào tiếp quản thành phố Cần Thơ, đồng bào hãy bình tĩnh, giữ gìn trật tự an ninh chung, bảo vệ tính mạng tài sản của đồng bào. Cương quyết trừng trị bọn cướp bóc, hãm hiếp, phá hoại trật tự an ninh chung.

Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Cần Thơ tuyên bố:

- Xóa bỏ ngụy quyền phản động kìm kẹp đồng bào. Giải tán các lực lượng võ trang, bán võ trang thuộc ngụy quyền Sài Gòn.

- Giải tán tổ chức chính trị phản động.

- Hủy bỏ lệnh giới nghiêm, do ngụy quyền đặt ra trước đây.

Ủy ban Nhân dân cách mạng kêu gọi.

Tất cả nhân viên, công chức các nơi có mặt tại nhiệm sở để hoạt động bình thường.

Đặc biệt, các xe phóng thanh của thông tin phổ biến những lời kêu gọi của Ủy ban nhân dân cách mạng thành phố Cần Thơ và chính sách của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong chiều và đêm nay (30/4/1975).

Đồng bào hãy hạ cờ 3 sọc, treo cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (cờ đỏ xanh, sao vàng), các tổ chức thanh niên, sinh viên, phụ nữ, công đoàn giải phóng, lực lượng thứ ba, các tôn giáo hãy góp phần giữ gìn trật tự an ninh chung, công nhân viên chức hãy bảo quản tài liệu, hồ sơ, vũ khí, tiền bạc, phương tiện dụng cụ chung, anh em công nhân hãy bảo đảm điện nước đầy đủ cho đồng bào.

Anh em viên chức nào lánh mặt hãy ra trình diện tại nhiệm sở, đem nạp tất cả đồ đạc của công cho chính quyền cách mạng.

Đồng bào thân mến!

Cơ hội ngàn năm có một đã đến!

Thành phố Cần Thơ kiên cường bất khuất đã được giải phóng.

Đồng bào hãy tích cực góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng, sẵn sàng nghe theo lời của UBND cách mạng thành phố Cần Thơ và chấp hành tốt các chính sách của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ngày 30/4/1975, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, lời tuyên bố này được phát liên tục trên đài đã cổ vủ quần chúng khắp nơi trong thành phố Cần Thơ và nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân. Lần đầu tiên, tại một thành phố trung tâm đầu não của địch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tiếng nói của cách mạng truyền đi trên làn sóng của đài phát thanh vừa chiếm được, như mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc, có sức mạnh kỳ diệu thúc giục đồng bào ta hành động nhịp nhàng, khẩn trương. Các đội tự vệ băng đỏ trên tay sẵn sàng làm nhiệm vụ ở các nẻo đường, các công sở như thúc giục bộ đội ta tiến nhaanh vào các mục tiêu chỉ định.

Ở ngoại thành và ven, lực lượng tự vệ và quần chúng ở phường Hưng Thạnh đã nổi dậy đánh chiếm trụ sở phường và quận 2vaof lúc 18 giờ, rồi đua một bộ phận sang sông cùng đồng bào và cơ sở tại chỗ nổi dậy giải phóng phường Hưng Phú (Xóm Chài).

Quần chúng xã An Bình cũng đã nổi dậy thu vũ khí địch trang bị cho tự vệ, hướng dẫn quân chủ lực và bộ đội tỉnh, thành tiến vào thành phố.

Ở Long Tuyền, lực lượng tự vệ và quần chúng nhân dân nổi dậy và làm chủ tuyến lộ sóng lương, buộc các đồn bót phải giao nộp vũ khí và đầu hàng, cờ giải phóng tung bay trên một đoạn đường dài trên một cây số, trung đoàn 10 chủ lực quân khu tiến lên chiếm kho đạn Bình Thủy và sân bay lộ tẻ (Phi trường 31).

Sau đó diễn ra những sự kiện quan trọng: Chi khu Phong Điền bị đoàn pháo binh tiến công mãnh liệt, các cánh quan khác cũng tiến quân dồn dập các đơn vị địch. 17 giờ toàn bộ địch ở Vòng Cung đầu hàng các trung đoàn của Sư đoàn 4 của ta giải giới Sư đoàn 21, Trung đoàn 11 (Sư đoàn 7), Trung đoàn BA, tỉnh Phong Dinh, 2 thiết đoàn và 1 chi đội xe nồi đồng, cùng với Tiểu đoàn Tây Đô vừa vượt Vòng Cung vào.

18 giờ, ngày 30/4/1975, đồng chí Trần Minh Sơn (Mảy Mạch) bắt buộc chuẩn tướng Mạch Văn Trường, Tư lệnh Sư 21 kiêm Tư lệnh Phòng thủ Vòng Cung và Bộ tham mưu đầu hàng tại dinh Tỉnh trưởng ngụy.

Các đội công tác và cơ sở tại chỗ cùng quần chúng nổi dậy tiếp quản Nha Cảnh sát Hậu Giang, Viện đại học, các trường trung học, các cơ sở thanh niên, toàn bộ các ty hành chánh, các xí nghiệp, điện nước, bến xe các kho tàng còn lại,…

Tuyệt vọng trước tình hình, quân tướng bên dưới đã đầu hàng hoặc bị bắt, không còn phương tiện chạy trốn, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Phó Tư lệnh vùng 4 Chiến thuật tự sát. Còn Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh vùng 4, gọi Sư đoàn 21, sư đoàn 4 không quân, Thiếu tướng Hưng đều không trả lời. Cuối cùng, đêm đó (30/4/1975) y cũng tự sát bằng súng.

Thành phố Cần Thơ được hoàn toàn giải phóng lúc 18 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.

Giải phóng tỉnh Cần Thơ.

Thị xã Vị Thanh, tỉnh lỵ Chương Thiện là trọng điểm thứ 2 của tỉnh. Ban Chỉ đạo tổng công kích tổng khởi nghĩa thị xã Vị Thanh do đồng chí Trần Nam Phi Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, chính trị viên Tỉnh đội làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Hữu Thành (3 Tạo), Phó ban, đồng chí Lê Minh Châu. Tỉnh ủy viên, Hội trưởng Phụ nữ tỉnh và một số đồng chí trong thị xã ủy, là ủy viên ban, chị Ba Sở được phân công phụ trách khu vực I, vận động Phụ nữ gói bánh, may cờ, chuẩn bị cướp chính quyền. Chị em còn đưa tin, các nơi địch bị vây hết rồi vừa nổi trống mỏ liên hồi và kêu gọi địch đầu hàng. Lực lượng ngày càng đông, chị em kéo ra chiếm làng thương phế binh ở Việt Nam.

Cũng tại thị xã Vị Thanh (Chương Thiện), sau khi quân ta đánh chiếm hai đồn ngoại vi thị xã, địh nghe tin qua Đài Phtas thanh thành phố Cần Thơ đã bị cách mạng chiếm, chúng hoang mang rã rời, nhưng tên Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện hết sức ngoan cố, ra lệnh tử thủ chống lại. Lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng quần chúng hằng 5.000 người, đa số là phụ nữ, bao vây tiểu khu phải chiến đấu quyết liệt suốt ngày và đêm 30/4/1975 địch chống cự không nổi, quân ta đánh bật chúng ra khỏi nơi cố thủ (Dinh Tỉnh trưởng Chương Thiện), tên Hồ Ngọc Cẩn chạy trốn bị quần chúng phát hiện chỉ cho lực lượng ta bắt sống được y vào lúc 9 giờ sáng ngày 01/5/1975. Toàn bộ lực lượng địch ở Vị Thanh đầu hàng. Riêng yếu Khu Trà Lồng (xã Long Phú – Long Mỹ), do tuyên ủy chuẩn tướng Huỳnh Văn Tông chỉ huy, là một họ đạo thiên chúa giáo lớn, nằm giữa ruột vùng giải phóng tỉnh Cần Thơ. Tông rất được sự tín nhiệm của Mỹ - ngụy. Công tác vận động tín đồ Thiên Chúa giáo Trà Lồng là vấn đề rất quan trọng. Qua trình bày, ta đã phân công cán bộ, trong số đó có chị Út Nở, đến làm công tác vận động giáo dân. Ngay trong những ngày này, cũng có một đoàn công tác ở đây, do thầy Năm tú phụ trách. Tuy có nao núng trước nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, nhưng Chuẩn tướng Huỳnh Văn Tông rất ngoan cố. Ta kiên trì tấn công chính trị, tranh thủ Hội đồng giáo xứ và phát động giáo dân lên án Mỹ - Thiệu, kêu gọi linh mục Tông về với đạo với nhân dân.

Trước nguy có sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, nguy cơ yếu khu Trà Lồng bị tiêu diệt, cùng với sức ép của lực lượng quần chúng và LL vũ trang của ta, với sự tranh thủ của thầy Năm Pheerro Nguyễn Văn Tú (Ủy viên UBMTTQ khu Tây Nam Bộ), tên Chuẩn tướng Huỳnh Văn Tông không còn lối thoát, phải hạ súng đầu hàng. Yếu khu Trà Lồng được giải phóng vào sáng ngày 01/5/1975 cùng lúc với Vị Thanh.

Tại thị trấn Long Mỹ, phụ trách mũi chính trị là chị Hai Hoàng, Tư Tiến và Hai Trữ cùng các nữ đảng viên tại chỗ là Chín Lùn, Hai Xứng, Năm Đáng, Năm Lưới,… Mở đầu bằng mũi BV. Ta đưa một mục sư Tin Lành là anh của chị Năm Lưới vào trực tiếp vận động tên quận trưởng Long Mỹ. Lúc đầu y còn đắn đo suy nghĩ vì bản thân y có nhiều tội ác với dân. Nhưng qua giải thích tên Quận trưởng chịu đầu hàng cách mạng. Ta nâng yêu cầu buộc nó phải lên máy phóng thanh gọi binh lính đầu hàng với điều kiện gom súng lại, cởi bỏ đồ nhà binh, mặc quần ngắn về doanh trại. Lúc ấy có 5.000 quần chúng cả nam lẫn nữ, bao vây bên ngoài tràn vào, tiếp quản thị trấn. Hai chị Tư Tiên và Hai Lành vào tiếp quản dinh quận. Huyện Long Mỹ được hoàn toàn giải phóng vào lúc 8h ngày 01/5/1975.

Các huyện khác trong tỉnh đã kịp thời dùng sức mạnh 3 mũi tiến công giải phóng địa phương mình.

Riêng huyện Thốt Nốt là huyện có đặc thù là huyện nhiều tôn giáo, nhất là Phật giáo Hòa Hảo. Cả hai thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ huyện chưa có ngày nào giải phóng, quần chúng bị kềm gắt gao, việc xây dựng tại chỗ vô cùng khó khăn. Tỉnh ủy điều động chị Hia Kim Anh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, cùng một số nữ đảng viên có trình độ sơ trung cấp khác nhau chị Mảy Mịn, Năm Hòa, Bảy Hồng, Tư Xê bám trụ lâu dài, gầy dựng cơ sở cách mạng. Được sự chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, các chị đã có bước chuẩn bị thực lực, mỗi chị có 33 nòng cốt, nhận tài liệu, may cờ….cất giấu từ tháng 3/1975.

Với tương quan thế lực tại đó, các chị đã dùng mũi tiến công binh vận làm bước đột phá.

Chị Kim Anh đến trực tiếp gặp tên Mười Bửng, xã trưởng thị trấn Thốt Nốt, với danh nghĩa là đại diện MTGP, thông báo Dương Văn Minh đầu hàng, quân giải phóng và quần chúng bao vây khắp nơi, anh phải làm theo mặt trận. Đó là con đường tốt nhất cho anh, Mười Bửng đồng ý, và chị Kim Anh đã hướng dẫn cho Mười Bửng may cờ và treo cờ Mặt trận. Đồng thời ra lệnh cho Mười Bngử hãy có hành động lập công với cách mạng bằng kêu gọi toàn bộ binh lánh phòng vệ thị trấn đầu hàng.

Dù là vùng địch kềm lâu, nhưng bổng chốc tên Xã trưởng làm theo cách mạng, cùng với lực lượng dân sự nộp vũ khí đầu hàng, khí thế của quần chúng Thốt Nốt lên chưa từng có đã cổ vũ cho chị em tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài và tiểu thương chợ Thốt Nốt, tìm các chị Tư Xê, Năm Hòa, Bảy Mịn…xin đóng góp tiền đề lo cho cách mạng và giúp đỡ đồng bào.

Nhân gặp gỡ, tiếp xúc hàng ngàn quần chúng nữ, có cả thị trấn và nông thôn, chị Kim Anh đã nhanh chóng phát huy thắng lợi và phổ biến cho chị em bằng xã nào thì giải phóng xã đó.

Thực tế tai nghe mắt thấy, chứng kiến cảnh Xã trưởng Mười Bửng treo cờ cách mạng và ra lệnh cho bọn phòng vệ dân sự đầu hàng; chị em hăng hái trở về nông thôn như những sứ giả báo tin mừng chiến thắng, làm áp lực và tạo tâm lý bi quan cho bạn các đồn bót chung quanh có ý thức sớm qui hàng cách mạng.

Tiếp tục phát huy thắng lợi, chị Kim Anh cùng lực lượng chính trị đến căn cứ Trà Bai bao vây kêu gọi lánh bảo an và phòng vệ đầu hàng và buộc chúng tập trung súng để cơ sở ta cất giữ, sau đó giáo dục chúng rồi cho về nhà, chờ đi trình diện. Xong ở Trà Bai, chị Kim Anh và tự vệ mới được trang bị cùng lực lượng chính trị tiếp tục bao vây đồn Trung An kêu gọi chúng ra đầu hàng. Đến 16 giờ ngày 30/4/1975 bọn lính đồn mới ra gặp chị Hoàng Lan và Ba Bê xin đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí.

Thừa thắng chị Kim Anh cùng lực lượng quần chúng và tự vệ tiến lên vào căn cứ Trại Mai thông báo Dương Văn Minh đầu hàng cách mạng và một số đồn bót chung quanh thị trấn và cả thị trấn Thốt Nốt cũng đã qui hàng cách mạng. Các anh hãy nộp súng cho cách mạng để được hưởng chính sách khoan hồng và lời kêu gọi được cả bọn lính ở căn cứ Trại Mai hưởng ứng bằng hành động gom súng giao cho lực lượng ta.

Tính từ lúc giải phóng thị trấn Thốt Nốt trưa 30/4/1975 đến lúc giải phóng căn cứ Trại Mai, thì cơ sở và quần chúng huyện Thốt Nốt, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chị Kim Anh cùng sự góp sức của các chị Tư Xê, Năm Hòa, Bảy Mịn, Bảy Hồng thì đến khoảng 18 giờ 30/4/1975 huyện Thốt Nốt đã được giải phóng 2/3. Còn 2 xã cù lao của huyện là Tân Lộc Tây và Tân Lộc Đông, do tên Nguyễn Hiếu Thuận, Đoàn trưởng lực lượng Ba thuộc Quân đội Phật giáo Hòa Hảo cầm đầu, ra sức tử thủ. Cơ sở cách mạng tại chỗ phát động quần chúng đến bao vây, vận động, gây sức ép, mãi đến ngày 04/5/1795 chúng mới hạ súng đầu hàng.

Trong thời gian 2 ngày 30/4/1975 và ngày 01/5/1795, quân dân thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện trong toàn tỉnh đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy như vũ bão đã giải phóng quê hương mình, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Thành phố Cần Thơ giải phóng lúc 18h30 phút ngày 30/4/1975.

- Thị xã Vị Thanh giải phóng lúc 9h30 ngày 01/5/1975.

- Phung Hiệp giải phóng lúc 7h ngày 01/5/1975.

- Long Mỹ giải phóng lúc 8h ngày 01/5/1975.

- Châu Thành giải phóng lúc 17h ngày 30/4/1975.

- Kế Sách giải phóng lúc 16h ngày 30/4/1975.

- Ô Môn giải phóng lúc 21h ngày 30/4/1975.

- Thốt Nốt cơ bản giải phóng lúc 15h ngày 01/5/1975. Riêng 2 xã cù lao giải phóng vào ngày 04/5/1975.

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO PHỤ NỮ CẦN THƠ

Trong tất cả các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của tỉnh, Đảng bộ Cần Thơ chưa hề thiếu vắng sự tham gia của phụ nữ, nhưng chưa có thời kỳ nào mà vai trò, khả năng của phụ nữ Cần Thơ lại được phát huy cao độ, toàn diện và phát triển mạnh mẽ như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đặc biệt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 30/4/1975, lực lượng phụ nữ được huy động đông đảo chưa từng có. Hằng trăm ngàn phụ nữ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở những mục tiêu được phân công. Lực lượng nổi dậy khởi nghĩa được tổ chức thành đơn vị, tham gia bao vây đồn bót, chi khu; chiếm công sở khóm, phường, xã, quận, chi khu, ssan bay, kho tàng của địch.

Nhiều cán bộ nữ đóng vai trò nòng cốt trong các Ban lãnh đạo khởi nghĩa các cấp, có rất nhiều sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, góp phần to lớn trong nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

Sau kháng chiến chống Pháp, tiếp đến 21 năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng phụ nữ Cần Thơ được rèn luyện trong chiến đấu, đã lớn mạnh không ngừng. Bất cứ ở đâu, khi Đảng có yêu cầu, bất cứ chỗ nào gay go ác liệt, khó khăn nhất, Phụ nữ Cần Thơ đều có mặt, không nệ gian khổ hy sinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đặc điểm nổi dậy của phong trào Phụ nữ Cần Thơ trong những năm chống Mỹ thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc của phụ nữ có quy mô rộng cả ở nông thôn lẫn thành thị. Phong trào còn là sự thể hiện kết hợp 3 mặt: dân tộc, giai cấp và giới, được biểu hiện từ trong nội dung vận động, tổ chức phụ nữ cũng như trong phong trào đấu tranh của phụ nữ. Nó là một bộ phận của phong trào cách mạng, của nhân dân Cần Thơ, góp phần hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng CNXH trên cả nước.

Thực tiễn phong trào Phụ nữ Cần Thơ đã góp phần chứng minh quan điểm của chủ nghĩa Mcá Leenin về vấn đề giải phóng phụ nữ: “Khi mà dân tộc và giai cấp chưa được giải phóng, thi không có phụ nữ được giải phóng thực sự”.

Phong trào Phụ nữ Cần Thơ còn thể hiện sinh động đường lối phương châm 2 chân 3 mũi của Đảng và ngày càng xác minh sự đúng đắn sáng tạo của đường lối đó trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Việt Nam nói chung, và Cần Thơ nói riêng. Chị em đã vận dụng rất linh hoạt, tài tình 3 mũi tấn công địch, phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng cuộc đấu tranh, từng đợt đấu tranh với tính chất tương quan mta địch ở từng nơi, từng lúc để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình vừa góp phần bẻ gãy nhiều âm mưu của địch, từng chính sách lớn nhất là đánh bại âm mưu bình định, gom đan lập ấp chiến lược của chúng, điển hình như phá Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, phá ấp chiến lược trong những năm 1963 – 1964.

Trong những năm chống Mỹ, phong trào Phụ nữ Cần Thơ nổi rõ là phong trào mang tính tự giác cao, chị em tham gia với tư cách là phong trào của một giới, không phải hành động riêng lẻ của một nhóm người chỉ đồng tình với cách mạng hoặc chỉ hưởng ứng một cách thụ động. Phụ nữ Cần Thơ đảm đang hầu hết các mặt công tác chủ yếu: đấu tranh chính trị, binh vận, vũ trang, sản xuất, gánh vác mọi công tác ở hậu phương, làm dân công, tiếp tế, vận tải lương thực, vũ khí đạn dược. Phong trào mang tính tự giác còn thể hiện ở chỗ: lúc ta tấn công địch mạnh thì phong trào lên, khi địch bị phản kích thì phong trào có sa sút, nhưng cứ mỗi lần sa sút thiệt hại, thì phong trào lại vươn lên mạnh mẽ hơn, cả lượng và chất của phong trào.

Trước hết là phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ nông thôn và thành thị. Đây là mũi xung kích cực kỳ lợi hại và vô cùng phong phú đánh vào kẻ thù Mỹ - ngụy. Đấu tranh chính trị từ nhu cầu tất yếu của phụ nữ bảo vệ lợi ích thiết thân của quần chúng, đã phát triển thành một lực lượng, một mũi tiến công bằng những hình thức đấu tranh cao hơn. Từ biểu tình chống địch hành quân càn quyets, chống thảm sát, đấu lý đấu lực bảo vệ làng mạc, bảo vệ chồng, con, em; chống các chính sách lơn nhỏ của địch, cản đầu xe tăng, bịt nòng đại bác, kéo cánh trực thăng làm chậm cuộc hành quân của địch. Một người cũng đấu tranh, nhiều người cũng đấu tranh trực diện và xả khi lực lượng tập trung hàng ngàn, hàng chục ngàn, chị em càng tấn công quyết liệt, thông minh, sáng tạo hơn.

Trong chống Mỹ, công tác binh vận thật sự là một bộ phận của sức mạnh tổng hợp, một mũi tấn công chiến lược. Không chỉ phục vụ và kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang mà còn độc lập chiến đấu. Phụ nữ Cần Thơ tham gia mũi tiến công binh vận với tư cách là một lực lượng có thế hợp pháp và nhiều ưu thế từ các mối quan hệ vợ chồng, mẹ con, anh em,…Không chỉ gặp địch là tranh thủ mà còn tìm địch ở các nơi chúng hành quân, đồng trú, nơi hậu cứ địch để làm tan rã tinh thần đến tổ chức quân ngụy. Nhiều mẹ, nhiều chị còn dduowhcj giao nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cách mạng. Đặc biệt đế quốc Mỹ cũng như Pháp, chúng cố thực hiện âm mưu có hữu là: dùng người bản xứ đánh người bản xứ, mở ra cho Phụ nữ Cần Thơ khả năng vận động binh lính sĩ quan Việt Nam về tinh than yêu nowcs, yêu dân tộc mà đồng tình ủng hộ những cuộc đấu tranh của phụ nữ, hoặc chống lệnh đi càn quyét bắn giết dân lành, án binh bất động không thi hành lệnh cấp trên của chúng,…

Trên lĩnh vực đấu tranh vũ trang, chưa có thời kỳ nào mà Phụ nữ Cần Thơ tham gia đông đảo bằng thời kỳ đánh Mỹ. Trong phong trào du kích chiến tranh, nhiều chị em tham gia từ những hình thức thấp như vót chông , đào hầm làm chướng ngại, trồng cây gây rừng đến dùng vũ khí thô sơ tiêu hao, tiêu diệt địch như gài chông, ôi, mìn, lựu đạn. Cao hơn là chị em trực tiếp cầm súng trong các đơn vị du kích xã, ấp, địa phương quân, tham gia cả lực lượng đặc công, công binh. Có những đơn vị địa phương quân toàn là nữ đã từng độc lập chiến đấu chống càn có lúc hợp đồng phối thuộc với các đại đội địa phương quân, hay chủ lực đánh tiêu hao tiêu diệt địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Trong chiến tranh, đế quốc Mỹ và tay sai gieo tang tóc đau thương, mất mát nhiều nhất và trước nhất là đối với phụ nữ. Nhiều chị em bị bắt bỏ tù đày, giam cầm tra tấn dã man nhưng vẫn hiên ngang bất khuất trước những cực hình tàn bạo trong các ngục tù của địch, vẫn một lòng một dạ trung thành với cách mạng và giữ gìn khí tiết của mình như bảo vệ mạng sống chính mình. Những chị em có chồng tập kết ở lại vừa nuôi con, vừa hoạt động cách mạng, các chị phải chịu đựng muôn ngàn khó khăn thử thách nhưng vẫn một lòng chung thủy với chồng, trung thành với cách mạng, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của cách mạng.

Trong gia đình, phụ nữ phải đảm đang mọi công việc: làm lụng tảo tần nuôi dạy con, nuôi sống gia đình; một mặt trăn trở thâu đêm tìm mọi cách đối phó với địch, giữ gìn nhà cửa ruộng vườn, giữ gìn người thân, giành giựt cán bộ,….

Ngoài đồng áng, Phụ nữ Cần Thơ vẫn là lực lượng chính đảm đang lao động sản xuất, vừa nuôi sống gia đình, vừa đóng góp cho cách mạng đảm bảo cho quân ta ăn no đánh mạnh.

Phong trào Phụ nữ Cần Thơ phát triển khắp các vùng, giữ được thế lực, mang nhiều màu sắc, nhiều vẻ với nhiều khẩu hiệu và hình thức khác nhau: đấu tranh dân sinh, dân chủ, phong trào văn hóa xã hội, phong trào nữ sinh viên, trí thức, phụ nữ phật tử, mua bán, phụ nữ Khơme,..bao gồm đủ các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, các xu hướng chính trị hình thành một mặt trận đấu tranh rộng lớn của giới.

Trong quá trình đấu tranh chống Mỹ cũng như qua cuộc nổi dậy mùa xuân 1975, những đặc điểm nêu trên chứng minh rằng phong trào Phụ nữ Cần Thơ đã có những bước tiến nhảy vọt về chất, nó xuất phát từ trình độ giác ngộ cách mạng, từ lòng yêu nước nồng nàn và ý thức giai cấp sâu sắc của phụ nữ. Phong trào đó còn được sự tác động tích cực và cổ vủ của phụ nữ các tỉnh bạn, của phụ nữ cả miền Nam cũng như của PN miền Bắc; là sự kế thừa truyền thống đấu tranh của dân tộc và cũng là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm của chính bản thân Phụ nữ Cần Thơ qua nhiều giai đoạn thăng trầm của cách mạng, tính từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ.

Đó còn là kết quả của đường lối vận động phụ nữ đúng đắn của Đảng mà đảng bộ Cần Thơ đã tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giáo dục và chỉ đạo phong trào Phụ nữ Cần Thơ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Thực tiễn kiểm nghiệm, từ khi Đảng mới ra đời, Đảng ta đã có nghị quyết về công tác vận động phụ nữ. “Nam nữ bình quyền” là một trong 10 điểm cương lĩnh của Đảng. Vì vậy, công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng, công tác ấy chính là một nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu. Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt được mục đích giải phóng”.

Trên đây là một số nhận xét đnáh giá phong trào Phụ nữ Cần Thơ trong chống Mỹ cứu nước, Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho ta nhiều bào học kinh nghiệm. Sau đây là một sô bài học kinh nghiệm chính:

1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Phụ nữ là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp giải phóng Phụ nữ.

- Đảng bộ Cần Thơ đã nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối chung của cách mạng Việt Nam ở miền Nam: “Chính trị vũ trang đi đôi, đứng vững thế 3 vùng, tấn công địch bằng 3 mũi: chính trị, vũ trang và binh vận; đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”. Chính nhờ đường lối đó đã phát huy tối đa khả năng của Phụ nữ Cần Thơ tiến công địch bằng hai chân. 3 mũi, nhất là mũi chính trị và binh vận trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

- Đảng bộ Cần Thơ cũng đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của Phụ nữ Cần Thơ trong CMDTC giai đoạn chống Mỹ.

- Phụ nữ là lực lượng đông đảo so với tổng số dân vốn đã bị áp bức bóc lột nặng nề dưới ách thống trị của đế quốc phong kiến, có tinh thần yêu nước, chí căm thufddees quốc phong kiến cao. Trong kháng chiến chống Pháp, Phụ nữ Cần Thơ, đặc biệt là nữ nông dân, cùng với giai cấp mình địch cấp đất đem lại cuộc sống tự do dân chủ, đã thực sự làm chủ về kinh tế và tham gia mọi hoạt động của xã hội,, quyền bầu cử, ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp, được học hàng, được chăm lo sức khỏe…nên rất trung thành với cách mạng.Từ đó, Đảng bộ đã giáo dục cho cán bộ Đảng viên nhận thức được rằng: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy cho nên công tác trong quần hcungs phụ nữ không phải là một nhiệm vụ thuộc của Đảng, công tác ấy chính là một nhiệm vụ trọng yếu”.

- Ngay khi mới chuyển hướng, mặc dù đoàn thể ơhuj nữ đã tự giải thể cũng như các đoàn thể khác, nhưng Tỉnh ủy vẫn bố trí một cán bộ phụ vận cốt (Nguyên là Tỉnh ủy viên) ở tỉnh và sau đó bung đi móc nối, xây dựng lại đội ngũ cán bộ phụ vận từ tỉnh xuống xã, làm tham mưu cho tỉnh Đảng bộ trong công tác vận động phụ nữ.

- Trong các cấp ủy, từ cơ sở lên đều có bố trí cấp ủy viên nữ phụ trách công tác dân vận, đi sâu phụ vận. Mặt khác, Tỉnh ủy Cần Thơ còn tạo điều kiện cho Ban phụ vận Tỉnh phối hợp với Phụ nữ Khu Tây Nam bộ mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ vận tỉnh, huyện trở thành cán bộ huấn luyện xã ngay những năm còn ác liệt. Nhòa đó mà có được đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng cho phong trào chiến đấu (hy sinh), và bổ sung các cấp ủy Đảng.

Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi trong Đảng bộ cũng còn có một số cán bộ Đảng viên nhận thức chưa được đúng đắn về công tác vận động phụ nữ, cho rằng công tác vận động phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là của cán bộ nữ hoặc đoàn thể phụ nữ. Chưa thấy đó là trách nhiệm của Đảng bộ, của chính quyền các cấp chính quyền.

2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vị trí quan trọng hàng đầu trong tổ chức xây dựng Hội, đẩy mạnh tấn công địch, bảo vệ hậu phương và chuẩn bị cho TKN.

+ Nhiệm vụ công tác chính trị tư tưởng và xuyên suốt là không ngừng giáo dục long tin tưởng cách mạng, tin Đảng, tin Bác Hồ, để từ đó nâng cao ý chí quyết chiến, quyết thắng cho hội viên và quần chúng phụ nữ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, dù lúc khó khăn ác liệt nhất, chị em vừa nỗ lực bản thân vừa tin vào miền Bắc hậu phương lớn, nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng hằng ngày trông tin miền Nam. Lòng tin ấy, giải thích vì sao lúc Bác mất, phụ nữ từ nông thôn đến thành thị Cần Thơ đều để tang bác. Lòng tin Đảng, tin Bác của phụ nữ chính là sức mạnh để chị em vượt qua tất cả nguy hiểm hy sinh, nén đau đớn xé lòng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ như trường hợp chị Ba Chơn (Nguyễn Thị Búp) – Trưởng ban đấu tranh chính trị huyện Châu Thành, lúc chuẩn bị điều quân tiến công chính trị trực diện ra thị trấn, lại nhận được tin hai con mình cùng một lúc chết cả hai, vẫn nhắn gửi lại bà con và tiếp tục điều khiển cuộc đấu trnh cho đến khi kết thúc, khi về mới cùng bà con lo mai táng cho hai con mình. Hằng trăm cán bộ nữ không hề đắn đo do dự trước những quyết định của Huyện ủy, Tỉnh ủy điều động vào vùng kềm, vùng tôn giáo, vùng thành thị như chị Kim Anh, Bảy Mịn, Năm Hòa, Tư Xê, Tư Bình, Út Nở, Ba Kim Chi, Sáu Bé,… Các chị luôn bám địa bàn, đi sâu xuống cơ sở và quần chúng phụ nữ. Nhờ thế đứng đó mà khi có thời cơ đến, các chị đã cùng quần chúng nổi dậy khởi nghĩa chiểm trụ sở địch, giành chính quyền về tay nhân dân. Hay như hàng chục, hàng trăm ngàn phụ nữ tay không, chỉ với ý chí ngoan cường đã bất chấp lưỡi lê, súng đạn, hơi cay vẫn hùng dũng tiến công chính trị địch. Tất cả những hình ảnh sống động đó nói lên lòng tin cách mạng, tin Đảng, tin Bác và trách nhiệm của cán bộ đối với quần chúng phụ nữ và ngược lại.

+ Sử dụng nhiều hình thức giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, lấy sinh hoạt tổ, nhóm làm chính, đưa đến hiệu quả cao.

Do chiến tranh, đại bộ phận chị em ít có thời gian và điều kiện học dài ngày và có hệ thống. Sinh hoạt tổ hội, nhóm có nòng cốt hướng dẫn tốt, thực sự là hình thức giáo dục chính trị, lãnh đọa tư tưởng có hiệu quả, ôn nghèo kể khổ, vạch âm mưu tội ác của Mỹ - ngụy, bàn về phương châm đấu tranh hai chân 3 mũi…nhờ vậy mà trong đấu tranh chính trị, binh vận chị em khá quen thuộc và nhuần nhuyễn phương châm tấn công chính trị, binh vận của Đảng.

Thi đua và khen thưởng kịp thời được duy trì trong tình hình khó khăn, ác liệt, góp phần giữ vững ý chí quyết tâm, không ngừng sáng tạo để xây dựng mình và tiến công địch ngày càng cao hơn, tốt hơn. Hội PNGP Cần Thơ duy trì được phong trào và tổ chức trong tình hình khó khăn chính là nhờ giữ được phong trào thi đua 5 tốt của phụ nữ.

3. Không ngừng mở rộng Mặt trận Phụ nữ, tận dụng các tổ chức công khai, bán khai và các tổ chức thông thường để tập hợp quần chúng phụ nữ do nòng cốt hoặc hội viên phụ nữ giải phóng làm nòng cốt.

Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng do phụ nữ tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sự nghiệp đó mới thành công. Sức mạnh của quần chúng chỉ có thể có khi được tập hợp lại thành một khối vững chắc về hình thức như về ý chí và hành động mà thôi.

Trong kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù lắm mưu nhiều kế nhất là âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, chia rẽ lương giáo, chia rẽ dân tộc Kinh Khơme, Hoa,…Những âm mưu thủ đoạn đó của chúng gây khó khăn cho ta không ít. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ trực tiếp là các cấp ủy, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Hội; Mtặ trận Phụ nữ Cần Thơ ngày càng được mở rộng ở cả nông thôn lẫn đô thị. Biểu hiện rõ như Mặt trận PN đoàn kết đấu tranh chống càn quét, chống gom dân lập ấp, chống thảm sát… thu hút đông đảo binh sĩ tham gia. Oử thành thị, phong trào phụ nữ đòi quyền sống, phụ nữ bảo vệ nhân phẩm, chống đàn áp Phật giáo đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ: nữ sinh, sinh viên, trí thức, cô nhi quả phụ, nữ tu có cả vợ con của ngụy quân, ngụy quyền và sĩ quan cao cấp tham gia đấu tranh dân sinh, dân chủ bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

Để xây dựng Mtặ trận phụ nữ rộng mạnh, phải tin và dựa vào quần chúng phụ nữ trước hết là nữ nông thôn, nữ công nhân và các tầng lớp lao động khác, đồng thời phải thực hiện đúng đắn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với mõi tầng lớp phụ nữ, chăm lo đời sống cho phụ nữ và đưa quần chúng vào tổ chức nhằm phát huy sức mạnh của phụ nữ, làm cơ sở góp phần xây dựng lực lượng mọi mặt cho cách mạng.

Toàn bộ các mặt hoạt động nhằm đưa quần chúng phụ nữ cùng với nhân dân tiến dần từng bước đến chỗ vùng dậy lật đổ chính quyền Mỹ - ngụy, có thể nói là tổ chức, tổ chức và tổ chức. Tổ chức quần chúng PN để đấu tranh, thông qua đấu tranh mà tổ chức và giáo dục quần chúng phát triển lực lượng cách mạng. Vì vậy, công tác tuyên tryền, tổ chức và đấu tranh phải gắn chặt nhau.

Luôn lấy công tác không hợp pháp làm cơ sở, Đảng đã khéo léo kết hợp công tác không hợp pháp với việc lợi dụng mọi khả năng hợp pháp – “Lợi dụng mọi khả năng hợp pháp nhưng không tự gây ảo tưởng cho mình về con đường “hợp pháp” giành chính quyền và gieo rắc ảo tưởng ấy cho quần chúng” (Lê Duẩn – “Dưới lá cờ vẻ vang” – NXB sự thật – Hà Nội 1976 – Trang 45).

Làm theo chỉ dẫn ấy, Đảng bộ cần Thơ đã đưa phụ nữ nông thon và thành thị vào các tổ chức không hợp pháp, nửa hợp pháp, hợp pháp với nhiều tên gọi khác nhau, mà nòng cốt là cốt cán riêng lẻ chịu sự lãnh đạo bí mật của hệ thống Đảng.

Trong công tác vận động phụ nữ, đảng viên cán bộ nữ ở Cần Thơ có nhiều bài học về khẩu hiệu, hình thức phương pháp cụ thể. Ví như nông thôn có tổ chức thông thường là nhóm thăm đau nuôi đẻ, Tổ nữ công, vạn cấy, tổ BDHV. Thành thị có: Phụ nữ đòi quyền sống, PN bảo vệ nhân phẩm, cải thiện chế độ lao tù….

Tuy nhiên ta cũng có thiếu sót là lúc mới chuyển hướng, địch còn ở bước thăm dò, phong trào Phụ nữ cũng như khí thế cách mạng còn độ hưng thịnh nhất định. Từ đó sinh chủ quan, một số cán bộ hoặc cơ sở ta làm không đúng phương châm, phương thức hoạt động, coi các tổ chức hợp pháp, bán hợp pháp như là “của ta” là “người nhà”, làm bộc lộ cơ sở, địch chú ý theo dõi bắt bớ cán bộ, gây khó khăn cho phong trào.

4. Giữ gìn phát triển thực lực tại chỗ vừa chi viện kịp thời, đúng mức cho vùng yếu, kềm, thị xã tạo ra một bước phát triển nhanh.

Để hạn chế và đè bẹp phong trào nhất là ở vùng chúng kiểm soát, một mặt hạn chế sinh hoạt của quần chúng, mặt khác tập trung tìm diệt lực lượng cách mạng.

Những năm địch kềm nặng, Đảng bộ có chủ trương cho một số cán bộ, Đảng viên, đa số là nữ, tạo giấy tờ hợp pháp và chuyển vùng để tạo thế hợp pháp bám dân, xây dựng cơ sở cách mạng. Cách làm ấy, vừa bảo tồn được cán bộ vừa có thế bám dân.

Kinh nghiệm cho thấy, ta bị thiệt hại nhiều là khi bộc lộ lực lượng hoặc do địch cấy vào nội bộ ta, hay khi trong nội bộ ta có người dao động đầu hàng (trường hợp tên Nuôi và 6 Khẩn ở thành phố Cần Thơ) làm thiệt hại cơ sở. Vì vậy, nắm chắc phương châm tổ chức hoạt động ngăn cắt, bí mật, trọng chất hơn lượng là vấn đề cơ bản để giữ gìn lực lượng. Cố nhiên phải có phong trào quần chúng mới che giấu được thực lực và phát triển thực lực tốt nhất, đồng thời phải có hoạt động vũ trang thích hợp để trấn áp ác ôn hỗ trợ cho phong trào.

Phong trào thành thị chịu sự tác động rất lớn của phong trào thành thị nông thôn; nông thôn chi viện cán bộ nòng cốt, cho thành thị là cần thiết. Ngay tại thành phố Cần Thơ, từ 1970 đến 1974, Khu ủy Tây Nam bộ đã điều động về Ban phụ vận thành phố có đến 20 chị trong đó có các chị: Ba Tốt, Bảy Vân, Tư Phượng, Hai Thanh, Hai Minh, Tư Bình, Sáu Bé,….có chị đã hy sinh như Tám Hưỡn, Tám Nhanh đặc biệt để chuẩn bị cho TKN ở thành phố Cần Thơ, Khu ủy còn điều động hàng trăm cán bộ, sơ trung cấp, đa số là nữ. Tỉnh ủy Cần Thơ cũng đều động chị Kim Anh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, đến phụ trách vùng kiều tôn giáo huyện Thốt Nốt cùng với một số đồng chí nữ khác, đều bám trụ trong dân cho đến TCK – TKN 30/4/1975. Tỉnh hội Cần Thơ cũng điều động cán bộ tăng cường cho một số thị trấn và vùng yếu chuẩn bị cho TCK – TKN.

Mỗi lần bị tổn thất cũng như có cách làm hay của Đảng viên, cán bộ đi trước, cần rút kinh nghiệm nâng cao trình độ công tác vngf thành thị, vùng tôn giáo, vùng nông thôn tạm chiếm, biết lấy công tác không hợp pháp kết hợp với việc lợi dụng mọi khả năng hợp pháp để tập hợp giáo dục, đưa quần chúng đấu tranh. Những lúc có sự chi viện như vậy, phong trào lên khá rõ. Nhưng mặt khác cần chú ý nâng cao long tự trin của quần hcungs và cán bộ tại chỗ, không nên trông chờ ỷ lại hoàn toàn vào lực lượng chi viện.

5. Tại chỗ đứng vững chắc để cán bộ Đảng viên bám sát quần chúng trong mọi tình huống:

- Từ trước đến nay cán bộ nữ qua các thời kỳ cách mạng đều có truyền thống bám đất bám dân. Trong kháng chiến chống Mỹ truyền thống này tiếp tục được phát huy.

Ở vùng nông thôn giải phóng, tranh chấp, cán bộ phụ nữ đã cùng ăn cùng ở, cùng làm với quần chúng phụ nữ nên được chị em phụ nữ yêu thương, tín nhiệm, nuôi chưa, bảo vệ.

Ở thành thị, vùng kềm nặng, có hai loại cán bộ lộ mặt và không lộ mặt, do nhu cầu lãnh đạo phong trào ngày càng lớn, không chỉ có loại không lộ mặt. Giữ chỗ đứng cho cán bộ không lộ mặt làm theo phương pháp bí mật nghiêm túc. Cán bộ lộ mặt tồn tại được trong dân là pahir có chỗ đứng, từ từng gia đình sĩ quan ngụy như Chị Năm Hòa, hoạt động huyện Thốt Nốt; bám dân có tôn giáo, mà đa số là ở nhà người lao động, tiến tới xây dựng “chính trị” trong đường phố, trong xóm ở vùng kềm. Kinh nghiệm cho thấy, không máy móc, tạo chỗ đứng cho cán bộ hoàn toàn trong nội ô, mà nên mở rộng tạo nhiều chỗ đứng tại nông thôn ven. Do vậy, xây dựng vùng ven toàn diện có phương châm hoạt động thích hợp là vấn đề có ý nghĩa lớn cho hoạt động thành thị.

Có cán bộ tốt sẽ có phong trào quần chúng tốt và qua phong trào quần chúng, xuất hiện nhiều cán bộ cho Hội, cho Đảng – Có dân là có tất cả.

6. Xây dựng Hội cơ sở là trung tâm thường xuyên của nhiệm vụ xây dựng Hội.

Hội cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội, là nơi hình thành phát triển và củng cố quan hệ giữa Hội và quần chúng phụ nữ; là nơi xây dựng tổ chức lực lượng phụ nữ tạo ra sức mạnh của Hội, là nơi tuyên truyền giáo dục cho hội viên quần chúng phụ nữ nhận diện kẻ thù và đối với Tổ quốc, gia đình xã hội để làm tốt trách nhiệm của người công dân, chiến sĩ, người mẹ, người vợ.

Xây dựng hội cơ sở phải chú trọng 2 mặt bằng số lượng và chất lượng. Trong chống Mỹ từ 1961 về sau, khi có hội PNGP ra đời, Hội luôn quan tâm phát triển hội viên. Lúc địch đnáh giá bình định gom tát dân, số lượng hội viên có giảm sút, nhưng cán bộ Hội cơ sở đã biết linh hoạt trong việc tổ chức, sinh hoạt, sản xuất của Hội viên khi hội viên và quần chúng phụ nữ bị xáo trộn mạnh như trong Việt Nam hóa chiến tranh; phải chấp nhận “cảnh 2 quê”, “nhà 2 nóc”, “sáng đi chiều về”, bằng mọi cách cán bộ hội cơ sở vẫn tìm cách gặp gỡ dân để tuyên truyền, giáo dục, giao nhiệm vụ cho chị em, nhưng vẫn giữ thế hợp pháp cho quần chúng phụ nữ để chị em còn thế đấu tranh chính trị với địch. Nhờ vậy mà tình hình lên trở lại, quần chúng phụ nữ và hội viên dung về ruộng vườn cũ, ta không gặp khó khăn lớn để khôi phụ lại số lượng lẫn chất lượng hội viên.

Xây dựng cơ sở Hội phải gắn liền với phong trào đấu tranh 2 chân 3 mũi, phong trào lao động sản xuất và xây dựng nông thôn giải phóng. Trong xây dựng nông thôn có vẫn đề chăm lo đời sống cán bộ phụ nữ. Đại bộ phận cán bộ nữ ở cơ sở đều được học lớp cô đỡ, cứu thương để hiểu biết những công tác chuyên môn thường thức mà hướng dẫn cho phụ nữ như: ăn đũa hai đầu, ăn chính uống sôi, vệ sinh thường thức trong khi kinh nguyệt, thai ngén, giải phóng đến đâu đều có sự phối hợp giữa Hội và giáo dục, y tế mở lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, xây dựng trường học cho con em nhân dân nói chung, cho phụ nữ và trẻ em nói riêng.

Chọn bồi dưỡng đầu tàu của cấp Hội cơ sở (hội trưởng, hội phó) có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy cấp Hội cơ sở phát triển. Chính vì vậy mà trong những năm chống Mỹ dù có khó khăn ác liệt, Tỉnh ủy vẫn cấp kinh phí cho Tỉnh hội mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Hầu hết đội ngũ cán bộ nữ trưởng thành có nhiệm vụ quan trọng ở cấp huyện, tỉnh đều kinh qua trường đào tạo thực tiễn hoạt động tại cơ sở Hội và thông qua phong trào đấu tranh chính trị, binh vận vũ trang mà trưởng thành.

Phụ nữ Cần Thơ trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước13/07/2012 - 09:07Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi người, mỗi giới, mỗi địa phương đều có những nét truyền thống mang tính đặc thù.Mang trong mình dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu; được sống trong thời đại Hồ Chí Minh; với điều kiện đặc thù vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long - bốn mùa mưa thuận, gió hoà. Đã hình thành nên truyền thống cách mạng của Phụ nữ Cần Thơ. Đó là truyền thống đoàn kết đấu tranh bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì độc lặp tự do của Tổ quốc. Đó là truyền thống thuỷ chung, nhân hậu; lao động cần cù – thông minh, sáng tạo,…những nét truyền thống đáng tự hào ấy đã khắc hoạ nên hình ảnh người phụ nữ Cần Thơ vừa hiền hoà, đôn hậu, thuỷ chung với chồng con, bè bạn - vừa kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù…Và đã đi vào thơ ca một cách ngẫu nhiên, đã tạo nên một bức tranh tuyệt vời về người con gái Cần Thơ:“Bánh canh trắng cọng vắn, cọng dàiBánh tằm se cọng dài, cọng vắnMiệt Cần Thơ gạo trắng nước trongGái Cần Thơ tuy dang nắng nhưng má vẫn hồng như điểm phấn tô sonAnh ơi! Muốn chơi hoa thì thi cưới gái Sài GònMuốn tìm người lam lũ anh xuống miệt vườn Cần Thơ…”Truyền thống đấu tranh bất khuất của phụ nữ Cần Thơ đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Cần Thơ như chắp cánh bay lên – phát huy tài năng trí tuệ của mình trong sự nghiệp đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc. Chị em đã có mặt hầu hết trên các lĩnh vực từ hậu phương đến tiền tuyến, từ những công việc như: sản xuất, nuôi chứa cán bộ, nuôi dưỡng thương bệnh binh - tiếp lương, tải đạn – giao liên - vận động binh sĩ quốc gia rã ngũ - đấu tranh trực diện với kẻ thù – tham gia chiến đấu…chị em đã góp phần tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của hụ nữ Việt Nam.Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về truyền thống của phụ nữ Cần Thơ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).Với sự giúp đỡ của Phòng lịch sử Đảng – Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Cần Thơ – Bảo tàng c

(Nguồn Sử phụ nữ Cần Thơ trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước – xuất bản 3/2006)

http://phunu.cantho.gov.vn/com_content/session/Tin-tuc-su-kien/181.csp

I. TÌNH HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA CÁC TẦNG LỚP PHỤ NỮ:

Trong 01/2013, nhìn chung tình hình tư tưởng của cán bộ hội viên và quần chúng phụ nữ toàn thành phố tiếp tục ổn định, an tâm công tác tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; phấn khởi trước những bước phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước và thành phố Cần Thơ. Nhân dân nhất là Hội viên Phụ nữ quần chúng phấn khởi trước sự quan tâm của Hội đồng nhân dân khi tổ chức cho các đại biểu tiếp xúc gặp gỡ và ghi nhận ý kiến của cử tri trước kỳ họp thứ 6, HĐND thành phố. Đa số người dân bày tỏ sự tin tưởng và hy vọng lãnh đạo thành phố đưa ra những giải pháp quan trọng để phát triển thành phố; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề gây tâm lý băn khoăn lo lắng:

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, hàng hoá không rõ nguồn gốc những ngày giáp Tết diễn biến phức tạp, tình trạng tệ nạn trộm cắp, tệ nạn xã hội còn xảy ra... đã ảnh hưởng phần nào đến đời sống, tư tưởng của nhân dân và chị em phụ nữ.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI VÀ PHONG TRÀO PHỤ NỮ:

* Cấp thành phố:

1. Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh việc thực hiện“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ trong tháng.

2. Cử 02 đ/c tham dự Hội thảo phòng, chống mua bán người tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Tập huấn “Đa dạng văn hóa và Bình đẳng giới tại địa bàn dân tộc thiểu số” do TW tổ chức tại Cần Thơ.

3. Phối hợp Sở Nội vụ tổ chức đăng cai tập huấn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP, một số nội dung về công tác phụ nữ và khảo sát hội thảo xây dựng Đề án.

4.Tiếp tục phối hợp với Kocun – Hàn Quốc về chương trình giáo dục định hướng cho cô dâu Việt Nam lấy chồng trước khi di cư sang Hàn Quốc tại Cần Thơ, trong tháng 12/2012 đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2012 về chương trình có 48 lớp với 1.308 học viên, trong đó có 609 học viên ở Cần Thơ.

5.Tổ chức họp Ban thường vụ chuẩn bị cho Tổng kết công tác Hội năm 2012; Xây dựng chương trình và các chỉ tiêu về công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2013; Làm việc với Phụ nữ huyện Cờ Đỏ về việc tổ chức tết quân dân năm 2013 tại xã Đông Thắng

6. Duy trì và phát triển các hình thức giúp nhau trong chị em phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn từ các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội. Tổ chức thi lớp nghề cuối khóa, bế giảng 02 lớp nghề ;Khảo sát và phát vay vốn consortisum và vốn vì quê hương cho 45 thành viên với số tiền 89.000.000 đồng.

7. Triển khai kế hoạch phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố về việc tổ chức các hoạt động Tết quân dân năm 2013 tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ.

8. Phối hợp Sở Tư pháp phát 9.000 bài trắc nghiệm cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ. Phát động cơ sở Hội tham gia cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu”.

* Hoạt động dự án:

- Trong tháng nhân viên xã hội tiếp cận đường phố và cộng đồng 14 lượt tiếp cận 10 người. Tiếp nhận 02 nạn nhân ở huyện Tiểu cần và huyện Cầu ngang, tỉnh Trà Vinh là nạn nhân bị xâm hại tình dục.Trung tâm AAT thường xuyên duy trì họp nhân viên xã hội và sinh hoạt học viên.

- Dự án SC: Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện dự án “ Nâng cao năng lực làm kinh tế cho PN”. Tính đến nay ngày 31/12/2012 số thành viên tham gia là 1.463 tổng dư nợ 5.304.627.500đ với tiết kiệm 408.056.000 đồng.Cùng với SC phỏng vấn và tuyển 01 CB kế toán trưởng cho DA.Tiếp tục phát vay và thu vốn theo kế hoạch.

* Cấp Quận/huyện và các đơn vị trực thuộc

I. THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA:

Các cấp Hội tiếp tục tuyền truyền phát động cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Phát động học tập và làm theo tấm gương Bác bằng những việc làm thiết thực và phát động phụ nữ góp phần xây dựng nông thôn mới. Đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH “Tự tin - tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”. Kết quả tuyên truyền được 1.682 cuộc với 18.380 lượt chị dự.

Tiếp tục phát động thực hiện tiết kiệm. Kết quả thu gom phế liệu, hũ gạo tình thương 2.048 kg; duy trì nuôi heo đất đến nay được 4.404 con heo đất 8.253 thành viên tham gia, số tiền từ nguồn thu hoạch và thu gom phế liệu giúp cho 1.850phụ nữ và con em hội viện nghèo đặc biệt khó khăn. Ngoài ra quận Ninh Kiều và huyện Thới Lai thực hiện có hiệu quả về thực hành tiết kiệm điện trong tháng giảm từ 30.000 đến 50.000 đồng/hộ và 231 kwh (Ninh Kiều); trợ cấp cho 17 chị nghèo và hỗ trợ cho 02 em mồ côi (Bình Thủy), duy trì phong trào mỗi UVBCH nhận đỡ đầu Hội viên PN nghèo và có ký kết nhận đỡ đầu 81 chị PN nghèo (Thốt Nốt).

II. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA HỘI:

* Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách, rèn luyện phẩm chất đạo đức nâng cao trình độ nhận thức.

Các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyềnsâu rộng trong cán bộ, hội viên, quần chúng phụ nữ về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ và trẻ em; Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ trong tháng…Tuyên truyền đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội phụ nữ thành phố lần thứ XII; Nghị quyết TW 4 khóa XI, tuyên truyền Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền tiểu đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước giai đoạn 2010 – 2015” và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”; gắn với cuộc vận động xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch” phong trào“cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,. Kết quả tuyên truyền có 3.285 cuộc với 81.851lượt người dự.

* Nhiệm vụ 2: Vận động,hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và KHHGĐ luôn được các cấp Hội quan tâm. Phổ biến kiến thức làm mẹ, kỹ năng nuôi – dạy con theo khoa học cho 25.679 lượt chị. Tuyên truyền dịch bệnh “Tay - chân - miệng ở trẻ em”, “phòng ngừanhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và phòng ngừa cảm cúm cho trẻ em”; phòng chống nhiễm HIV, phòng chống các TNXH, đặc biệt phòng chống dịch cúm H5N1, heo tai xanh;cách phòng tránh các loại bệnh vào mùa đông, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, truyền thông dân số; Phối hợp tư vấn, khám thai, khám bệnh phụ khoa, bệnh cao huyết áp, bệnh béo phì cho phụ tuổi 40 trở lên; khám sức khỏe và tiêm ngừa viêm não nhật bản, tiêm chủng mở rộng, nhỏ Vitamin A cho trẻ, … Ngoài ra còn vận động chị em chăn nuôi con giống chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh; phối hợp với Trạm y tế khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 17 chị em phụ nữ nghèo, số tiền 510.000 đồng.(Ninh Kiều)

- Với tinh thần “Tương thân, tương ái ” các cấp Hội thăm hỏi, động viên kịp thời các gia đình cán bộ hội viên gặp khó khăn, ốm đau, ma chay với 5.650 lượt chị với số tiền 91.400.000đ và Phong trào hủ gạo tình thương với 2.428 kg. Duy trì trợ từ 5kg- 10kg gạo/tháng cho 97 hội phụ nữ nghèo; tiếp tục duy trì các mô hình giúp phụ nữ nghèo, cận nghèo trên địa bàn (Ninh Kiều, Bình Thủy). Ngoài ra Hội phụ nữ hỗ trợ vốn cho 22 chị số tiền 10.000.000 đồng từ quỹ nuôi heo đất, 01 trẻ em nghèo, số tiền 300.000 đồng và 01 suất học bổng 150.000 đồng (Ninh Kiều). Vận động chị em khá giúp chị em nghèo, hỗ trợ 14 chị mỗi chị 200.000đ/tháng và quỹ tình nghĩa cho 01 trường hợp với số tiền 3.000.000 đồng (Chi hội PC&CC). Ngoài ra quận Hội Bình Thủy vận động nâng cấp với tổng chiều dài 76m, tổng kinh phí: 34.500.000đ và 17 bao xi măng.

- Công tác hậu phương quân đội: Các cấp Hội còn thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội đối với các đơn vị Bộ đội, Công an đóng trên địa bàn thành phố. Phối hợp tham gia hoạt động Tết Quân dân của thành phốtại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ; Ngoài ra Hội PN huyện Cờ Đỏtổ chức thăm và giao lưu với bộ đội tại xã Đông Thắng. Đồng thời cử lực lượng cán bộ hội tham gia phục vụ bếp ăn cho cho bộ đội đóng tại đơn vị xã Đông Thắng, góp sức cùng xây dựng nhà đại đoàn kết, phối hợp các ban ngành đoàn thể và vận động bà con trong xã phát hoang tuyến lộ 922 dài 4000m nhằm chào mừng tết quân dân điễn ra; Kết quả thăm và tặng 48 phần quà với tổng trị giá 17.550.000đ cho học sinh nghèo và hộ gia đình nghèo, 12 thùng mì (PN Công an, Thốt Nốt). Quận Hội Bình Thủy tổ chức giao lưu văn nghệ tại đơn vị kết nghĩa Đại đội 11 - Lữ Công binh 25 Quân khu 9 có hơn 500 lượt người xem.

* Nhiệm vụ 3: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.

Các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh phong trào PN giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo thông qua các hình thức nhóm PNTK, tổ hùn vốn, các dự án...Tính đến 11/2012 toàn hệ thống hội Kết quả tổng vốn từ các nguồn 975.190.811.600 đ với 129.851 thành viên được vay vốn. Ngoài ra Hội PN H. Cờ Đỏ tổ chức kiểm tra 6 tổ quản lý vốn tại xã Thới Xuân hầu hết đều thực hiện tốt.

- Hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm:

Các cấp Hội tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.540 chị làm như giúp việc nhà, tạp vụ, phụ bếp bán cà phê và các công ty trong và ngoài thành phố… Trung tâm dạy nghề quận Ninh kiều duy trì các lớp khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ, Yoga, múa bụng, Aerobic có 66 lượt học viên. Ngoài ra còn phối hợp tổ chức đêm “Hội diễn giao lưu các câu lạc bộ thể dục” chào mừng năm mới 2013 với 23 tiết mục

- Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, chương trình 3 giảm - 3 tăng; tuyên truyền vận động hội viên phòng ngừa sâu bệnh trên lúa và hoa màu, phòng ngừa dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Duy trì giúp nhau ngày công lao động và cây con giống. Phối hợp cấp phát thuốc cho 446 hộ dân có thiệt hại bệnh trỗi rồng trên cây nhãn (Cái Răng)

* Bảo vệ môi trường:

Trong tháng tiếp tục duy trì vệ sinh môi trường đường phố, ngõ hẻm vào thứ sáu hàng tuần và cảnh quanh trụ sở làm việc, khai thông cống rảnh, không vứt rác xuống sông, để rác đúng nơi qui định, vận động nhân dân gắn đèn chiếu sáng…có 5.680 lượt chị đã tích cực tham gia. Hướng dẫn chị em làm hố rác và sử dụng nước sạch (Vĩnh Thạnh). Thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” làm góp phần bảo vệ môi trường.

*Nhiệm vụ 4: Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biệnvà giám sátluật pháp, chính sách về Bình đẳng giới.

Các cấp Hội phối hợp với các ngành triển khai Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Giải quyết các đơn thư khiếu nại của công dân, đặc biệt quan tâm những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chị em. Trong tháng, tham gia hoà giải 46 đơn (trong đó có 10 đơn liên quan đến HNGĐ, 36 đơn liên quan đến đất đai và vụ khác...Kết quả giải quyết thành 10 đơn. Ngoài ra Hội tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ không tham gia khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp.

- Tiếp tục duy trì sinh hoạt 52 câu lạc bộ và mô hình với 803 thành viên như: mô hình CLB“Phụ nữ với pháp luật” tổ “không có ngưòi thân vi phạm pháp luật, tổ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tổ giải quyết khiếu kiện…”.

- Thực hiện tư vấn tiền hôn nhân cho 1.914 nữ thanh niên ( Thốt Nốt).tiếp tục phối hợp câu lạc bộ “trợ giúp pháp lý”,các ngành, đoàn thể thực hiện giám sát có liên quan đến an sinh xã hội…Qua giám sát việc cấp phát đúng đối tượng và đầy đủ, không thiếu sót và khôngcó tình trạng khiếu nại trong dân. Ngoài ra trong đợt tiếp xúc cử tri các đơn vị, nữ Hội đồng nhân dân thực hiện tốt chức năng đại diện cho tầng lớp nhân dân nói chúng và phụ nữ nói riêng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng hợp pháp chính đáng của bà con cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri. Đồng thời phản ánh kịp thời trong các buổi họp hội đồng nhân dân, từ đó đã giải quyết kịp thời những bức xúc cũng như đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân, từ đó làm hạn chế tình trạng khiếu kiện tập trung đông người trên địa bàn huyện.

* Nhiệm vụ 5: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh:

- Các cấp cơ sở Hội tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt của BCH, Chi, tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động của Hội và phong trào phụ nữ ở địa phương.

- Trong tháng đưa ra 08 hội viên đến nay tổng số hội viên hiện có 157.019 hội viên. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng đã chủ động tham mưu tạo nguồn cán bộ cho nữ và giới thiệu 14 quần chúng phụ nữ ưu tú cho Đảng xem xét 02 đ/c.

- Đến nay có 9/9 quận, huyện đã tiến hành tổ chức tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2012, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm 2013. Qua đó, đánh giá kết quả thực hiện đồng thời nhìn nhận lại những khó khăn, hạn chế để năm 2013 khắc phục và có nhiều sáng tạo hơn trong hoạt động Hội.

- Công tác Dân tộc – Tôn giáo: Thường xuyên duy trì họp lệ , tuyên tuyền vận động tín đồ, nữ tu thực hiện tốt chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác tôn giáo – dân tộc “Sống tốt đời đẹp đạo”. Phối hợp tham gia cùng với Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đi thăm chúc mừng Nhà thờ, Hội thánh, Dòng tu nhân lễ Giáng sinh năm 2012, kết quả tặng 49 số tiền 7.350.000đ, 170 quyển tập cho con em hội viên công giáo có hoàn cảnh khó khăn(Ninh Kiều, Thới Lai, Vĩnh Thạnh).

* Nhiệm vụ 6: Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Tổ chức tuyên truyền học tập rộng rãi trong CBHV và quần chúng phụ nữ về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân; Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị định 45/2000/NĐ-CP về tổ chức hoạt động và quản lý Hội, Chỉ thị 26-CT/TW ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Ban bí thư về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”; quyền lợi và nhân phẩm phụ nữ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo tinh thần Công văn số 1997/UBND-VX ngày 15 tháng 5 năm 2012 của UBND thành phố Cần Thơ “Về việc đảm bảo quyền lợi và nhân phẩm phụ nữ trên địa bàn thành phố trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài”; các nội dung kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân về hôn nhân có yếu tố nước ngoài gắn vớituyên truyền tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới;Tuyên truyền tình hình biển đảo quốc gia, nhằmgiáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ hội viên trước âm mưu, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay, có 1.350 cuộc với 16.800 lượt người dự.

- Tiếp tục quản lý, thực hiện tốt các dự án do tổ chức phi Chính phủ tài trợ như: Consortium, Vì queâ höông, Vốn Bình đẳng giới, AAT, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Dự án “Tăng cường năng lực làm kinh tế cho Phụ nữ”.

MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 02/2013

1. Tiếp tục tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (2012-2017), Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Tuyên truyền vận động người thân không hút thuốc lá; Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”. Vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện tiết kiệm điện. Tập trung tuyên truyền vận động hội viên, quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của Hội, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

- Tuyên truyền ý nghĩa lịch sử kỷ niệm các ngày lễ trong tháng,vận động hội viên và nhân dân đón Tết nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 với phương châm “Đoàn kết,vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm” theo chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 25/12/2012 của Ủy ban nhân dân TPCT,vận động hội viên và nhân dân không đốt pháo trong dịp Tết.

2. Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Rèn luyện phẩm chất đạo đức người Phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu”.Biên soạn và phát hành Tờ tin số 01 năm 2013 của Hội Phụ nữ thành phố.

3. Phát động các cấp Hội đăng ký công trình, mô hình Dân vận khéo; thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

4. Tổ chức họp Ban chấp hành lần thứ IV Hội LH phụ nữ thành phố và Tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2012 và Công tác thi đua khen thưởng năm 2012 triển khai chương trình năm 2013

5. Chuẩn bị tổ chức họp bình xét thi đua của khối các đoàn thể thành phố năm 2012.

6. Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả 01 năm hoạt động của mô hình tổ chức hội phụ nữ trong doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An.

- Tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát triển hội viên mới năm 2013.

7. Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" và ra mắt BCĐ cấp thành phố. Tổ chức lớp tập huấn về thực hiện đề án 704 cấp thành phố.

8. Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện mô hình tập hợp nữ thanh niên vào Hội của Hội LHPN quận Thốt Nốt (Lồng ghép Hội nghị Tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ quận Thốt Nốt năm 2012) .

9.Duy trì và phát triển các hình thức hổ trợ kinh tế giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Các đơn vị quận huyện và tương đương chuẩn bị kế hoạch chăm lo cho phụ nữ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán 2013. Phối hợp tổ chức các hoạt động tết quân dân năm 2013 tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ.

10. Triển khai kế hoạch chăm lo tết cho Phụ nữ nghèo TPCT; thực hiện chăm lo chính sách cho các cô, chị nguyên Chủ tịch, PCT, UVBTV Hội phụ nữ TPCT qua các thời kỳ nhân dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013.

11. Tổ chức đoàn thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ đội trên địa bàn và đơn vị kết nghĩa Sư 330- Chi Lăng, An Giang; Phối hợp tổ chức tết quân dân tại xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ.

12. Chỉ đạo Hội LHPN quận, huyện và cơ sở phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giao lưu, tặng quà tiễn tân binh lên đường nhập ngũ đợt 1/2013.

13. Hội LHPN thành phố Cần Thơ tiếp tục hợp tác với KoCun – Hàn Quốc thực hiện chương trình giáo dục định hướng cho cô dâu Việt Nam trước khi di cư sang Hàn Quốc.

Ngoài ra phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, xử lý các điểm nóng trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả tốt, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân, qua đó góp phần làm giảm bớt tình hình khiếu kiện trong nhân dân nhằm ổn định tình hình trật tự xã hội.

http://phunu.cantho.gov.vn/com_content/article/Ket-qua-hoat-dong-cong-tac-Hoi-va-phong-trao-phu-nu-Can-Tho-thang-01-2013/181.csp

 

 

Xuyên suốt lịch sử giữ nước và xây dựng đất nước, người phụ nữ Việt Nam có vai hết sức quan trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, người phụ nữ cũng luôn vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến và luôn vững chắc. Ngày nay, đất nước đang thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (CNH, HĐH), lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thời đại này, đòi hỏi chị em phải không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức, học tập và rèn luyện.

Nói đến người phụ nữ Việt nam, bốn đức tính người ta luôn nhắc đến là công, dung, ngôn, hạnh. Từ 4 đức tính đó mà người phụ nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử, đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ và dựng xây quê hương Cũng chính vì thế mà người phụ nữ luôn được tôn vinh. Tuy nhiên, điều khiến dư luận bức xúc, trăn trở trong những năm gần đây là khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, khi đang cần sự vào cuộc quyết liệt của các tầng lớp nhân dân để tạo bước đột phá phát triển đất nước hơn bao giờ hết thì không ít phụ nữ lại đang bị xói mòn về phẩm chất, đạo đức. Ngày ngày, trên các mặt báo xuất hiện khá dày hình ảnh những người phụ nữ vi phạm pháp luật, buôn bán trẻ em, ma túy, hốt “tín dụng đen”; phụ nữ giết chồng, giết con; các hình ảnh rao bán phụ nữ qua mạng; tìm chồng giàu, chồng ngoại…

Nhằm tôn vinh người phụ nữ Việt Nam và ngăn chặn nguy cơ xói mòn về phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ngày 12/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2010-2015”.

Đề án hướng đến tập trung tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ theo 5 tiêu chí: Có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và giàu lòng nhân hậu.Ngay sau khi đề án ra đời, bám sát tình hình thực tiễn Hà Tĩnh, BTV Hội LHPN tỉnh đã thống nhất với các ban, ngành liên quan, trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập BCĐ chung cho 3 đề án của Chính phủ, bao gồm: Đề án về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”; đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước” và đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” giai đoạn 2010 -2015. Đồng thời, Hội LHPN tỉnh cũng đã chủ động xây dựng tài liệu hỏi - đáp về "Chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước" chuyển đến 100% xã phường, chi hội học tập; tổ chức quán triệt nội dung đến đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, huyện. Và thông qua đội ngũ này, 100% Hội cơ sở đã gắn sinh hoạt hàng tháng truyền thông nội dung tài liệu đến cán bộ, hội viên phụ nữ. Hội cũng đã phối hợp với Trung ương Hội tổ chức tập huấn cho 75 báo cáo viên cấp tỉnh, 12 huyện, thị, thành phố trực thuộc về các kỹ năng sống, giáo dục gia đình trong thời kỳ mới; các kỹ năng, phương pháp truyền thông giáo dục mới; văn hoá gia đình Việt nam, "tứ đức" người phụ nữ truyền thống- hiện đại. Ngoài ra, tỉnh Hội cũng đã hỗ trợ cho các huyện, thị, thành phố 48 triệu đồng để triển khai các hoạt động tập huấn, truyền thông tại cơ sở.

Để nội dung giáo dục tạo sức lan toả trong cộng đồng, tỉnh Hội đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức các cấp hội cơ sở tổ chức hội thi hát dân ca lồng ghép truyền thông về chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; thành lập các CLB đọc sách, báo, CLB phụ nữ với pháp luật, xây dựng các tủ sách chuyên đề về phụ nữ...

Các huyện, thị, thành phố cũng đã thành lập BCĐ đề án và xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2011 và những năm tiếp theo phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, địa bàn; đã tổ chức tuyên truyền đến tận cơ sở với nhiều hình thức. Chị Hà Thị Lan – Chủ tịch Hội LHPN Kỳ Anh cho biết: “Mặc dù không được tỉnh Hội chọn làm chỉ đạo điểm triển khai đề án nhưng chúng tôi đã chủ động lồng ghép nội dung trong các hoạt động. Đặc biệt, chúng tôi đã lồng ghép tuyên truyền về phẩm chất, đạo đức người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong các hội thi về xây dựng nông thôn mới, để chị em hiểu rõ vai trò, vị thế của mình trong cuộc xây dựng địa phương hiện nay, từ đó ý thức sâu sắc hơn về sự rèn luyện, thể hiện trách nhiệm. Nhìn chung, hoạt động của đề án rất cần thiết, phù hợp và thiết thực. Chị em đều đồng tình hưởng ứng”.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Đây là đề án lớn, có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh đất nước hiện nay. Bước đầu triển khai đề án tại tỉnh ta đã có nhiều thuận lợi như đã nhận được sự quan tâm trong các tầng lớp phụ nữ; cấp uỷ, chính quyền và xã hội đánh giá cao sự chủ động, chuyển hướng truyền thông giáo dục có trọng tâm, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong xã hội hiện đại; các đơn vị chủ động triển khai, lồng ghép, huy động nguồn lực để thực hiện... Mục tiêu của đề án từ nay đến năm 2015: Có trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy CNH, HĐH đất nước; trên 95% báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội, Đoàn Thanh niên, công đoàn các cấp, đội ngũ quản lý, giáo viên, phóng viên, cán bộ của ngành giáo dục, cơ quan truyền thông, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phụ trách mảng đề tài phụ nữ từ cấp xã trở lên được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Hội LHPN tỉnh xác định, đây không chỉ là một đề án chỉ tập trung cho một nhiệm kỳ (2011-2016) mà sẽ triển khai hoạt động trở thành phong trào của Hội, trong đó sẽ tập trung xây dựng phẩm chất người phụ nữ với khẩu hiệu: “Phụ nữ Việt Nam tự tin, tự trọng, đảm đang, trung hậu”, nghĩa là, người phụ nữ biết tuân thủ pháp luật, tuân thủ các chuẩn mực giá trị đạo đức, sống không dựa dẫm, biết vươn lên khẳng định mình. Điều này hướng đến mục tiêu chung là xây dựng người phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, vừa bảo đảm nòng cốt xây dựng “tế bào xã hội” vững chắc, làm nền tảng cho địa phương, đất nước phát triển bền vững.

  1.  

 Những đóng góp của Phụ nữ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.

 

nguon VI OLET