TỰ LÀM RƯỢU VANG UỐNG TRONG NGÀY TẾT

 

I. Cách làm rượu Nho:

* Chuẩn bị:
- 1kg nho chín
- 500gr đường cát
* Thực hiện:
- Nho rửa sạch, bỏ cuống, để ráo, chẻ đôi, bỏ hột.
- Lọ thuỷ tinh rửa sạch, phơi nắng khô.
- Cho nho và đường cát vào lọ, trộn đều.
- Đậy tủ lại một tháng (có thể để cả năm).
- Khi uống, bóp nho tan ra và lọc kỹ lấy nước.
- Nếu không được ngọt có thể thêm chút đường và thêm rượu vào cho có độ nồng.

II. Cách làm rượu chuối:

* Nguyên liệu:

- 1 kg Chuối già hoặc chuối sứ
- 1 kg đường cát.
- 1 viên men rượu.
- 3 lít nước sạch.
- 1 ống vani.
-  Lọ thủy tinh.

* Thực hiện:

- Chuối lột vỏ, xắt mỏng đem hấp cho chín để bớt chất nhờn, sau này rượu sẽ được trong hơn.
- 3 lít nước + 1kg đường đun sôi để nguội. Sắp chuối vào lọ thủy tinh, đổ nước đường vào, cấy men và đậy kín nắp lại. Men sẽ làm cho rượu có màu đục. Sau 1 tháng rượu bắt đầu trong. Ta gạn nước trong bỏ xác chuối đi và tiếp tục để  lắng trong ở nơi mát. Muốn rượu thơm hơn thì cho 1 ít vani vào. Thường 1 kg chuối sẽ cho khoảng 3 lít rượu. Chiết rượu ra chai đậy kín nắp.

III. Rượu chuối (ngọt), phương pháp chế  kỹ nghệ :

(Số lượng cho 10 lít rượu chuối)
* Nguyên liệu:
- 3 kg chuối
- 10 ml Antigel
- 2 lít + 5,5 lít nước sạch
- 2,5 kg đường
- 50 gr lactic acid (80%)
- men thuần giống
- 4 gr muối dinh dưỡng cho con men
-1 gr muối lưu huỳnh ( kaliumpyrosulfit)
* Cách làm:
- Chuốt lột vỏ, cắt nhỏ trộn chung với antigel và 2 lít nước xong đem nấu khoảng 30 phút. Sau đó đem đậy lại và để khoảng 12 tiếng
- Hoà đường vào 5,5 lít nước, chung với 0,5 gr muối lưu huỳnh và cho vào chuối
- Cho lactic acid, con men và muối dinh dưỡng vào liền sau đó
- Ðổ tất cả vào thùng lên men dùng nắp lên men đậy lại và đem cất vào chỗ mát ( nhiệt độ đều)
- Sau một tuần lễ đem ra lọc bã ( dùng túi vải để lọc). Cho thêm vào nước rượu 0,5 gr muối lưu huỳnh còn lại và cho lại vào thùng lên men đã được rửa sạch. 
- Ðể rượu lên men tiếp và khi không còn sủi bọt nữa là quá trình lên men đã xong - đem cất bình vào chỗ lạnh, mát để các chất vẩn đục cũng như con men lắng xuống đáy
- Cách đôi ba ngày đem rượu ra gạn cặn, khoảng một đôi lần rượu sẽ trong. Khi cảm thấy rượu đã thật trong thì đem dồn vào chai và có thể đóng kín trữ lại uống dần 
* Ghi chú:
- Antigel là một loại enzym dùng để tách pectin tạo cho sự thâu hoạch nước cốt được cao hơn và không bị chất nhờn nhiều
- Muối lưu huỳnh dùng để hãm sự phát triển của vi khuẩn lại ( các loại vi khuẩn dấm vân vân) Số lượng nên giữ đúng nếu không con men sẽ không phát triển được
- Muối dinh dưỡng bao gồm các chất khoáng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của con men. Khi mới cho vào bình lên men, con men cần sinh sôi nảy nở thật lẹ để đủ số lượng hãm các vi khuẩn lại
- Lactic acid cho vào để tạo cho rượu co vị chua cũng như có tác dụng hãm các loại vi khuẩn không chịu được độ pH thấp. Ngoài ra rượu uống sẽ không bị nhạt, loãng và ngon hơn !!

IV. Rượu chuối đơn giản:

* Nguyên liệu:

- Chuối mốc: một ký

- Men rượu: một lạng men

- Lọ thủy tinh

* Cách làm:

- Cắt chuối tròn dày khoảng một phân.

- Men bóp mịn rây bỏ phần trấu đi.
- Xếp một lớp chuối vào lọ rồi phủ một lớp men, cứ như thế cho đến hết nguyên liệu rôi đậy thật kín nắp lọ. Chờ khoảng 15-20 ngày là có thể dùng được.

V. Làm rượu nếp:

1. CÁCH 1:
* Nguyên liệu:

- 1kg gạo nếp than, hoặc gạo nếp lức, loại chưa chà cám ấy, hạt gạo nếp mầu vàng nâu
- Men làm rượu nếp (có bán ở các hàng bán gạo nếp, cứ hỏi người ta sẽ bán cho mình lượng men đủ để làm cho 1 kg gạo :3: )
- Lá chuối tươi 2 tàu thật lớn,dùng khăn ẩm lau thật sạch, để ra nắng cho hơi héo.
* Cách làm:
- Gạo ngâm 24h cho thật nở. Vo sạch gạo đã ngâm nở và để thật ráo nước, trộn 1 thìa cà phê muối vào. Sau đó cho vào đồ lên như đồ xôi, vì loại gạo nếp này là gạo nếp lức nên cứng hơn gạo nếp thường, khi đồ xôi thỉnh thoảng dùng nước sôi tưới đều lên mặt gạo, tưới khoảng 3 lần, mỗi lần 1 bát ăn cơm nhỏ nước sôi và đảo cho nước ngấm đều cả chõ xôi.
- Lưu ý nên đồ xôi chín thật kỹ để tránh việc lại gạo khi làm cơm rượu. Khi nào thấy hạt gạo nếp nở bung hết ra, nếm thử thấy chín mềm là được.
- Bỏ xôi ra 1 cái khay, tãi mỏng cho xôi nguội.
- Men làm rượu giã thật nhuyễn. Lót lá chuối vào một cái rổ nhựa sâu lòng, chừa 1 khoảng trống dưới đáy rổ (để làm chỗ cho nước rượu nếp chảy xuống) sau đó cứ rải 1 lớp xôi lại 1 lớp men mỏng lên trên, sao cho lớp cuối cùng trên mặt là lớp men, dùng lá chuối đậy kín mặt, đặt rổ rượu nếp lên 1 cái tô to để hứng nước rượu nếp sẽ chảy ra trong quá trình lên men. Dùng 1 cái chăn xếp lại thật dầy ủ lên rổ cơm rượu và để vào chỗ mát. Sau khi ủ 1 ngày thì giở chỗ cơm rượu đấy ra, đảo thật đều từ trên xuống dưới, đậy lại và ủ tiếp 1 ngày nữa là ăn được.
2.CÁCH 2 :
* Nguyên liệu:

- 2 kg nếp lức (nếp Thailand )
- 1 viên men lớn
- 1/2 chén nước lạnh
- 1/3 muỗng muối
* Cách Làm:

- Ngâm nếp 1 đêm,nấu xôi như kiểu hấp khoảng 1 giờ.Lấy nguyên rổ xôi nhúng vào nước,rồi lại để trở lên hấp tiếp tục khoảng 1 giờ nữa.Xôi thật chín,trải ra mâm hay đĩa, để nguội(không còn hơi ấm),rắc men đã giã nhiễn ra cho đều,vừa rắc vừa rảy nước muối lên.Để vào một cái chậu nhựa hay chậu sứ có nắp để giữ hơi ấm.Gói lại bằng khăn lông lớn (ủ) để vào chỗ ấm.Nếu thấy có nắng,nên để ngoài nắng.
- Sau 2 đêm thì ăn vừa, 3 đêm ngọt gắt.
Nếu làm nếp VN thì không cần phải nhúng xôi vào chậu nước,vì nếp VN mềm dẻo,thơm...

VI. Rượu táo:

* Nguyên liệu:

- Táo chín.

- Rượu trắng.

- Lọ thủy tinh.

* Cách làm:

- Cắt nhỏ táo rồi xếp vào lọ thủy tinh.

- Cho rượu trắng vào lọ theo tỉ lệ 3 phần táo : 1 phần rượu rồi đậy nắp lọ thật kín.

- Để lọ vào chỗ mát khoảng 12 tháng là có thể dùng được.

VII. Làm rượu mơ:

- Mơ tươi rửa sạch, bỏ hết cuống, để thật ráo nước.

- Sau đó ngâm đường (1 kg mơ/0.8 kg đường.

- Sau khi ngâm khoảng 7-10 ngày bạn sẽ thấy quả mơ nhăn lại và ra nước.
- Khi đó bạn vớt hết mơ ra, tách thịt của quả mơ ra riêng để ngân tiếp với chỗ đường còn lại để làm rượu cho mình uống hoặc xào gừng làm ô mai mơ xào gừng.

- Chỗ hạt mơ bạn cho vào cái rổ xát thật mạnh cho hết thịt mơ còn bám trên hạt sau đó để khô nước.

- Xếp hạt mơ đã khô vào bình, đổ rượu vào ngâm. Nhớ là cứ khoảng 100 - 120 hạt mơ cho mỗi lít rượu nhé, cho nhiều nó hắc quá thì không ngon đâu.
- Ngâm càng lâu càng thơm mà rượu nó cũng không bị sốc như rượu trắng đâu bạn ạ.

- Hàng ngày bạn cứ ngắm mà xem, nó sẽ tiết ra chất màu vàng như hổ phách ý, rất đẹp.

VIII. Làm rượu mận:

- Mận chín rửa sạch để ráo nước. Lọ thủy tinh rửa sạch, để khô.

- Xếp vào lọ thủy tinh một lớp mận, một lớp đưng (lớp dưới cùng và lớp trên cùng phải là một lớp đường, tỷ lệ là 1kg mận / 600-700g đường).
- thể cho thêm một ít rượu loại không mùi vàocho nhanh lên men.

- Đậy nắp lọ thật kín, để nơi thoáng mát, khoảng 2-3 tuần là có thể dùng được.

IX. Làm rượu hồng giòn:

- Hồng giòn gọt bỏ vỏ, rửa sạch, chẻ làm tư.

- Cho hồng vào máy xay sinh tố + đường theo tỉ lệ 1 : 1 xay cho thật nhuyễn rồi cho vào lọ thủy tinh.

- Cho thêm vào lọ khoảng 1 lạng men rượu khuấy đều, bảo quản chỗ mát khoảng 2-3 tuần là có thể dùng được.

X. Làm rượu dâu:

- 1kg Dâu +300gr đường ướp trong 7 ngày.
- 150gr đường +1/2 lít nước đổ vào dâu ủ thêm 7 ngày. Sau đó đổ 1/2 lít rượu đế vào
ủ đến khi nào dâu nổi lên mặt nước mất chất đỏ, chắt nước rượu ra tiếp tục lắng, đậy kín. 7 ngày sau đó có thể sử dụng được.
- Rượu Dâu có màu đỏ tươi. Nồng độ rươi thấp, say không gây nhức đầu. sự kết hợp hài hoà giữa men rượu và trái cây tạo nên loại rượu đặc trưng này
- Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận phế, tư âm, dưỡng huyết; thích hợp cho những người âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng môi khô miệng khát, có cảm giác hâm hấp sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ho khan, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.
- Chú ý:
+ Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml.
+ Không nên uống nhiều hơn.

* Cách khác: Dâu rửa sạch và để ráo nước (cắt bỏ cuống dâu); xếp 1 lớp dâu, 1 lớp đường (để trong lọ thủy tinh). Để càng lâu, rượu càng đậm đà (hơn 1 tháng)

 

 

nguon VI OLET