BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 2)
BÀI 5:        NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 2)
Vấn đề đặt ra:

Thật là khó để có thể cân chính xác khối lượng của nguyên tử vì chúng cực kỳ nhẹ, nhỏ, và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phương pháp gián tiếp được sử dụng để xác định khối lượng tuyệt đối của 1 nguyên tử là khối lượng tương đối của nguyên tử thuộc nguyên tố (được gọi là nguyên tử khối).

III NGUYÊN TỬ KHỐI (NTK) 1/Các chuẩn xác định nguyên tử khối Cụ thể các em hãy xem: - Khối lượng tuyệt đối của 1 nguyên tử hidro = 16,735 x 10-24g - Khối lượng tuyệt đối của1 nguyên tử oxi = 26,565 x 10-24g Chúng ta đều biết rằng nguyên tử là quá nhỏ và cân nặng quá ít để thể hiện khối lượng của chúng bằng gam hoặc kg. Vì vậy người ta quy ước khối lượng của một nguyên tử đặc biệt nên được xem là một đơn vị tiêu chuẩn và phổ biến để các nguyên tử khác được tính toán dựa theo chuẩn đó. Ban đầu, người ta chọn hidro làm chuẩn vì nguyên tử hidro nhẹ nhất và khối lượng nhỏ nhất, cho nên quy ước khối lượng là 1. Một số nguyên tố khác đã đem so sánh với hidro để xác định khối lượng của chúng. Ví dụ 1 nguyên tử lưu huỳnh nặng bằng 32 nguyên tử hidro  khối lượng tương đối của lưu huỳnh là 32.

Ví dụ 1 nguyên tử oxi nặng bằng 16 nguyên tử hidro  khối lượng tương đối của oxi là 16.

Tuy nhiên, việc lựa chọn hidro làm chuẩn lại không thỏa mãn một số vấn đề, do đó đòi hỏi phải có 1 yếu tố đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra. Năm 1961, , Tổ chức liên minh các nhà hóa học quốc tế (International Union of Chemists) lựa chọn Cacbon-12 làm chuẩn vì tính ổn định và phổ biến (về tiêu chuẩn thang lý học và hóa học của khối lượng). Quy ước: Một đơn vị cacbon (đvC) bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.


Định nghĩa: Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối của các nguyên tử. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Ví dụ: C = 12; N = 14; Fe = 56. (Khi viết, ta không cần viết đvC sau trị số nguyên tử khối. Tức là không cần viết C = 12 đvC).
2/Ý nghĩa của nguyên tử khối a) Cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử Chẳng hạn so sánh nguyên tử A và nguyên tử B Bước 1: Dò bảng 1 (sgk/42), tìm nguyên tử khối của A và B.

Bước 3: So sánh kết quả  x với 1
-       x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần
-       x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B
-       x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần.
VD 1: So sánh nguyên tử S và nguyên tử O
Giải:

 Nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O VD 2: So sánh nguyên tử Mg và Cr (tự làm) b) Xác định nguyên tố Vì mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Do đó, ta dò trong bảng 1 (sgk/42) ứng với nguyên tử khối nào sẽ là tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. VD 1: X = 23  X là Natri, KHHH là Na VD 2: NTK của R nặng gấp 14 lần nguyên tử H. R là nguyên tố nào? Hướng dẫn suy nghĩ: R nặng gấp 14 lần nguyên tử H, ta biểu diễn ngắn gọn: R = 14H Mà H = 1  R = 14 x 1 = 14. Dò bảng, R là nguyên tố Nitơ, KHHH là N. Giải: R = 14H H = 1  R = 14 x 1 = 14 Vậy R là nguyên tố Nitơ, KHHH là N. VD 3: NTK của A nhẹ hơn 2 lần nguyên tử lưu huỳnh. A là nguyên tố nào? (Tự làm. Chú ý: nhẹ hơn ta lập phép chia S / 2). c) Tính khối lượng thực (gam) của nguyên tố. Bước 1: Nhớ lại 1 đvC = 0,166 . 10-23g Bước 2: Dò bảng tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Chẳng hạn: A = x Bước 3: mA = x . 0,166 . 10-23 = ? (g) (Chú ý: để đơn giản trong việc bấm máy tính, các em không cần bấm 10-23, chỉ cần tính
nguon VI OLET