GIÁO ÁN MÔN TNXH – DẠY THEO PPBTNB

BÀI 3: HỆ CƠ

I. Mục tiêu : Học sinh nêu được tên, vị trí các vùng cơ chính: Cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động.

- Có ý thức tập thể dục thường xuyên

II. Chuẩn bị:

Gv: Máy chiếu, Tranh vẽ hệ cơ sự co duỗi của cơ bắp

Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

 - Gọi 1 học sinh lên bảng chỉ các xương và khớp xương của cơ thể - các học sinh nhận xét, bổ sung

Để bảo vệ  xương và giúp xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì? ( Ăn uống đủ chất, tập thể dục thể  thao)

-         GV cho cả lớp đứng dậy tập một số động tác thể dục – Gv khen HS

         - Khi ta tập thể dục các bộ phận của cơ thể cử động, vậy nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể cử động được? ( Nhờ có sự phối hợp của cơ và xương)

B.Bài mới: Đúng rồi muốn cơ thể cử động được thì phải có sự phối hợp của cơ và xương.Về bộ xương chúng ta đã tìm hiểu ở tiết học trước, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ cơ

          - GV ghi mục bài lên bảng – HS nhắc lại

 Bước 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

Em hãy cho biết cơ là gì? ( HS trả lời).

Các em hãy dự đoán xem cơ thể chúng ta có những loại cơ nào?

Bước 2. Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

  HS nêu các loại cơ – GV ghi lên bảng ( Chú ý nhắc HS không nêu các câu trả lời trùng nhau)

Bước 3. Đề xuất câu hỏi

   Ngoài những hiểu biết của các bạn, ai có thắc mắc gì không?

HS nêu:

Trong cơ thể chúng ta có cơ ngực không? Có cơ chân không? Cơ màu gì?Cơ cứng hay mềm/ Có hình dáng như thế nào?v..v..v/..

( Gv cần có câu hỏi chuyên tiếp để tổng hợp các câu hỏi của HS)GV tổng hợp các câu hỏi câu hỏi các nhóm chính của học sinh

 1. Trong cơ thể chúng ta có những loại cơ nào?

 2. Khi tay chúng ta co duỗi, bắp cơ thay thay đổi như thế nào?

 Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta hãy đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về các loại cơ trong cơ thể, sự thay đổi của cơ bắp khi co và duỗi tay


* HS nêu: quan sát cơ thể của bạn, Hỏi bố mẹ, xem hình ảnh trên ti vi, quan sát tranh ở sách giáo khoa,

GV chốt lại phương án tối ưu nhất trong giờ học này: Quan sát cơ thể bạn kết hợp với tranh ở SGK để tìm hiểu các loại cơ, quan sát cánh tay và thực hiện động tác co duỗi để nhận thấy sự thay đổi hoặc quan sát mô hình cánh tay. vv

 Bước 4. Tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu: Gv yêu cầu học sinh TL theo nhóm đôi trong vòng 5 P (  nêu yêu cầu nội dung thảo luận:  Quan sát cơ thể bạn kết hợp với tranh ở SGK, làm động tác co và duỗi tay để trả lời 2 câu hỏi trên )

 – GV theo dõi. Các nhóm làm việc

*Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả - GV chốt lại nội dung chính của học sinh , ghi lên bảng

Hỏi: Sau khi tthực hành quan sát, thảo luận các em thấy các kiến thức mà mình tìm ra được có giống với những hiểu biết ban đầu của chúng ta không? ( HS trả lời)

Bước 5. GV chốt lại kiến thức kết hợp với hình ảnh trên máy chiếu: Trong cơ thể của chúng ta có các loại cơ chính: Cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. Khi tay co lại, cơ sẽ ngans hơn và cứng hơn; khi ta duỗi ra, cơ sẽ dài hơn và mềm mại ra.

        Gọi Học sinh hắc lại kết luận chính của bài trên bảng hoặc trên máy chiếu

Hói: Chúng ta làm gì để cơ thể săn chắc? ( HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi)

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - Gv chốt lại nội dung và cho học sinh xem một sô hoạt động hoạt động TDTT cảu học sinh.

Trò chơi:

*Củng cố: Cơ thể nhờ đâu mà cử động được? ( Nhờ sự co duỗi của các cơ)

Về nhà ăn uống đầy đủ, tập thế dục thường xuyên để cơ săn chắc

nguon VI OLET