Thứ 5 ngày 06 tháng 5 năm 2021
Tự nhiên xã hội
Mặt Trời và phương hướng
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù
- Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời lặn
2. Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Qua bài giáo dục học sinh có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh SGK (phóng to)
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
III. Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: Mặt Trời.
- Mời 2 HS trả lời.
+ Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô?
+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Khám phá – Thực hành:
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết về hình dạng của Mặt Trời. Vậy đã có bao giờ các em tự hỏi: Mặt trời mọc ra ở phương nào và lặn đi ở phương nào không? Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài Mặt Trời và phương hướng nhé.
- HS lắng nghe.
- GV ghi bảng tựa bài.
2. Bài học.
*Mục tiêu: Khái quát thời gian mọc và lặn của Mặt trời.HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
- HS nhắc lại.
Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
*Bước 1: Tình huống xuất phát
- Câu hỏi nêu vấn đề.
GV: Bây giờ cô muốn các em trình bày hiểu biết của mình về thời gian và vị trí xuất hiện cũng như khi lặn đi của Ông Mặt trời.
- HS lắng nghe.
*Bước 2: Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh:
-Yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc vẽ những hiểu biết của mình về thời gian và vị trí xuất hiện cũng như khi lặn đi ông Mặt trời.
*Bước 3: Dề xuất giả thuyết( câu hỏi)
- Đề xuất câu hỏi: GV tổ chức cho HS thảo luận từ các ý kiến ban đầu được TB, sau đó cho HS tự đặt câu hỏi thắc mắc.
- GV ghi lại các câu hỏi của HS lên bảng.
- HS nêu
Vd:- Nếu như ban ngày không có mặt trời thì chúng ta như thế nào?
- Mặt trời có mọc vào ban đêm không?
- Mặt trời có mọc từ dưới đất không?
- Đề xuất phương án giải quyết.
- Theo em làm thế nào để chúng ta tìm ra câu trả lời mà các bạn đã nêu ra?
*Bước 4: Tiến hành quan sát.
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trong sách giáo khoa
- Thảo luận nhóm 4 sau đó mỗi em tự ghi vào vở thực hành.
- Hoạt động theo nhóm .
*Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt ý đi đến kết luận chung.
- Cho HS so sánh kết quả với biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức.
- HS theo dõi
- HS so sánh
- Mặt trời mọc vào buổi sáng sớm, lặn vào lúc chiều tối.
- Mặt trời mọc ở phương Đông và lặn đi ở phương Tây.
- Vài em đọc
*GV chuyển ý: Khi chúng ta bị lạc vào trong rừng chúng ta sẽ rất khó tìm đượcđường ra vì chúng ta không xác định rõ được phương hướng. Vậy để giúp các em xácđịnh được phương hướng như thế nào cô và các em sang hoạt động tiếp theo.
* Mục tiêu:
- HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
- GV treo tranh 3 SGK (phóng to)
- H/s quan sát.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời: Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (
nguon VI OLET