Bài làm tư tưởng Hồ Chí Minh

Lê Khắc Nguyên

Đề bài

Bằng lí luận và thực tiễn hãy chứng minh ” Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải tiến hành chủ động và sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc ” là điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh

Bài làm

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản (ngày 1-9-1928) cho rằng: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này, vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.

Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra"

1


Bài làm tư tưởng Hồ Chí Minh

Lê Khắc Nguyên

Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc", nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là "muốn đánh chết rắn đằng đuôi" Vận dụng công thức của C.Mác: sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân, Người đưa ra luận điểm: "Công cuộc giải phóng anh em, (tức nhân dân thuộc địa - TG) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em" Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Người viết: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn"

Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh có sự phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người nêu ví dụ: "An

1


Bài làm tư tưởng Hồ Chí Minh

Lê Khắc Nguyên

Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do"Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

Riêng đối với Đông Dương, QTCS nêu rõ: Cách mạng Đông Dương phải là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế. QTCS cũng nhấn mạnh động lực cách mạng là phải công nhân, nông dân, nhưng chưa thấy đúng khả năng, lực lượng của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Đối với tư sản dân tộc và phú nông, QTCS chủ trương “không bao giờ được liên minh với họ”. Đối với tiểu tư sản, không nên cường điệu hoá khuynh hướng cách mạng của tiểu tư sản thành thị, lại càng không nên xem tiểu thương- những phần tử ít cách mạng nhất, như là động lực cách mạng.

QTCS đánh giá thấp vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong Tuyên ngôn thành lập QTCS năm 1919 có đoạn viết: Công nhân và nông dân không những ở An Nam, An-giê-ri, Ben-gan mà cả Ba-tư  hay Ac-mê-nia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôi-it Giooc-giơ và Clê-măng-xô, giành chính quyền nhà nước vào tay mình. Đại hội VI QTCS, ngày 01.9.1928 cũng khẳng định: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.

1


Bài làm tư tưởng Hồ Chí Minh

Lê Khắc Nguyên

Quan điểm của QTCS vô hình chung đã làm mất tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.

Trong khi đó, Nguyễn Ái Quốc lại đưa ra những quan điểm khác, thậm chí là trái với những quan điểm của QTCS. Trong các văn kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (nay gọi là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng), Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và đã xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ khắng khít với nhau là chống đế quốc và phong kiến, nhưng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do đó, phải tập trung mũi nhọn vào chống đế quốc và chống phong kiến phản động, tay sai; phải đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp xã hội yêu nước chống đế quốc, trong đó kể cả giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp địa chủ yêu nước, trên cơ sở lấy công nông làm nền tảng (gốc), do giai cấp công nhân lãnh đạo. Người viết: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không khổ cực bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” Và Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mệnh thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào ra mặt phản cách mệnh (Đảng Lập Hiến v.v...) thì phải đánh đổ”.

 

 

1


Bài làm tư tưởng Hồ Chí Minh

Lê Khắc Nguyên

Để chứng minh cho thực tiễn, chúng ta có thể thấy thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thành quả vĩ đại của toàn dân tộc đoàn kết đấu tranh dưới lá cờ của Đảng, bắt nguồn từ con đường cứu nước giải phóng dân tộc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta đứng dậy, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ nước nhà.

Một nhân tố quyết định cho thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung và mở đầu là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là vai trò lãnh đạo của Đảng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đường lối cách mạng của Đảng với mục tiêu giành độc lập dân tộc và đi lên CNXH đã tập hợp, đoàn kết toàn dân đấu tranh đánh đuổi đế quốc, giành lại độc lập tự do.

Đặc biệt, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải chủ động tiến công chủ nghĩa thực dân, không chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc, mà bằng thắng lợi cho cuộc cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản, đế quốc.

Tư tưởng đem sức ta mà tự giải phóng cho ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục tiêu, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu đã tập hợp mọi lực lượng trong toàn dân tộc trên mặt trận chống đế quốc và dẫn dắt phong trào cách mạng vượt qua những khó khăn, thử thách, phát triển mạnh mẽ. Nhất là từ năm 1941, phong trào cách mạng nước ta đã chuyển biến có tính bước ngoặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ.

 

1

nguon VI OLET