THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Môn: Luyện từ và câu

Bài: So sánh – dấu chấm câu

  1. Mục tiêu
    1. Kiến thức

-         Nhận biết được biện pháp so sánh được sử dụng trong câu thơ, câu văn.

-         Nhận biết được các từ chỉ so sánh trong các câu thơ, văn đó.

-         Ôn luyện cho học sinh về dấu chấm câu.

  1. Kỹ năng

-         Học sinh tìm đúng các hình ảnh và từ chỉ sự so sánh trong câu.

-         Học sinh điền đúng dấu câu và chỗ thích hợp trong đoạn văn cho trước.

  1. Thái độ

-         Học sinh thêm yêu thích môn học, hăng hái xây dựng bài học.

  1. Chuẩn bị
    1. Chuẩn bị của thầy

-         Bảng phụ viết sẵn các câu, câu văn trong bài tập 1.

-         Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.

-         Bảng phụ viết sẵn trò chơi.

  1. Chuẩn bị của trò

-         Sách vở, đồ dùng học tập.

  1. Nội dung và tiến tình dạy học.
  1. Ổn định tổ chức: Giáo viên bắt nhịp cho HS cả lớp hát bài hát.
  2. Tiến trình dạy học

 

 

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

I.Kiểm tra bài cũ:

-Gọi HS lên bảng: đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân trong câu sau:

a) Lan là học sinh lớp 3A.

b)Con trâu là bạn của bà con nông dân.

-Gọi 1 học sinh nhận xét.

-Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-Gv hỏi: Bộ phận được gạch chân trên là bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?

-Nhận xét.

II.Bài mới:

-Gv nêu: Như vậy tiết học trước các con đã nắm chắc kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì? Trong tiết học hôm nay cô sẽ cùng các con đi tìm hiểu về các hiện tượng so sánh và ôn luyện cách sử dụng dấu chấm câu. Các con mở sách giáo khoa trang 24 học bài.

-Gv ghi tên đầu bài.

-Gv nêu: chúng ta cùng đi tìm hiểu về các hình ảnh so sánh qua bài tập 1.

a) Bài tập 1:

-Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.

-Gv hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?

 

 

-Gv gắn bảng phụ ghi sẵn các câu thơ, văn trong bài tập; yêu cầu học sinh đọc.

-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trong 2 phút để tìm ra các hình ảnh so sánh rồi kẻ chân bằng bút chì dưới các hình ảnh đó.

-Cử 4 nhóm làm bài trên 4 băng giấy do giáo viên giao cho.

-Gọi HS đại diện 2 nhóm phát biểu ý kiến của nhóm.

-Gọi HS nhận xét bài làm của 4 nhóm.

-Giáo viên nhận xét

-Mời 1 HS đọc lại các câu có hình ảnh so sánh được gạch chân.

-Gv hỏi: Trong 4 câu thơ, câu văn trên em thích nhất là hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

-Giáo viên chốt lại: Như vậy ở bài tập 1 các con đã tìm được rất nhiều hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn. Điều đó cho thấy các tác giả đã quan sát rất tài tình nên đã tìm ra được sự giống nhau, nét tương đồng giữa các sự vật xung quanh chúng ta làm cho chúng trờ lên gần gũi, sinh động.

?Bạn nào giỏi có thể đặt cho cô một câu có hình ảnh so sánh:

-Gv hỏi:

+Em hãy cho biết hình ảnh so sánh trong câu trên là những sự vật nào?

+Bạn đã dùng hình ảnh so sánh đúng chưa? Vì sao?

 

-Gọi HS nhận xét

-Gv nhận xét, nêu: Vậy để biết các hình ảnh so sánh trên được dùng bởi những từ chỉ sự so sánh nào chúng ta cùng đến với bài tập 2.

Bài tập 2:

-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

-Gv: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

 

-Cả lớp chú ý: Các con hãy quan sát lên phần a của bài tập 1 và cho biết:

+Hai sự vật được so sánh với nhau trong câu a là gì?

+Từ ngữ nào được dùng để nối giữa hai sự vật được so sánh trên?

-Gv nêu: Từ “tựa” được gọi là từ chỉ sự so sánh nó thể hiện mối liên quan giữa các sự vật được so sánh

-Gv khoanh tròn vào từ “tựa” trong câu a.

 

-Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra nháp các từ chỉ sự so sánh trong các câu b, c, d.

-Gọi HS nhận xét.

-Gọi 2 HS đọc bài làm của mình ở nháp.

-Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng (treo bảng phụ)

-Gọi 1 HS đọc đáp án trên bảng.

-Yêu cầu HS nêu lại các từ chỉ sự so sánh có trong 4 câu trên.

-Ngoài các từ chỉ sự so sánh trên, bạn nào giỏi nêu cho cô các từ ngữ chỉ sự so sánh khác mà con đã biết, đã đọc được.

 

-Gv: Như vật các con đã tìm được rất nhiều các từ chỉ sự so sánh. Theo các con từ nào thường sử dụng để chỉ sự so sánh nhiều nhất.

-Gọi HS nhận xét.

-Gv nhận xét.

-Gv: Các con hãy suy nghĩ và nêu cho cô câu có hình ảnh so sánh và được sử dụng các từ chỉ so sánh mà các con vừa phát hiện.

 

 

-Gọi HS nhận xét, cho cô biết: Trong 2 câu trên bạn đã dùng từ chỉ sự so sánh nào?

-Gv nhận xét yêu cầu HS quan sát câu của cô trên bảng:

  “Bố em là kỹ sư giỏi.”

-Gv hỏi: Trong câu trên từ “là” có được gọi là từ chỉ sự so sánh không? Vì sao?

 

 

+Tại sao con lại cho rằng từ “là” không phải từ chỉ sự so sánh.

 

 

-Gọi HS nhận xét.

-Gv nhận xét, khen học sinh đã học bài và nắm bài rất tốt. Đây là kiểu câu “Ai là gì?” Từ “là” là từ nối trong kiểu câu này.

-Gv chốt lại bài: Như vậy ở bài tập 2 các con đã nhận biết rất tốt các từ chỉ sự so sánh. Cô mong rằng các con sẽ vận dụng nó để đặt câu đúng và sinh động hơn khi làm văn.

c) Bài tập 3:

-Đề giúp các con có thể nhớ và nắm chắc cách sử dụng dấu chấm câu thì cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu nội dung bài tập số 3.

-Gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn đã cho, gọi 1 HS đọc.

-Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

 

 

 

-Gv hướng dẫn: Để làm được tốt bài tập này các con phải đọc thật kỹ đoạn văn để chấm câu cho đúng. Mỗi câu phải diễn đạt trọn 1 ý. Sau đó phải nhớ viết hoa lại những chữ đầu câu sau.

-Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân vào vở, HS lên bảng làm vào bảng phụ.

-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

-Giáo viên hỏi:

+Bạn đặt dấu chấm (.) sau chữ giỏi đúng chưa? Vì sao?

+Bạn viết hoa chữ đó vì sao vậy?

 

+Các câu còn lại bạn làm đúng chưa?

-Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng:

  Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của gia đình tôi.

-Gv hỏi:

+Đoạn văn trên có mấy câu?

+Các con hãy đọc thầm lại đoạn văn và tìm hiểu cho cô những câu thuộc kiểu câu “Ai là gì” có trong đoạn văn đó. Gọi 2 HS nêu các câu.

+Bạn nào giỏi cho cô biết: Nội dung của đoạn văn là gì?

 

-Gọi HS đọc toàn đọan văn.

-Gv chốt bài: Ở bài tập số 3 các con được ôn lại dấu chấm câu, cách viết hoa chữ đầu câu. Do vậy khi viết con cần sử dụng dấu chấm cho đúng để câu văn thêm mạch lạc, rõ ràng giúp cho người đọc hiểu rõ nội dung văn bản, hiểu đúng ý của mình.

 

-Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi; giáo viên phổ biến luật chơi.

+Gv chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia trò chơi. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là phải thảo luận nhanh trong vòng 1 phút để tìm ra câu có hình ảnh so sánh và điền chữ Đ vào ô trống bên cạnh câu đó. Đội nào đưa ra được đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. Đội thắng sẽ được đội thua hát tặng 1 bài hát.

+Gv chỉ định thành viên mỗi đội.

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

-Gọi HS nhận xét kết quả bài làm của mỗi đội.

 

-Đội 1

Điền Đ vào câu có hình ảnh so sánh:

1-Mặt trăng tròn như cái đĩa Đ

2-Ánh trăng là bạn của thiếu nhi

3-Cái đĩa là mặt trăng.

 

 

-Gv và HS kiểm tra kết quả: Đội 1 lựa chọn đáp án đúng là 1-Mặt trăng tròn như cái đĩa.

-GV yêu cầu đại diện đội 1 giải thích

 

 

 

 

-GV nhận xét 2 nhóm

-Gv: Các con chú ý hình ảnh so sánh phải có ít nhất là 2 sự vật trở lên, 2 sự vật được so sánh với nhau phải có những nét tương đồng với nhau. Ở giữa hai sự vật được nối với nhau bởi từ chỉ sự so sánh.

-Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành các bài tập vào vở.

-Nhận xét tiết học.

 

- 1 HS đặt câu:

 

a) Ai là học sinh lớp 4A?

b) Con gì là bạn của bà con nông dân?

-1 HS nhận xét.

-Lắng nghe.

-HS 2: Đó là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai là gì?

 

 

 

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

-Quan sát.

 

-1 HS đọc.

-HS: bài 1 yêu cầu tìm các hình ảnh so sánh có trong những câu thơ, câu văn đã cho.

 

-1 HS đọc, các HS khác đọc thầm.

 

-HS làm bài.

 

 

-4 nhóm làm bài vào băng giấy sau đó gắn lên bảng.

-2 HS thuộc 2 nhóm đọc kết quả của nhóm mình.

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

-HS đọc.

 

-HS:

+HS 1: Em thích nhất là hình ảnh so sánh ở câu a vì mắt và vì sao đều sáng lấp lánh và rất đẹp.

+HS 2: Em thích hình ảnh so sánh ở câu c. Vì mùa đông thời tiết giá rét lạnh giống như nhiệt độ ở tủ lạnh. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, ngột ngạt như nhiệt độ ở lò nung.

-Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-1 HS: Đôi mắt em bé tròn như hòn bi ve.

-HS:

+Đó là các hình ảnh đôi mắt và hòn bi ve.

 

+Bạn dùng hình ảnh so sánh đúng. Vì đôi mắt và hòn bi đều tròn và đẹp.

-HS nhận xét.

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

-1 HS đọc.

-1 HS nêu: Bài yêu cầu ghi lại các từ chỉ sự so sánh có trong các câu thơ, câu văn trên.

-Quan sát, trả lời.

 

+Hai sự vật là: Mắt hiền và vì sao được so sánh với nhau.

+Đó là từ “tựa”

 

-Lắng nghe.

 

 

-Quan sát.

 

 

-HS cả lớp làm nháp, 1 HS lên bảng khoanh tròn và các từ chỉ sự so sánh ở bài tập 1.

-HS nhận xét.

-2 HS đọc.

 

-Lắng nghe, quan sát.

 

-HS đọc.

-HS nêu lại: Tựa – như – là – là – là.

-Một số HS nêu:

+HS1: Từ chỉ so sánh là: giống như, tựa như,…

+HS2: Từ chẳng khác gì, giống hệt,…

-HS trả lời: Theo con là từ: như.

 

 

 

-HS nhận xét.

 

-HS nêu:

+HS1: Hai chị em sinh đôi giống như hai giọt nước.

+HS2: Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

-Nhận xét, nêu: từ chỉ sự so sánh được dùng là: giống như, như thể.

-Lắng nghe, quan sát.

 

 

-HS:

+HS1: Từ “là” là từ chỉ sự so sánh.

+HS2: Từ là không phải là từ chỉ sự so sánh

-HS: vì con thấy câu này không có hình ảnh so sánh, câu này là câu thuộc kiểu câu Ai là gì? Mà con học tuần trước.

-HS nhận xét.

 

 

 

 

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

-Lắng nghe.

 

 

 

-1 HS đọc.

-Quan sát, đọc bài văn đã cho.

 

-Bài yêu cầu chúng ta chép lại đoạn văn vào vở sau đó khi đã đặt dấu chấm thích hợp và viết hoa chữ cái đầu câu sau.

 

-Lắng nghe.

 

 

 

 

 

-HS làm bài vào vở ô ly, 1 HS làm bài trên bảng.

 

-HS nhận xét.

 

-HS trả lời:

+Bạn làm đúng vì câu 1 đã diễn đạt đủ một ý trọn vẹn.

+Bạn viết hoa chữ đó vì đó là chữ cái đầu câu sau dấu chấm

+Bạn làm đúng rồi.

 

-HS lắng nghe, quan sát và chữa bài (2 HS ngồi cạnh nhau đổi bài kiểm tra chéo nhau)

 

 

 

 

 

 

 

+Đoạn văn trên có 4 câu.

+HS đọc, nêu: Câu 1 và câu 4.

 

 

 

+1 HS nêu nhanh: Đoạn văn giới thiệu về một người ông làm nghề thợ gò hàn rất giỏi.

-1 HS đọc

-Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Lắng nghe, tham gia trò chơi.

 

+Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Lên tham gia trò chơi.

-HS tham gia trò chơi.

-HS nhận xét.

 

 

 

 

-Đội 2

Điền Đ vào câu có hình ảnh so sánh:

1-Mặt trăng tròn như cái đĩa Đ

2-Ánh trăng là bạn của thiếu nhi

3-Cái đĩa là mặt trăng Đ

 

 

 

-HS đội 1 giải thích:câu này có sự so sánh hình ảnh mặt trăng và cái đĩa

-Đội 2 giải thích tại sao chọn đáp án 3 cái đĩa so sánh với mặt trăng bằng từ chỉ sự so sánh là.

 

 

1

 

nguon VI OLET