PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 11

 

T/N

MÔN

TIẾT

TÊN BÀI DẠY

     Đ DÙNG

2/16

Chào cờ

1

Tập trung toàn trường

 

Toán 

2

Luyện tập

 

Tập đọc

3

Bà cháu

Bảng phụ

Tập đọc 

4

Bà cháu

 

3/17

Toán

1

12 trừ đi một số: 12 - 8

Que tính

K chuyện

2

Bà cháu

Tranh

Chính tả

3

Bà cháu

Bảng phụ

HDTH

4

Hoàn thành thực H  Toán

 

 

4/18

Tập đọc

1

Cây xoài của ông em

Bảng phụ

Toán

2

32 - 8

Que tính

Luyện T

3

Luyện...

 

5/19

Toán

1

52 - 28

Que tính

Chính tả 

2

Cây xoài của ông em

 

Luyện từ

1

TN về đồ dùng và công việc ...

Bảng phụ

LuyệnTV 

2

Luyện...

 

HDTH

4

Hoàn thành thực H  Toán

 

 

6/20

Toán

1

Luyện tập

Bảng phụ

Tập lvăn

2

Chia buồn, an ủi

Bảng phụ

LuyệnTV

3

Luyện...

 

Sinh hoạt 

4

Tuần 11

 

                    Thực hiện từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 2015

                                                                                        

                                                                                                Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm  2015

  TIẾT1. CHÀO CỜ.

  TIẾT 2.TOÁN:                                   LUYỆN TẬP

  I. MỤC TIÊU:

  - Thuộc bảng 11 trừ đi một số.

  - Thực hiện được phép tính trừ dạng 51 -  15.

  - Biết tìm số hạng của một tổng.

  - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng  51 – 5.

  - Giáo dục hs sinh tính cẩn thận trong học toán, tích cực tự giác để hoàn thành các bài tập:  

  1, 2(cột 1,2), 3 (a,b), 4. HSNK hoàn thành hết các BT trên.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  Bảng con, vở ô li

  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ  Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

      81 và 44          51 và 25          

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu:  Luyện tập, thực hành.

Bài 1:Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 

 

Bài 2 :(cột 1, 2) HSNK làm hết BT

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?

-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.

- Nhận xét và bổ sung

Bài 3 : (a, b) HSNK làm hết BT

-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài.

Bài 4:

-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt

 

-Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa.

-Nhận xét và cho điểm HS

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Về làm BT 5 , chuẩn bị: 12 - 8

 

 

- 2 HS thực hiện. Bạn nhận xét.

 

 

 

- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau  đọc kết quả từng phép tính

 

- Đặt tính rồi tính

- HS trả lời

- Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính

 

 

 

- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia

 

  Tóm tắt

                : 51 kg 

              Bán đi : 26 kg

              Còn lại : . . .kg ?

Bài giải:

Số ki- lô- gam táo cửa hàng đó còn lại là:

51 – 26 = 25 (kg)

                                 Đáp số: 25 kg táo

 

                          ---------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TIẾT 3 + 4: TẬP ĐỌC:      BÀ CHÁU

  I.MỤC TIÊU:

  - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Bước đầu biết đọc bài văn

  với giọng kể nhẹ nhàng.

  - Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.

  - Trả lời đ­ợc các câu hỏi 1,2,3,5 trong SGK.

  - HSNK trả lời được câu hỏi 4.

  -Rèn kĩ năng sống cho học sinh : biết trân trọng tình cảm bà cháu, luôn hiếu thảo với ông

  bà. Giáo dục tình cảm đẹp đđối với ông bà.( khai thác trực tiếp nội dung bài)

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk. Bảng phụ

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ

-Gọi HS đọc bài Bưu thiếp

2. Bài mới

a,Giới thiệu: Ghi tên bài lên bảng.

b, Luyện đọc: Luyện đọc đoạn 1 , 2

- GV đọc mẫu

 

-Yêu cầu 1 HS đọc nối câu

Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn

- Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng

 

-Luyện đọc câu dài, khó ngắt

 

-Yêu cầu HS đọc từng đoạn.

 

-Yêu cầu HS đọc theo đoạn trong nhóm

 

 

-Thi đọc

-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

-Nhận xét, bổ sung

c, Tìm hiểu đoạn 1, 2

H: Gia đình em bé có những ai?

H: Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao?

H: Cô tiên cho hai anh em vật gì?

H: Cô tiên dặn hai anh em điều gì?

 

 Tiết 2.

-Luyện đọc đoạn 3, 4

+Đọc mẫu : GV đọc mẫu

+Đọc từng câu

 

+Đọc cả đoạn trước lớp

- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng

- Yêu cầu học sinh đọc cả đoạn trước lớp

- Đọc cả đoạn trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm

- Đọc đồng thanh cả lớp

*Tìm hiểu đoạn 3, 4

H: Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?

H:Thái độ của hai anh em thế nào  khi đã trở nên giàu có?

H:Vì sao sống trong giàu sang sung sướng  mà hai anh em lại không vui?

H: Câu chuyện kết thúc ra sao?

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà *Luyện đọc lại truyện :

-Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 em.

- Chú ý giọng đọc từng nhân vật.

- Theo dõi luyện đọc trong nhóm.

- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc.

- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.

3. Củng cố – Dặn  dò

Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì?

Nhận xét tiết học,  dặn HS về nhà học bài.

 

- 2  HS đọc

 

 

 

- HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó HS đọc phần chú giải.

- Đọc, HS theo dõi

- 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng.

-Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh

- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2

- Nhận xét bạn đọc

- Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau.

- Thi đọc

-Đọc đồng thanh

 

 

+ Bà và hai anh em

+ Sống rất nghèo khổ ...

 

+ Một hạt đào

+ Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng

 

 

- Theo dõi, đọc thầm

- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý luyện đọc các từ: màu nhiệm, ruộng vườn.

 

- Luyện đọc câu.

 

- 3 đến 5 HS đọc

- HS đọc.

- Thi đua đọc.

 

 

+Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc.

 

+Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn

 

+ Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà.

+ Tình cảm là thứ của cải quý nhất.

 

 

- Luyện đọc trong nhóm

 

- Các nhóm phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện .

- Thi đọc theo vai

 

 

-HS nêu theo cách hiểu

 

-Nghe và thực hiện yêu cầu của GV

                          ---------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                             Chiều,  thứ ba ngày 17 tháng 11 năm  2015

 
TIẾT 1.TOÁN:                     12 TRỪ ĐI MỘT SỐ :  12 – 8

  I. MỤC TIÊU:

  - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 – 8, lập được bảng 12 trừ đi một số.

  - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 – 8.Làm được BT 1,2 4

  - Giáo dục hs yêu thích học toán. hoàn thành được các bài tập 1(a), 2, 4. HSNK hoàn thành

  cả 3 BT.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  Que tính, bảng con

  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ 

- Đặt tính rồi tính: 41 – 25        51 – 35      

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu: Phép trừ 12 – 8

Nêu vấn đề.

- Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

H: Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Viết lên bảng: 12 – 8

Gv thao tác trên que tính.

- Yêu cầu HS nêu cách bớt

H: 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính?

H:  Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?

Đặt tính và thực hiện phép tính

-Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.

-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính

Bảng công thức: 12 trừ đi một số

- Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. Yêu cầu HS thông báo kết quả và ghi lên bảng.

-Xóa dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS học thuộc.

Thực hành

Bài 1: a.Tính nhẩm. HSNK làm hết BT

- Yêu cầu HS làm SGK

- Gọi hs đọc kết quả

 

Bài 2: Tính

- Gọi HS lên bảng làm

Bài 4:Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán yêu cầu tìm gì?

-Mời 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào Vở bài tập, thu chấm, chữa bài.

4. Củng cố – Dặn  dò

-Dặn học thuộc bảng cộng

 

- 2 HS thực hiện. Bạn nhận xét.

 

 

 

- Nghe và nhắc lại bài toán

 

+ Thực hiện phép trừ: 12 – 8

 

 

- HS thực hành que tính

 

+ Còn lại 4 que tính

 

+ 12 trừ 8 bằng 4

 

                          12

                          - 8

                             4

 

 

- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi vào bài học. Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính.

 

- Học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.  

 

- Làm bài vào SGK

- Đọc chữa bài. Cả lớp tự kiểm tra bài mình

- 5 HS làm bài ở bảng, HScòn lại làm SGK

- Nhận xét bài bảng

- HS đọc đề bài.

- HS trả lời.

-Một HS đọc

-HS làm bài vào Vở

 

-1 hs làm bảng cả lớp làm vào vở

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TIẾT 2.KỂ CHUYỆN :                      BÀ CHÁU

   I. MỤC TIÊU :

   - Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại

     được từng đoạn  

 -HSNK biết kể toàn bộ câu chuyện.

 -Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .

  II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn.

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ : Gọi 2 em nối tiếp  nhau kể lại câu chuyện : Sáng kiến của bé Hà

-Nhận xét.

2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.

- Câu chuyện Bà cháu có nội dung kể về ai ?

- Câu chuyện ca ngợi ai ? Về điều gì ?

 

 

-Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện “Bà cháu”

Hoạt động 1 : Kể từng đoạn.

-Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện

 

-Trực quan : Tranh 1 :

-Trong tranh vẽ những nhân vật nào?

-Bức tranh vẽ ngôi nhà trông như thế nào ?

-Cuộc sống của ba bà cháu ra sao ?

 

-Ai đưa cho hai anh em hột đào  ?

-Cô tiên dặn hai anh em điều gì ?

 

Tranh 2 :

-Hai anh em đang làm gì ?

-Bên cạnh mộ có gì lạ ?

-Cây đào có đặc điểm gì kì lạ ?

 

Tranh 3 :

-Cuộc sống của 2 anh em ra sao khi bà mất .Vì sao ?

Tranh 4 :

-Hai anh em lại xin cô tiên điều gì ?

 

-Điều kì lạ gì đã đến ?

 

Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện .

-Dựa vào tranh kể lại được toàn bộ chuyện.

-Giáo viên chọn cho học sinh hình thức kể :

+ Kể nối tiếp.

+ Kể toàn bộ câu chuyện.

-Gọi 4-5  em kể toàn bộ chuyện.

 

-Nhận xét, bổ sung.

 

 

3. Củng cố : Khi kể chuyện phải chú ý điều gì

 

Dặn dò- Về  kể lại chuyện cho gia đình nghe.

-2 em kể lại câu chuyện

 

 

 

- Cuộc sống tình cảm của ba bà cháu.

- Ca ngợi hai anh em và tình cảm của những người thân trong gia đình quý hơn mọi thứ của cải.

-Bà cháu.

 

 

-Đọc yêu cầu

 

-Kể từng đoạn câu chuyện :Bà cháu.

-Quan sát.

-Ba bà cháu và cô tiên.

-Ngôi nhà rách nát.

-Rất khổ cực, rau cháo nuôi nhau nhưng căn nhà rất ấm cúng.

-Cô tiên.

-Khi bà mất nhớ gieo hạt đào lên mộ, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng.

-Quan sát.

-Khóc trước mộ bà.

-Mọc lên một cây đào.

-Nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết toàn trái vàng trái bạc.

- Quan sát.

-Tuy sống trong giàu sang nhưng ngày càng buồn bã.Vì thương nhớ bà.

- Quan sát.

-Đổi lại ruộng vườn nhà cửa để bà sống lại.

-Bà sống lại như xưa và mọi thứ của cải đều biến mất.

-Nhận xét bạn kể.

-Đọc yêu cầu

 

 

 

-4 em đại diện cho 4 nhóm thi kể, mổi em kể 1 đoạn, em khác nối tiếp.

-5 em đại diện cho 5 nhóm thi kể toàn  bộ câu chuyện.

-Nhận xét.

-Kể bằng lới của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..

-Kể lại chuyện cho gia đình nghe.

 

                 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TIẾT 3.CHÍNH TẢ: (nghe viết)          BÀ CHÁU

  I. MỤC TIÊU:

  - Chép  chính xác bài chính tả, trình bày đúng trích đoạn trích  trong bài Bà cháu.

  - Rèn kĩ năng nghe – viết chính xác từng cụm từ (nghe – nhớ và đánh vần viết cả cụm từ)

   Làm được BT 2, 3 ; BT 4a Rèn kĩ năng phân biệt đúng chữ g hoặc gh và phân biệt s/x.

  - Giáo dục hs có ý thức trau dồi chữ viết.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  Bảng phụ chép sẵn BT2.

  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ: 

- GV đọc các từ khó cho HS viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.

-Nhận xét, bổ sung

2. Bài mới: Hướng dẫn viết chính tả

-Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần viết

H: Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện? H:Câu chuyện kết thúc ra sao?

H: Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn?

H: Đoạn văn có mấy câu?

H: Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào?

Hướng dẫn viết từ khó

-GV yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, khó và viết bảng các từ này.

-Yêu cầu HS viết các từ khó

- Chỉnh sửa lỗi chính tả

    d) Chép bài

    e) Soát lỗi

    g) Chấm bài

Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu.

 

-Gọi 2 HS đọc mẫu

- Gọi HS nhận xét bài bạn

-GV cho điểm HS

Bài 3 : Trả lời miệng

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu

H: Trước những chữ cái nào em chỉ viết gh mà không viết g?

-  Ghi bảng : gh + e, i, ê.

H: Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh?

-  Ghi bảng: g + a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu.

Hs làm vào vở nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

3. Củng cố – Dặn  dò

-  Nhận xét tiết học.

Dặn dò HS về nhà ghi nhớ quy tắc chính tả

 

- HS viết theo lời đọc của GV

 

 

 

- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn cần viết.

 

+ Phần cuối

 

+ “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại” 

 

+ 5 câu

+ Đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm

 

- các từ: sống lại, màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay.

 

- 2 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết bảng con

 

 

-HS nghe và viết bài vào vở ô li

- Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào các ô trống trong bảng dưới đây 

- ghé, gò

- 3 HS lên bảng ghép từ:

              - Nhận xét Đúng / Sai

 

- Đọc yêu cầu trong SGK

+ Viết gh trước chữ: i, ê, e.

 

 

+ Chỉ viết g trước chữ cái: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư

 

- Điền vào chỗ trống s hay x,

 

- HS nhận xét : Đúng / Sai

 

 

 

-Nghe và thực hiện

 

            ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 TIẾT4.HDTỰ HỌC: HS Làm VBT- TH TOÁN.

  I.MỤC TIÊU.  GVHDHS làm vở thực hành Toán bài  12 trừ đi một số (Trang 42,43).   

  II. TIẾN HÀNH.

  Bài 1:  GV yêu cầu HS đọc, nhẩm  và điền số thích hợp vào chỗ trống, GV theo dõi lưu

     ý HS chậm tiến: emThu Trang, Thùy Trang, Quyên, P Nguyên

  Bài 2: HDHS thực hiện đặt tính rồi tính kết quả KQ của các phép tính. Lưu ý các em các

  phép trừ có nhớ.

  Bài 3: HDHS tính giá trị bểu thức theo 2 bươc

  Bài 4: GV HD HS thực hiện giải bài toán

  - Bài toán thuộc dạng toán gì?

  - HS thực hiện, GV theo dõi và chỉnh sửa, bổ sung cho HS

  * Lưu ý: HS trình bày cẩu thả: Tiến, Thùy Trang, Phong, Quyên, P Nguyên.

  - GV theo dõi giúp đỡ hs hoàn thành bài tập

            ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                 Sáng, thứ tư ngày 18 tháng 11 năm  2015

  TIẾT 1 -TẬP ĐỌC:            

                                          CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

  I. MỤC TIÊU:

  - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu ;  bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ

    nhàng,chậm rãi.

  - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả cây xoài do ông trồng và tình cảm thương nhớ ông

    của hai mẹ con bạn nhỏ. (trả lời được CH 1, 2, 3. HS khá giỏi trả lời được CH 4).

  - Giáo dục HS có ý thức và biết bảo vệ  môi trường sống trong lành.

  - GDBVMT: Thông qua câu hỏi 2,3: Tại sao mẹ lại chọn những quả  xoài ngon nhất bày

    lên bàn thờ ông? Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất

   (Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó, bạn lại nhớ ông, bạn nhỏ thấy yêu quý

    cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh người thân. (Khai thác gián tiếp ND bài)

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi câu dài 

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Bài cũ:Kiểm tra 3 HS đọc bài Bà cháu.

-GV nhận xét.

2. Bài mới. Giới thiệu:

Luyện đọc  a) Đọc mẫu:

-  GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại.

b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn

-  Gọi HS đọc từng câu của bài sau đó tìm các từ khó, dễ lẫn trong câu.

- Yêu cầu HS đọc lại các từ khó đã ghi lên bảng.

- Gọi hs đọc cá nhân lần 2

- Giải nghĩa một số từ HS khó hiểu, HS đọc chú giải

c) Hướng dẫn ngắt giọng 

- Giới thiệu các câu luyện đọc (đã chép trên bảng) yêu cầu HS tìm cách đọc.

d) Đọc trong nhóm

-Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.

e) Thi đọc giữa các nhóm

g) Cả lớp đọc đồng thanh

Tìm hiểu bài

Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi

H: Cây xoài ông trồng thuộc loại xoài gì?

H: Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy cây xoài cát rất đẹp

H:Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào?

 H:Vì sao mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

H:Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ lại càng nhớ ông?

H: Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất.

 

 

H: Vì sao bạn nhỏ lại nghĩ như vậy.

-Gv nhấn mạnh, liên hệ:

4. Củng cố – Dặn  dò

- Qua bài văn này con học tập được điều gì?

- Nhận xét tiết học

 

- HS đọc bài

- Cây xoài.

 

- 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Nối tiếp nhau đọc bài lần 1: Mỗi HS đọc 1 câu

- Các từ ngữ: lẫm chẫm, đu đưa, xoài tượng, nếp hương

- HS đọc cá nhân lần 2

 

 

 

- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu dài.

 

- 3HS đọc, HS theo dõi và nhận xét

- Từng HS lần lượt đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

-Thi đọc giữa các nhóm

-Cả lớp đọc đồng thanh

 

-Đó là cây xoài cát

-Cuối đông hoa nở trắng cành, đầu hè quả sai lúc lỉu, từng chùm đu đưa theo gió

-Có mùi thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp

-Để tưởng nhớ ông biết ơn ông trồng cây cho cháu ăn quả.

 

- HS nêu

 

-Vì xoài cát thơm ngon bạn nhỏ đã ăn từ nhỏ.

 -Cây xoài lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất.

- HS Trả lời.

-Tình cảm thương nhớ của hai mẹ con đối với người ông đã mất.

Phải luôn nhớ và biết ơn những người đã mang lại cho mình những điều tốt

   TIẾT 2 – TOÁN:                                   32 – 8
  I. MỤC TIÊU:

 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 – 8.

 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 – 8. Biết tìm số hạng của một tổng.

   - Giáo dục hs có ý thức trong học tập.

  II. ĐỒ DÙNG: Que tính, bảng con, vở ô li

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Bài cũ :  Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.

-Nhận xét

2. Bài mới: gtbGhi đầu bài lên bảng.

a) Phép trừ 32 – 8.

+  Nêu vấn đề

-         Nêu: Có 32 que tính, bớt đi 8 qua tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?

-         Để biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm như thế nào?

-         Viết lên bảng 32 – 8

+ Đi tìm kết quả

-         Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận, tìm cách bớt đi 8 que tính và nêu số que còn lại.

-Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu?

+ Đặt tính và thực hiện tính (kỹ thuật tính)

- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nói rõ cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.

- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

3. Luyện tập – Thực hành

Bài 1 (dòng 1),  HSNK làm hết BT

-Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.

-Nêu cách thực hiện phép tính: 52 – 9

Bài 2 (a, b) HSNK làm hết BT

-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài. 3 HS làm trên bảng lớp.

-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng

-Nhận xét và bổ sung

 

Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài

H: Cho đi nghĩa là thế nào?

-Yêu cầu HS tự ghi tóm tắt và giải.

Bài 4: Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài

H: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, bổ sung.

4. Củng cố – Dặn  dò

-Nhận xét và tổng kết giờ học.

 

- 2HS đọc, bạn nhận xét.

 

- Nghe và nhắc lại đề toán

 

 

 

 

- Chúng ta phải thực hiện phép trừ  32 - 8

 

 

- Thảo luận theo cặp. Thao tác trên que tính

 

- 32 trừ 8 bằng 24

         32

       -   8

         24

 

-HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

 

 

- Làm bảng con.

 

- HS trả lời.

 

 

- Đọc đề bài.

- Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ

  _ 72             _  42          _ 62

       7                   6               8

      65                 36             54

- Đọc đề bài.

+  Nghĩa là bớt đi, trừ đi

- HS thực hiện.

- Tìm x

+  Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết

 

- Làm bài tập.

 

                    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TIẾT 3. LUYỆN TOÁN:               PHÉP TRỪ CÓ NHỚ

  I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

  - Học thuộc và ghi nhớ bảng trừ có nhớ, dạng 12- 8, 32 – 8, 52 - 28

  - Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính(tính nhẩm, tính viết) và giải bài toán.

  II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng con , vở bài tập .

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HDHSlàm bài:

Bài 1: Tính nhẩm

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi truyền điện, nối tiếp nêu kết quả, gv ghi bảng.

  12 – 8 =         12 – 9 =          12 – 7 =

  12 - 3 =          12 - 5 =           12 – 6 =             

Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu,biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

42 và 8;         52 và 9 ;         42 và 6;               62 và 7;          82 và 4

 

 

 

Bài 3: Có 22 con vịt, trong đó có 8 con mái. Hỏi có mấy con trống?

 

 

 

 

 

Bài 4: (HSNK) Tìm x.

a. x + 62 = 47 + 35    b. 24 + x = 82 - 10

- Gv hướng dẫn (47 + 35) là tổng, phải tìm tổng trước.

- Tìm tổng xong cho hs nhận xét bài x(đã đưa về dạng tìm x thông thường).

- Bài b tương tự.

 

Bài 5: (HSNK)

  Tìm một số, biết răng số đó trừ đi 32 thì được 49?

- Gv hướng dẫn : Gọi số cần tìm là x, sau đó giải bài x sẽ tìm được số cần tìm.

 

 

 

 

 

2. Củng cố, dặn dò: Gv tổng kết tiết học.

 

 

- Hs xác định y/ cầu bài tập.

-Dựa vào bảng cộng12 trừ đi một số để nhẩm

 

 

- Hs đọc y/cầu bài tập, nhớ lại tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ(số bị trừ, số trừ, hiệu).

Cả lớp làm bài vào vở .

        42      52    4 2       6 2      8 2

       -  8   - 2 9   -   6      -   7     -  4

        34     2 3    3 6       5 5       78

- Hs đọc và tìm hiểu bài toán, tóm tắt rồi giải vào vở, đọc bài giải.

                 Tóm tắt:                 Bài giải :                                 

 

Có       :22 con vịt        Số vịt trống có :                   

Mái     : 8 con               22 – 8 = 14 (con)    

Trống  :…con?               Đáp số :1 4 con  

 

- Hs làm bài vào vở, 2 em lên chữa bài.

- Một số em đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa bài.

a. x + 62 = 47 + 35    b.  24 + x = 82 - 10

    x + 62 = 82                 24 + x = 72

           x = 82 - 62                   x = 72 – 24

            x = 20                          x = 

 

- Hs đọc kĩ bài toán.   

 

  - Hs làm và chữa bài.

Cách1:  Số cần tìm bằng: 49 + 32 = 81

                                               Đáp số:81.

Cách 2: Gọi số cần tìm là x ta có:

x – 32 = 49

         x = 49 + 32

         x = 81.   

-Nghe và ghi nhớ                     

                            ------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                  Sáng Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2015

  TIẾT 1 - TOÁN:                                 52 - 28

 

   I.MỤC TIÊU:

  - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 – 28.

  - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28, làm được BT 1(dòng 1),2(a,b),3. HSNK

  làm cả ba BT.

   - Giáo dục hs tính cẩn thận chính xác trong học toán.

  II. CHUẨN BỊ:   Que tính, bảng con, vở ô li

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ  32 - 8

Gọi 2 HS lên bảng thực hiện

Nhận xét và bổ sung

2.Bài mớiGiới thiệu:  Phép trừ 52 – 28

Bước 1 :Nêu vấn đề

-Có 52 que tính. Bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

H : Để biết còn lại bao nhiêu que tính tả phải làm thế nào?

-Viết lên bảng: 52 – 28

Bước 2: Đi tìm kết quả

H :  Vậy 52 – 28 bằng bao nhiêu?

Bước 3: Đặt tính và tính

-Yêu cầu HS lên bảng đặt tính, nêu cách thực hiện phép tính.

- Gọi hs nhắc lại.

3.Luyện tập – Thực hành

Bài 1 (dòng 1)(HS NK làm cả bài)

-Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 5 HS lên bảng làm bài.

-Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính 62 – 19; 22 – 9; 82 – 77.

-GV nhận xét

Bài 2 (a, b) Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

H: Muốn tính hiệu ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con

Sau khi làm bài xong GV nhận xét.

Bài 3:  Gọi 1 HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

 

H: Bài toán hỏi gì?

H: Bài toán thuộc dạng gì?

-Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở ô li

3. Củng cố – Dặn  dò:Nhận xét giờ học

-Dặn dò HS về nhà luyện thêm phép trừ có nhớ dạng 52 – 28;

 

- Đặt tính và tính: 52 – 3;  22 – 7. HS dưới lớp làm bảng con hoặc giấy nháp

 

 

- Nghe và nhắc lại bài toán.

 

+ Thực hiện phép trừ 52 – 28

 

- Còn lại 24 que tính.

 

+ 52 trừ 28 bằng 24

 

    52      + 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8, -    

    28         bằng 4, viết 4, nhớ 1.

   24      + 2 thêm 1 là3, 5trừ 3 bằng 2,viết 2

 

- Làm bài tập. Nhận xét bài bạn trên bảng.

- HS trả lời

 

 

 

 

-Đặt rồi tính hiệu, biết số bị trừ ,số trừ

 

 

-HS làm vào bảng con.

 

 

+ Đội hai trồng 92 cây, đội một trồng ít hơn 38 cây.

+ Số cây đội một trồng.

+ Bài toán về ít hơn

 

 

 -Nghe và ghi nhớ

 

 

 

                            ------------------------------------------------------------------------------------------
 
  TIẾT 2-CHÍNH TẢ (Nghe – viết):           
                                             CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

   I.MỤC TIÊU:

  - Nghe, viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.

  - Làm được BT 2 ; BT3a Tiếp tục rèn kĩ năng phân biệt đúng chữ g hoặc gh và phân biệt

  s/x.

  - Giáo dục hs ý thức trau dồi chữ viết.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:   Bảng con, vở ô li

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ  Gọi 2 HS lên bảng.

-Nhận xét bài HS trên bảng.

2. Bài mới. Giới thiệu: Ghi mục bài

a, Hướng dẫn viết chính tả.

-GV đọc đoạn cần chép.

-Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp?

-Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín?

  b/ Hướng dẫn cách trình bày.

-Đoạn trích này có mấy câu?

-Gọi HS đọc đoạn trích.

c/ Hướng dẫn viết từ khó.

Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn và khó viết. Các từ: trồng, lẫm chẫm, nở, quả, những.

Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm.

d/ Viết chính tả : GV đọc, hs viết

e/ Soát lỗi

g/ Thu và chấm bài.

Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

-    Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm.

- Chữa bài cho HS: ghềnh, gà, gạo, ghi.

Bài 3:

-    Cử 4 nhóm HS lên điền từ trên bảng lớp.

Chữa bài, nhận xét.

-   Khen HS tiến bộ.

4. Củng cố – Dặn  dò

Chuẩn bị: Sự tích cây vú sữa.

- Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g, gh,

- HS dưới lớp viết vào nháp.

 

 

 - HS lắng nghe

- Hoa nởtrắng cành, quả sai lúc lỉu, từng chùm quả to đu đưa theo gió

- Mẹ chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.

- 4 câu.

- 2 HS đọc.

 

- Đọc  các từ trên

 

- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.

- HS viết chính tả.

 

 

- Điền vào chỗ trống g/gh.

- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm Vở bài tập.

 

 

- HS làm bài tập 3a và làm bài tập 3b.

- Đáp án: sạch, sạch, xanh, xanh,

 

 

-Lắng nghe và thực hiện

                            ------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                               Chiều Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2015

  TIẾT1 - LUYỆN TỪ V CÂU:   

 

TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CƠNG VIỆCTRONG NHÀ.

  I.MỤC TIÊU:

  - Nêu được một số từ ngữ, chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT 1) ;

  -Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT 2).

  - Giáo dục hs có ý thức trong học tập.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  Một số đồ dùng trong nhà hoặc tranh

  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ

-2 HS làm bảng lớp

 

 

-Nhận xét, bổ sung

3. Bài mới. Giới thiệu bài:

Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề bài. 

 

- Cho HS quan sát tranh SGK phóng to

-Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm, 1 bút dạ và yêu cầu làm việc

-Gọi các nhóm đọc bài của mình và các nhóm có ý kiến khác bổ sung

Ví dụ:

-1 bát hoa to để đựng thức ăn. 1 cái thìa để xúc thức ăn. 1 chảo có tay cầm để rán, xào thức ăn. 1 bình in hoa (cốc in hoa) đựng nước lọc ...

Bài tập 2  . Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

-2 HS đọc bài thơ Thỏ thẻ

H: Tìm những từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp  ông?

H:Bạn nhỏ muốn ông làm giúp nhữg việc gì?

H: Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông nhiều hơn hay những việc bạn nhờ ông giúp nhiều hơn?

H:Bạn nhỏ trong bài có nét gì ngộ nghĩnh?

H: Ở nhà em thường làm việc gì giúp g/đình?

H:Em thường nhờ người lớn làm những việc gì?

4. Củng cố – Dặn  dò

- Tìm những từ chỉ các đồ vật trong gia đình em? Nhận xét tiết học. 

Chuẩn bị: Từ ngữ về tình cảm gia đình.

- HS 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng của họ ngoại.

- HS 2: Tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ nội.

 

 

- Tìm các đồ vật được ẩn trong bức tranh và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì?

- Quan sát

- Hoạt động theo nhóm. Các nhóm tìm đồ dùng và ghi các nội dung vào phiếu theo yêu cầu.

- Đọc và bổ sung

 

 

 

 

 

- HS đọc bài

- 2 HS đọc thành tiếng.

+Đun nước, rút rạ

 

+Xách xiêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói

 

+ Việc bạn nhờ ông giúp nhiều hơn

 

 

-  HS trả lời

 

-HS tự nêu những việc mình đã làm.

- HS nêu

 

 

 

- HS lắng nghe để ghi nhớ

 

                            -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 TIẾT 2.LUYỆN TVIỆT: 

                            LUYỆN VỀ TỪ NGỮ CHỈ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ.

                                CHIA BUỒN, AN ỦI. KỂ VỀ NGƯỜI THÂN

  I. MỤC TIÊU: Giúp HS tiếp tục làm quen với phương pháp tự học để tiếp tục củng cố về:

  -Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ.

  - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể

  - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý ; Viết được đoạn văn ngắn từ 3

    đến 5 câu về ông bà hoặc người thân.

  - Giúp HS bước đầu biết chuyển từ lời nói sang viết thành đoạn văn.

  - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.

  II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập, Vở ô li

  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Bài mới: a) Giới thiệu bài

b) Hướng dẫn làm bài tập:

 Bài tập 1:  Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

-2 HS đọc bài thơ Thỏ thẻ

H: Vì sao bạn nhỏ phải làm giúp bà mọi việc?

H:Bạn nhỏ đã làm làm giúp bà những việc gì?

H: Điều gì khiến bạn  nhỏ cảm thấy vui?

H: Em thường giúp bố mẹ hoặc ông bà làm những việc gì?

- Liên hệ HS trong lớp:

Bài 2a. Cho HS xem tranh sgk

H:  Bức tranh vẽ cảnh gì?

H: Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà?

Hãy viết câu nói an ủi đó vào VBT câu

2b, Chuyện gì xảy ra với ông?

H: Nếu là bé trai đó em sẽ nói gì với ông?

Bài 3. Gọi 1 em đọc yêu cầu đề

- Gọi một em làm mẫu.

- Nêu lần lượt từng câu hỏi

- Yêu cầu suy nghĩ và đã lời

- Gọi một số em trình bày trước lớp

- Nhận xét tuyên dương những em kể tốt

-Yêu cầu học sinh  thực hành viết những điều vừa nói vào vở

- Lưu ý các em cần viết câu văn liền mạch và sử dụng các dấu câu và viết hoa chữ cái đầu câu

- Mời hai em đọc lại bài viết của mình

- Nhận xét bổ sung

2. Củng cố - Dặn dò:

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết  học

-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau

- Một em nhắc lại tựa bài

 

- Tìm và gạch chân những từ ngữ chỉ công việc bạn nhỏ làm giúp bà ở nhà?

+ Bà của bạn nhỏ bị đau lưng

 

+ Quét nhà, thả gà, cho lợn ăn, ….

 

+ Vì bạn nhỏ đã hoàn thành mọi việc giúp bà

 

- HS nêu các công việc đã làm

 

- Đọc yêu cầu 

- Khu vườn rau bà trồng bị gà phá

VD :  Bà đừng buồn. Chiều bà cháu mình trồng lại vườn rau bà nhé!

 

- Con sáo ông nuôi bị chết.

- Ông ơi, ông đừng buồn nữa, mai bố cháu mua cho ông con sáo khác cho ông nhé!

- HS tự trả lời

- HS tự hoàn thành BT vào vở

-Lần lựot từng em kể

- Nhận xét lời của bạn

 

 

- Thực hành viết câu trả lời vào vở

 

-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét

 

- Nhận xét bài bạn

 

 

-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.

            ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  TIẾT4.HDTỰ HỌC: HS Làm VBT- TH TOÁN.

  I.MỤC TIÊU.  GVHDHS làm vở thực hành Toán bài  52 - 28      

  II. TIẾN HÀNH.

  Bài 1:  GV yêu cầu HS đọcthực hiện đặt tính và tính kết quả, GV theo dõi lưu ý HS chậm

  tiến: emThu Trang, Thùy Trang, Quyên, P Nguyên

  Bài 2: HDHS thực hiện đặt tính rồi tính kết quả KQ của các phép tính vào nháp sau đó đối  

  chiếu rồi điền đúng, sai vào ô trống. Lưu ý các em các phép trừ có nhớ.

  Bài 3: HDHS giải toán

  Bài 4: GV HD HS thực hiện giải bài toán

  - Bài toán thuộc dạng toán gì?

  - HS thực hiện, GV theo dõi và chỉnh sửa, bổ sung cho HS

  * Lưu ý: HS trình bày cẩu thả: Tiến, Thùy Trang, Phong, Quyên, P Nguyên.

  - GV theo dõi giúp đỡ hs hoàn thành bài tập . Ra thêm nhiệm vụ cuối ngày.

                             -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                   Thứ  sáu  ngày 20 tháng 11 năm  2015

  TIẾT 1 -TẬP LÀM VĂN:            CHIA BUỒN , AN ỦI

  I. MỤC TIÊU:

  - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (BT1,

    BT2).

  - Viết được một bức thư ngắn

  + Các kỹ năng sống cơ bản: Thể hiện sự cảm thông; Giao tiếp cởi mở, tự tin, biết lắng

  nghe ý kiến người khác; Tự nhận thức được về bản thân.

  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:  Tranh SGK

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ  Kể ngắn theo tranh.

Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10

-Nhận xét từng HS

2. Bài mới.Giới thiệu: Ghi  mục bài

Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu

-Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói.

Bài 2 :Cho HS xem tranh sgk

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

-Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với b?

- Chuyện gì xảy ra với ông?

- Nếu bạn trai trong tranh em sẽ nói gì với ông?

- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt

Bài 3: Cho HS làm vở ô li hoặc giấy nháp

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm

- Đọc 1 bưu thiếp mẫu cho HS

- Gọi HS đọc bài làm của mình

- Nhận xét bài làm của HS

-Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe.

3. Củng cố – Dặn  dò: Nhận xét giờ học.

Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa.

 

- 3 đến 5 HS đọc bài làm.

 

 

 

 

- Đọc yêu cầu 

-Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./ ...

-Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết.

 

-Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác...

- Ông bị vỡ kính

- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới...

 

- Đọc yêu cầu và tự làm

 

-3 đến 5 HS đọc bài làm

 

 

- HS đọc bài làm của mình trước lớp

 

 

 

- Thực hnh theo yc của GV

 

                             -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TIẾT 2 - TOÁN:                                 LUYỆN TẬP
 
  I. MỤC TIÊU:

  - Thuộc bảng 12 trừ đi một số.

  - Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28.

  - Biết tìm số hạng của một tổng.

  - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28.

  - Hoàn thành các bài tập 1, 2(cột 1,2), 3(a,b), 4. HSNK hoàn thành cả 4 bài tập.

  - Giáo dục hs tính cẩn thận chính xác trong học toán.

  II. ĐỒ DÙNG: Bảng con, vở ô li

  III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ  52 – 28.

-Đặt tính rồi tính: 42 – 17;   52 – 38

-GV nhận xét.

2. Bài mới .Giới thiệu:   Luyện tập.

Bài 1:Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài..

-HS nối tiếp nối tiếp nêu kết quả.

-Nhận xét và sửa chữa nếu sai.

Bài 2 (cột 1, 2 )HS NK làm cả bài

-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

-Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?

-Tính từ đâu tới đâu?

-Yêu cầu HS làm vào vở ô li

-Gọi 4 HS lên bảng làm bài.

-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng

Bài 3 (a,b)

-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình.

 

 

 

 

 

Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề

Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở

 

 

4. Củng cố – Dặn  dò

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tìm số bị trừ

 

- HS thực hiện bảng lớp, nháp. Bạn nhận xét.

 

 

- Thực hành tính nhẩm.

- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ)

 

- Đặt tính và tính

- HS nêu

- Từ phải sang trái

- Làm bài.

-Tự kiểm tra lại bài của mình.

 

 

- Làm bài bảng con :  Chẳng hạn:

a)           x + 18 = 52

                  x = 52 – 18

                  x = 34

- x bằng 52 –18 vì x bằng số hạng  chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạng  đã biết(18)

          Tóm tắt

Gà và thỏ : 42 con

Thỏ  : 18 con

  : . . .con?

- HS tự làm bài vào vở

- Nhận xét bài làm của bạn

 

                             -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

  TIẾT 3.LUYỆN TV:               LUYỆN ĐỌC: BÀ CHÁU

  I.MỤC TIÊU: Củng cố cho học sinh về:

  -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

  - HS hiểu nội dung của bài : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.

  - Giúp hs NK rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài “Bà cháu”

  - GDHS có thói quen đọc sách.;  Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.

  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài cũ:Gọi HS đọc bài Bà cháu

2. Bài mới a,Giới thiệu: Ghi tên bài lên bảng.

b, Luyện đọc: Đọc mẫu

-Yêu cầu 1 HSNK đọc

Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn

- Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng

 

-Luyện đọc câu dài, khó ngắt

 

-Yêu cầu HS đọc từng câu.

Đọc cả đoạn

-Yêu cầu HS đọc theo đoạn

 

-Chia nhóm HS luyện đọc trong nhóm    

 

 

 

 

-Thi đọc

-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

-Nhận xét, bổ sung

c, Tìm hiểu nội dung:

Bài 1: Yêu cầu HS tự hoàn thành BT

H: Cô tiên cho hai anh em hạt đào và dặn hai anh em điều gì?

Bài 2: Yêu cầu HS tự hoàn thành BT

H: Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?

Bài 3: Yêu cầu HS tự hoàn thành BT

H: Câu chuyện kết thúc ra sao?

Bài 4: Yêu cầu HS tự hoàn thành BT

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà .

Luyện đọc lại truyện :

-Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 em

- Chú ý giọng đọc từng nhân vật

- Theo dõi luyện đọc trong nhóm

- Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc

- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh 

3. Củng cố – Dặn  dò:Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì?

Nhận xét tiết học,  dặn HS về nhà học bài.

 

- 2  HS đọc

 

 

- HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó HS đọc phần chú giải.

- Đọc, HS theo dõi

- 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng.

-Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh

- Nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.

- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2

- Nhận xét bạn đọc

- Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau.

- Thi đọc

-Đọc đồng thanh

 

 

 

+ Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng

 

+Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc.

 

 

- HS đánh dấu vào ý 3.

 

+ Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu

 

 

- Luyện đọc trong nhóm

 

- Các nhóm phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện

- Thi đọc theo vai

 

-Nghe và thực hiện yêu cầu của GV

                                     -----------------------------------------------------------------------------------

 

                                      TIẾT 4. SINH HOẠT LỚP TUẦN 11

  I. MỤC TIÊU:

  - Giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 11

  - Có ý thức sửa sai những điều vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt trong tuần tới.

  - Đề ra kế hoạch tuần 12

  - Giáo dục học sinh cần phải thực hiện tốt phương hướng tuần tới có ý thức trong học tập

    mọi hoạt động.

  II. CÁC HOẠT ĐỘNG:

  * GV nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt - Lớp trưởng điều khiển cuộc họp:

  1. Cá nhân tự đánh giá mình trong tuần dựa trên 3 nội dung: Kiến thức- kĩ năng, năng lực,

  phẩm chất.

  - HS suy nghĩ và nêu những việc mình đã làm được và chưa làm được trong tuầ

  - Cá nhân tự nhận loại cả 3 nội dung theo 2 mức

  + Hoàn thành:……………………………………………………………………………

  + Chưa hoàn thành:………………………………………………………………………

  2.Tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ trong tuần

  * Cá nhân học sinh tham gia đánh giá bổ sung bạn

  3. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần

  4. Giáo viên đánh giá, nhận xét

     * Ưu điểm:

  a) Học tập:

  - Duy trì nề nếp lớp học, đi học chuyên cần. Học sinh chăm chỉ có ý thức trong học tập,  

    hăng hái phát biểu xây dựng bài; Nhiều em đọc bài tốt, đọc to, rõ ràng:

  - Có ý thức cao trong việc giữ vở sạch viết chữ đẹp:..........................................

  b) Năng lực: Hầu hết học sinh có ý thức trong các hoạt động, tự quản tốt. Tự phục vụ như  

  vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng đúng quy định.

  - Lớp tham gia trực tuần: Các tổ tích cực làm công tác trực tuần, trực nhật tốt

  - Biết giao tiếp mạnh dạn hơn. Tích cực mạnh dạn xây dựng bài

  - Nhiều học sinh biết giúp đỡ bạn trong học tập

  - Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ vệ sinh trường lớp. Chăm sóc

    bồn hoa cây cảnh

  - Học sinh biết lễ phép kính trọng người lớn, biết ơn thầy cô giáo, yêu thương giúp đỡ

    bạn

 * Tồn tại:Trong giờ học vẫn nói chuyện riêng, làm việc riêng: P Nguyên, Khánh, B Hòa

  - Một số em đọc bài nhỏ: Thu Huyền,Quỳnh,

  - Còn quên sách vở, đồ dùng khi đến lớp. Các kĩ năng như tự phục vụ, giao tiếp còn hạn chế: Thu Huyền, Kiên, Thu Trang, Quyên, Thúy

  - Vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch: Thu Trang, Thúy, Quyên

  - Việc giữ gìn sách vở chưa cẩn thận trình bày vở chưa đẹp: Khánh, P nguyên, Kiên

  4. Cả lớp tiến hành bình bầu:

  + Những học sinh được khen:  ..........................................................................................

  + Những học sinh tiến bộ trong tuần:……………………………………………………..

  + Những học sinh cần giúp đỡ: Thu Trang, K Ngân

  5. Giáo viên triển khai kế hoạch tuần 12:

  - Chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong tuần qua

  - Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, học tập: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp. Trong giờ học

   chú ý nghe giảng, hăng say xây dựng bài để dành được nhiều nhận xét tốt.

  - Đi học đầy đủ, đúng giờ, ra vào lớp nhanh gọn

  - Hoạt động 15 phút đầu giờ, đội, sao, thể dục, múa hát nghiêm túc.

  - Thực hiện tốt việc đồng phục khi đến trường vào thứ 2 và thứ 5

  - Tích cực làm vệ sinh trường lớp, trực tuần đúng giờ ,hoàn thành tốt việc chăm sóc hoa

  - Tăng cường việc nói lời hay làm việc tốt, rèn chữ, giữ vở sạch, đẹp.

  - Thực hiện tốt việc tự đánh giá và tham gia đánh giá bạn theo TT 30

- GV ra thêm nhiệm vụ học tập vừa sức cho học sinh vào cuối mỗi buổi học.

1

 

nguon VI OLET