Phụ lục II

Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên

( Kèm theo công văn số 2534/BDGĐT-VP

ngày 19/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Tên sản phẩm: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3

2. Mục tiêu dạy học/giáo dục

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết đơn giản về từ loại.

- Rèn luyện cho Hs các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.

- Bồi dưỡng cho Hs thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

- Bản thân thích môn Tiếng Việt, ham tìm hiểu, học hỏi…

3. Đối tượng dạy học/giáo dục

Áp dụng phù hợp với các đối tượng học sinh lớp 3 trong các trường Tiểu học.

4. Ý nghĩa của sản phẩm

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng đối với bậc tiểu học nói chung và đối với lớp 3 nói riêng. Học Tiếng Việt không những học sinh được tiếp thu về các kĩ năng đọc, viết, hiểu biết về văn hoá xã hội, hiểu biết về môi trường và cuộc sống xung quanh các em mà Tiếng Việt còn là một công cụ thiết yếu nhất giúp cho các em có nền tảng để học các môn còn lại.

    Đối với phân môn Luyện từ và câu, các em vừa được tìm hiểu bài học thông qua SGK vừa được kết hợp xem những tranh ảnh, những đoạn phim vô cùng sinh động về chủ đề tiết học, thậm chí được tham gia sửa bài tập trên máy trước tất cả các bạn trong lớp… sẽ khiến giờ học của các em trở lên sống động, các em mạnh dạn và thích thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm hiểu bài.

    Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào trong việc giảng dạy các môn học là việc làm rất cần thiết. Đối với               phân môn Luyện từ và câu, việc sử dụng công nghệ thông tin đã thực sự cải tiến được phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức của người học. Nhận thức rõ điều đó nên chúng tôi đã áp dụng Công nghệ thông tin vào trong từng phân môn


Luyện từ và câu một cách tích cực và đem lại những hiệu quả thiết thực.

5. Nội dung sản phẩm dự thi

- Mục đích hoạt động học:   Mặc dù giáo án điện tử (GAĐT) chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống.

- Nội dung:

Giáo án điện tử: Để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: Có kiến thức, kĩ năng về sử dụng máy tính. Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint, Activinspire… Thiết kế một số silde phục vụ cho từng bài dạy. Biết cách truy cập Internet, có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh…

Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy không hẳn bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên mà tùy thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên.

Thiết kế và đưa trò chơi vào trong môn học: Trò chơi học tập là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa học trong tiết dạy. Tôi nghĩ trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.

       Trong những yếu tố quyết định cho phần kiểm tra, củng cố kiến thức sau bài học đạt chất lượng cao đó là “Tổ chức thi đua khen thưởng qua những trò chơi ”. Muốn làm tốt bước này tôi phải luôn thay đổi trò chơi với nhiều hình thức mới lạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh để thu hút các em học tập.

- Phương pháp:

Không phải cách dạy học thụ động thầy đọc trò chép, thầy chủ động rót kiến thức, trò thụ động tiếp nhận, thuộc như con vẹt mà là:

+ Dạy là dạy cách học


+ Học là học cách học

GV luôn sáng tạo giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con đường tự học, vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho Hs như:

+ Phương pháp giao tiếp

+ Phương pháp thảo luận nhóm

+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

+ Phương pháp trò chơi.

 

6. Kết quả đạt được

Qua thực tế giảng dạy, thăm lớp dự giờ và ứng dụng phương pháp giảng dạy nêu trên kết quả qua quá trình giảng dạy học sinh luôn hào hứng trong học tập, tiếp thu bài khá nhanh, thao tác chỉ bảng, nối ghép các kiến thức, phân tích bảng số liệu nhanh và chính xác hơn, học sinh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong học tập.

nguon VI OLET