THIẾT KẾ BÀI DẠY

TẬP ĐỌC

Bài: Nghĩa thầy trò

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp dạy:

Người soạn:

 

 

A. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Hiểu được các từ khó trong bài: môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng các từ khó trong bài: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn trọng tấm gương cụ giáo Chu.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài.

- Biết tôn trọng, kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình nên người.

 

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- SGK

- Tranh minh hoạ cho bài tập đọc

- Băng giấy ghi sẵn các từ ngữ khó, ý chính của từng đoạn.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc, đoạn văn đọc diễn cảm, đại ý của bài.

2. Học sinh

- SGK

- Vở soạn bài, ghi bài

III. Các hoạt động dạy học

Tiến trình dạy học

Phương pháp dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. Ổn định tổ chức (1phút)

* Mục tiêu: tạo tâm thế hào hứng cho HS và ổn định trật tự lớp để bước vào tiết học mới.

II. Kiểm tra bài cũ (4-5 phút)

* Mục tiêu: HS thuộc bài thơ đã học ở tiết trước và hiểu nội dung bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Dạy bài mới (25-30 phút)

1. Giới thiệu bài

* Mục tiêu: tạo hứng thú để dẫn dắt HS vào bài học.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ

* Mục tiêu: HS luyện đọc trôi chảy cả bài và nắm được nội dung của đoạn văn.

2.1. HS khá giỏi đọc toàn bài.

2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ

2.2.1. Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.3. GV đọc toàn bộ bài tập đọc

 

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài văn qua hệ thống các câu hỏi, nắm được đại ý từng đoạn và của cả bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Luyện đọc diễn cảm

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Củng cố, dặn dò (4-5 phút)

*  Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài tập đọc; biết nhiệm vụ cần làm khi về nhà.

- GV cho HS hát.

 

 

 

 

 

 

 

Bài: Cửa sông

- GV gọi 2 HS:

HS 1: Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài Cửa  sông trả lời câu hỏi:

Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng  những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS 2: Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài và trả lời câu hỏi: Theo em, qua hình ảnh cửa sông tác giả muốn nói lên điều gì ?

 

 

 

- Goi HS nhận xét; GV nhận xét

 

- GV giới thiệu: Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, cha ông ta luôn vun đắp giữ gìn truyền thống ấy. Bài tập đọc hôm nay  sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo, đó là bài Nghĩa thầy trò.

- GV ghi đề bài lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài

 

 

 

 

 

- GV chia đoạn:

H: Theo cảm nhận ban đầu của em thì bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

H: Có bạn nào có cách chia khác nữa không ?

Dẫn ý: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em. Bài văn gồm có 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “… mang ơn rất nặng”

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “…tạ ơn thầy”

+ Đoạn 3: Phần còn lại

Dẫn ý: Để các em đọc trôi chảy bài tập đọc này, cô cùng các em đi vào phần luyện đọc.

- Mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn lượt 1

- Trong quá trình đọc, cô thấy các em đọc sai ở một số từ. GV ghi những từ đọc sai lên bảng

* GV cung cấp một số từ mà HS dễ đọc sai, dễ lẫn: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng

- GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu 1 lần sau đó gọi 2, 3 HS đọc lại.

+ Trong từ tề tựu, các em chú ý âm t và vần ưu

+ Trong từ sáng sủa, các em chú ý âm s và vần ua

+ Trong từ sưởi nắng, các em chú ý âm s và vần ươi.

- Ngoài những từ mà cô vừa luyện đọc thì trong quá trình đọc, em còn thấy từ nào khó đọc nữa ?

H: Trong quá trình đọc, em thấy câu nào dài, khó đọc ?

- GV cung cấp câu dài cần luyện đọc:

Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ,/ nhân có đông đủ môn sinh,/ thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy / tới thăm một người / mà thầy mang ơn rất nặng.

- Câu này thuộc đoạn 2, khi đọc đoạn 2 các em cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

- GV đọc mẫu

 

- Gọi 3 HS đọc, sau đó cả lớp đồng thanh đọc (GV lắng nghe và sửa lỗi)

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét

* GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó.

* Luyện đọc theo nhóm đôi

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- GV gọi 1-2 nhóm đọc trước lớp.

- GV mời HS nhận xét, GV nhận xét.

 

- GV gọi 1-2 HS đọc toàn bài.

 

- GV gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.

 

- GV nêu cách đọc toàn bài: cần đọc với giọng  nhẹ nhàng, trang trọng.

+ Lời thầy Chu nói với học trò : ôn tồn, thân mật.

+ Lời thầy nói với cụ đồ già : kính cẩn.

- GV đọc cho HS những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, dâng biếu, bảo ban, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran, đơn sơ, sáng sủa, ấm cúng, bạc phơ, sưởi nắng, cung kính vái, một lần nữa, vỡ lòng, vái tạ, thấm thía, bài học, nghĩa thầy trò.

 

- GV đọc mẫu toàn bài

 

 

Dẫn ý: Sau khi các em luyện đọc, bây gi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung của bài văn này. Để hiểu được tình cảm của học trò đối với thầy giáo Chu như thế nào, cô mời 1 em đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- GV mời 1, 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung

H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?

H: Việc làm này của các môn sinh thể hiện điều gì ?

 

 

 

H: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vậy ý nghĩa của đoạn 1 là gì ?

- Yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét và đưa ra ý đúng.

Đoạn 1: Tình cảm của học trò cũ đối với thầy giáo Chu

- Gọi 1 HS đọc lại

Dẫn ý: Để biết được tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy giáo cũ như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu đoạn 2 của bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

H: Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?

 

H: Em hãy tìm  những  chi tiết thể hiện tình cảm của thầy giáo Chu đối với thầy giáo cũ ?

 

 

 

 

 

H: Từ ngữ nào thể hiện rõ sự tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy cũ ?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, bổ sung

H: Đoạn 2 này muốn nói lên điều gì ?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét và đưa ra ý đúng

Đoạn 2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng.

- Gọi 1 HS đọc lại

Dẫn ý: Để biết được các môn sinh đã nhận được bài học gì trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu, cô và các em sẽ tìm hiểu đoạn 3.

- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.

H: Em hãy cho biết trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu, các môn sinh đã nhận cái gì ?

 

H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ thầy giáo Chu ?

 

 

 

- Những câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?

H: Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao,… nào có nội dung tương tự ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H: Ý chính của đoạn 3 là gì ?

Giảng: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Dù ở thời đại nào, người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. Vì vậy, mỗi một chúng, là một người con của Tổ quốc Việt Nam thân yêu cần phải giữ gìn và  phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Mời 1 HS đọc toàn bài

H: Các em đã được tìm hiểu về tình cảm của các môn sinh dành cho thầy giáo Chu, cũng như tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi còn vỡ lòng, vậy em nào có thể hiểu được ý nghĩa của bài văn này ?

- Gọi HS khác nhận xét

- GV kết luận nội dung chính của bài: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- GV dán bảng phụ có viết sẵn đại ý lên bảng

- Gọi 2 HS đọc lại

 

Dẫn ý: Các em đã đọc trôi chảy và nắm được nội dung toàn bài, bây giờ cô sẽ hướng dẫn cho cả lớp cách đọc diễn cảm.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

H: Em thích đoạn nào trong bài ?

- GV treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 1

       Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu/  trước sân nhà cụ giáo Chu / để mừng thọ thầy.Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm / ngồi trên sập .Mấy học trò cũ từ xa về / dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

     - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh / theo thầy đến thăm một người / mà thầy mang ơn rất nặng.

- GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi (2 phút)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.

 

- HS nhận xét bạn đọc hay nhất

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.

- GV hỏi:

H: Qua phần tìm hiểu bài ở trên, em nào cho cô biết bài văn này khuyên chúng ta điều gì ?

H: Em có biết ngày nhà giáo Việt Nam là ngày nào không ?

H: Là HS lớp 5, em nghĩ mình cầm phải làm gì để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của các Thầy cô ?

 

*Giảng: Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Đúng vậy, ơn sinh thành của cha mẹ chúng ta không thể nào quên và càng không được quên công ơn thầy dạy ta nên người. Đó chính là lời nội dung của bài học hôm nay.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài, sưu tầm thêm những câu chuyện, những bài hát nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và chuẩn bị bài "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân".

 

-   HS: cả lớp hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS 1 trả lời: Những từ ngữ là:

Là cửa nhưng không then khoá.

Cũng không khép lại bao giờ.

+ Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là  một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá. Cách nói của tác giả gọi là biện pháp chơi chữ.

- HS 2 trả lời:

Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

- HS nhận xét

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một HS khá, giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo trong sách giáo khoa.

 

 

- HS trả lời: bài văn này có thể chia làm 3 đoạn.

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện

 

 

 

- HS trả lời

 

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS lắng nghe và theo dõi

 

 

- 3 HS đọc, cả lớp đọc.

 

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp lượt 2

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi

- 1 nhóm đọc

- HS nhận xét

 

- HS: 1-2 em đọc toàn bài.

- 1 HS đọc phần chú giải, cả lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đến để mừng thọ thầy.

+ Thể hiện lòng yêu quý, lòng kính trọng thầy, người đã dạy dỗ dìu dắt họ trưởng thành

+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ đồng thanh dạ ran

- HS trả lời

- Nhận xét

- Lắng nghe

 

 

- Đọc

 

 

 

- Đọc thầm và suy nghĩ

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.

+ Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ : “Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy ….”

- HS trả lời: cung kính vái

- Nhận xét

- Lắng nghe

- Trả lời

- Nhận xét

 

 

 

- Đọc

- Lắng nghe

 

 

- Đọc

- Các môn sinh đã nhận được một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

-  Đó là 3 câu :

+ Uống nước nhớ nguồn

+ Tôn sư trọng đạo

+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- HS trả lời

- Học sinh có thể trả lời:

+ Không thầy đố mày làm nên .

+ Kính thầy yêu bạn.

+ Muốn sang thì bắc cầu kiều

+ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

+ Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Làm sao cho bõ những ngày ước ao.

- Trả lời

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc toàn bài

- Trả lời

 

 

 

 

- Nhận xét

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Đọc

 

- Lắng nghe

 

 

- Đọc nối tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi.

- Các nhóm thi đọc diễn cảm

- Nhận xét, bình chọn

- Lắng nghe

 

- Trả lời

 

- Trả lời

 

- Trả lời

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

nguon VI OLET