1

Ngày 7/12/2016

Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU           PPCT : Tiết 17

             Bài :    ÔN VỀ TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.

                     ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ?

                     DẤU PHẨY.

(GDMT)

I/. Mục tiêu:

     Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1) .

     Biết đặt câu theo mẫu : Ai thế  nào? Để miêu tả một đối tựợng (BT2) .

     Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a,b)

HS khá giỏi làm được toàn bộ BT3.

*  GDBVMT : Chúng ta phải yêu quý con người và những cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước ta .             

II/. Đồ dùng dạy- học :

      GV :Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 trên bảng.

      HS : SGK, VBT .

III/. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1/ Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về Thành thị , nông thôn. Dấu phẩy.

+ kể tên một số thành phố ở nước ta?

+ Kể tên các sự vật thường thấy ở nông thôn?

-Nhận xét . Nhận xét chung

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.   

 b. Bài tập:

I/ Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.

Bài 1: Thảo luận nhóm 4 ( 4 phút)

 Yêu cầu HS đọc BT 1

Bài tập yêu cầu các em làm gì?

 

 

-GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được .

Tổ 1 : Tìm các từ chỉ đặc điểm của nhân vật chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

Tổ 2: Tìm các từ chỉ đặc điểm nói về Anh Đóm Đóm trong bài thơ cùng tên

Tổ 3: Tìm các từ chỉ đặc điểm của nhân vật Mồ Côi

Tổ 4: Tìm các từ chỉ đặc điểm của nhân vật chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện.

-Đại diện từng nhóm nối tiếp nhau trình bày

-GV nhận xét .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở dưới lớp có bao nhiêu nhóm làm bài giống bạn trên bảng?

_KL từ chỉ đặc điểm là nét riêng biết, tiêu biểu của người và của một vật

-Gọi HS đọc lại các đặc đểm của các nhân vật.

II/Ôn luyện mẫu câu  Ai thế  nào?   

Bài 2: Vở                                                                -1 HS đọc bài tập 2  trước lớp

- Bài tập yêu cầu các em làm gì?

- Để đặt được câu thì các em phải tìm ra được các từ ngữ chỉ đặc diểm của: Bác nông dân, một bông hoa trong vườn.                                                                       -Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta biết điều gì về buổi sớm hôm nay?

- Gọi HS đọc lại câu M

- Gọi 1 HS đặt một câu để miêu tả Một bác nông dân

_ Yêu cầu HS làm bài vào vở BT                                                          

- Cho HS xem 1 số hình ảnh về bác nông dân và những bông hoa trong vườn

để HS đặt câu.

- Thu 1 số bài kiểm tra và nhận xét

- Nhận xét bảng lớp

- Bạn đặt câu như thế nào?

- Gọi 1 - 3 HS đọc câu mình vừa đặt

GVKL bài làm đúng VD:

 

 

-2 HS TL, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS đọc yêu cầu của bài tập 1.

-Tìm những từ ngữ thích hợp để nói về  đặc điểm của nhân vật trong các bài TĐ mới học.

- HS thảo luận  nhóm 4 theo yêu cầu của Gv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm HS tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật. Lớp lắng nghe và nhận xét.

-Mến: dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác....

-Anh Đom Đóm: cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, ...

-Anh Mồ Côi: thông minh, tài trí, công minh, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ những người bị oan uổng .... 

-Người chủ quán: tham lam, dối trá, xấu xa, vu oan cho người khác.....

- HS trả lời

 

 

-1 HS đọc trước lớp.

 

 

 

-  HS đọc

- ... Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?

- HS lắng nghe

 

 

-Câu văn cho biết về đặc điểm của buổi                                           

sớm hôm nay là lạnh cóng tay.                                                            

cho

- HS đọc

- Bác nông dân rất chăm chỉ.

 

-3 HS lên bảng làm, lớp làm VBT. 

 

 

 

 

 

- HSTL

- HS đọc câu văn vừa đặt          

 

Câu

Ai

thế nào?

a

Bác nông dân

cần mẫn / chăm chỉ / chịu thương chịu khó / rất vui vẻ khi vừa cày xong thửa ruộng/....

b

Bông hoa trong vườn

tươi thắm / thật rực rỡ / thật tươi tắn trong nắng sớm / thơm ngát / ……

c

Buổi sớm mùa đông

Thường rất lạnh / lạnh cóng tay / giá lạnh / nhiệt độ rất thấp / ……

 

* GV liên hệ GDBVMT: Chúng ta phải yêu quý con người và những cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước ta .             

III/Luyện tập về cách dùng dấu phẩy.

Bài 3: Thi đua tiếp sức

- BT yêu cầu các em làm gì

 

- Dấu phẩy có tác dụng gì?

 

- Ở BT này các em sẽ thi đua tiếp sức xem đội nào điền đúng và nhanh.

-Gọi 2đội mỗi đội 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh,

- Nhận xét - tuyên dương đội thắng cuộc.

3/ Củng cố –Dặn dò:

 Hỏi lại học bài gì?

+ Kiểu câu Ai thế nào? Thường dùng để làm gì?

GDTT: Trong giao tiếp hàng ngày và khi làm tập làm văn thì các em sử dụng mẫu câu đã học dể miêu tả cho đúng đối tượng.

-Về nhà ôn lại các bài đã học để chuẩn bị cho tiết ôn tập kiểm tra cuối HKI đạt kết quả cao.-Nhận xét tiết học.

 

-HS đọc yêu cầu.

- Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu  đã cho.

- Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

- HS lắng nghe.

 

 - HS 2 đội lên bảng thi làm bài nhanh.

 

 

- HS trả lời

- Thường để miêu tả một đối tượng.

-Lắng nghe và ghi nhớ.

                                  GV soạn: Đặng Thị Hồng Chiến

 

nguon VI OLET