Tuần 1
Tiết 1, 2:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
-Lê Hữu Trác-
A. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tác phẩm văn học.
3. Thái độ:
- Biết yêu, ghét; lựa chọn cuộc sống của mình; Rèn kĩ năng và bản lĩnh sống.
- Trân trọng lương y, có tâm có đức.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
- Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk, viết suy nghĩ của mình về bài học.
C. Hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài mới.
Lê Hữu Trác không chỉ nổi danh là một “lương y như từ mẫu” mà còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với tập kí sự đặc sắc “ Thượng kinh kí sự” – đây là tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc đồng thời thể hiện nhân cách thanh cao của tác giả. Để hiểu điều này ta tìm hiểu đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh”.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt

HĐ1: GV hướng dẫn hs tiềm hiểu khái quát.
GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk.

? Dựa vào sgk trình bày vài nét về tác giả Lê Hữu Trác?

? Ở THCS em đã học tác phẩm kí nào? Vậy rút ra đặc điểm của thể Kí?
HS trả lời
GV chốt ý
? Đọc - hiểu văn bản: Dựa vào tác phẩm, em hãy cho biết nội dung đoạn trích ?
? Chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?
HĐ2. Gv hướng dẫn hs tóm tắt.
HS tóm tắt.
GV định hướng:
Thánh chỉ - vào cung – nhiều lần cửa – vườn – hành lang – điếm – cửa lớn – hành lang – đại đường, quyền bổng – gác tía – phòng trà – trở ra điếm ăn cơm – mấy lần trướng gấm – hậu cung – hầu mạch, dâng đơn – về nơi trọ.

? Quang cảnh trong phủ được miêu tả như thế nào?
GV giảng:
Quang cảnh ở đó khác hẳn cuộc sống đời thường và tác giả đã đánh giá: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Qua bài thơ ta thấy danh y cũng chỉ ví mình như một người đánh cá ( ngư phủ ) lạc vào động tiên (đào nguyên ) dù tác giả vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa nhưng nay mới biết phủ chúa.
Quang cảnh đó càng được rõ nét hơn khi đươc dẫn vào cung
Từ quang cảnh đó em có nhận xét như thế nào?
?Những chi tiết thể hiện cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa ?
GV giảng:
Đại đường uy nghi sang trọng đến nổi một danh y nổi tiếng cũng chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi “ và cảm nhận rằng ở đó toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.
? Qua đó em có nhận xét như thế nào?
Qua con mắt và cảm nghĩ của tác giả ta thấy chúa Trịnh là một nơi để hưởng lạc để củng cố quyền uy , xa rời cuộc sống nhân dân, một nơi để hưởng lạc củng cố quyền uy bằng lầu cao cửa rộng che giấu sự bất lực của mình trước tình cảnh của đất nước.
? Khi vào phủ chúa, chứng kiến quang cảnh và cung cách sinh hoạt của nhà chúa, Lê Hữu Trác có những tâm trạng như thế nào?


?Nêu diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của Lê Hữu Trác khi khám bệnh cho thế tử? Tại sao tác giả lại quyết định chữa bệnh?
? Qua đó em nhận xét gì về tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác?
? Qua cuộc sống của thế tử, em suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người?
HĐ3: GV hướng dẫn
nguon VI OLET