*****************************************



TUẦN 19,20

HĐGD Đạo đức: Bài 9
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I/Mục tiêu:
Giúp HS hiểu:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II/Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài thơ , bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
- Các tư liệu về hđ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
III/ Các hoạt động dạy – học:
NỘI DUNG

A.Hoạt động cơ bản:

1. Cả lớp hát tập thể bài hát về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

2.Phân tích thông tin
- Đến góc HT lấy một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
- Thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
* Em báo cáo với Thầy/Cô kết quả những việc đã làm.
*GV kết luận: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên TG - thiếu nhi VN cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.

3.Du lịch thế giới
- Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.
+ Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
+ Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các hs khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.

3.Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì?
* Kết luận: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.

4.Liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế:
* Em báo cáo với Thầy/Cô kết quả những việc đã làm.
B. Hoạt động thực hành:

1.Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về đoàn kết với TNQT
- T/c trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giói thiệu tranh ảnh, tư liệu và nhận xét, chất vấn.
2.Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.

3.Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
* GV Kết luận chung: Thiếu nhi VN và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ, điều kiện sống. song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với TNTG.
* GV nhận xét đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
C. Hoạt động ứng dụng

- Thực hiện, bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước bằng cách phù hợp.


TUẦN 21, 22
HĐGD Đạo đức:
Bài 10: TÔN TRỌNH KHÁCH NƯỚC NGOÀI ()
I.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu- :
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài?
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài ?
- Trẻ em có
nguon VI OLET