Ngô Thị Thịnh 2015

Tuần 19

Luyện từ và câu

Nhân Hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

2. Kĩ năng:

- Tìm được các hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Rèn khả năng sử dụng biện pháp nhân hóa; áp dụng vào các câu văn, bài văn .

- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học, yêu quý sự giàu đẹp của Tiếng Việt và thiên nhiên qua các hình ảnh so sánh.

- Có ý thức sử dụng phép nhân hóa khi viết văn.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bảng phụ chép sẵn đáp án của BT1, 2

- Bảng lớp chép sẵn 3 câu văn của BT 3, các câu hỏi BT 4.

- Phiếu nhóm để làm BT 1.

 

Đom đóm được gọi bằng

Tính nết của đom đóm

Hoạt động của đom đóm

 

 

 

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dung học tập cá nhân.

III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:

1. Tổ chức lớp: Ổn định nền nếp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.

2. Tiến trình tiết dạy:

TG

Nội dung

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 

1’

A.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tên và nội dung của bài học.

 

- GV giới thiệu trực tiếp -> Ghi bài

 

- Nghe và ghi vở

 

 

10’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

* Bài 1: Đọc 2 khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Con đom đóm được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?

Mục tiêu: HS xác định được đối tượng nhân hóa.

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, viết câu trả lời ra nháp. Cho 3 cặp HS làm bài trên phiếu nhóm.

- Mời 3 HS dán kết quả.

 

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Đom đóm được gọi bằng

Tính nết của đom đóm

Hoạt động của đom đóm

Anh

Chuyên cần

Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ

- GV chốt: Trong 2 đoạn thơ trên con đom đóm được gọi bằng “anh”, “anh” là từ dùng để gọi người; tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết và hoạt động của con người như chuyên cần, lên đèn, đi gác… Ta nói là con đom đóm đã được nhân hóa. Vậy các con hiểu thế nào là nhân hóa?

- Yêu cầu HS viết bài làm đúng vào vở.

 

 

- HS đọc

- HS thảo luận nhóm làm bài

 

- 3 HS lên dán kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chữa bài vào vở

5’

* Bài 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn những con vật nào được gọi và tả như người (Nhân hóa)?

Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức qua việc tìm được đối tượng nhân hóa và từ dùng để nhân hóa.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho HS thảo luận nhóm 2 làm bài

- Gọi HS trả lời miệng

- Hai con vật đó được tả như thế nào?

 

 

 

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Tên

Gọi

Tả

Cò Bợ

Chị

Ru con

Vạc

Thím

Lặng lẽ mò tôm

- HS đọc

- HS thảo luận làm bài

- HS trả lời miệng

- HS phát biểu: Cò Bợ, Vạc. Chị Cò Bợ: ru hỡi ru hời…thím Vạc lặng lẽ mò tôm.

 

9’

* Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

Mục tiêu: HS xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào bằng cách đặt câu hỏi.

- Gọi HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS lên bảng làm (gạch dưới bộ phận đó 1 gạch)

=> Chốt lời giải đúng

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì I.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng gạch

5’

* Bài 4: Trả lời câu hỏi:

a) Lớp em bắt đầu học kì I khi nào?

b) Khi nào học kì II kết thúc?

c) Tháng mấy các em được nghỉ hè?

Mục tiêu: HS trả lời thành thạo câu hỏi Khi nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho HS làm bài vào vở

 

- NX, chốt bài làm đúng:

a) Lớp em bắt đầu HKII vào ngày 15 tháng 1 năm 2015.

b) Cuối tháng 5, HKII kết thúc.

c) Tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở

- Chữa bài

2’

C. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Gọi HS đọc lại tên bài.

- Hỏi: Con hiểu như thế nào là nhân hóa?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà hoàn thành nốt bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc

- HS trả lời

 

- Nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 20

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.

- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc.

- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng.

- Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận Trạng ngữ với phần còn lại của câu)

2. Kĩ năng:

- HS biết nghĩa của các từ mới, biết cách sử dụng trong câu văn.

- Biết tác dụng của dấu phẩy để sử dụng.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học và lòng yêu Tổ quốc.

- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bảng phụ chép nội dung các BT.

- Tóm tắt tiểu sử của 13 vị anh hung được nêu trong BT 2.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dung học tập cá nhân.

- Bài nói về các vị anh hùng trong BT 2.

III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:

1. Tổ chức lớp: Ổn định nền nếp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.

2. Tiến trình tiết dạy:

TG

Nội dung

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS xem HS nhớ tới đâu.

- Nhân hóa là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hóa trong 1 bài thơ, văn đã học.

- Gv nhận xét, ghi điểm

- 2 HS tả lời

1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tên bài, nội dung của bài.

 

- Trực tiếp -> Ghi đầu bài

 

- Nghe và ghi vở

 

 

8’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng

Mục tiêu: HS hiểu nghĩa của các từ đã cho trong bài và sắp xếp vào nhóm nghĩa tương ứng.

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- Yêu cầu cá nhân HS tự làm bài, phát phiếu cho 2 HS

- Mời 2 HS dán kết quả. NX, chốt kết quả đúng:

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

Giữ gìn, gìn giữ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng

Dựng xây, kiến thiết

- Yêu cầu HS viết bài làm đúng vào vở.

 

 

- 1 HS đọc

- HS làm bài cá nhân

- 2 HS dán kết quả lên bảng lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chữa bài vào vở

14’

* Bài 2: Dưới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.

Mục tiêu: HS dựa vào sự chuẩn bị trước có thể kể về một vị anh hùng dân tộc.

- Gọi HS đọc nội dung BT 2.

- GV hỏi xem HS đã chuẩn bị trước nội dung để kể về một vị anh hùng như thế nào?

- Cho HS thi kể

- Cả lớp cùng GV bình chọn bạn hiểu biết nhiều, kể hay.

- GV cho điểm HS kể tốt

- HS đọc

- HS đọc thầm lại phần chuẩn bị

 

- Vài HS thi kể

- Cả lớp nhận xét, bình chọn

9’

* Bài 3: Em đặt them dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng?

Mục tiêu: HS hiểu tác dụng của dấu phẩy và sử dụng thích hợp trong đoạn văn cho trước đồng thời sau này sử dụng trong các bài văn.

- Đưa bảng phụ chép sẵn các câu văn

- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn

- Nói thêm: Lê Lai quê ở Thanh Hóa . Là một trong số những người tham gia hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi tổ chức năm 1416. Năm 1419, khi bị giặc vây bắt ông đã giả làm Lê Lợi để phá vòng vây và bị bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi và các tướng sĩ khác đã thoát hiểm.

- Yêu cầu HS lên bảng điền dấu, HS khác điền bằng bút chì vào SGK.

=> Chốt lời giải đúng: Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.

- Mời 2 HS đọc lại 3 câu văn đã được điền dấu phẩy đúng chỗ.

- Yêu cầu HS viết bài làm đúng vào vở.

 

 

- Vài HS đọc

 

- Nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc

 

- HS hoàn thành bài

3’

C. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.

- Nghe

 

 

Tuần 21

Luyện từ và câu

Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được 3 cách nhân hóa. Gọi sự vật bằng từ dung để gọi con người; tả sự vật bằng những từ dùng để tả con người; nói với sự vật than mật như nói với người.

- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

- Biết cách tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

2. Kĩ năng:

- Biết cách sử dụng các cách nhân hóa.

- Tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Trả lời đúng câu hỏi.

- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

- Có ý thức tập sử dụng biện pháp nhân hóa khi viết văn.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung các BT.

- Đáp án các BT.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dung học tập cá nhân.

III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:

1. Tổ chức lớp: Ổn định nền nếp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.

2. Tiến trình tiết dạy:

TG

Nội dung

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS xem HS nhớ tới đâu

- Nêu 1 số từ ngữ nói về Tổ quốc.

- Đưa bảng phụ chép đoạn văn:

Thuở ấy giặc Nguyên rất ng mạnh. Chúng đã chiếm được nhiều nước. Nhưng trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta chúng đã hoàn toàn thất bại.” -> Yêu cầu HS ghi thêm dấu phẩy vào các câu in nghiêng.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- 1-2 HS lên bảng nêu miệng

- 1 HS lên điền trên bảng phụ

 

1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tên bài, nội dung của bài.

 

- GV giới thiệu trực tiếp -> Ghi bài

 

- Nghe và ghi vở

 

 

2’

2.Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1: Đọc bài thơ:

Ông trời bật lửa.

 

 

- Gọi HS đọc bài thơ.

 

 

- 1 HS đọc bài thơ

10’

* Bài 2: Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?

a) Các sự vật được gọi bằng gì?

b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?

c) Trong câu Xuống đi nào mưa ơi!, tác giả nói với mưa than mật như thế nào?

Mục tiêu: Tìm được sự vật và cách chúng được nhân hóa.

- Gọi HS đọc yêu cầu BT 2.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, viết câu trả lời ra nháp, cho 2 cặp HS làm bài trên phiếu nhóm.

- Mời 2 nhóm dán kết quả

 

- Nhận xét, chốt kết quả.

a) Các sự vật được nhân hóa: Mặt trời, Mây, Trăng sao, Đất, Mưa, Sấm.

b) Được gọi bằng:

Mặt trời: Ông

Mây: Chị

Sấm: Ông

c) Từ ngữ dùng để tả: Mặt trời bật lửa, Mây kéo đến, Trăng sao trốn, Đất nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước, Mưa xuống, Sấm vỗ tay cười.

- Yêu cầu HS viết bài làm vào vở (chỉ ghi các từ ngữ)

- HS đọc yêu cầu

- HS theo hướng dẫn làm bài

 

- 2 nhóm dán kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết bài vào vở

10’

* Bài 3: Tím bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”:

a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c) Để tưởng nhớ công ơn của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Mục tiêu: HS tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- Đưa bảng phụ, gọi HS đọc nội dung BT3.

- Cho HS làm bài vảo vở, 1 em lên bảng.

- Nhận xét, chốt bài làm đúng:

a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c) Để tưởng nhớ công ơn của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

- Yêu cầu HS gạch vào SGK

- HS đọc

 

- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS gạch vào SGK

 

 

 

10’

* Bài 4: Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi:

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?

b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở đâu?

c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi. trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?

Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi Ở đâu?

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Đưa bảng phụ chép sẵn 3 câu hỏi.

- Cho HS thảo luận nhóm 2.

 

- Gọi vài HS phát biểu trước lớp

- GV chốt câu trả lời đúng:

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.

b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.

c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi. trung đoàn trưởng khuyên họ về sống với gia đình.

- Yêu cầu HS viết câu trả lời vào vở

- HS đọc

 

 

- HS thảo luận nhóm 2

- Vài HS phát biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào vở

3’

C. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Nghe và về nhà thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 22

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về sáng tạo, nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.

- Ôn luyện về dấu phẩy (đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.

2. Kĩ năng:

- Rèn cách sử dụng dấu câu phù hợp trong các trường hợp khác nhau.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung các BT.

- Giấy khổ to viết lời giải BT 1.

- Phiếu Bài tập.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dung học tập cá nhân.

III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:

1. Tổ chức lớp: Ổn định nền nếp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.

2. Tiến trình tiết dạy

 

 

TG

Nội dung

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS xem HS nhớ tới đâu

- Yêu cầu HS lên bảng làm lại BT 2, 3 tiết luyện từ và câu tuần 21.

- GV nhận xét, cho điểm.

- 1 HS lên làm BT2, 1 HS làm BT3.

 

1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tên bài, nội dung của bài.

 

- GV giới thiệu trực tiếp -> Ghi đầu bài.

 

- Nghe, ghi vở

 

 

13’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22, em hãy tìm các từ:

a) Chỉ trí thức.

b) Chỉ hoạt động của trí thức.

Mục tiêu: HS tìm được các từ ngữ có nghĩa tương ứng với các gợi ý cho trước.

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- Yêu cầu HS mở SGK các bài đã học, thảo luận nhóm 2 tìm từ viết ra nháp, phát phiếu BT cho 2 nhóm.

- Mời 2 nhóm dán kết quả.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV dán giấy khổ to đã viết sẵn lời giải:

Chỉ trí thức

Chỉ hoạt động của trí thức

Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ

Nghiên cứu khoa học

Nhà phát minh, kĩ sư

Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống…

Thầy giáo, cô giáo

Dạy học

Nhà văn, nhà thơ

Viết, sáng tác

Bác sĩ, dược sĩ

Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh

- Yêu cầu HS viết bài làm theo

lời giải đúng.

 

 

- 1 HS đọc

- HS làm bài theo nhóm 2

 

 

- 2 nhóm dán kết quả

- HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết bài vào vở

11’

* Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sông những bài ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.

Mục tiêu: HS đặt được đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp.

- Gọi HS đọc nội dung BT2.

- Đưa bảng phụ viết sẵn BT2, gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm vào vở, mời 1 HS lên bảng.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sông, những bài ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

 

- 1 HS đọc

- HS khác đọc

 

- HS làm bài

 

- HS theo dõi, chữa bài

7’

* Bài 3: Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Chẳng hiểu vì sao bạn ấy toàn điền dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai? Hãy sửa lại những chỗ sai.

Mục tiêu: HS biết cách đặt dấu câu đúng chỗ.

- Đưa bảng phụ chép sẵn câu chuyện “Điện”, gọi 1 HS đọc.

- Giải nghĩa từ “phát minh”

- Mời 1 HS lên bảng sửa dấu, HS khác điền vào SGK.

- GV chốt bài làm đúng.

Điện

- Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?

- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.

- Mời 2 HS đọc lại truyện vui sau khi đã sửa đúng dấu câu.

- Hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào?

- 1 HS đọc

 

- Nghe

- 1 HS lên bảng

 

- HS chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc

- HS trả lời

3’

C. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài chuẩn bị bài sau.

- Viết lại câu chuyện “Điện” khi đã sửa dấu vào vở

- Nghe và về nhà thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 24

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. dấu phẩy

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật)

- Củng cố, hệ thống hóa về nhân hóa.

- Ôn luyện về dấu phẩy (với chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức)

2. Kĩ năng:

- Vận dụng vốn từ ngữ để nói về chủ đề nghệ thuật.

- Rèn kĩ năng điền và sử dụng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung các BT.

- Giấy khổ to viết lời giải BT 1.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dung học tập cá nhân.

III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:

1. Tổ chức lớp: Ổn định nền nếp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.

2. Tiến trình tiết dạy:

 

 

TG

Nội dung

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS xem HS nhớ tới đâu

- Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- HS phát biểu miệng. Kết quả: nước suốicọ được nhân hóa. Nước suối thì thầm với bạn nhỏ, cọ xòe ô che nắng cho bạn nhỏ.

 

1’

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Mục tiêu: Giúp HS nắm được tên bài, nội dung của bài.

 

- GV giới thiệu trực tiếp -> Ghi bài

 

- Nghe và ghi vở

 

 

18’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:

a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật.

c) Chỉ các môn nghệ thuật.

Mục tiêu: HS tìm được các từ thuộc lĩnh vực nghệ thuật.

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.

- Yêu cầu HS mở SGK các bài đã học, thảo luận nhóm 4 tìm từ, viết nháp, phát phiếu cho 2 nhóm.

- Mời 2 nhóm dán kết quả thảo luận.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật

Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt…

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật.

 

Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế…

c) Chỉ các môn nghệ thuật.

 

Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội họa…

- Giải nghĩa một số từ (nếu cần)

- Yêu cầu HS đọc bảng trên.

 

 

- 1 HS đọc

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài

 

- 2 nhóm dán kết quả

- Theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe

- HS đọc

13’

* Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong đoạn văn sau:

Mục tiêu: HS biết cách đặt dấu phẩy vào để ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu.

- Đưa bảng phụ viết sẵn BT2, gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Cho HS làm vào vở (chỉ viết những từ liền sau đó cần đặt dấu phẩy), mời 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

- Gọi HS đọc lại đoạn vừa điền.

- 1 HS đọc

 

- 1 HS lên bảng, lớp làm vở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc

3’

C. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.

- Nghe và về nhà thực hiện

 

nguon VI OLET