LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TUẦN 19  - NHÂN HÓA. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa ( BT1, BT 2).

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?( BT3, BT4 )

2. Kĩ năng:

- Rèn HS kĩ năng nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá

3. Thái độ:

- HS có ý thức học tập tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của thầy:

- SGK - giáo án - 2 bảng phụ viết nội dung BT2

2. Chuẩn bị của trò:

-SGK - vở - bút

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1.Ổn định tổ chức:

Mục tiêu: Gv cho cả lớp hát một bài để ổn định tổ chức, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.

2. Tiến trình tiết dạy:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA CỦA TRÒ

A. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Trong văn thơ, để viết được những tác phẩm hay, đẹp, tác giả thường phải sử dụng các biện pháp tu từ. Ở học kì 1, các em đã được làm quen với biện pháp so sánh, trong học kì II, các em sẽ làm quen với biện pháp nhân hóa. Những bài tập của phân môn Luyện Từ và câu sẽ giúp cá em hiểu thế nào là nhân hóa, các cách nhân hóa và tác dụng của biện pháp nhân hóa. Ngoài ra chúng ta còn được luyện tập về các mẫu câu thường dùng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1:

Mục tiêu:Học sinh nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.

- Yêu cầu HS đọc hai khổ thơ trong bài tập 1.

- Gọi 1 HS đọc câu hỏi a, sau đó yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để trả lời câu hỏi này.

- Chúng ta thường dùng từ anh để chỉ người hay chỉ vật?

=> Trong khổ thơ trên, để gọi đom đóm là một con vật tác giả dùng một từ chỉ người là anh, đó được gọi là nhân hóa.

- Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ nào?

 

- Chuyên cần là từ chỉ tính nết của con người .

- Hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng từ ngữ nào?

 

 

- Những từ ngữ vừa tìm được là từ chỉ hoạt động của con người hay của vật?

 

=> Khi dùng các từ chỉ tính nết, hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con vật cũng được gọi là nhân hóa.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

GV chốt: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng anh, là từ dùng để gọi người. Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ chỉ tính nết, hoạt động của người. Như vậy đom đóm đã được nhân hoá.

Bài 2:

Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.

 

 

- Yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ Anh đom đóm.

- Nêu tên các con vật có trong bài.

- Các con vật này được gọi bằng gì?

 

- Hoạt động của chị Cò Bợ được miêu tả như thế nào?

 

- Thím Vạc đang làm gì?

- Vì sao có thể nói hình ảnh của Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân hóa?

 

 

 

- Yêu cầu HS làm bài tập.

=> GV chốt:

Bài 3:

Mục tiêu: tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

 

- Yêu cầu HS gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong các câu văn.

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài, nhận xét và đánh giá.

=> GV chốt:

Bài 4:

Mục tiêu: trả lời được câu hỏi Khi nào?

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

 

- Các câu hỏi được viết theo mẫu nào?

- Đó là mẫu câu hỏi về thời gian hay địa điểm?

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một học sinh hỏi, 1 HS trả lời, sau đó đổi vị trí. Gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.( HS có thể thay đổi câu cho phù hợp: Lớp mình bắt đầu vào học kì II từ bao giờ? – Tháng mấy chúng mình được nghỉ hè?

- Nếu còn thời gian có thể cho HS đặt câu theo mẫu Khi nào? Và trả lời.

B. Củng cố - dặn dò:

Mục tiêu:củng cố bài vừa học, nắm được  hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.

- Em hiểu thế nào là nhân hóa?

 

- Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

 

- Nghe gv giới thiệu bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS trả lời: Con đom đóm được gọi bằng anh.

- Dùng từ anh để chỉ người.

 

- Nghe giảng để rút ra kết luận: Dùng từ chỉ người để gọi vật, con vật -> gọi vật như ngườ -> nhân hóa.

 

- Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ chuyên cần.

 

 

 

- Hoạt động của đom đóm được miêu tả: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

 

- Là các từ chỉ hoạt động của con người.

 

- HS nghe giảng và rút ra kết luận : Dùng từ chỉ tính nết , hoạt động của con người để nói về tính nết, hoạt động của con vật -> tả vật như người -> nhân hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong bài thơ Anh đom đóm ( đã học ở học kì I), còn những con vật nào được gọi và tả như người ( nhân hóa)?

- 1 HS đọc thuộc lòng, cả lớp nhẩm theo.

- Cò Bợ, Vạc.

- Cò Bợ được gọi là chị, Vạc được gọi là thím.

 

- Chị Cò Bợ đang tu con Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi, / Ngủ cho ngon giấc.

- Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm.

 

- Vì Cò Bợ và Vạc được gọi như con người là chị Cò Bợ, thím Vạc và được tả như con người là đang ru con, lặng lẽ mò tôm.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc theo.

 

- 1 Hs lên bảng làm bài, cả lớp dùng bút chì làm vào SGK.

Đáp án: a) Anh đom đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, Anh đom đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kỳ I.

- HS theo dõi GV chữa bài và làm bài vào vở.

 

 

 

 

 

- Bài tập yêu cầu chúng ta trả lời câu hỏi.

- Viết theo mẫu “Khi nào?”

 

- Là mẫu câu hỏi về thời gian.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV:

a) Lớp em bắt đầu học học kì II từ ngày 15 tháng 1./ từ giữa tháng 1./ từ tuần trước./ từ đầu tuần…

b) Học kì II kết thức vào ngày 31 tháng 5./ vào khoảng cuối tháng 5…

c) Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.

 

 

 

 

 

 

- 1 đến 2 HS trả lời: Nhân hóa là gọi và tả vật như gọi và tả người.

 

 

 

nguon VI OLET