CÂU CÁ MÙA THU NGUYỄN KHUYẾN
(Thu điếu)
Thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông từ bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho các nhà thơ trung đại với bút pháp cổ điển và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhưng đến Nguyễn Khuyến một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. “Lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học”, thiên nhiên trong hồn thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mang những nét bình dị, giản đơn ở chốn thôn quê. Đặc biệt khi viết về đề tài mùa thu, tiêu biểu là bài thơ “Câu cá mùa thu” đã tái hiện thành công cảnh thu của làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện được tình thu và tình cảm của thi sĩ ẩn sau những vần thơ.
Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất về quê hương làng cảnh Việt Nam. Nguyễn Khuyến tên thật là Thắng, sinh ngày 15-2-1835, quê làng Yên Đổ huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông từng đỗ đầu kỳ thi hương ở Nam Định năm 1864 (Giải nguyên). Năm 1871 đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên) rồi đỗ đầu luôn thi Đình (Đình nguyên) nên người ta gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn 10 năm. Còn phần lớn cuộc đời mình là dạy học và sống thanh bình ở quê nhà. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu thương Nhân phẩm phải rõ ý kiến, kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân pháp.
Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ hán và chữ nôm với số lượng lớn. Hiện còn trên 800 bài vần thơ, văn câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác. Và châm biếm đả kích thực dân xâm lược và các tầng lớp thống trị. Đồng thời đã bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. Nguyễn Khuyến đã đóng góp. Nổi bật cho nền văn học dân tộc là thơ Nôm và viết về làng quê và thơ trào phúng. Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ ba bài thu của Nguyễn Khuyến. Tác giả xuân diệu đã từng khen ngợi rằng “ Nguyễn khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn khuyến nức danh nhất là 3 bài thơ về mùa thu đó là: Thu Điếu, Thu Ẩm và Thu Vịnh.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến gợi ra không gian, địa điểm rất đỗi quen thuộc, yên bình của làng quê Việt:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“Ao thu” là hình ảnh quen thuộc có ở bất cứ vùng quê nào, đặc biệt là vùng chiêm trũng miền Bắc. Chỉ với một chi tiết nhỏ, khung cảnh tĩnh lặng, yên ả đã hiện lên rõ nét trước mắt người đọc. Sử dụng tính từ láy “lạnh lẽo” miêu tả “ao thu” càng làm nổi bật cái yên ả, quạnh hiu của không gian. Bên cạnh đó, thời gian cũng hiện ra rõ ràng. Cái lạnh lẽo ấy chắc chắn không còn là vào chớm thu lành lạnh, mà đã vào cuối thu, đầu đông. Ao “trong veo”, vừa thể hiện sự yên ả, vừa lột tả cái đượm buồn của mùa thu miền Bắc. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa “Ao thu lãnh lẽo nước trong veo” làm cho người nghe, người đọc cảm nhận rõ hơ về cái khoảng mùa thu mát mẽ và bình lặng của không gian. Chỉ với một câu thơ, cả không gian lẫn thời gian đã được miêu tả hết sức rõ ràng, và sinh động cho thấy sự tài tình của Nguyễn Khuyến.
Giữa không gian ấy, Theo Xuân diệu cho biết vùng đất đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao
nguon VI OLET