Giáo sinh: Huỳnh Thị Cẩm Tiên
Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Võ Thùy Linh.
Lớp: 2/D
Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
(Tiếng Việt 2, tập 2, trang 35)
MỤC TIÊU:
Học sinh có thể:
Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh ( BT1); Điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong các thành ngữ ( BT2).
Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ( BT3).

CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, phiếu bài tập, power point, thẻ hình, thẻ từ, bút.
Học sinh: đồ dùng học tập.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Ổn định, khởi động: (2 phút)
Hát: “Chim vành khuyên”
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Giáo viên chiếu lần lượt 3 câu hỏi, gọi bất kì học sinh trả lời.
Câu hỏi:
Chim cú mèo được gọi tên theo:
Theo tiếng kêu.
Theo hình dáng.
Theo cách kiếm ăn.
Chim bói cá được gọi tên theo:
Theo cách kiếm ăn.
Theo tiếng kêu.
Theo hình dáng.
Cho câu sau:
“Chủ nhật, Na đi chơi ở công viên.”
Câu hỏi nào sau đây theo mẫu câu
“ ở đâu ?”
Chủ nhật, ở đâu Na đi chơi ?
Chủ nhật, Na đi chơi khi nào ?
Chủ nhật, Na đi chơi ở đâu ?
Giáo viên mời học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, khen thưởng “ hoa điểm mười” cho học sinh trả lời đúng.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3 phút)
Giáođưa ra yêu cầu:
+ Hãy kể tên một số loài chim có trong bài hát “ Chim vành khuyên” ở phần khởi động ?

Giáo viên nhận xét.
Để giúp các em mở rộng kiến thức về một số loài chim khác và cách đặt dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn , chúng ta sẽ cùng đến với bài luyện từ và câu: Từ ngữ về loài chim – dấu chấm, dấu phẩy thuộc tuần 22, chủ điểm CHIM CHÓC.
Giáo viên mời 1 dãy bàn nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 2: Bài tập (25 phút)
Bài 1: (10 phút)
Giáo viên phát phiếu bài tập.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút để quan sát hình và đoán tên các loài chim. Sau khi kết thúc thời gian, giáo viên sẽ chia lớp thành 2 nhóm và chỉ định 3 thành viên bất kì của mỗi đội lên bảng. Đội nào gắn nhanh và chính xác nhất sẽ được tuyên dương.




Giáo viên mời học sinh mỗi nhóm trình bày.
Giáo viên mời các nhóm nhận xét.
Giáo viên kết luận, khen thưởng.
Bài 2: (8 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề và xác định yêu cầu đề bài.


Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 1 phút.
Sau đó tổ chức trò chơi “ Ô cửa bí mật” gồm 6 ô cửa, yêu cầu học sinh chọn ô cửa và điền vào chỗ trống.
Ô cửa 1: Đen như …(quạ)
Ô cửa 2: Hôi như … (cú)
Ô cửa 3: Nhanh như …( cắt)
Ô cửa 4: Nói như …( vẹt)
Ô cửa 5: Hót như …( khướu)
Ô cửa 6: Lucky ( hoa điểm tốt)
Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh đọc lại.
Giáo viên gợi ý giải thích nghĩa của các câu thành ngữ qua các câu hỏi:
+ Vì sao nói “đen như quạ”?
+ “Hôi như cú” có nghĩa là gì?
+ Vẹt có đặc điểm gì?
+ Nói “ nhanh như cắt” vì cắt là loài chim rất tinh và nhanh nhẹn
+ Nói “hót như khướu” vì chim khướu hay hót.
Giáo viên kết luận.
Bài 3: (7 phút)
Giáo viên mời 1 học sinh đọc đề bài 3.
Giáo viên hỏi: Bài tập yêu cầu làm gì?

Mời 1 học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 3 vào phiếu bài tập. Mời 1 học sinh hoàn thành vào bảng phụ trong thời gian 2 phút sau đó trình bày.
Giáo viên mời học sinh nhận xét.

Giáo viên hỏi:
+ Tại sao ô trống số 1 và số 4 ta điền dấu chấm ?
+ Tại sao ô trống số 2 và số 3
nguon VI OLET