RỪNG XÀ NU
MB:
 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “Hịch” thời chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của ông đã đề cập tới những vấn đề có tính trọng đại đối với cả dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Cảm hứng chủ đạo trong các trang viết của Nguyên Ngọc là cảm hứng về quê hương, đất nước và những con người Việt Nam anh hùng. Trong tác phẩm này, rừng xà nu là hình tượng tiêu biểu, là phông nền cho sự xuất hiện của con người Tây Nguyên, mang âm hưởng sử thi hùng tráng cho thiên truyện. Ở đoạn văn mở đầu và đoạn văn khép lại “Rừng xà nu”, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, đồi xà nu trở đi trở lại, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tác phẩm ra đời năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng ở miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra “cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mỹ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ ở miền Nam”. Rừng xa nu được viết trong “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hàohùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (Nguyên Ngọc)
“Rừng xà nu” là câu chuyện về những người con kiên trung của một bản làng Tây Nguyên, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù, vùng dậy quật khởi, một lòng đi theo Cách mạng. Người đi trước ngã xuống, người đi sau nối tiếp đứng dậy cầm vũ khí chiến đấu. Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau đánh giặc cứu nước. Trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, rừng xà nu được tác giả nhắc đến như một dụng ý nhất định, tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
Nếu như Hoàng Cầm nhớ tha thiết đất Kinh Bắc với lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong. Nếu như Nguyễn Đình Thi mơ màng về Hà Nội với “gió thổi mùa thu hương cốm mới” thì làng Xô Man lại kiêu hãnh và gan góc với “ngọn đồi xà nu canh con nước lớn” trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành.
Ở trang văn đầu, Nguyễn Trung Thành đã mở ra một “thế giới Tây Nguyên” đẹp trong đau thương mất mát, lung linh như một huyền thoại trong câu chuyện của những người già làng kể cho đồng bào nghe bên bếp lửa bập bùng giữa nhà rông. Tác giả đã dụng công miêu tả hình tượng cây xà nu, rừng xà nu dưới tầm đại bác. Rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đẹp, một bức tranh thiên nhiên đậm đà hương vị Tây Nguyên, tạo nên không khí sử thi cho câu chuyện.Rừng xà nu trước hết là một bức tranh thiên nhiên, đặc trưng cho thiên nhiên TâyNguyên nên nó gợi ra cái vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Cánh rừng xà nu được miêu tả trong đoạnvăn là một cánh rừng “nằm trong tầm đại bác của giặc, ngày nào cũng bị bắn hai lần”. Nguyễn Trung Thành quan niệm: “Câu đầu trong đoản thiên làm một thứ âm chuẩn nó giúp cho toàn bộ tác phẩm”. Ở đây nhà văn cũng đã làm nên một thứ âm chuẩn ấy, hứa hẹn vẻ một khúc bi tráng trong chiến tranh. Nhà văn đã xây dựng lên sức sống, tư thế đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa bị hủy diệt.
   Trước hết, rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Xà nu, loại cây họ thông, dấu ấn tuyệt vời của miền núi cao điệp trùng san giả. Những cây xà nu hợp thành những cánh rừng xà nu, những ngọn đồi xà nu xanh bất tận: “trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc, dường như Nguyễn Trung Thành đang dẫn người đọc vào những cánh rừng, tận hưởng sự mát lành, bạt ngàn và bất tận của những cánh rừng
nguon VI OLET