Bản quyền>>
Luyện tập

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

Câu 1. Nêu các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên?
( các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là: tự sự kết hợp với miêu tả Câu 2. Nhà văn đã cảm nhận hình tượng cây xà nu bằng những giác quan nào? Tìm những câu văn cho thấy điều đó.
( Nhà văn đã cảm nhận hình tượng cây xà nu bằng những giác quan:
+ thị giác:
“ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”
Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.
+ khứu giác:
Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.
ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt
+ thính giác: Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
………..
Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “...Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…”
Để khắc họa hình tượng cây xà nu, tác giả chủ yếu vận dụng nghệ thuật nhân hóa: “hàng vạn cây không có cây nào không bị thương, bị chặt đứt ngang nửa thân mình, nhựa ứa ra (…) rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn, ham ánh sáng mặt trời, phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… “
(Nghệ thuật nhân hóa khiến hình tượng cây xà nu hiện lên như một sinh thể sống động, có đời sống như con người với sức sống mãnh liệt.
- Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
(Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện
nguon VI OLET